Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2016/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2016 |
Căn cứ Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết, hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Người có công,
Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2016 của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2016 và Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2015 của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn Điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng trợ cấp trước ngày 01 tháng 9 năm 2012.
Điều 1. Phạm vi và đối tượng Điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn Điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng trợ cấp trước ngày 01 tháng 9 năm 2012 theo mức có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%, sau đó Điều chỉnh hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40% theo quy định tại Khoản 6, Điều 42 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết, hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, sang hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%.
Điều 2. Thời Điểm Điều chỉnh, mức Điều chỉnh, truy lĩnh, truy nộp trợ cấp
1. Thời Điểm Điều chỉnh: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
2. Điều chỉnh mức hưởng từ mức trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40% (bằng 0,76 lần mức chuẩn) sang hưởng mức trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% (bằng 1,27 lần mức chuẩn).
3. Việc giải quyết truy lĩnh, truy nộp phần chênh lệch trợ cấp được căn cứ vào mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định, cụ thể:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến ngày 30 tháng 6 năm 2013: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học quy định tại
b) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học quy định tại
Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 927.000 đồng/tháng (theo mức của người có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21%-40%), thì được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp là 622.000 đồng/tháng. Số tiền được truy lĩnh tương ứng với số tháng thực tế mà đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 927.000 đồng/tháng.
Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.840.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thì phải truy nộp ngân sách nhà nước phần chênh lệch trợ cấp là 291.000 đồng/tháng. Số tiền truy nộp tương ứng với số tháng thực tế mà đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.840.000 đồng/tháng, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này;
c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 trở đi: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học quy định tại
Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.001.000 đồng/tháng (theo mức của người có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21%-40%), thì được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp là 672.000 đồng/tháng. Số tiền được truy lĩnh tương ứng với số tháng thực tế mà đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.001.000 đồng/tháng.
4. Trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học từ trần trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Trường hợp đối tượng được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp, thì đại diện thân nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết, hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được hưởng truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp theo quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp cao hơn mức trợ cấp được Điều chỉnh theo quy định tại Điều này thì đại diện thân nhân không phải hoàn trả phần chênh lệch trợ cấp.
5. Sau khi bù trừ số tiền được truy lĩnh và số tiền phải truy nộp ngân sách nhà nước (nếu có), cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thanh toán phần chênh lệch trợ cấp như sau:
a) Trường hợp được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp: Cơ quan Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện thanh toán một lần cho đối tượng cùng với việc chi trả trợ cấp tháng tiếp theo, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực;
b) Trường hợp phải hoàn trả ngân sách nhà nước phần chênh lệch trợ cấp (trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này): Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện trừ dần vào số tiền chi trả trợ cấp các tháng tiếp theo của đối tượng; số tiền giảm trừ hằng tháng tối đa không quá 30% mức trợ cấp được hưởng theo quy định.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện Thông tư này bao gồm Điều chỉnh trợ cấp, truy lĩnh chênh lệch trợ cấp và kinh phí chi công tác quản lý đối tượng do ngân sách trung ương đảm bảo từ nguồn kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
2. Năm 2016: Các địa phương sử dụng kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2016 đã được thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để triển khai thực hiện. Trường hợp thiếu kinh phí, các địa phương tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp gửi Bộ Tài chính cấp bổ sung dự toán theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Thực hiện rà soát, lập danh sách đối tượng được Điều chỉnh và ra quyết định Điều chỉnh, truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp hoặc thu hồi phần chênh lệch trợ cấp (nếu có) theo quy định tại
b) Lập dự toán kinh phí tăng thêm (nếu có), gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Kế hoạch-Tài chính và Cục Người có công);
c) Báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (qua Cục Người có công và Vụ Kế hoạch-Tài chính).
2. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./..
- 1Công văn 2100/LĐTBXH-KHTC năm 2015 ứng dụng phần mềm “Quản lý tài chính trợ cấp ưu đãi người có công” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 2219/LĐTBXH-KHTC năm 2015 triển khai phần mềm “Quản lý tài chính trợ cấp ưu đãi người có công” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 2768/LĐTBXH-KHTC năm 2015 về kinh phí triển khai ứng dụng phần mềm Quản lý tài chính trợ cấp ưu đãi người có công do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Thông tư liên tịch 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành lao động – thương binh và xã hội quản lý do Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Nghị định 47/2012/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng
- 3Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 5Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
- 6Nghị định 101/2013/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng
- 7Nghị quyết 04/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2015
- 8Nghị định 20/2015/NĐ-CP Quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng
- 9Công văn 2100/LĐTBXH-KHTC năm 2015 ứng dụng phần mềm “Quản lý tài chính trợ cấp ưu đãi người có công” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Công văn 2219/LĐTBXH-KHTC năm 2015 triển khai phần mềm “Quản lý tài chính trợ cấp ưu đãi người có công” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Công văn 2768/LĐTBXH-KHTC năm 2015 về kinh phí triển khai ứng dụng phần mềm Quản lý tài chính trợ cấp ưu đãi người có công do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 12Nghị quyết 10/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2016
Thông tư 22/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng trợ cấp trước ngày 01 tháng 9 năm 2012 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 22/2016/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/06/2016
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Huỳnh Văn Tí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra