Hệ thống pháp luật

UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ TRẺ EM
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19-UB/TT

Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 1973

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN KINH PHÍ NHÀ TRẺ

Thi hành nghị quyết số 140-CP ngày 15-7-1971 của Hội đồng Chính phủ giao cho Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương đảm nhiệm việc thống nhất toàn bộ công tác nhà trẻ ; căn cứ nghị định số 175- CP ngày 28-10-1961 và nghị định số 176-CP ngày 10-9-1970 ban hành và sửa đổi điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ; căn cứ chế độ kế toán đơn vị dự toán ban hành theo quyết định số 03-TC/TDT ngày 30-3-1972 của Bộ Tài chính ; sau khi đã được Bộ Tài chính thoã thuận tại công văn số 175-TC/TDT/KT ngày 4-6-1973 ; Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương ra thông tư này nhằm hướng dẫn công việc kế toán kinh phí nhà trẻ

A. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Để thống nhất quản lý, việc thu, chi kinh phí nhà trẻ sẽ kế toán riêng.

2. Các ngành, các địa phương , các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước , các tổ chức Đảng , đoàn thể quần chúng v.v.... có thu, chi kinh phí nhà trẻ, đều phải bố trí cán bộ kế toán có đủ khả năng, trình độ thuộc biên chế bộ phận kế toán chung của cơ quan, xí nghiệp, hay đoàn thể để làm các công việc kế toán kinh phí nhà trẻ theo những quy định và thông tư hướng dẫn này.

3. Chế độ kế toán kinh phí nhà trẻ áp dụng theo chế độ kế toán đơn vị dự toán do Bộ Tài chính ngày 30-3-1972 với những điểm hướng dẫn cụ thể dưới đây:

B. TỔ CHỨC KẾ TOÁN KINH PHÍ NHÀ TRẺ

1. ĐỐI VỚI CÁC NHÀ TRẺ, NHÓM TRẺ

Các nhà trẻ, nhóm trẻ phải mở những sổ sách cần thiết như: sổ thu, chi tiền, số tài sản, sổ kho v.v... để ghi chép việc thu, chi, xuất, nhập và thanh toán với cha, mẹ các cháu. Sổ sách ở nhà trẻ, nhóm trẻ ghi chép theo phương pháp kế toán đơn

2. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ DỰ TOÁN

Các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, các tổ chức Đảng và đoàn thể có quản lý nhà trẻ, nhóm trẻ phải mở các sổ sách sau đây:

1) Sổ đăng ký số trẻ từ 36 tháng trở xuống.

2)Sổ thu, chi quỹ nhà trẻ.

3) Sổ lương cán bộ, nhân viên nhà trẻ.

4) Số tài sản nhà trẻ

5) Sổ quỹ tiền mặt.

6) Sổ theo dõi tiền quỹ Ngân hàng.

Sổ sách ở đơn vị dự toán cơ sở ghi chép theo phương pháp kế toán đơn.

Cơ sở nào sử dụng chung tài khoản tiền gữi Ngân hàng và tài khoản quỹ tiền mặt cùng với các khoản thu, chi của đơn vị sản xuất, kinh doanh hoặc công tác thì không phải mở sổ quỹ tiền mặt. Trong kế toán của đơn vị sẽ sử dụng 3 tài khoản 07,08,21 ( đối với các đơn vị dự toán áp dụng chế đô kế toán đơn vị dự toán 29 tài khoản hoặc 3 tài khoản 50,51,76 ( đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh áp dụng chế độ kế toán thống nhất 99 tài khoản). Các ghi chép cụ thể như sau:

Các nghiệp vụ phát sinh

Đối với áp dụng chế độ kế toán đơn vị dự toán

Đối với áp dụng chế độ áp dụng thống nhất

Khi đối với được cấp kinh phí nhà trẻ

Khi chi bằng chuyển khoản cho nhà trẻ

Khi rút tiền mặt thuộc quỹ nhà trẻ

Khi chi bằng tiền mặt cho nhà trẻ

Ghi Nợ

Ghi Có

Ghi Nợ

Ghi Có

O8

21

07

21

21

08

08

07

51

76

50

76

76

51

51

50

3. ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ TỔNG HỢP KINH PHÍ NHÀ TRẺ

Các cơ quan quản lý tổng hợp kinh phí nhà trẻ như Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em các cấp , các ngành, các cơ quan, xí nghiệp có nhiều nhà trẻ, sẽ sử dụng như các tài khoản sau đây và ghi chép theo phương pháp kế toán kép.

a) Những tài khoản dùng cho các cơ quan, quản lý tổng hợp:

Tài khoản

Tài khoản

Số hiệu

Tên

Số hiệu

Tên

01

07

08

10

20

21

22

24

28

29

TSSĐ coi như TSCĐ

Quỹ tiền mặt

Tiền gữi ngân hàng

Chi ngân sách

Thanh toán với các đơn vị sở thuộc

Các khoản phải thu phải trả khác

Vốn cố định

Kinh phí được cấp

Thu sự nghiệp

Chênh lệch thu chi

01.1

01.10

10.1

10.2

21.3

28.1

28.2

28.3

Nhà cửa

TSCĐ khác

Chi nhà trẻ

Chi trợ cấp không gửi nhà trẻ

Tiền tạm giữ

Tiền góp của các bà mẹ theo quy định.

Quỹ xí nghiệp trợ cấp

Thủ tướng Chính phủ khác

b) Nội dung và phương pháp kế toán của từng tài khoản:

- Tài khoản Tài sản cố định và coi như tài sản cố định 01 (Viết tắc :TSCĐ ): phương pháp kế toán của tài khoản này theo như chế độ chung, còn nội dung sẽ vận dụng cụ thể như sau :

1) TSCĐ và coi như TSCĐ của các nhà trẻ bao gồm tất cả các loại nhà cửa, đồ đạt, dụng cụ vật rẻ tiền mau hỏng ( trừ những thứ trị giá dưới 5 đ)

2. Tài khoản TSCĐ và coi như TSCĐ sử dụng 2 điều khoản ;

01.1 Nhà cửa

01.10 TSCĐ khác.

- Các tài khoản Quỹ tiền mặt 07, Tiền gữi Ngân hàng 08: Nội dung và phương pháp kế toán theo đúng như chế độ.

- Tài khoản Chi ngân sách 10 : Tài khoản này dùng để hoạch toán số thực chi cho các đơn vị cơ sở.

Bên Nợ: Ghi số tiền đã chi, bao gồm số chi thẳng, số thực chi theo báo cáo quyết toán của các đối với cơ sở sau khi đã xét duyệt.

Bên Có : Sau mỗi quý, chuyển tất cả các số dư Nợ sang tài khoản chênh lệch thu chi 29 để cân bằng tài khoản.

Tài khoản chi Ngân sách có 2 tiểu khoản:

10.1 Chi nhà trẻ.

10.2 Chi trợ cấp không gữi nhà trẻ.

­ - Tài khoản các khoản phải thu, phải trả khác 21: Tài khoản này chỉ sử dụng tiểu khoản 21.3 để hoạch toán các khoản tiền tạm giữ.

Nội dung và phương pháp kế toán theo đúng như chế độ.

- Tài khoản Thanh toán với các đối tượng khác 20: tài khoản này vận dụng cụ thể trong các cơ quan quản lý tổng hợp kinh phí nhà trẻ gọi là : “Thanh toán các đơn vị sở thuộc”, dùng để hạch toán các khoản kinh phí đơn vị cơ sở được sử dụng và số kinh phí đơn vị cơ sở quyết toán, sau khi đã xét duyệt.

Bên Nợ: Ghi số kinh phí đơn vị cơ sở được sử dụng bao gồm:

- Kinh phí do cơ quan quản lý cấp,

- Tiền góp của các bà mẹ theo quy định,

- Quỹ xí nghiệp trợ cấp,

- Các khoản thu khác.

Bên Có : Ghi số thực chi theo báo cáo quyết toán của đơn vị cơ sở, sau khi đã xét duyệt; số kinh phí thừa của của đơn vị cơ sở nộp trả lại.

Các tài khoản. Vốn cố định 22, kinh phí được cấp 24: nội dung và phương pháp kế toán theo đúng như chế độ.

Tài khoản thu sự nghịêp 28: tài khoản này dùng để hạch toán các khoản thu ở đơn vị cơ sở cho kinh phí nhà trẻ.

Bên Có : Ghi số tiền thu theo báo cáo quyết toán của đơn vị cơ sở, sau khi đã xét duyệt .

Bên Nợ: Sau mỗi quý, chuyển tất cả số dư Có sang tài khoản chênh lệch thu chi 29 để cân bằng tài khoản.

Tài khoản Thu sự nghiệp có 3 tiểu khoản:

28.1 Tiền góp của các bà mẹ theo quy định

28.2 Quỹ xí nghiệp trợ cấp

28.3 Các khoản thu khác

Tài khoản Chênh lệch thu chi 29: tài khoản này dùng để hạch toán tập trung các khoản thu, chi thuộc quỹ nhà trẻ, để sau mỗi quý, mỗi năm biết được tổng số kinh phí đã sử dụng và chưa sử dụng ở đơn vị cơ sở.

Bên Có: Ghi số dư Có của các tài khoản; Kinh phí được cấp 24; Thu sự nghiệp 28.

Bên Nợ: Ghi số đã báo cáo quyết toán với cơ quan quản lý và số kinh phí đã chuyển trả.

c). Cách ghi cụ thể:

Số TT

Nội dung sự việc phát sinh

Ghi Nợ

Ghi Có

1

Được cấp kinh phí

08

24

2

Cấp kinh phí cho đơn vị cơ sở bằng chuyển khoản

20

08

3

Rút tiền mặt cấp cho đơn vị cơ sở

07

08

4

Cấp kinh phí cho đơn vị cơ sở bằng tiền mặt

20

07

5

Thanh toán bằng tiền chuyển khoản một số khoản chi cho đơn vị cơ sở

10

08

6

Khi có khoản tạm giữ( nếu là tiền mặt cũng đem gữi Ngân hàng)

08

21

7

Khi thanh toán tạm giữ( nếu là tiền mặt thì rút về và thanh toán thẳng)

21

08

8

Sau khi xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán thu của đối với cơ sở

20

28

9

Sau khi xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán chi của cơ sở

10

20

10

Khi mới mở sổ sách kế toán lần đầu, lấy số tổng hợp báo cáo kiểm kê tài sản để ghi số và sau từng quý lấy số tăng thêm ở mục 10 trong quyết toán của đơn vị cơ sở để ghi

01

22

11

Sau khi xét duyệt và tổng hợp báo cáo giảm tài sản ( điều động hoặc huỷ bỏ)

22

01

12

Cuối mỗi quý hoặc mỗi năm, sau khi đã lập và gữi báo cáo quyết toán đến cơ quan chủ quản thì chuyển số dư của các tài khoản : Chi ngân sách 10, Kinh phí được cấp 24.Thu sự nghiệp 28 sang tài khoản Chênh lệch 29 để tập trung mọi khoản thu này, đồng thời cân bằng cả 3 tài khoản 10,24,28

24

28

29

29

29

10

C. BÁO CÁO THU, CHI KINH PHÍ NHÀ TRẺ

1.ĐỐI VỚI CÁC NHÀ TRẺ, NHÓM TRẺ

Hàng tháng, chậm nhất là 03 tháng sau các nhà trẻ, nhóm trẻ gửi cho bộ phận kế toán tài vụ báo cáo tình hình nhà trẻ trong tháng theo mẫu số 01-BC/NT.

2. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ DỰ TOÁN CƠ SỞ.

Hàng quý, chậm nhất là 10 tháng đầu quý sau, đơn vị dự toán cơ sở gửi cho cơ quan quản lý tổng hợp quyết toán thu, chi quỹ nhà trẻ trong quý theo mẩu 02-BC/NT.

Hàng năm, chậm nhất là cuối tháng 1 năm sau, đơn vị dự toán cơ sở gửi cho cơ quan quản lý tổng hợp quyết toán thu, chi quỹ nhà trẻ cả năm theo mẫu 02-BC/NT.và báo cáo kiểm kê tài sản theo mẫu số 04-BC/NT.

Nếu đơn vị dự toán cơ sở nào chi có khoản chi trợ cấp không gửi nhà trẻ thì gửi báo cáo hàng quý theo mẫu số 03-CB/NT .

3.ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ TỔNG HỢP

Hàng quý, chậm nhất là 15 tháng đầu quý sau. Cơ quan quản lý tổng hợp gửi cho cấp chủ quản nhà trẻ trong quý theo mẫu số 05 -BC/NT kèm theo bảng cân đối tài khoản và báo cáo tăng giảm tài sản.

Hàng năm, chậm nhất là 15 tháng 2 năm sau, cơ quan quản lý tổng hợp gửi cho cấp chủ quản báo cáo tổng hợp quyết toán thu, chi quỹ nhà trẻ trong năm, theo mẫu số 05 -BC/NT cũng kèm theo bảng cân đối tài khoản và báo cáo tổng hợp kiểm kê tài sản theo mẫu số 06 -BC/NT .

D. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Chế độ kế toán kinh phí nhà trẻ thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1973.

Yêu cầu các Bộ , ngành ở Trung ương và Ủy ban Hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương , chỉ thị cho các thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp thuộc ngành của địa phương mình, bố trí số cán bộ kế toán cần thiết để thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán quỹ nhà trẻ.

Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em các tỉnh và thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo cụ thể việc thực hiện.

Bản phụ lục đính kèm theo thông tư này hướng dẫn các mẫu sổ sách và báo cáo.

CHỦ NHIỆM
UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM




Đinh Thị Cẩn

PHỤ LỤC

CÁC MẪU SỔ SÁCH VÀ BÁO CÁO
( kèm theo thông tư số 19-UB/TT ngày 9-8-1973 của Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em TƯ )

I. SỔ SÁCH

1. Sổ đăng ký số trẻ từ 36 tháng trở xuống

2. Sổ thu chi quỹ nhà tre

3. Sổ lượng cán bộ, nhân viên nhà trẻ

4. Sổ tài sản nhà trẻ

5. Sổ quỹ tiền mặt

6. Sổ theo dõi tiền gửi Ngân hàng.

II. BÁO BIỂU

1. Báo cáo tình hình nhà trẻ ( mẫu số 01 -BC/NT )

2. Dự toán và quyết toán kinh phí nhà trẻ ( mẫu số 02 -BC/NT )

3. Dự toán và quyết toán khoản chi trợ cấp cho các trẻ ko gữi nhà trẻ ( mẫu số 03 - BC/NT ).

4. Báo cáo kiểm kê nhà trẻ (mẫu số 04 -BC/NT )

5. Báo cáo tổng hợp quyết toán thu chi quỹ nhà trẻ (mẫu số 05 -BC/NT )

6. Báo cáo tổng hợp kiểm kê tài sản (mẫu số 06 -BC/NT )

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 19-UB/TT-1973 quy định chế độ kế toán kinh phí nhà trẻ do Uỷ ban bảo vệ Bà mẹ và trẻ em ban hành

  • Số hiệu: 19-UB/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 19/08/1973
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em
  • Người ký: Đinh Thị Cẩn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 16
  • Ngày hiệu lực: 01/10/1973
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản