Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2018/TT-BTTTT | Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2018 |
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2016/TT-BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 46/2016/TT-BTTTT quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo
1. Sửa đổi các
a) Sửa đổi
“1. Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn (Short Range Device) là thiết bị vô tuyến phát, thu-phát tín hiệu một chiều hoặc hai chiều, ít khả năng gây nhiễu có hại cho các thiết bị vô tuyến khác. Các chủng loại thiết bị vô tuyến cự ly ngắn được liệt kê tại số thứ tự 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.”
b) Sửa đổi
“5. Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID-Radio Frequency Identification)
Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện sử dụng sóng vô tuyến để tự động nhận dạng, theo dõi, quản lý hàng hóa, con người, động vật và các ứng dụng khác. Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện bao gồm hai khối riêng biệt được kết nối thông qua giao diện vô tuyến như sau:
- Thẻ tần số vô tuyến (Radio Frequency Tag) mang chip điện tử, có hoặc không có nguồn điện, được gắn trên đối tượng cần nhận dạng. Chip điện tử chứa thông tin về đối tượng đó.
- Thiết bị đọc tần số vô tuyến (Radio Frequency Reader) phát ra tần số nhất định để kích hoạt thẻ vô tuyến và thẻ vô tuyến sẽ phát ra thông tin của thẻ. Thông tin này được thiết bị đọc tần số vô tuyến thu lại và chuyển tới hệ thống xử lý số liệu.
Thiết bị RFID được sử dụng trong các hoạt động phân phối, vận chuyển và bán lẻ, chăm sóc sức khỏe, giao thông hay các ứng dụng di động (ví dụ: ứng dụng tự động hiển thị, tra cứu thông tin quảng cáo). Thiết bị RFID cự ly ngắn quy định tại Thông tư này không bao gồm thiết bị thu phí điện tử không dừng ứng dụng công nghệ nhận dạng vô tuyến RFID dùng băng tần 920-923 MHz có công suất phát trên 500 mW ERP.”
c) Sửa đổi
“7. Thiết bị âm thanh không dây (Wireless Audio Device)
Thiết bị âm thanh không dây bao gồm các thiết bị sử dụng sóng vô tuyến điện để truyền dẫn âm thanh ở cự ly ngắn. Một số loại thiết bị âm thanh không dây điển hình: microphone không dây cài áo, microphone không dây cầm tay, tai nghe không dây, máy phát FM cá nhân, thiết bị trợ thính.
Thiết bị âm thanh không dây cự ly ngắn quy định tại Thông tư này không bao gồm thiết bị truyền dẫn âm thanh không dây dùng băng tần 470-694 MHz có công suất phát trên 30 mW ERP phục vụ tác nghiệp trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.”
d) Sửa đổi
“11. Thiết bị truyền hình ảnh không dây (Wireless Video Transmitter/Transceiver)
Thiết bị truyền hình ảnh không dây dùng để truyền dữ liệu hình ảnh (hoặc dữ liệu hình ảnh và âm thanh) về hệ thống xử lý qua giao diện vô tuyến.
Một số loại thiết bị truyền hình ảnh không dây điển hình: web-cam không dây, ca-me-ra không dây, thiết bị truyền hình ảnh không dây qua giao diện cổng nối tiếp vạn năng (USB) từ máy tính.”
đ) Sửa đổi
“15. Thiết bị ra-đa ứng dụng trong giao thông (Automotive Radar, Radar sensor hoặc Road Transport and Traffic Telematics) là thiết bị ra-đa cự ly ngắn dùng cho các ứng dụng trong thông tin giao thông (đường bộ hoặc đường sắt) như điều khiển hành trình, phát hiện, cảnh báo, tránh va chạm giữa phương tiện giao thông với vật thể xung quanh.”
2. Sửa đổi, bổ sung nội dung
“1. Thiết bị vô tuyến điện thuộc Danh mục đáp ứng quy định chung tại Điều 5 và đáp ứng các điều kiện kỹ thuật và khai thác tương ứng quy định tại Phụ lục 2 đến Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
2. Thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn thuộc Danh mục nhưng không đáp ứng điều kiện về tần số và điều kiện kỹ thuật quy định tại Thông tư này thì không được sử dụng tại Việt Nam.
3. Đối với thiết bị vô tuyến cự ly ngắn có thể hoạt động ở nhiều mức công suất phát khác nhau hoặc nhiều băng tần khác nhau hoặc có dải tần số hoạt động rộng, trong đó có trường hợp không phù hợp với quy định tại Thông tư này, tổ chức, cá nhân chỉ được phép sử dụng, sản xuất, nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam khi cài đặt cố định các thông số về tần số, mức công suất hoạt động theo quy định tại Thông tư này. Tổ chức, cá nhân có liên quan chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu cài đặt các thông số về tần số, mức công suất hoạt động không phù hợp với quy định tại Thông tư này.”
3. Bổ sung
“1a. Tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng, sản xuất, nhập khẩu để đưa vào sử dụng tại Việt Nam thiết bị nhận dạng vô tuyến điện hoạt động tại băng tần 866-868 MHz trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng, nhưng phải ngừng sử dụng khi gây nhiễu có hại cho các thiết bị vô tuyến điện được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung các Phụ lục của Thông tư số 46/2016/TT-BTTTT như Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2019.
2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Tần số vô tuyến điện) để được hướng dẫn hoặc xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
- 1Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTTTT-BGTVT hướng dẫn việc quản lý, cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ di động hàng không, vô tuyến dẫn đường hàng không do Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 05/2015/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Thông tư 265/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 46/2020/TT-BTTTT về Định mức khảo sát đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Thông tư 04/2021/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Quyết định 1494/QĐ-BTTTT năm 2021 về đính chính Thông tư 04/2021/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Thông tư 08/2021/TT-BTTTT quy định về Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Quyết định 138/QĐ-BTTTT năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2021
- 9Quyết định 121/QĐ-BTTTT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 46/2016/TT-BTTTT quy định danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BTTTT năm 2019 hợp nhất Thông tư quy định về danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Thông tư 08/2021/TT-BTTTT quy định về Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Quyết định 138/QĐ-BTTTT năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2021
- 5Quyết định 121/QĐ-BTTTT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2019-2023
- 1Luật tần số vô tuyến điện năm 2009
- 2Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTTTT-BGTVT hướng dẫn việc quản lý, cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ di động hàng không, vô tuyến dẫn đường hàng không do Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 71/2013/QĐ-TTg về Quy hoạch tần số vô tuyến điện quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 05/2015/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Quyết định 02/2017/QĐ-TTg sửa đổi Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia kèm theo Quyết định 71/2013/QĐ-TTg
- 6Thông tư 265/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 17/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 8Thông tư 46/2020/TT-BTTTT về Định mức khảo sát đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát tần số vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Thông tư 04/2021/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Quyết định 1494/QĐ-BTTTT năm 2021 về đính chính Thông tư 04/2021/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Thông tư 18/2018/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư 46/2016/TT-BTTTT quy định về Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 18/2018/TT-BTTTT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/12/2018
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 33 đến số 34
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra