- 1Nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước
- 2Nghị định 114/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương
- 3Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 1Quyết định 764/QĐ-LĐTBXH năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1351/QĐ-BLĐTBXH năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2012/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2012 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 25/2011/TT-BLĐTBXH NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2011 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ, TRUNG CẤP NGHỀ, SƠ CẤP NGHỀ LÀM VIỆC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi một số điều của Thông tư số 25/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc trong các doanh nghiệp,
Điều 1. Sửa đổi
“a) Đối với người tốt nghiệp cao đẳng nghề:
- Làm công việc của chức danh cán sự, kỹ thuật viên thì xếp vào bậc 2 của chức danh cán sự, kỹ thuật viên theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ.
- Làm công việc của chức danh nhân viên văn thư thì xếp vào bậc 3 của chức danh nhân viên văn thư; làm công việc của chức danh nhân viên phục vụ thì xếp vào bậc 4 chức danh nhân viên phục vụ theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
- Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành, nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử-tin học; xây dựng cơ bản; luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc cơ bản; khai thác mỏ lộ thiên; khai thác mỏ hầm lò và dầu khí thì xếp vào bậc 4 trong thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng. Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành, nhóm ngành còn lại thì xếp vào bậc 3 trong thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng.
- Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh có từ 3 bậc trở lên thì xếp vào bậc 2 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.
- Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh có 2 bậc thì xếp vào bậc 1 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.
b) Đối với người tốt nghiệp trung cấp nghề:
- Làm công việc của chức danh cán sự, kỹ thuật viên thì xếp vào bậc 1 của chức danh cán sự, kỹ thuật viên theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ.
- Làm công việc của chức danh nhân viên văn thư thì xếp vào bậc 2 của chức danh nhân viên văn thư; làm công việc của chức danh nhân viên phục vụ thì xếp vào bậc 3 của chức danh nhân viên phục vụ theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
- Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành, nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử-tin học; xây dựng cơ bản; luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc cơ bản; khai thác mỏ lộ thiên; khai thác mỏ hầm lò và dầu khí thì xếp vào bậc 3 trong thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng. Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành, nhóm ngành còn lại thì xếp vào bậc 2 trong thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng.
- Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thì xếp vào bậc 1 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.”
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.
2. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề làm công việc của chức danh nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ và làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành, nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử-tin học; xây dựng cơ bản; luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc cơ bản; khai thác mỏ lộ thiên; khai thác mỏ hầm lò và dầu khí đã xếp lương theo quy định tại Thông tư số 25/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì thực hiện chuyển xếp lại lương theo đúng quy định tại Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn, bổ sung kịp thời./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 764/QĐ-LĐTBXH năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1351/QĐ-BLĐTBXH năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 25/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xếp lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề làm việc trong doanh nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 764/QĐ-LĐTBXH năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1351/QĐ-BLĐTBXH năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước
- 2Nghị định 114/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương
- 3Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thông tư 20/2012/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 25/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xếp lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng, trung, sơ cấp nghề làm việc trong doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 20/2012/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/08/2012
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Minh Huân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 589 đến số 590
- Ngày hiệu lực: 15/10/2012
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực