- 1Thông tư 62/2020/TT-BTC hướng dẫn về kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 103/QĐ-BTC năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2020
- 3Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 172/2009/TT-BTC | Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2009 |
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính như sau:
Điều 1. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ 2 và thứ 3 tiết 2.5.2, điểm 2.5,
- Trong năm, căn cứ vào mức chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý xác định được; đơn vị lập giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (thanh toán) để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong đơn vị theo quý gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước thanh toán theo mức thủ trưởng đơn vị đề nghị đảm bảo trong phạm vi dự toán được giao nhưng tối đa không quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý và thực hiện hạch toán thực chi mục 6400 (tiểu mục 6404 chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lương ngạch bậc, chức vụ).
- Kết thúc năm ngân sách, trước ngày 31/01 năm sau, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị thanh toán tiếp thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trên cơ sở văn bản đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị đảm bảo không vượt quá mức thu nhập tăng thêm đối với từng loại đơn vị sự nghiệp quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ.
Sau khi quyết toán của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
- Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động cao hơn số đơn vị tự xác định, căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thanh toán tiếp phần chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động của đơn vị và thực hiện hạch toán vào niên độ ngân sách năm sau.
- Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động thấp hơn số đơn vị tự xác định thì số đã chi trả thu nhập tăng thêm vượt so với số quyết toán được cơ quan có thẩm quyền duyệt, đơn vị phải sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có) để bù đắp, trường hợp sau khi dùng quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bù đắp vẫn còn thiết hụt thì trừ vào chênh lệch thu lớn hơn chi phần dành để chi trả thu nhập tăng thêm của năm sau, trường hợp năm sau không có chênh lệch thu lớn hơn chi thì trừ vào quỹ tiền lương của đơn vị.
Điều 2. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ 2, điểm 5, mục II của Thông tư số 81/2006/TT-BTC như sau:
- Đối với việc trích lập các quỹ của đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP: Hàng quý, căn cứ vào kết quả tài chính thực hiện trong quý, đơn vị tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi trong quý gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị trích lập các quỹ theo quy định (đối với quý IV được thực hiện trong tháng 01 của năm sau để phù hợp với việc quyết toán ngân sách nhà nước các cấp). Căn cứ vào Giấy rút dự toán của đơn vị, Kho bạc Nhà nước chuyển tiền từ tài khoản dự toán sang tài khoản tiền gửi các quỹ của đơn vị nhưng tối đa không vượt quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại trong quý của đơn vị sau khi đã chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức theo quy định tại điểm 1 của Thông tư này. Kho bạc Nhà nước hạch toán thực chi mục 7950 (tiểu mục 7951 chi lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập, tiểu mục 7952 chi lập quỹ phúc lợi, tiểu mục 7953 chi lập quỹ khen thưởng và tiểu mục 7954 chi lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp). Kho bạc Nhà nước không kiểm soát việc sử dụng quỹ của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Việc trích lập các quỹ của đơn vị sự nghiệp đối với quý IV được thực hiện trong tháng 01 của năm sau.
- Khi quyết toán của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền duyệt (thẩm định), trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để trích lập các quỹ cao hơn số đơn vị tự xác định, căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thực hiện trích tiếp các quỹ cho đơn vị; trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để trích lập các quỹ nhỏ hơn số đơn vị tự xác định thì số đã trích vượt so với số quyết toán được cơ quan có thẩm quyền duyệt, đơn vị phải sử dụng các quỹ tương ứng để bù đắp, trường hợp sau khi sử dụng các quỹ tương ứng để bù đắp mà vẫn còn thiếu hụt thì trừ vào số chênh lệch thu lớn hơn chi năm sau của đơn vị. Căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi giảm chi ngân sách nhà nước.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 153/2007/TT-BTC ngày 17/12/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Những quy định khác tại Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính vẫn có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 153/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 81/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 3042/QĐ-BGTVT năm 2013 giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 3151/QĐ-BYT năm 2018 phân cấp quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, tuyển dụng viên chức đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ được giao tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành
- 4Thông tư 62/2020/TT-BTC hướng dẫn về kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 103/QĐ-BTC năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2020
- 6Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 81/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 153/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 81/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính do Bộ Tài chính ban hành
- 3Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 62/2020/TT-BTC hướng dẫn về kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 103/QĐ-BTC năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2020
- 6Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 2Thông tư 71/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 3042/QĐ-BGTVT năm 2013 giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 3151/QĐ-BYT năm 2018 phân cấp quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, tuyển dụng viên chức đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ được giao tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành
Thông tư 172/2009/TT-BTC sửa đổi Thông tư 81/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính do Bộ Tài Chính ban hành
- Số hiệu: 172/2009/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/08/2009
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Phạm Sỹ Danh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 439 đến số 440
- Ngày hiệu lực: 10/10/2009
- Ngày hết hiệu lực: 06/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực