Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 202-CT | Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 1988 |
I. ĐỐI VỚI XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH
Mức thu quốc doanh chung tạm thời ấn định là từ 20% đến 70% trên giá bán. Mức thu cụ thể cho từng xí nghiệp căn cứ vào điều kiện địa chất và điều kiện kinh tế kỹ thuật khai thác ở từng mỏ do Bộ tài chính quy định (đối với xí nghiệp Trung ương), Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu quy định (đối với xí nghiệp địa phương).
Mức điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách áp dụng theo chế độ phân cấp ngân sách đối với khoản thu từ xí nghiệp quốc doanh.
II. ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TẬP THỂ CÁC TỔ CHỨC KHÔNG PHẢI XÍ NGHIỆP
1. Lệ phí đăng ký khai thác vàng.
Để quản lý được số người đi khai thác vàng, khi nhận thẻ hành nghề phải nộp một khoản lệ phí, tính bình quân cho một người/ngày là 200 đồng, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu có thể quy định mức thu lệ phí cao hơn nhưng không quá 400 đồng/người ngày. Toàn bộ lệ phí được thu cho ngân sách huyện (hoặc cấp tương đương) và ngân sách xã nơi có mỏ vàng, mức cụ thể cho từng cấp ngân sách do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu quy định.
2. Thu tiền tài nguyên khai thác vàng
a) Cá nhân, tập thể khi khai thác vàng phải nộp một khoản thu tiền tài nguyên khai thác vàng. Thu tiền tài nguyên khai thác vàng được áp dụng cho từng khu vực sa khoáng, căn cứ vào hàm lượng vàng trong 1m3 sa khoáng và vào điều kiện khó dễ trong khai thác mỏ được thể hiện bằng năng suất bình quân đào đãi vàng.
Khoản thu này áp dụng cho từng khu vực sa khoáng, căn cứ vào hàm lượng vàng (quy thành vàng 10) trên 1m3 quặng, được tính theo 6 bậc :
| Hàm lượng vàng (gr/m3 sa khoáng) | Mức thu (%) |
1 2 3 4 5 6 | Từ 0,2 trở xuống Trên 0,2 đến 0,4 Trên 0,4 đến 0,6 Trên 0,6 đến 0,8 Trên 0,8 đến 1,0 Trên 1,0 | 20% 30% 40% 50% 60% 70% |
b) Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, sử dụng các ngành của địa phương như Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Chi cục Thuế công thương nghiệp, Ngân hàng và có sự giúp đỡ của Tổng cục Mỏ và Địa chất để xác định các căn cứ nêu trên (hàm lượng, năng suất đào đãi bình quân, giá mua vàng quy thành vàng 10) để quyết định mức thu cụ thể cho từng người/ngày khai thác vàng.
Trường hợp địa phương nào quản lý được sản lượng thực tế khai thác vàng của từng người, từng ngày thì căn cứ vào sản lượng thực tế khai thác, vào hàm lượng vàng, vào mức thu, vào giá mua vàng của Ngân hàng để thu sản lượng thực tế.
c) Tăng giảm mức thu, xử lý vi phạm :
Khi các căn cứ để tính mức thu (hàm lượng, điều kiện khai thác, giá vàng) có sự thay đổi, thì cơ quan thu thế phải báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu để quyết định lại mức thu cho phù hợp với những căn cứ đã thay đổi.
Đối với những trường hợp vi phạm chế độ thu khai thác vàng thì cơ quan thuế và Uỷ ban Nhân dân các cấp được xử lý người vi phạm theo Pháp lệnh thuế công thương nghiệp hiện hành.
d) Mức điều tiết chế độ thu tiền tài nguyên khai thác vàng giữa Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương được áp dụng theo mức điều tiết về thuế công thương nghiệp trong chế độ phân cấp ngân sách. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trong phạm vi mức thuế Trung ương điều tiết cho địa phương mà phân điều tiết cho ngân sách huyện, xã nơi có vàng sa khoáng.
Bộ Tài chính, Tổng cục Mỏ và Địa chất, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu phối hợp tổ chức thực hiện ngay những việc phải làm theo chức năng của ngành mình để đưa việc quản lý khai thác vàng vào nền nếp theo đúng Quyết định số 76 - HĐBT ngày 13-5-1987 của Hội đồng Bộ trưởng.
Trần Đức Lương (Đã ký) |
Thông tư 202-CT-1988 quy định tạm thời chế độ thu đối với khai thác vàng từ lòng đất do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 202-CT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/07/1988
- Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Trần Đức Lương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra