- 1Thông tư liên tịch 22/2003/TTLT-BTC-BKH&CN-BNV hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động có thu do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 3Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 1Quyết định 329/QĐ năm 1990 ban hành Quy định về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường phổ thông trung học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
- 2Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 3Chỉ thị 14/2001/CT-TTg thực hiện hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 4Chỉ thị 18/2001/CT-TTg về biện pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 243-CP năm 1979 về việc tổ chức bộ máy, biên chế của các trường phổ thông do Hội đồng chính phủ ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2004/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2004 |
Căn cứ Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân, Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 của Quốc hội, Quyết định số 243/CP ngày 28/6/1979 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức bộ máy biên chế của các trường phổ thông, Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Chương trình tiểu học, Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ngày 24 tháng 1 năm 2002 về việc ban hành Chương trình trung học cơ sở, Quyết định số 329/QĐ-BGD&ĐT ngày 31 tháng 3 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Chương trình Trung học phổ thông.
Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn về loại hình giáo viên làm công tác giảng dạy (kể cả chủ nhiệm lớp), cán bộ, nhân viên làm công tác phục vụ giảng dạy ở các trường phổ thông như sau:
1. Các trường Tiểu học
2. Các trường Trung học cơ sở
3. Các trường Trung học phổ thông (trừ các trường Trung học phổ thông được chọn triển khai thực hiện thí điểm chương trình THPT phân ban, chương trình THPT kỹ thuật, các trường THPT chất lượng cao có quy định riêng)
4. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
II. QUY ĐỊNH VỀ LOẠI HÌNH GIÁO VIÊN LÀM CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. Trường tiểu học.
Các môn học ở tiểu học bao gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ thuật và Thể dục.
Đối với các trường tiểu học chương trình 2 buổi/ngày: có thêm môn học tự chọn: ngoại ngữ, tin học.
a. Loại hình giáo viên làm công tác giảng dạy gồm có:
- Giáo viên tiểu học dạy đủ các môn học (kể cả các môn văn hóa và các môn Âm nhạc, Mỹ thuật).
- Giáo viên tiểu học dạy các môn văn hóa trừ các môn Âm nhạc, Mỹ thuật.
- Giáo viên Âm nhạc, giáo viên Mỹ thuật, giáo viên Tin học, giáo viên Ngoại ngữ, giáo viên Thể dục, giáo viên - Tổng phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
b. Loại hình cán bộ, nhân viên làm công tác phục vụ giảng dạy gồm có: cán bộ Thư viện, Thiết bị, Y tế trường học: nhân viên Văn thư, Kế toán, Thủ quỹ, Bảo vệ, Lao công tạp vụ.
2. Trường trung học cơ sở
a. Loại hình giáo viên làm công tác giảng dạy gồm có: giáo viên được đào tạo để dạy từ 1 đến 3 môn trong số các môn: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Công nghệ (Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp, Kinh tế gia đình), thể dục, tin học (môn học tự chọn), giáo viên - Tổng phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
b. Loại hình cán bộ, nhân viên làm công tác phục vụ giảng dạy gồm có: cán bộ Thư viện, Thiết bị, Thí nghiệm, Y tế trường học: nhân viên Văn thư, Kế toán, Thủ quỹ, Bảo vệ, Lao công tạp vụ.
3. Trường trung học phổ thông.
a. Loại hình giáo viên làm công tác giảng dạy gồm có: giáo viên các bộ môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Thể dục, Ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng, Kỹ thuật, giáo viên - Bí thư Đoàn TNCSHCM.
b. Loại hình cán bộ, nhân viên làm công tác phục vụ giảng dạy gồm có: cán bộ Thư viện, Thiết bị, Thí nghiệm, Y tế trường học; nhân viên Văn thư, Kế toán, Thủ quỹ, Bảo vệ, Lao công tạp vụ.
4. Đối với các trường phổ thông dạy học 2 buổi/ngày, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
Về loại hình giáo viên, cán bộ, nhân viên phục vụ giảng dạy được áp dụng như quy định đối với các trường phổ thông; ngoài ra còn có thêm các loại hình sau đây: giáo viên dạy tiếng dân tộc, giáo viên dạy nghề phổ thông; cán bộ giáo vụ; cán bộ y tế; kỹ thuật viên công nghệ - thông tin; nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ, điện, nước, nhân viên nhà ăn.
1. Các Sở Giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện Thông tư này, tiến hành sắp xếp tuyển dụng các loại hình giáo viên, cán bộ, nhân viên còn thiếu để đảm bảo có đủ giáo viên, cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở phổ thông.
2. Trước mắt để có đủ loại hình giáo viên, cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầu giáo dục, trên cơ sở căn cứ vào Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ áp dụng tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư Liên tịch số 21/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNV ngày 24/3/2003 của Liên tịch Bộ Giáo dục và đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trong đó nêu rõ các đơn vị sự nghiệp được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ tổ chức, biên chế và tài chính và quy định định mức biên chế hiện hành; Sở Giáo dục và đào tạo hướng dẫn và chỉ đạo các trường phổ thông ký hợp đồng làm việc với loại hình giáo viên, cán bộ, nhân viên còn thiếu để đảm bảo dạy đủ các môn ghi trong kế hoạch giáo dục và đảm bảo đủ cán bộ, nhân viên làm công tác phục vụ giảng dạy.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và đào tạo để xem xét, giải quyết.
Nguyễn Văn Vọng (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 22/2003/TTLT-BTC-BKH&CN-BNV hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động có thu do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 329/QĐ năm 1990 ban hành Quy định về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường phổ thông trung học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
- 3Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 4Chỉ thị 14/2001/CT-TTg thực hiện hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 5Chỉ thị 18/2001/CT-TTg về biện pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 7Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 8Quyết định 243-CP năm 1979 về việc tổ chức bộ máy, biên chế của các trường phổ thông do Hội đồng chính phủ ban hành
Thông tư 22/2004/TT-BGDĐT hướng dẫn về loại hình giáo viên, cán bộ, nhân viên ở các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 22/2004/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/07/2004
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Văn Vọng
- Ngày công báo: 03/08/2004
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 18/08/2004
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực