- 1Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 12/2006/TT-BYT hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- 3Thông tư 09/2000/TT-BYT hướng dẫn việc chăm sóc sức khoẻ người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ do bộ Y tế ban hành
- 4Thông tư 13/2007/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ Y tế ban hành
- 1Bộ Luật lao động sửa đổi 2006
- 2Bộ luật lao động sửa đổi 2007
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 5Nghị định 110/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 6Nghị định 188/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 7Nghị định 22/2010/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 188/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2011/TT-BYT | Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2011 |
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG, SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006 và năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định 188/2009/NĐ-CP ngày 27/12/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 09/3/2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 3 Nghị định số 188/2009/NĐ-CP ngày 27/12/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,
Thông tư này quy định việc quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quản lý vệ sinh lao động là quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi trường lao động đối với sức khỏe người lao động; thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động.
2. Các yếu tố vệ sinh lao động bao gồm yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió); vật lý (bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường), bụi; hóa học; vi sinh vật gây bệnh; tâm sinh lý lao động và éc-gô-nô-mi; và các yếu tố khác trong môi trường lao động.
3. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động, sản xuất có hại của nghề nghiệp tác động đối với sức khỏe người lao động.
4. Đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động là các đơn vị có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ và trang thiết bị thực hiện hoạt động đo, kiểm tra môi trường lao động (sau đây gọi chung là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).
5. Đơn vị quản lý về sức khỏe người lao động và môi trường tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ, ngành là Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với các tỉnh không thành lập Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường) và đơn vị được giao trách nhiệm quản lý công tác y tế của Bộ, ngành (sau đây gọi tắt là y tế Bộ, ngành).
1. Mọi cơ sở lao động đều phải lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp.
2. Việc đo, kiểm tra môi trường lao động phải được thực hiện bởi đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Việc quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp được thực hiện trên cơ sở phân cấp và kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ.
QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG, SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 4. Nội dung quản lý vệ sinh lao động
1. Lập hồ sơ vệ sinh lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Phần I. Tình hình chung của cơ sở lao động, bao gồm các thông tin cơ bản về: Tổ chức, biên chế; quy mô và nhiệm vụ; tóm tắt các quy trình công nghệ đang sử dụng; vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh môi trường lao động; tổ chức y tế của cơ sở lao động; thống kê danh mục máy, thiết bị và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
b) Phần II. Vệ sinh lao động các bộ phận của cơ sở lao động;
c) Phần III. Thống kê các thiết bị bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường lao động;
d) Phần IV. Đăng ký kiểm tra môi trường lao động định kỳ.
2. Lập kế hoạch về quản lý vệ sinh lao động theo định kỳ hằng năm bao gồm các thông tin về dự kiến thời gian thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động, giải pháp xử lý, phòng ngừa.
3. Thực hiện việc đo, kiểm tra các yếu tố vệ sinh lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở lao động phải thực hiện việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động sức khỏe theo quy định.
Điều 5. Nội dung quản lý sức khỏe người lao động
1. Quản lý sức khỏe tuyển dụng:
a) Khám, phân loại sức khỏe trước khi tuyển dụng theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động;
b) Lập hồ sơ quản lý sức khỏe tuyển dụng của người lao động theo Biểu mẫu số 1 của Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Khám sức khỏe định kỳ:
a) Khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho người lao động, kể cả người học nghề, thực tập nghề. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần cho đối tượng làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Quy trình khám sức khỏe định kỳ và việc ghi chép trong Sổ khám sức khỏe định kỳ thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 3 của Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe;
c) Quản lý và thống kê tình hình bệnh tật của người lao động hằng quý theo Biểu mẫu số 2 và số 3 của Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Lập hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động theo Biểu mẫu số 4, 5 và 6 của Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Khám bệnh nghề nghiệp:
a) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp;
b) Khám phát hiện và định kỳ theo dõi bệnh nghề nghiệp: Thực hiện theo quy trình và thủ tục hướng dẫn tại Phụ lục số 1, 2 và 3 của Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp;
c) Lập và lưu giữ hồ sơ quản lý bệnh nghề nghiệp theo Biểu mẫu số 7, 8 của Phụ lục số 3 và Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này; và lưu trữ cho đến khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động khác.
4. Cấp cứu tai nạn lao động:
a) Xây dựng phương án xử lý cấp cứu tai nạn lao động bao gồm cả việc trang bị các phương tiện cấp cứu phù hợp với tổ chức và hoạt động của cơ sở lao động;
b) Hàng năm tổ chức tập huấn cho đối tượng an toàn vệ sinh viên và người lao động các phương pháp sơ cấp cứu theo hướng dẫn nội dung tại Phụ lục số 1 về danh mục nội dung huấn luyện về vệ sinh lao động, cấp cứu ban đầu cho người lao động được ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2000 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa và Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
c) Lập hồ sơ cấp cứu đối với mọi trường hợp tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở lao động theo Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này và lưu trữ cho đến khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động khác.
5. Các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động được giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động theo quy định hiện hành.
QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN VỊ THỰC HIỆN ĐO, KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Điều 6. Điều kiện đối với đơn vị đo kiểm tra môi trường lao động
1. Điều kiện về cơ sở vật chất: Đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động phải có trụ sở bao gồm tối thiểu các bộ phận sau: Bộ phận hành chính và tiếp nhận hồ sơ, bộ phận xét nghiệm bụi và yếu tố vật lý, bộ phận xét nghiệm hóa chất – độc chất; bộ phận xét nghiệm vi sinh và bộ phận đánh giá tâm sinh lý lao động và ec-gô-nô-mi;
2. Điều kiện về trang thiết bị: Thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
3. Điều kiện về nhân sự: Nhân viên của đơn vị thực hiện đo kiểm tra môi trường lao động phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm, giấy xác nhận đã qua tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp và có năng lực thực hiện các xét nghiệm đo, kiểm tra môi trường lao động theo Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Hồ sơ, thủ tục công bố thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động
1. Hồ sơ công bố đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động bao gồm:
a) Văn bản công bố đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản kê khai nhân lực, bản sao thiết kế mặt bằng và danh mục trang thiết bị của đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trước khi chính thức hoạt động trong lĩnh vực đo, kiểm tra môi trường lao động 15 ngày, đơn vị thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động phải gửi hồ sơ công bố đủ điều kiện theo quy định tại
QUẢN LÝ HỒ SƠ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Hồ sơ vệ sinh lao động được lập và lưu giữ như sau:
a) 01 bộ lưu tại cơ sở lao động;
b) 01 bộ lưu tại đơn vị quản lý về sức khỏe người lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động đặt trụ sở và tại đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành.
2. Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động được lập và được lưu giữ như sau:
a) 01 bộ lưu tại cơ sở lao động;
b) 01 bộ lưu tại đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động cho cơ sở lao động quy định tại khoản này;
c) 01 bộ lưu tại đơn vị quản lý về sức khỏe người lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở lao động đặt trụ sở và tại đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành.
3. Hồ sơ quản lý sức khỏe và bệnh tật người lao động, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp, hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động được lưu giữ tại cơ sở lao động cho đến khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động khác.
1. Hằng quý, trước ngày 20 của tháng cuối quý, cơ sở lao động hoàn chỉnh và gửi Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở theo Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này về Trung tâm Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm Y tế huyện) và đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành;
2. Trước ngày 25 tháng 6 và ngày 25 tháng 12 hằng năm, Trung tâm Y tế huyện, tổng hợp và báo cáo cho đơn vị quản lý về sức khỏe lao động và môi trường tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Phụ lục số 9;
3. Trước ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hằng năm, đơn vị quản lý về bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị quản lý y tế các Bộ, ngành tổng hợp báo cáo tình hình quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp địa phương và Bộ, ngành thuộc thẩm quyền quản lý và gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) theo Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Trách nhiệm của người lao động
1. Tham gia đầy đủ các đợt khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động tổ chức;
2. Tuân theo các chỉ định khám và điều trị của bác sĩ.
Điều 11. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện hoặc đơn vị quản lý về sức khỏe lao động môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành tổ chức lập hồ sơ vệ sinh lao động, lập kế hoạch đo, kiểm tra môi trường lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp (nếu có) cho người lao động.
2. Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe và bệnh tật người lao động, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp,hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động, theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động;
3. Hoàn chỉnh thủ tục giám định sức khỏe, bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
4. Thanh toán các chi phí lập hồ sơ vệ sinh lao động, đo, kiểm tra môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám, điều trị bệnh nghề nghiệp và cấp cứu điều trị tai nạn lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động
1. Phối hợp với người sử dụng lao động và đơn vị quản lý về sức khỏe lao động và môi trường tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành, xây dựng kế hoạch đo, kiểm tra môi trường lao động khi có yêu cầu;
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động do đơn vị thực hiện;
3. Lưu giữ, bảo quản kết quả đo kiểm tra môi trường lao động quy định hiện hành.
1. Phối hợp với cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý lập hồ sơ vệ sinh lao động;
2. Kiểm tra, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý;
3. Tổng hợp số liệu, báo cáo đơn vị quản lý về bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp trên địa bàn.
1. Phối hợp với cơ sở lao động lập hồ sơ vệ sinh lao động theo hướng dẫn tại
2. Kiểm tra, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý;
3. Tổng hợp số liệu và báo cáo Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) về công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc địa bàn quản lý;
4. Phối hợp với các Viện thuộc hệ y tế dự phòng để tổ chức các lớp tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chỉ đạo, tổ chức và phân cấp việc thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc phạm vi được giao quản lý;
2. Định kỳ hằng quý và đột xuất kiểm tra giám sát hoạt động của các đơn vị thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động trên địa bàn, báo cáo và kiến nghị với Bộ Y tế rút tên khỏi danh mục các đơn vị đủ điều kiện thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động đối với các đơn vị không đủ điều kiện so với hồ sơ đăng ký;
3. Phối hợp với các Viện thuộc hệ y tế dự phòng và các trường Đại học y để tổ chức các lớp tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều 16. Trách nhiệm của các Viện thuộc hệ y tế dự phòng và các Trường đại học chuyên ngành Y khoa
1. Kiểm tra, chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật đối với các đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động trong phạm vi được giao quản lý;
2. Tổ chức đào tạo và cấp giấy xác nhận đã qua tập huấn về kỹ thuật đo, kiểm tra, giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp cho nhân viên của các đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động;
3. Phối hợp xem xét hồ sơ công bố của các đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động khi có yêu cầu;
4. Xây dựng chương trình tập huấn về kỹ thuật giám sát, kiểm soát các yếu tố có nguy cơ trong môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Điều 17. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
2. Lập danh mục các đơn vị đủ điều kiện thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động và đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế.
3. Kiểm tra, phối hợp thanh tra hoạt động của các đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động trên phạm vi toàn quốc.
4. Chỉ đạo các Viện thuộc hệ Y tế dự phòng và các trường Đại học y xây dựng nội dung và tổ chức tập huấn về giám sát môi trường lao động, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp.
5. Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2011.
Thông tư số 13/1996/TT-BYT ngày 21/10/1996 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực;
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương, Bộ, ngành phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để nghiên cứu, xem xét và kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 06 năm 2011 của Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số hồ sơ: _______/VSLĐ
(Do đơn vị lập hồ sơ cấp)
Tên cơ sở lao động: ______________________________________________________________
Ngành sản xuất: __________________________________________________________________
Đơn vị chủ quản: _________________________________________________________________
Địa chỉ: _________________________________________________________________________
Điện thoại: ____________________ Số Fax: ___________________________________________
E-mail: _______________________ Web-site: __________________________________________
Người quản lý hồ sơ: _____________________________________________________________
Đơn vị lập hồ sơ: _________________________________________________________________
Địa chỉ: _________________________________________________________________________
Ngày lập hồ sơ: __________________________________________________________________
Điện thoại: __________________ Số Fax: _____________________________________________
E-mail: _____________________ Web-site: ____________________________________________
Người lập hồ sơ:_________________________________________________________________
Năm: _______
PHẦN I
TÌNH HÌNH CHUNG
1. Tên cơ sở lao động: ____________________________________________________________
- Cơ quan quản lý: ________________________________________________________________
- Địa chỉ: ________________________________________________________________________
- Sản phẩm ngành sản xuất (Các sản phẩm chính): _____________________________________
________________________________________________________________________________
- Năm thành lập: __________________________________________________________________
- Tổng số người lao động: _________________________________________________________
- Số lao động trực tiếp sản xuất: ____________________________________________________
- Số lao động tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, độc hại: __________________________________
2. Quy mô (Sản lượng sản phẩm):
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
3. Tóm tắt quy trình công nghệ:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
4. Vệ sinh môi trường xung quanh:
- Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến khu dân cư: ______________________________
- Khoảng cách gần nhất từ các nguồn thải đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân:_________
- Hệ thống cấp thoát nước tại cơ sở lao động: ________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Cốt đất cao so với mức lũ lịch sử ______________________________________________ mét
- Vành đai cây xanh: ______________________________________________________________
- Số lượng nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong 01 năm:
+ Nguyên liệu: ___________________________________________________________________
+ Nhiên liệu: _____________________________________________________________________
+ Năng lượng: ___________________________________________________________________
- Số lượng, chủng loại các chất thải công nghiệp/sản xuất (lỏng, rắn, khí, bụi, vi sinh) trong 24 giờ:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Các công trình thiết bị xử lý chất thải công nghiệp/sản xuất:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Các công trình khác:
+ Công trình vệ sinh (Bình quân 1 hố xí/số NLĐ/1 ca): ___________________________________
+ Nhà tắm (Bình quân 1 vòi tắm/số NLĐ/1 ca): _________________________________________
+ Nhà nghỉ giữa ca: không [ ] có [ ] Số chỗ: ________________________________
+ Nhà ăn: không [ ] có [ ] Số chỗ: _______________________________
5. Vệ sinh môi trường lao động
- Các yếu tố có hại có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở lao động (nguồn gây ô nhiễm; các khu vực ảnh hưởng)
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Các giải pháp hiện có xử lý yếu tố nguy hại trong môi trường lao động:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
6. Tổ chức y tế:
- Tổ chức phòng y tế: Có £ Không £ Hợp đồng: ____________________________
- Giường bệnh: Có £ Không £ Số lượng ££
- Tổng số cán bộ y tế: ££ trong đó: Bác sĩ: ££ Y sĩ ££
Y tá: ££ Khác: ££
- Cơ sở làm việc của Y tế (mô tả; địa chỉ nếu là đơn vị hợp đồng y tế): ____________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Cơ số thuốc, phương tiện và dụng cụ phục vụ sơ cấp cứu tại chỗ:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Phương án tổ chức cấp cứu tại chỗ:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
7. Thống kê máy, thiết bị và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
PHẦN II
VỆ SINH LAO ĐỘNG CÁC PHÂN XƯỞNG, KHU VỰC LÀM VIỆC
(Mỗi phân xưởng, khu vực 1 trang)
1. Tên phân xưởng, khu vực làm việc: _______________________________________________
2. Quy mô và nhiệm vụ: ___________________________________________________________
________________________________________________________________________________
3. Thay đổi, cải tạo, mở rộng: ______________________________________________________
________________________________________________________________________________
4. Môi trường lao động và số lao động tiếp xúc với các yếu tố độc hại:
Yếu tố độc hại | Tổng số mẫu | Số mẫu vượt TC VSLĐ | Số người tiếp xúc | Trong đó số nữ | Ghi chú |
Vi khí hậu | |||||
Yếu tố bụi - Bụi trọng lượng. - Bụi hô hấp | |||||
Ồn | |||||
Rung | |||||
Ánh sáng | |||||
Nặng nhọc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh | |||||
Các yếu tố hóa học _____________________ _____________________ | |||||
Các yếu tố vi sinh _____________________ _____________________ | |||||
Các yếu tố khác _____________________ _____________________ _____________________ |
PHẦN III
THỐNG KÊ CÁC THIẾT BỊ BẢO ĐẢM VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
(mỗi phân xưởng, khu vực 1 trang)
Năm | Phương pháp | Chủng loại và thiết bị vệ sinh môi trường lao động | Hiệu quả hoạt động |
Thông gió | ______________________________ ______________________________ ______________________________ | ________________ ________________ ________________ | |
Chiếu sáng | ______________________________ ______________________________ ______________________________ | ________________ ________________ ________________ | |
Chống ồn, rung | ______________________________ ______________________________ ______________________________ | ________________ ________________ ________________ | |
Chống bụi | ______________________________ ______________________________ ______________________________ | ________________ ________________ ________________ | |
Chống hơi khí độc | ______________________________ ______________________________ ______________________________ | ________________ ________________ ________________ | |
Chống tác nhân vi sinh vật | ______________________________ ______________________________ ______________________________ ______________________________ | ________________ ________________ ________________ ________________ | |
Khác | ______________________________ ______________________________ ______________________________ ______________________________ | ________________ ________________ ________________ ________________ |
PHẦN IV
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐỊNH KỲ
Đăng ký kiểm tra lần thứ: ………………
- Ngày, tháng, năm kiểm tra: ________________________________________________________
- Các phân xưởng, khu vực làm việc đã được đăng ký: _________________________________
________________________________________________________________________________
- Các yếu tố đã được kiểm tra: _____________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Các phân xưởng, khu vực làm việc chưa được kiểm tra: _______________________________
________________________________________________________________________________
Giám đốc cơ sở lao động | Cơ quan kiểm tra |
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐỊNH KỲ
Đăng ký kiểm tra lần thứ: ………………
- Ngày, tháng, năm kiểm tra: ________________________________________________________
- Các khu vực, phân xưởng đã được đăng ký: ________________________________________
________________________________________________________________________________
- Các yếu tố đã được kiểm tra: _____________________________________________________
________________________________________________________________________________
- Các khu vực, phân xưởng chưa được kiểm tra: ______________________________________
________________________________________________________________________________
Giám đốc cơ sở lao động | Cơ quan kiểm tra |
HỒ SƠ VỆ SINH LAO ĐỘNG
Phần I. Tình hình chung
1. Tổ chức.
2. Quy mô.
3. Tóm tắt quy trình công nghệ.
4. Vệ sinh môi trường xung quanh.
5. Vệ sinh môi trường lao động.
6. Tổ chức y tế.
7. Thống kê danh mục máy, thiết bị và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
Phần II: Vệ sinh lao động các phân xưởng, khu vực làm việc
Phần III: Thống kê các thiết bị bảo đảm vệ sinh môi trường lao động
Phần IV: Đăng ký kiểm tra môi trường lao động định kỳ
Ghi chú:
- Hồ sơ vệ sinh lao động dùng để quản lý môi trường lao động là cơ sở xây dựng kế hoạch cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và là thủ tục để giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Phần đăng kiểm môi trường lao động định kỳ do đơn vị có đủ điều kiện thực hiện đo kiểm tra môi trường lao động thực hiện (được quy định tại Chương III của Thông tư này).
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 06 năm 2011 của Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
(Được lưu giữ cùng với Hồ sơ Vệ sinh lao động
tại Phụ lục 1 sau khi bổ sung hàng năm)
Ngày tháng năm ____
Tại: _____________________________________
Năm _____
Tỉnh, Thành phố | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ____/MTLĐ | ________, ngày ___ tháng ___ năm ___ |
Thi hành Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007; Nghị định 06/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/01/1995; Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 và Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế.
(Tên cơ sở tiến hành đo kiểm tra môi trường lao động): _________________________________
________________________________________________________________________________
Địa chỉ: _________________________________________________________________________
Điện thoại: _______________________________________________________________________
Do ông/bà: ___________________________________________________________ làm đại diện
đã tiến hành đo kiểm tra môi trường lao động tại: ______________________________________
________________________________________________________________________________
Ngày ___ tháng ___ năm 20___
Phương pháp:
Đo các chỉ số vi khí hậu, bụi, ánh sáng, hơi độc, phóng xạ, điện từ trường tại các vị trí kỹ thuật theo phương pháp
Thiết bị đo:
+ Đo vi khí hậu bằng máy: _________________________________________________________
+ Đo ánh sáng bằng máy: __________________________________________________________
+ Đo tiếng ồn bằng máy: __________________________________________________________
+ Đo bụi bằng máy:_______________________________________________________________
+ Đo phóng xạ bằng máy: _________________________________________________________
+ Đo điện từ trường bằng máy: _____________________________________________________
+ Đo hơi khí độc bằng: ____________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Tiêu chuẩn tham chiếu theo các quy định hiện hành và có kết quả đo như sau:
I. CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Mùa tại thời điểm đo:
Tiêu chuẩn cho phép | Nhiệt độ (0C) | Độ ẩm (%) | Tốc độ gió (m/s) | ||||
Số TT | Vị trí đo | Số mẫu đạt TC VSLĐ | Số mẫu không đạt TC VSLĐ | Số mẫu đạt TC VSLĐ | Số mẫu không đạt TC VSLĐ | Số mẫu đạt TC VSLĐ | Số mẫu không đạt TC VSLĐ |
Tổng số |
II. CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
1. Ánh sáng (Lux)
Tiêu chuẩn cho phép | |||
Số TT | Vị trí đo | Số mẫu đạt TC VSLĐ | Số mẫu không đạt TC VSLĐ |
Tổng số |
2. Tiếng ồn (dBA) (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Tiêu chuẩn cho phép | |||||||||
Vị trí lao động | Mức âm hoặc mức âm tương đương không quá dBA | Mức âm dB ở các dải ốc-ta với tần số trung bình nhân (Hz) không vượt quá dB | |||||||
63 | 125 | 250 | 500 | 1000 | 2000 | 4000 | 8000 | ||
Tổng hợp kết quả đo: Tổng số mẫu ồn: ___________________________
Tổng số mẫu vượt TC VSLĐ: ___________________________
3. Rung chuyển (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Tiêu chuẩn cho phép | ||||
TT | Vị trí lao động | Dải tần rung | Vận tốc rung | |
Rung đứng | Rung ngang | |||
Tổng hợp kết quả đo: Tổng số mẫu rung: ___________________________
Tổng số mẫu vượt TC VSLĐ: ___________________________
III. BỤI CÁC LOẠI (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
1. Bụi có chứa silic
Tiêu chuẩn cho phép | ||||||
TT | Vị trí lao động | Hàm lượng silic tự do | Nồng độ bụi toàn phần | Nồng độ bụi hô hấp | ||
Lấy theo ca | Lấy theo thời điểm | Lấy theo ca | Lấy theo thời điểm | |||
Tổng hợp kết quả đo: Tổng số mẫu bụi: ___________________________
Tổng số mẫu vượt TC VSLĐ: ___________________________
2. Bụi khác (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Tiêu chuẩn cho phép | ||||||
TT | Vị trí lao động | Tên loại bụi | Nồng độ bụi toàn phần | Nồng độ bụi hô hấp | ||
Lấy theo ca | Lấy theo thời điểm | Lấy theo ca | Lấy theo thời điểm | |||
Tổng hợp kết quả đo: Tổng số mẫu bụi: ___________________________
Tổng số mẫu vượt TC VSLĐ: ___________________________
IV. HƠI KHÍ ĐỘC (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Tên hóa chất | |||||||
Tiêu chuẩn cho phép | |||||||
Số TT | Vị trí đo | Số mẫu đạt TC VSLĐ | Số mẫu không đạt TC VSLĐ | Số mẫu đạt TC VSLĐ | Số mẫu không đạt TC VSLĐ | Số mẫu đạt TC VSLĐ | Số mẫu không đạt TC VSLĐ |
Tổng số |
V. CÁC YẾU TỐ KHÁC (ghi giá trị thực của mẫu đo được)
Tên yếu tố | |||||||
Tiêu chuẩn cho phép | |||||||
Số TT | Vị trí đo | Số mẫu đạt TC VSLĐ | Số mẫu không đạt TC VSLĐ | Số mẫu đạt TC VSLĐ | Số mẫu không đạt TC VSLĐ | Số mẫu đạt TC VSLĐ | Số mẫu không đạt TC VSLĐ |
Tổng số |
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐO, KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
TT | Yếu tố đo, kiểm tra | Tổng số mẫu | Số mẫu đạt TC VSLĐ | Số mẫu vượt TC VSLĐ | |||
1 | Nhiệt độ | ||||||
2 | Độ ẩm | ||||||
3 | Tốc độ gió | ||||||
4 | Ánh sáng | ||||||
5 | Bụi | Silic | Khác | Silic | Khác | Silic | Khác |
- Bụi toàn phần | |||||||
- Bụi hô hấp | |||||||
6 | Ồn | ||||||
7 | Rung | ||||||
8 | Hơi khí độc | ||||||
- ____________________ | |||||||
- ____________________ | |||||||
- ____________________ | |||||||
… | |||||||
9 | Phóng xạ | ||||||
10 | Từ trường | ||||||
11 | Yếu tố khác | ||||||
- ____________________ | |||||||
- ____________________ | |||||||
- ____________________ | |||||||
… | |||||||
Tổng cộng |
KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Giải pháp về biện pháp tổ chức lao động
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
2. Giải pháp về biện pháp kỹ thuật
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
3. Giải pháp về giám sát y tế và sức khỏe
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
4. Các giải pháp khác
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
- _______________________________________________________________________________
Tại các vị trí đo các yếu tố độc hại không đạt tiêu chuẩn cho phép (đã được nêu ở trên) đề nghị đơn vị có trách nhiệm xem xét các khuyến nghị trên để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007 và giải quyết chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người tiếp xúc độc hại theo quy định của Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007 và Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ trưởng cơ sở đo |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 06 năm 2011 của Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG
Tên cơ sở lao động: ______________________________________________________________
Ngành chủ quản: _________________________________________________________________
Địa chỉ: _________________________________________________________________________
Điện thoại: ____________________ Số Fax: ___________________________________________
E-mail: _______________________ Web-site: __________________________________________
Người liên hệ: ____________________________________________________________________
Năm ______
Biểu mẫu 1: QUẢN LÝ SỨC KHỎE TUYỂN DỤNG
Ngày, tháng, năm | Số được khám tuyển | Tổng cộng | Phân loại sức khỏe | ||||
I | II | III | IV | V | |||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: |
Biểu mẫu 2: TÌNH HÌNH BỆNH TẬT TRONG QUÝ
1. Số lượt người nghỉ ốm trong quý: ________________________________________________
2. Tổng số ngày nghỉ ốm trong quý: _________________________________________________
3. Phân loại bệnh những bệnh đến khám trong quý:
3.1. Tổng số trường hợp đến khám trong quý: ________________________________________
3.2. Trong đó mắc từng loại bệnh như sau:
TT | Nhóm bệnh | Quý I | Quý II | Quý III | Quý IV | ||||
Mắc | Chết | Mắc | Chết | Mắc | Chết | Mắc | Chết | ||
1 | Lao phổi | ||||||||
2 | Ung thư phổi | ||||||||
3 | Viêm xoang, mũi họng, thanh quản cấp | ||||||||
4 | Viêm xoang, mũi họng, thanh quản mãn | ||||||||
5 | Viêm phế quản cấp | ||||||||
6 | Viêm phế quản mãn | ||||||||
7 | Viêm phổi | ||||||||
8 | Hen phế quản, giãn phế quản, dị ứng | ||||||||
9 | Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột do NT | ||||||||
10 | Nội tiết | ||||||||
11 | Bệnh tâm thần | ||||||||
12 | Bệnh thần kinh tr/ương và ngoại biên | ||||||||
13 | Bệnh mắt | ||||||||
14 | Bệnh tai | ||||||||
15 | Bệnh tim mạch | ||||||||
16 | Bệnh dạ dày, tá tràng | ||||||||
17 | Bệnh gan, mật | ||||||||
18 | Bệnh thận, tiết niệu | ||||||||
19 | Bệnh phụ khoa/số nữ | ||||||||
20 | Sảy thai/số nữ có thai | ||||||||
21 | Bệnh da | ||||||||
22 | Bệnh cơ, xương khớp | ||||||||
23 | Bệnh nghề nghiệp | ||||||||
24 | Bệnh sốt rét | ||||||||
25 | Các loại bệnh khác (Ghi rõ cụ thể) | ||||||||
- | |||||||||
… | |||||||||
26 | Số lao động bị tai nạn | ||||||||
Tổng cộng |
Biểu mẫu 3: TÌNH HÌNH ỐM, NGHỈ VIỆC VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Thời gian | Ốm | Tai nạn lao động | Bệnh nghề nghiệp | ||||||||||
Quý | Tháng (1) | Số người (2) | Tỷ lệ % (3) | Số ngày (4) | Tỷ lệ % (5) | Số người (6) | Tỷ lệ % (7) | Số ngày (8) | Tỷ lệ % (9) | Số người (10) | Tỷ lệ % (11) | Số ngày (12) | Tỷ lệ % (13) |
Q.I | 1 | ||||||||||||
2 | |||||||||||||
3 | |||||||||||||
Q.II | 4 | ||||||||||||
5 | |||||||||||||
6 | |||||||||||||
Q.III | 7 | ||||||||||||
8 | |||||||||||||
9 | |||||||||||||
Q.IV | 10 | ||||||||||||
11 | |||||||||||||
12 | |||||||||||||
Cộng cả năm |
Ghi chú:
- Cột 3 tỷ lệ % so với tổng số cán bộ công nhân viên.
- Cột 7 tỷ lệ % so với tổng số cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất.
- Cột 5, 9, 13 tỷ lệ % so với tổng số ngày nghỉ ốm/nghỉ do tai nạn lao động.
- Cột 11 tỷ lệ % so với tổng số công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nghề nghiệp.
Biểu mẫu 4: QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÔNG NHÂN QUA KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
Ngày, tháng, năm | Số khám SKĐK | Tổng cộng | Phân loại sức khỏe | ||||
I | II | III | IV | V | |||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: | |||||||
Nam: Nữ: |
Biểu mẫu 5: QUẢN LÝ BỆNH MẠN TÍNH (*)
Phân xưởng, khu vực | Tên bệnh nhân | Tên bệnh | Tình trạng | Phương pháp điều trị |
(*) Khi cơ sở lao động lớn có nhiều người lao động có thể quản lý bệnh mạn tính theo từng bệnh.
Biểu mẫu 6: QUẢN LÝ BỆNH MẠN TÍNH THEO TỪNG BỆNH
Tên bệnh*: _______________________________________________________________________
Phân xưởng, khu vực | Tên bệnh nhân | Tuổi, giới | Tuổi nghề | Tình trạng | Phương pháp điều trị | |
Nam | Nữ | |||||
(*) Mỗi loại bệnh vào 1 trang riêng biệt
Biểu mẫu 7: THEO DÕI BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Ngày, tháng, năm | Tên bệnh | Tổng số khám | Số nghi ngờ | Số được chẩn đoán | Số được giám định | Số được cấp sổ |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Biểu mẫu 8: DANH SÁCH CÔNG NHÂN MẮC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
TT | Tên bệnh nhân | Tuổi | Nghề khi bị BNN | Tuổi nghề | Ngày phát hiện BNN | Tên BNN | Tỷ lệ mất KNLĐ | Công việc hiện nay |
1. | ||||||||
2. | ||||||||
3. | ||||||||
… | ||||||||
Tổng số bệnh nhân |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
Tên người mắc bệnh nghề nghiệp:___________________________________________________
Tên bệnh:________________________________________________________________________
Phát hiện bệnh ngày __ tháng __ năm____
Tại đơn vị làm việc: Tổ:_____ Đội:_____ Phân xưởng, khu vực:__________________________
Cơ sở lao động:__________________________________________________________________
Năm ______
Họ tên bệnh nhân:_____________________________________________________ nam * nữ *
Sinh ngày __ tháng __ năm ___
Quê quán:_______________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Địa chỉ thường trú:________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Từ ngày __ tháng __ năm____ đến ngày __ tháng __ năm____
Nghề, công việc làm:______________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Tại đơn vị làm việc: Tổ:______ Đội:_________Phân xưởng, khu vực:______________________
Điều kiện làm việc (Ghi rõ yếu tố tiếp xúc nặng nhọc độc hại nguy hiểm):
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Kết luận của Hội đồng giám định y khoa số:_____ngày____tháng___năm____
Mức độ suy giảm khả năng lao động:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Sổ trợ cấp được cấp ngày __ tháng __ năm___ Số sổ trợ cấp:__________
Các bệnh thương tật khác nếu có:
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
PHIẾU THEO DÕI DIỄN BIẾN BỆNH NGHỀ NGHIỆP CÁ NHÂN
Ngày, tháng, năm khám lại | Tình trạng của bệnh | Điều trị từ ngày | Thời gian điều dưỡng, phục hồi chức năng | Môi trường làm việc | Giám định lại | Kết quả sau đợt điều trị điều dưỡng |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
Tên cơ sở lao động:________________________________________________________________
Ngành chủ quản:___________________________________________________________________
Địa chỉ:___________________________________________________________________________
Điện thoại:______________________________ Số Fax:____________________________________
E-mail:_________________________________ Web-site:__________________________________
Người liên hệ:______________________________________________________________________
Người lập hồ sơ:___________________________________________________________________
Năm ______
HỒ SƠ CẤP CỨU TAI NẠN LAO ĐỘNG
Ngày, tháng, năm | Số TT | Họ tên nạn nhân | Tuổi, giới | Thời gian bị TNLĐ | Thời gian cấp cứu tại chỗ | Tình trạng nạn nhân, thương tích | Nguyên nhân TNLĐ | Xứ trí cấp cứu | Thời gian nghỉ việc | Kết quả giám định tỷ lệ mất sức lao động | |
Nam | Nữ | ||||||||||
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ NĂNG LỰC ĐO, KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
STT | Nội dung | Số lượng | ||||
I | Cơ sở vật chất |
| ||||
1) | Phòng hành chính tiếp nhận và xử lý sơ bộ mẫu | 01 | ||||
2) | Phòng xét nghiệm bụi và hóa vô cơ | 01 | ||||
3) | Phòng xét nghiệm sinh hóa, độc chất và vi sinh | 01 | ||||
4) | Bộ phận đánh giá tâm sinh lý lao động và ec-gô-nô-my | 01 | ||||
II | Trang thiết bị thông thường |
| ||||
1) | Tủ lưu hồ sơ | 02 | ||||
2) | Bộ bàn ghế | 02 | ||||
3) | Bộ bàn ghế vi tính | 01 | ||||
4) | Máy vi tính | 01 bộ | ||||
5) | Khăn trải bàn | 04 bộ | ||||
6) | Tủ sấy dụng cụ | 01 | ||||
7) | Nồi luộc, khử trùng dụng cụ y tế | 01 | ||||
8) | Các bảng treo: Quy định của phòng xét nghiệm | 02 | ||||
9) | Dung dịch sát trùng: nước rửa, nước tẩy, cồn iốt, cồn sát trùng, ête, xà phòng… | Theo quy định của Bộ Y tế | ||||
10) | Dụng cụ bảo vệ: Khẩu trang, áo, mũ, găng tay các loại,… | |||||
III. | Trang thiết bị xét nghiệm, đo kiểm tra môi trường lao động |
| ||||
TT | Tên thiết bị | Số lượng | TT | Tên thiết bị | Số lượng | |
1) | Cân Roberval 1,0g | 01 bộ | 19) | Máy đo bụi trọng lượng HH | 01 bộ | |
2) | Cân kỹ thuật 100 mg | 01 bộ | 20) | Máy đo bụi trọng lượng TP | 01 bộ | |
3) | Tủ lạnh | 01 | 21) | Máy đo nhiệt độ Cata | 01 bộ | |
4) | Tủ bảo ôn | 01 | 22) | Kính hiển vi sinh học 2 mắt | 01 bộ | |
5) | Tủ sấy nhỏ 250oC | 01 | 23) | Máy đo độ ồn | 01 bộ | |
6) | Nồi hấp điện | 01 | 24) | Ẩm kế Assman | 01 bộ | |
7) | Máy ly tâm | 01 bộ | 25) | Máy lấy mẫu không khí | 01 bộ | |
8) | Máy hút chân không | 01 bộ | 26) | Máy đo hơi khí độc | 01 bộ | |
9) | Máy đo ánh sáng | 01 bộ | 27) | Máy đo độ rung | 01 bộ | |
10) | Máy đo cường độ phóng xạ | 01 bộ | 28) | Máy phát điện nhanh HKĐ | 01 bộ | |
11) | Máy đo độ ẩm | 01 bộ | 29) | Liều kế cá nhân | 01 bộ | |
12) | Máy đo gió | 01 bộ | 30) | Máy đo điện từ trường | 01 bộ | |
13) | Máy đo vi khí hậu | 01 bộ | 31) | Máy đo áp lực, áp kế | 01 bộ | |
14) | Máy đo nhiệt độ độ ẩm tự ghi | 01 bộ | 32) | Giá để ống nghiệm các loại | Đủ dùng | |
15) | Máy đo nhiệt độ da | 01 bộ | 33) | Lam kính, đĩa lồng, đũa thủy tinh, bình thủy tinh hình nón, cầu, trụ, phễu | Đủ dùng | |
16) | Máy đo diện tích da | 01 bộ | ||||
17) | Máy đo tiêu hao năng lượng | 01 bộ | ||||
18) | Máy đếm bụi hạt hiện số ĐT | 01 bộ | ||||
* Trường hợp đơn vị chưa có đủ các trang thiết bị theo quy định tại Phụ lục 6, có thể kết hợp (thông qua hình thức hợp đồng liên kết) với các cơ sở y tế có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định tại Thông tư này. | ||||||
IV | Năng lực chuyên môn kỹ thuật thực hiện các xét nghiệm, đo kiểm tra môi trường lao động | |||||
1) | Vi khí hậu | - Nhiệt độ | * | |||
- Độ ẩm | * | |||||
- Tốc độ gió | * | |||||
- Tiêu hao năng lượng | * | |||||
2) | Yếu tố vật lý | - Ánh sáng | * | |||
- Tiếng ồn | * | |||||
- Rung chuyển | * | |||||
- Điện từ trường | * | |||||
- Phóng xạ | * | |||||
3) | Bụi các loại | - Bụi toàn phần | * | |||
- Bụi hô hấp | * | |||||
- Định lượng hàm lượng silic trong bụi | * | |||||
4) | Hơi khí độc | - Lấy mẫu không khí | * | |||
- Xét nghiệm nhanh hơi khí độc | * | |||||
5) | Tâm sinh lý lao động và ec-gô-nô-my | - Đánh giá gánh nặng công việc | * | |||
- Đánh giá mức độ căng thẳng thần kinh tâm lý | * | |||||
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
Tên đơn vị____________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: _____/_____ | _____, ngày __ tháng __ năm __ |
BẢNG KÊ KHAI VÀ CÔNG BỐ NĂNG LỰC CÁN BỘ, TRANG
THIẾT BỊ CỦA ĐƠN VỊ ĐO KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Tên đơn vị:
Địa chỉ trụ sở giao dịch chính:
Số điện thoại: Số Fax:
Địa chỉ e-mail: Web-site:
1. KÊ KHAI NHÂN LỰC VÀ TRANG THIẾT BỊ
1.1. Danh sách cán bộ làm việc tại đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động
TT | Họ và tên/Đơn vị công tác* | Trình độ | Học vị, chức danh | Chứng nhận tập huấn về giám sát MTLĐ, VSLĐ, BNN | Chữ ký |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
… | |||||
* Đề nghị ghi rõ các trường hợp trưng tập
1.2. Danh mục trang thiết bị hiện có của đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động
TT | Tên trang thiết bị/Nơi sản xuất | Năm sản xuất | Chất lượng | Ghi chú |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
… | ||||
1.3. Bản sao thiết kế mặt bằng của đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động
(Đính kèm một trang riêng)
2. NỘI DUNG CÔNG BỐ
2.1. Về năng lực trang thiết bị
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
2.2. Về năng lực cán bộ
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
2.3. Công bố (Về năng lực đo, kiểm tra các yếu tố trong môi trường lao động có khả năng thực hiện)
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
_____, ngày__tháng__năm____ |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ
Báo cáo quý ... năm___
Điền đủ các mục trong báo cáo
(Báo cáo gửi về Trung tâm Y tế dự phòng tuyến Quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh và Trung tâm Y tế Bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động trực thuộc Y tế Bộ, ngành)
Tên cơ sở lao động:________________________________________________________________
Trực thuộc tỉnh/thành phố:___________________________________________________________
Địa chỉ:___________________________________________________________________________
Mặt hàng sản xuất, dịch vụ chính:_____________________________________________________
A. Số người lao động: Tổng số________ trong đó nữ:_________________________
1. Tổng số người lao động trực tiếp sản xuất:____________ trong đó nữ:____________________
2. Số cán bộ y tế:__________________________________________________________________
B. Điều kiện lao động và số lao động tiếp xúc với yếu tố độc hại, nguy hiểm
Yếu tố độc hại | Số đo mẫu | Số mẫu vượt TC VSLĐ | Số lao động tiếp xúc | Số nữ tiếp xúc |
1. Vi khí hậu | …………… | …………… | …………… | …………… |
2. Bụi | …………… | …………… | …………… | …………… |
3. Tiếng ồn, rung | …………… | …………… | …………… | …………… |
4. Ánh sáng | …………… | …………… | …………… | …………… |
5. Hóa chất độc | …………… | …………… | …………… | …………… |
…………. | …………… | …………… | …………… | …………… |
6. Vi sinh vật | …………… | …………… | …………… | …………… |
7. Nặng nhọc, căng thẳng thần kinh | …………… | …………… | …………… | …………… |
8. Yếu tố khác (là gì) | …………… | …………… | …………… | …………… |
…………… | …………… | …………… | …………… | …………… |
…………… | …………… | …………… | …………… | …………… |
…………… | …………… | …………… | …………… | …………… |
C. Thực hiện vệ sinh lao động và an toàn lao động
1. Trong quý có tiến hành kiểm tra vệ sinh lao động không: Có [ ] Không [ ]
2. Trong quý có tiến hành kiểm tra an toàn lao động không: Có [ ] Không [ ]
3. Số lao động đã được học tập về vệ sinh lao động:…………
4. Số lao động đã được học tập về an toàn lao động:…………
D. Ốm đau nghỉ việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Thời gian | Ốm | Tai nạn lao động | Bệnh nghề nghiệp | ||||||||||
Quý | Tháng (1) | Số người (2) | Tỷ lệ % (3) | Số ngày (4) | Tỷ lệ % (5) | Số người (6) | Tỷ lệ % (7) | Số ngày (8) | Tỷ lệ % (9) | Số người (10) | Tỷ lệ % (11) | Số ngày (12) | Tỷ lệ % (13) |
Cộng cả quý |
Ghi chú:
- Cột 3 tỷ lệ % so với tổng số cán bộ công nhân viên
- Cột 7 tỷ lệ % so với tổng số cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất
- Cột 5, 9, 13 tỷ lệ % so với tổng số ngày nghỉ ốm
- Cột 11 tỷ lệ % so với tổng số công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại nghề nghiệp.
E. Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm cộng dồn đến quý … năm…
Yếu tố tiếp xúc | Tên bệnh | Họ và tên | Tuổi, giới | Tuổi đời | Tuổi nghề | Tỷ lệ giám định BNN % | Đã hưởng hoặc không hưởng bảo hiểm | Môi trường tiếp xúc hiện nay | |
Nam | Nữ | ||||||||
Cộng dồn |
F. Tổng số trường hợp đến khám chữa bệnh trong quý:_____________
Trong đó có các loại bệnh:
TT | Nhóm bệnh | Quý I | Quý II | Quý III | Quý IV | ||||
Mắc | Chết | Mắc | Chết | Mắc | Chết | Mắc | Chết | ||
1 | Lao phổi | ||||||||
2 | Ung thu phổi | ||||||||
3 | Viêm xoang, mũi họng, thanh quản cấp | ||||||||
4 | Viêm xoang, mũi họng, thanh quản mãn | ||||||||
5 | Viêm phế quản cấp | ||||||||
6 | Viêm phế quản mãn | ||||||||
7 | Viêm phổi | ||||||||
8 | Hen phế quản, giãn phế quản, dị ứng | ||||||||
9 | Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột do NT | ||||||||
10 | Nội tiết | ||||||||
11 | Bệnh tâm thần | ||||||||
12 | Bệnh thần kinh tr/ương và ngoại biên | ||||||||
13 | Bệnh mắt | ||||||||
14 | Bệnh tai | ||||||||
15 | Bệnh tim mạch | ||||||||
16 | Bệnh dạ dày, tá tràng | ||||||||
17 | Bệnh gan, mật | ||||||||
18 | Bệnh thận, tiết niệu | ||||||||
19 | Bệnh phụ khoa/số nữ | ||||||||
20 | Sảy thai/số nữ có thai | ||||||||
21 | Bệnh da | ||||||||
22 | Bệnh cơ, xương khớp | ||||||||
23 | Bệnh nghề nghiệp | ||||||||
24 | Bệnh sốt rét | ||||||||
25 | Các loại bệnh khác (Ghi rõ cụ thể) | ||||||||
- | |||||||||
… | |||||||||
26 | Số lao động bị tai nạn | ||||||||
Tổng cộng |
G. Xếp loại sức khỏe năm
Số khám SKĐK | Tổng cộng | Loại I | Loại II | Loại III | Loại IV | Loại V | Ghi chú |
Nam | |||||||
Nữ | |||||||
Tổng số | ………. ……% | ………. ……% | ………. ……% | ………. ……% | ………. ……% | ………. ……% |
H. Chi phí cho y tế và bảo hộ lao động
Chi phí cho hoạt động y tế:___________________________________________________________
trong đó tiền thuốc:_______________________________________________________ nghìn đồng
Chi phí cho công tác ATVSLĐ:______________________________________________ nghìn đồng
Chi phí các công việc khác nếu có:__________________________________________ nghìn đồng
Các kiến nghị và kế hoạch dự kiến trong quý tới
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
| Ngày __ tháng __ năm____ |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG Y TẾ LAO ĐỘNG 6 THÁNG/NĂM____
(Mẫu báo cáo của Trung tâm y tế huyện báo cáo hoạt động Y tế lao động về Trung tâm y tế dự phòng/Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ)
Sở Y tế tỉnh/thành phố:_________________________________
Trung tâm Y tế quận/huyện/thị xã:________________________
I. ĐÀO TẠO CHO CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG (cho các đối tượng công nhân, cán bộ quản lý cơ sở sản xuất) - đính kèm một trang riêng:
TT | Nội dung | Số lớp đào tạo | Số cơ sở xí nghiệp | Tổng số học viên |
1 | An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ y tế | |||
2 | An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ quản lý doanh nghiệp | |||
3 | An toàn vệ sinh lao động cho người lao động | |||
4 | Phòng chống bệnh nghề nghiệp | |||
5 | Nâng cao sức khỏe nơi làm việc | |||
6 | Nội dung khác | |||
- ….. | ||||
Tổng cộng |
II. CƠ SỞ SẢN XUẤT TRONG PHẠM VI ĐANG QUẢN LÝ (yêu cầu báo cáo nếu có sự thay đổi)
Loại cơ sở sản xuất | Số cơ sở | Số CBCNV | Tổng số CBYT | Số cơ sở có BS và DS | Số cơ sở có tổ chức y tế | ||||||
Tổng số | Ngoài QD | Tổng số | Số nữ | Có trạm y tế | Có cán bộ y tế | Thuê hợp đồng | Chưa có CBYT | Khác | |||
Trên 200 CN | |||||||||||
51-200 CN | |||||||||||
Dưới 50 CN | |||||||||||
Tổng cộng |
III. PHÂN BỐ CÔNG NHÂN THEO NGÀNH NGHỀ (yêu cầu báo cáo nếu có sự thay đổi)
Loại ngành nghề | Cỡ nhỏ dưới 50 CN | Cỡ vừa 51-200 CN | Cỡ lớn > 200 CN | Tổng số | ||||
Số cơ sở | Số CN | Số cơ sở | Số CN | Số cơ sở | Số CN | Số cơ sở | Số CN | |
1. Nông nghiệp và lâm nghiệp | ||||||||
2. Thủy sản | ||||||||
3. Khai thác mỏ | ||||||||
4. Công nghiệp chế biến | ||||||||
5. Sản xuất và phân phối năng lượng | ||||||||
6. Xây dựng | ||||||||
7. Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa | ||||||||
8. Khách sạn nhà hàng | ||||||||
9. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc | ||||||||
10. Tài chính, tín dụng | ||||||||
11. Hoạt động khoa học, công nghệ | ||||||||
12. Quản lý nhà nước, an ninh q/phòng | ||||||||
13. Giáo dục và đào tạo | ||||||||
14. Y tế và các hoạt động cứu trợ XH | ||||||||
15. Hoạt động văn hóa xã hội | ||||||||
16. Các hoạt động khác | ||||||||
Tổng cộng |
* Nếu có nhiều nghề trong một cơ sở sản xuất, lấy tên nghề chính (sản xuất sản phẩm chủ yếu hoặc chiếm trên 50% số công nhân)
IV. KẾT QUẢ ĐO MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG KỲ BÁO CÁO
Số cơ sở tiến hành đo môi trường lao động/tổng số cơ sở báo cáo: ____/____
TT | Tên cơ sở | TS công nhân | Số người tiếp xúc | Nhiệt độ | Độ ẩm | Tốc độ gió | Ánh sáng | Bụi | Ồn | Rung | HK độc | Phóng xạ | Từ trường | Yếu tố khác | ||||||||||||
(1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | |||||
1 | ||||||||||||||||||||||||||
2 | ||||||||||||||||||||||||||
3 | ||||||||||||||||||||||||||
… | ||||||||||||||||||||||||||
Tổng cộng | ||||||||||||||||||||||||||
(1): Tổng số mẫu đo; (2): Tổng số mẫu không đạt TCCP
V. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT TRONG CÔNG NHÂN
5.1. Tình hình nghỉ ốm (Số liệu báo cáo trong kỳ đính kèm 01 bảng riêng).
Số cơ sở có báo cáo/tổng số cơ sở: ___/____
TT | Tên cơ sở | Tổng số công nhân | Số người nghỉ ốm trong năm | Số lượt người nghỉ ốm trong năm | Số ngày nghỉ ốm | Số người nghỉ ốm trên 3 ngày |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
4 | ||||||
5 | ||||||
Tổng số |
5.2. Phân loại bệnh trong những bệnh nhân đến khám chữa bệnh (Số báo cáo trong kỳ tại các cơ sở gửi báo cáo).
Số cơ sở có báo cáo/tổng số cơ sở: ___/____
Tổng số trường hợp/tổng số công nhân tại các cơ sở có báo cáo: _____/_____
TT | Nhóm bệnh | Số trường hợp | |
Số mắc | Số chết | ||
1 | Lao phổi | ||
2 | Ung thư phổi | ||
3 | Viêm xoang, mũi họng, thanh quản cấp | ||
4 | Viêm xoang, mũi họng, thanh quản mãn | ||
5 | Viêm phế quản cấp | ||
6 | Viêm phế quản mãn | ||
7 | Viêm phổi | ||
8 | Hen phế quản, giãn phế quản, dị ứng | ||
9 | Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột do NT | ||
10 | Nội tiết | ||
11 | Bệnh tâm thần | ||
12 | Bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên | ||
13 | Bệnh mắt | ||
14 | Bệnh tai | ||
15 | Bệnh tim mạch | ||
16 | Bệnh dạ dày, tá tràng | ||
17 | Bệnh gan, mật | ||
18 | Bệnh thận, tiết niệu | ||
19 | Bệnh phụ khoa/số nữ | ||
20 | Sảy thai/số nữ có thai | ||
21 | Bệnh da | ||
22 | Bệnh cơ, xương khớp | ||
23 | Bệnh nghề nghiệp | ||
24 | Bệnh sốt rét | ||
25 | Các loại bệnh khác (Ghi rõ cụ thể) | ||
- | |||
… | |||
26 | Số lao động bị tai nạn | ||
Tổng cộng |
VI. TÌNH HÌNH KHÁM ĐỊNH KỲ VÀ PHÁT HIỆN, GIÁM ĐỊNH BỆNH NGHỀ NGHIỆP
6.1. Số cơ sở sản xuất có khám sức khỏe định kỳ/tổng số cơ sở: ____/____
6.2. Phân loại sức khỏe:
Giới tính | Khám SKĐK | |||||
Số người | Loại I | Loại II | Loại III | Loại IV | Loại V | |
Nam | ||||||
Nữ | ||||||
Tổng cộng |
6.3. Kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp trong kỳ báo cáo:
TT | Tên các bệnh nghề nghiệp | TS khám BNN | TS nghi mắc BNN | TS giám định | TS hưởng trợ cấp 1 lần | TS hưởng trợ cấp thường xuyên | Cộng dồn đến thời điểm báo cáo |
1 | Bệnh bụi phổi silic NN (BP-silic) | ||||||
2 | Bệnh bụi phổi Atbet (BP-amiăng) | ||||||
3 | Bệnh bụi phổi bông (BP-bông) | ||||||
4 | Bệnh viêm phế quản mạn tính (VPQNN) | ||||||
5 | Bệnh hen phế quản mạn tính | ||||||
6 | Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất | ||||||
7 | Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất | ||||||
8 | Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các h/chất | ||||||
9 | Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất | ||||||
10 | Bệnh nhiễm độc TNT | ||||||
11 | Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất | ||||||
12 | Bệnh nhiễm độc Nicotine NN | ||||||
13 | Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu NN | ||||||
14 | Bệnh nhiễm độc CO | ||||||
15 | Bệnh do quang tuyến X và các chất PX | ||||||
16 | Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc NN) | ||||||
17 | Bệnh rung chuyển nghề nghiệp | ||||||
18 | Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp | ||||||
19 | Bệnh sạm da nghề nghiệp | ||||||
20 | Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc | ||||||
21 | Bệnh nốt dầu nghề nghiệp | ||||||
22 | Bệnh viêm loét da, móng và quanh móng | ||||||
23 | Bệnh lao nghề nghiệp | ||||||
24 | Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp | ||||||
25 | Bệnh leptospira nghề nghiệp | ||||||
Tổng cộng |
6.4. Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm trong kỳ báo cáo
Yếu tố tiếp xúc | Tên bệnh | Họ và tên | Tuổi, giới | Tuổi đời | Tuổi nghề | Tỷ lệ giám định BNN % | Đã hưởng hoặc không hưởng bảo hiểm | |
Nam | Nữ | |||||||
Cộng dồn |
VII. CÁC KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. Các hoạt động nổi bật khác trong năm (Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ, nghiên cứu khoa học, truyền thống, thông tin truyền thông và các hoạt động khác)
7.2. Nhận xét của địa phương/ngành (về tình hình thực hiện kế hoạch)
7.3. Những kiến nghị chính và kế hoạch hoàn thành kế hoạch công tác y tế lao động
| Ngày tháng năm …... |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế)
MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG Y TẾ LAO ĐỘNG 6 THÁNG/NĂM____
(Mẫu báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động môi trường tỉnh, thành phố, Bộ, ngành báo cáo hoạt động Y tế lao động về Bộ Y tế)
Sở Y tế tỉnh/thành phố: _______________
Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Bảo vệ
sức khỏe lao động môi trường tỉnh, thành phố/ngành: ______________
I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY
1.1. Công tác tổ chức về y tế lao động:
- Tình hình thực hiện tổ chức theo Quyết định 05/2006/BYT-QĐ:
+ Thành lập Khoa Y tế Lao động độc lập Có * Không *
+ Phòng Khám bệnh nghề nghiệp Có * Không *
+ Quyết định thành lập Phòng Khám bệnh nghề nghiệp Có * Không *
+ Hoạt động của Phòng Khám bệnh nghề nghiệp Đã hoạt động * Chưa *
- Tổng số cán bộ chuyên trách về công tác YTLĐ-BNN: ______________ Trong đó:
Số BS | Số DS | Số ĐH | Số trung cấp | Số CB khác | Số giám định viên BNN |
1.2. Tình hình thực hiện một số thông tư của Bộ Y tế:
TT | Văn bản pháp quy | Phổ biến (Đã/chưa) | Số quận huyện được tập huấn | Số cơ sở được phổ biến | Số cơ sở triển khai thực hiện |
1 | Thông tư số 19/2011/TT-BYT | * | |||
2 | Thông tư liên tịch số 08/TTLT | ||||
3 | Thông tư 09/2000/TT-BYT | ||||
4 | Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT | ||||
5 | Thông tư 12/2006/TT-BYT | ||||
6 | Thông tư 13/2007/TT-BYT | ||||
7 | Chỉ thị 07/CT-BYT | ||||
8 | Thông tư 01/2011/TTLT-YT-LĐ |
* Số cơ sở được lập hồ sơ vệ sinh lao động theo thông tư số 19/2011/TT-BYT
II. TÌNH HÌNH CƠ SỞ, TRANG THIẾT BỊ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CỦA TRUNG TÂM
(Rà soát và báo cáo toàn bộ số máy móc hiện có theo Chuẩn Y tế dự phòng về mảng y tế lao động đến thời điểm báo cáo - Đính kèm một trang riêng).
III. ĐÀO TẠO CHO CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG (cho các đối tượng công nhân, cán bộ quản lý cơ sở sản xuất) - đính kèm một trang riêng:
TT | Nội dung | Số lớp đào tạo | Số cơ sở xí nghiệp | Tổng số học viên |
1 | An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ y tế | |||
2 | An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ quản lý doanh nghiệp | |||
3 | An toàn vệ sinh lao động cho người lao động | |||
4 | Phòng chống bệnh nghề nghiệp | |||
5 | Nâng cao sức khỏe nơi làm việc | |||
6 | Nội dung khác | |||
-…. | ||||
Tổng cộng |
IV. CƠ SỞ SẢN XUẤT TRONG PHẠM VI ĐANG QUẢN LÝ (yêu cầu báo cáo nếu có sự thay đổi)
Loại cơ sở sản xuất | Số cơ sở | Số CBCNV | Tổng số CBYT | Số cơ sở có BS và DS Tổng số | Số cơ sở có tổ chức y tế | ||||||
Tổng số | Ngoài QD | Tổng số | Số nữ | Ngoài QD | Tổng số | Số nữ | Chưa có CBYT | Tổng số | |||
1. Cơ sở có trên 200 CNV | |||||||||||
2. Cơ sở có từ 51-200 CNV | |||||||||||
3. Cơ sở có dưới 50 CNV | |||||||||||
Tổng cộng |
V. PHÂN BỐ CÔNG NHÂN THEO NGÀNH NGHỀ (yêu cầu báo cáo nếu có sự thay đổi)
Loại ngành nghề | Cỡ nhỏ dưới 50 CN | Cỡ vừa 51-200 CN | Cỡ lớn > 200 CN | Tổng số | ||||
Số cơ sở | Số CN | Số cơ sở | Số CN | Số cơ sở | Số CN | Số cơ sở | Số CN | |
1. Nông nghiệp và lâm nghiệp | ||||||||
2. Thủy sản | ||||||||
3. Khai thác mỏ | ||||||||
4. Công nghiệp chế biến | ||||||||
5. Sản xuất và phân phối năng lượng | ||||||||
6. Xây dựng | ||||||||
7. Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa | ||||||||
8. Khách sạn nhà hàng | ||||||||
9. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc | ||||||||
10. Tài chính, tín dụng | ||||||||
11. Hoạt động khoa học, công nghệ | ||||||||
12. Quản lý nhà nước, an ninh q/phòng | ||||||||
13. Giáo dục và đào tạo | ||||||||
14. Y tế và các hoạt động cứu trợ XH | ||||||||
15. Hoạt động văn hóa xã hội | ||||||||
16. Các hoạt động khác | ||||||||
Tổng cộng |
* Nếu có nhiều nghề trong một cơ sở sản xuất, lấy tên nghề chính (sản xuất sản phẩm chủ yếu hoặc chiếm trên 50% số công nhân)
VI. KẾT QUẢ ĐO MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG KỲ BÁO CÁO
Số cơ sở tiến hành đo môi trường lao động/tổng số cơ sở báo cáo: ____/____
TT | Tên cơ sở | TS công nhân | Số người tiếp xúc | Nhiệt độ | Độ ẩm | Tốc độ gió | Ánh sáng | Bụi | Ồn | Rung | HK độc | Phóng xạ | Từ trường | Yếu tố khác | ||||||||||||
(1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | (1) | (2) | |||||
1 | ||||||||||||||||||||||||||
2 | ||||||||||||||||||||||||||
Tổng cộng | ||||||||||||||||||||||||||
(1): Tổng số mẫu đo; (2): Tổng số mẫu không đạt TCCP
VII. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT TRONG CÔNG NHÂN
7.1. Tình hình nghỉ ốm (Số liệu báo cáo trong kỳ đính kèm 01 bảng riêng).
Số cơ sở có báo cáo/tổng số cơ sở: ___/____
TT | Tên cơ sở | Tổng số công nhân | Số người nghỉ ốm trong năm | Số lượt người nghỉ ốm trong năm | Số ngày nghỉ ốm | Số người nghỉ ốm trên 3 ngày |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
4 | ||||||
5 | ||||||
Tổng số |
7.2. Phân loại bệnh trong những bệnh nhân đến khám chữa bệnh (Số báo cáo trong kỳ tại các cơ sở gửi báo cáo).
Số cơ sở có báo cáo/tổng số cơ sở: ___/____
Tổng số trường hợp/tổng số công nhân tại các cơ sở có báo cáo: _____/_____
TT | Nhóm bệnh | Số trường hợp | |
Số mắc | Số chết | ||
1 | Lao phổi | ||
2 | Ung thư phổi | ||
3 | Viêm xoang, mũi họng, thanh quản cấp | ||
4 | Viêm xoang, mũi họng, thanh quản mãn | ||
5 | Viêm phế quản cấp | ||
6 | Viêm phế quản mãn | ||
7 | Viêm phổi | ||
8 | Hen phế quản, giãn phế quản, dị ứng | ||
9 | Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột do NT | ||
10 | Nội tiết | ||
11 | Bệnh tâm thần | ||
12 | Bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên | ||
13 | Bệnh mắt | ||
14 | Bệnh tai | ||
15 | Bệnh tim mạch | ||
16 | Bệnh dạ dày, tá tràng | ||
17 | Bệnh gan, mật | ||
18 | Bệnh thận, tiết niệu | ||
19 | Bệnh phụ khoa/số nữ | ||
20 | Sảy thai/số nữ có thai | ||
21 | Bệnh da | ||
22 | Bệnh cơ, xương khớp | ||
23 | Bệnh nghề nghiệp | ||
24 | Bệnh sốt rét | ||
25 | Các loại bệnh khác (Ghi rõ cụ thể) | ||
- | |||
… | |||
26 | Số lao động bị tai nạn | ||
Tổng cộng |
VIII. TÌNH HÌNH KHÁM ĐỊNH KỲ VÀ PHÁT HIỆN, GIÁM ĐỊNH BỆNH NGHỀ NGHIỆP
8.1. Số cơ sở sản xuất có khám sức khỏe định kỳ/tổng số cơ sở: ____/____
8.2. Phân loại sức khỏe:
Giới tính | Khám SKĐK | |||||
Số người | Loại I | Loại II | Loại III | Loại IV | Loại V | |
Nam | ||||||
Nữ | ||||||
Tổng cộng |
8.3. Kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp trong kỳ báo cáo:
TT | Tên các bệnh nghề nghiệp | TS khám BNN | TS nghi mắc BNN | TS giám định | TS hưởng trợ cấp 1 lần | TS hưởng trợ cấp thường xuyên | Cộng dồn đến thời điểm báo cáo |
1 | Bệnh bụi phổi silic NN (BP-silic) | ||||||
2 | Bệnh bụi phổi Atbet (BP-amiăng) | ||||||
3 | Bệnh bụi phổi bông (BP-bông) | ||||||
4 | Bệnh viêm phế quản mạn tính (VPQNN) | ||||||
5 | Bệnh hen phế quản mạn tính | ||||||
6 | Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất | ||||||
7 | Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất | ||||||
8 | Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các h/chất | ||||||
9 | Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất | ||||||
10 | Bệnh nhiễm độc TNT | ||||||
11 | Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất | ||||||
12 | Bệnh nhiễm độc Nicotine NN | ||||||
13 | Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu NN | ||||||
14 | Bệnh nhiễm độc CO | ||||||
15 | Bệnh do quang tuyến X và các chất PX | ||||||
16 | Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc NN) | ||||||
17 | Bệnh rung chuyển nghề nghiệp | ||||||
18 | Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp | ||||||
19 | Bệnh sạm da nghề nghiệp | ||||||
20 | Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc | ||||||
21 | Bệnh nốt dầu nghề nghiệp | ||||||
22 | Bệnh viêm loét da, móng và quanh móng | ||||||
23 | Bệnh lao nghề nghiệp | ||||||
24 | Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp | ||||||
25 | Bệnh leptospira nghề nghiệp | ||||||
Tổng cộng |
8.4. Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm trong kỳ báo cáo
Yếu tố tiếp xúc | Tên bệnh | Họ và tên | Tuổi, giới | Tuổi đời | Tuổi nghề | Tỷ lệ giám định BNN % | Đã hưởng hoặc không hưởng bảo hiểm | |
Nam | Nữ | |||||||
Cộng dồn |
IX. CÁC KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9.1. Các hoạt động nổi bật khác trong năm (Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ, nghiên cứu khoa học, truyền thống, thông tin truyền thông và các hoạt động khác)
9.2. Nhận xét của địa phương/ngành (về tình hình thực hiện kế hoạch)
9.3. Những kiến nghị chính và kế hoạch hoàn thành kế hoạch công tác y tế lao động
9.4. Thống kê danh sách các cơ sở công bố thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động trên địa bàn
TT | Tên cơ sở công bố thực hiện | Địa chỉ liên hệ, ĐT, Phone, Fax | Số lượng cán bộ | Số cơ sở lao động thực hiện đo kiểm tra MTLĐ trong kỳ báo cáo | Nhận xét |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
… | |||||
Tổng cộng |
| Ngày tháng năm …... |
- 1Quyết định 233/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 13/BYT-TT-1996 hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT về 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 3707/QĐ-BYT năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành, phối hợp ban hành đã hết hiệu lực pháp luật tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2012
- 5Nghị quyết 07c/NQ-BCH năm 2016 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Khóa XI) về Chất lượng bữa ca của người lao động
- 6Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Quyết định 7185/QĐ-BYT năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến 31 tháng 12 năm 2016
- 1Thông tư 13/BYT-TT-1996 hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 3707/QĐ-BYT năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành, phối hợp ban hành đã hết hiệu lực pháp luật tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2012
- 3Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 7185/QĐ-BYT năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến 31 tháng 12 năm 2016
- 1Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 233/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 12/2006/TT-BYT hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- 4Bộ Luật lao động sửa đổi 2006
- 5Bộ luật lao động sửa đổi 2007
- 6Bộ luật Lao động 1994
- 7Nghị định 06/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ Luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 8Thông tư 09/2000/TT-BYT hướng dẫn việc chăm sóc sức khoẻ người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ do bộ Y tế ban hành
- 9Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 10Nghị định 110/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 11Thông tư 13/2007/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ Y tế ban hành
- 12Nghị định 188/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 13Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT về 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 14Nghị định 22/2010/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 188/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 15Nghị quyết 07c/NQ-BCH năm 2016 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Khóa XI) về Chất lượng bữa ca của người lao động
- 16Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15-1:2012/BYT về thực hành và an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm do Bộ Y tế ban hành
Thông tư 19/2011/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 19/2011/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/06/2011
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Trịnh Quân Huấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 487 đến số 488
- Ngày hiệu lực: 01/09/2011
- Ngày hết hiệu lực: 15/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực