Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2013/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2013 sửa đổi, điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng và sử dụng viên chức;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 7 năm 2013.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo )
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định nội dung, chương trình, thời gian, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các đại học, trường đại học, cao đẳng, học viện, viện (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học); trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học; nhiệm vụ và quyền của giảng viên, học viên.
Các giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.
1. Bổ sung, cập nhật những kiến thức mới về chuyên môn theo chuyên ngành và trình độ đào tạo; yêu cầu của nhiệm vụ năm học và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn chức danh giảng viên.
3. Nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học, năng lực tổ chức, quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
4. Nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị, lương tâm nghề nghiệp đối với giảng viên.
Nội dung bồi dưỡng phải quán triệt đầy đủ quan điểm của Đảng, Chính phủ về giáo dục, giúp người học có điều kiện phát triển nghề nghiệp về phẩm chất và năng lực.
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, THỜI GIAN, HÌNH THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG
1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ: các vấn đề mới về giáo dục đại học ở Việt Nam, các xu hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới và các lĩnh vực liên quan; bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, phương pháp giảng dạy chuyên ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh: gồm các vấn đề về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của giảng viên; các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học; các vấn đề phát triển nghề nghiệp (như: ngoại ngữ, công nghệ thông tin, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo,…).
3. Bồi dưỡng theo yêu cầu thay đổi công việc: những vấn đề quản lí nhà nước về giáo dục bao gồm những quy định về chức trách, nhiệm vụ của giảng viên; những kiến thức đổi mới trong quản lí nhà nước về giáo dục đào tạo,...
Điều 5. Chương trình bồi dưỡng
1. Chương trình bồi dưỡng thể hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, quy định kiến thức, kỹ năng, phương pháp bồi dưỡng, cách thức đánh giá kết quả bồi dưỡng.
2. Chương trình bồi dưỡng giảng viên gồm các loại: bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giảng viên và bồi dưỡng thường xuyên nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Chương trình bồi dưỡng phải thể hiện đầy đủ các nội dung bồi dưỡng và được soạn thành bài giảng theo các nội dung bồi dưỡng.
3. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giảng viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng và ban hành sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên do cơ sở bồi dưỡng tổ chức xây dựng, biên soạn trên cơ sở các nội dung bồi dưỡng quy định trong Thông tư này và phải được Hội đồng thẩm định có đủ thẩm quyền phê duyệt.
Chương trình bồi dưỡng giảng viên theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Thời gian dành cho việc thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên được quy định theo năm tại Quy định chế độ làm việc của giảng viên đại học, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hàng năm, cơ sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng có thể tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng đối với một chương trình bồi dưỡng để thuận lợi cho học viên đăng kí.
Căn cứ điều kiện, yêu cầu của nội dung bồi dưỡng có thể tổ chức các lớp bồi dưỡng theo hình thức tập trung (dài hạn, ngắn hạn) tại cơ sở được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng. Với một số nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ đã có nhiều tài liệu, có thể hướng dẫn để học viên tự nghiên cứu, bồi dưỡng tại cơ sở.
Điều 8. Đăng kí tổ chức bồi dưỡng
1. Cơ sở đăng kí tổ chức bồi dưỡng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản
1
2. Hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng gồm có:
a) Tờ trình đăng ký nhận nhiệm vụ bồi dưỡng, trong đó cần nêu tóm tắt lý do và
sự cần thiết bồi dưỡng tại cơ sở giáo dục đại học và năng lực đào tạo của cơ sở;
b) Đề án bồi dưỡng bao gồm các nội dung:
- Giới thiệu khái quát về cơ sở giáo dục đại học, nhiệm vụ được giao, một số kết quả nổi bật trong công tác đào tạo;
- Lý do và sự cần thiết tổ chức bồi dưỡng tại cơ sở giáo dục đại học. Nhu cầu của người học, của trường đại học, trường cao đẳng;
- Trình bày năng lực của cơ sở giáo dục đại học theo các quy định tại Quy chế này.
3. Quy trình giao nhiệm vụ:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp cơ sở giáo dục đại học đáp ứng đủ các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng. Trong trường hợp cơ sở giáo dục chưa đáp ứng các điều kiện quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo kết quả thẩm định và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Điều 9. Đánh giá kết quả bồi dưỡng
1. Cuối khóa học, cơ sở tổ chức bồi dưỡng tổ chức kiểm tra viết, chấm điểm bài viết thu hoạch để làm cơ sở đánh giá kết quả và phân loại. Kết quả đánh giá từ đạt yêu cầu trở lên được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học, môn học.
2. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá các nội dung học tập, bồi dưỡng và theo đề nghị của đơn vị tổ chức bồi dưỡng, cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ bồi dưỡng cấp chứng chỉ công nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo quy định.
3. Chứng chỉ bồi dưỡng được sử dụng để đánh giá viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm hoặc được sử dụng làm điều kiện xét nâng hạng hoặc thi nâng hạng viên chức và các chế độ, chính sách khác có liên quan.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA GIẢNG VIÊN, HỌC VIÊN
Điều 10. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên
1. Nhiệm vụ của giảng viên:
a) Giảng dạy, hướng dẫn học viên tự học, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học theo chương trình bồi dưỡng;
b) Thường xuyên cập nhật kiến thức, cải tiến phương pháp dạy học, tư vấn, giúp đỡ học viên để nâng cao chất lượng bồi dưỡng;
c) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, nội quy của cơ sở bồi dưỡng.
2. Quyền của giảng viên:
a) Được giảng dạy đúng chuyên môn;
b) Được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Nhiệm vụ và quyền của học viên
1. Nhiệm vụ của học viên:
a) Thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học trong thời gian bồi dưỡng;
b) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở bồi dưỡng;
c) Chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ sở bồi dưỡng;
d) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở bồi dưỡng.
2. Quyền của học viên:
a) Được cơ sở đào tạo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về quá trình học tập;
b) Được sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị học tập của cơ sở bồi dưỡng và cơ sở đặt lớp bồi dưỡng; được cấp các bài giảng làm tài liệu học tập và tham khảo;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 12. Cơ sở giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học xác định nhu cầu xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trung hạn và dài hạn.
2. Cơ sở giáo dục đại học căn cứ quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên để có kế hoạch cử người tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hoặc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn các hạng viên chức giảng dạy.
3. Kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chuẩn phải được thông báo công khai để các viên chức giảng dạy đăng kí, nộp hồ sơ.
4. Giải quyết chế độ cho người được cử đi học và tính thời gian làm việc như đang công tác tại cơ quan theo quy định hiện hành.
5. Khi được giao nhiệm vụ, cơ sở giáo dục đại học lập kế hoạch mở các khóa học bồi dưỡng trong năm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Điều 13. Cơ sở tổ chức bồi dưỡng, giảng viên, báo cáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng
1. Cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ tổ chức các lớp bồi dưỡng
a) Là đơn vị có ít nhất 10 năm kinh nghiệm đào tạo từ trình độ đại học trở lên trong lĩnh vực được giao tổ chức bồi dưỡng;
b) Có đủ giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành để giảng dạy các học phần trong chương trình bồi dưỡng. Giảng viên tham gia giảng dạy phải có bằng tiến sĩ, có ít nhất 5 năm giảng dạy trong lĩnh vực chuyên môn của chương trình bồi dưỡng, có các công trình nghiên cứu về các nội dung bồi dưỡng được giao;
c) Có chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở chương
trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đã được thẩm định theo quy định;
d) Có đủ tài liệu học tập, tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập;
đ) Có cơ sở vật chất thiết bị, kỹ thuật, cơ sở thực hành,…đáp ứng được công tác bồi dưỡng.
2. Giảng viên và báo cáo viên tham gia bồi dưỡng thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo quy định đối với giảng viên thỉnh giảng.
Điều 14. Trách nhiệm của cơ sở bồi dưỡng
1. Trên cơ sở các chương trình bồi dưỡng quy định tại
2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và dự toán kinh phí cho các lớp bồi dưỡng trong năm.
3. Quản lý quá trình học tập của học viên, đánh giá kết quả học tập và cấp bảng điểm học tập cho học viên.
4. Quyết định danh sách học viên nhập học, công nhận kết quả học tập.
5. Quản lý kinh phí bồi dưỡng, các nguồn lực khác.
6. Báo cáo kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho người học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Kinh phí tổ chức bồi dưỡng bao gồm:
a) Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với các đối tượng thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập được cử đi bồi dưỡng thường xuyên nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp hoặc thay đổi công tác;
b) Học phí do các đối tượng học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn hạng viên chức quy định tại
2. Hàng năm, cơ sở bồi dưỡng phải báo cáo quyết toán khoản kinh phí này theo quy định hiện hành.
Điều 16. Trách nhiệm của UBND tỉnh, Bộ, Ban, Ngành quản lí giảng viên
Các đơn vị chủ quản cơ sở giáo dục đại học công lập chịu trách nhiệm bố trí kinh phí và thời gian dành cho việc bồi dưỡng giảng viên theo quy định; chỉ đạo cơ sở giáo dục đại học thuộc thẩm quyền quản lí xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng giảng viên theo quy định./.
- 1Quyết định 61/2007/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
- 2Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư 29/2013/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và cơ sở giáo dục đại học thành viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Thông tư 10/2014/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6Kế hoạch 212/KH-BGDĐT năm 2023 về khảo sát, nghiên cứu xây dựng chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm cho cán bộ, giảng viên các cơ sở giáo dục đại học và kiểm tra cam kết về phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên trong đề án thành lập trường tại các cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3Quyết định 61/2007/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
- 4Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 5Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 6Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 7Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 8Nghị định 36/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 9Luật giáo dục đại học 2012
- 10Nghị định 07/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 11Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12Thông tư 29/2013/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và cơ sở giáo dục đại học thành viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 14Thông tư 10/2014/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 15Kế hoạch 212/KH-BGDĐT năm 2023 về khảo sát, nghiên cứu xây dựng chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm cho cán bộ, giảng viên các cơ sở giáo dục đại học và kiểm tra cam kết về phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên trong đề án thành lập trường tại các cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư 20/2013/TT-BGDĐT Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 20/2013/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/06/2013
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Bùi Văn Ga
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 341 đến số 342
- Ngày hiệu lực: 19/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra