- 1Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 67/2004/QĐ-BTC ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư liên tịch 163/2013/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
- 1Luật Kế toán 2003
- 2Nghị định 128/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước
- 3Luật Quản lý nợ công 2009
- 4Nghị định 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công
- 5Nghị định 78/2010/NĐ-CP cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ
- 6Nghị định 15/2011/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
- 7Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 1Thông tư 109/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 71/QĐ-BTC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2018
- 3Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 4Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
BỘ TÀI CHÍNH ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 170/2014/TT-BTC | Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2014 |
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ
Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;
Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 01/2013/QĐ-TTg ngày 07/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ chế độ kế toán và kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng cho Quỹ tích lũy trả nợ.
Thông tư này quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính áp dụng cho Quỹ tích lũy trả nợ để hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động của Quỹ tích lũy trả nợ.
Thông tư này áp dụng cho Quỹ tích lũy trả nợ và các tổ chức cá nhân có liên quan.
Điều 3. Nhiệm vụ của kế toán Quỹ tích lũy trả nợ
Kế toán Quỹ tích lũy trả nợ có nhiệm vụ thu nhập, xử lý, kiểm tra, giám sát và phân tích thông tin về tình hình thu hồi vốn cho vay lại trong nước từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ và các khoản thu phí bảo lãnh của Chính phủ để đảm bảo việc trả nợ các khoản vay nước ngoài về cho vay lại của Chính phủ, đồng thời tạo một phần nguồn xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vay nước ngoài và các khoản chi cho hoạt động quản lý Quỹ tích lũy trả nợ (sau đây gọi tắt là Quỹ).
Điều 4. Phương pháp kế toán Quỹ tích lũy trả nợ
Kế toán Quỹ phải thực hiện theo phương pháp ghi kép và theo các quy định của Luật Kế toán, Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kế toán Nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 128/2004/NĐ-CP) và hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 5. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán Quỹ tích lũy trả nợ
1. Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Trong trường hợp phát sinh ngoại tệ, phải mở sổ theo dõi nguyên tệ trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” và quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định.
2. Khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo quản trị tổng hợp, nếu có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng, nếu trên 12 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng, nếu trên 15 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng. Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, được làm tròn số bằng cách: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.
Điều 6. Kỳ kế toán Quỹ tích lũy trả nợ
Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, được quy định như sau:
1. Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch;
2. Kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
Điều 7. Kiểm tra kế toán và tự kiểm tra tài chính kế toán
Hàng năm, Quỹ thực hiện tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan đơn vị có sử dụng Ngân sách nhà nước.
Điều 8. Trách nhiệm quản lý tài khoản giao dịch và hoạt động của Quỹ tích lũy trả nợ
Quỹ mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (sau đây gọi tắt là Cục trưởng Cục Quản lý nợ) đứng tên chủ tài khoản giao dịch và quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 9. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
1. Quỹ xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán, trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn đối với từng bộ phận và từng người làm kế toán; phải bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện quản lý, bảo quản tài liệu kế toán;
2. Quỹ có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật. Các cơ quan được cung cấp tài liệu kế toán phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài liệu kế toán trong thời gian sử dụng và phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn tài liệu kế toán đã sử dụng;
3. Việc cung cấp thông tin, tài liệu cho các đối tượng do Cục trưởng Cục Quản lý nợ quyết định theo quy định của pháp luật. Việc khai thác, sử dụng tài liệu kế toán phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Quản lý nợ hoặc người được ủy quyền.
Điều 10. Tổ chức bộ máy kế toán
1. Quỹ là một đơn vị kế toán và phải tổ chức bộ máy kế toán theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 128/2004/NĐ-CP.
2. Quỹ phải bố trí người làm Kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán, trong trường hợp chưa có người đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm làm Kế toán trưởng) để giao dịch với Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ về Hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước.
1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của Quỹ đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
2. Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
3. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt;
4. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số;
5. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng nội dung tất cả các liên chứng từ phải giống nhau;
6. Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán.
1. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì hoặc dấu khắc sẵn chữ ký, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải thống nhất với chữ ký các lần trước đó.
2. Chữ ký của Cục trưởng Cục Quản lý nợ (hoặc người được ủy quyền), của Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại Kho bạc Nhà nước. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký trong sổ đăng ký mẫu chữ ký. Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) không được ký “thừa ủy quyền” của Cục trưởng Cục Quản lý nợ. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.
3. Quỹ phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được ủy quyền), Cục trưởng Cục Quản lý nợ (và người được ủy quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Cục trưởng Cục Quản lý nợ (hoặc người được ủy quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.
4. Không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Thủ trưởng đơn vị quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.
Điều 13. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán do Quỹ lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của Quỹ. Bộ phận kế toán phải kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Cục trưởng Cục Quản lý nợ ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ (nếu có);
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
2. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán; Đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
3. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán,...) đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Quản lý nợ biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.
4. Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
5. Danh mục, mẫu, giải thích nội dung và phương pháp lập chứng từ kế toán được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán
1. Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian. Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình thu, chi của Quỹ.
2. Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt. Toàn bộ các tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán Quỹ hình thành hệ thống tài khoản kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Quỹ do Bộ Tài chính quy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản, ký hiệu, tên gọi và nội dung ghi chép của từng tài khoản.
3. Hệ thống tài khoản kế toán Quỹ được xây dựng theo nguyên tắc dựa vào bản chất và nội dung hoạt động của Quỹ có vận dụng nguyên tắc phân loại và mã hóa của hệ thống tài khoản áp dụng cho các đơn vị thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước, nhằm:
- Phản ánh đầy đủ các hoạt động thu chi của Quỹ, phù hợp với mô hình tổ chức và tính chất hoạt động;
- Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu hoạt động của Quỹ và của cơ quan quản lý.
- Hệ thống tài khoản kế toán Quỹ gồm các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản và tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.
4. Các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo các đối tượng kế toán gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản và quá trình vận động của tài sản tại Quỹ. Nguyên tắc ghi sổ các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản được thực hiện theo phương pháp “ghi kép” nghĩa là khi ghi vào bên Nợ của một tài khoản thì đồng thời phải ghi vào bên Có của một hoặc nhiều tài khoản khác hoặc ngược lại.
5. Tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản phản ánh những chỉ tiêu kinh tế đã phản ánh ở các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản nhưng cần theo dõi để phục vụ cho yêu cầu quản lý như: Ngoại tệ các loại. Nguyên tắc ghi sổ các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản được thực hiện theo phương pháp “ghi đơn” nghĩa là khi ghi vào một bên của một tài khoản thì không phải ghi đối ứng với bên nào của các tài khoản khác.
Điều 15. Phân loại và lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán
1. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Quỹ do Bộ Tài chính quy định gồm 16 tài khoản trong bảng và 02 tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.
- Tài khoản cấp 1 gồm 3 chữ số thập phân;
- Tài khoản cấp 2 gồm 4 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện Tài khoản cấp 1, chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoản cấp 2);
- Tùy theo yêu cầu quản lý chi tiết mà Quỹ có thể bổ sung thêm các tài khoản cấp 3 chi tiết. Tài khoản cấp 3 gồm 5 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện Tài khoản cấp 1, chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoản cấp 2, chữ số thứ 5 thể hiện Tài khoản cấp 3).
- Tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản gồm 3 chữ số, bắt đầu là chữ số 0.
2. Quỹ tích lũy trả nợ phải căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này để hạch toán kế toán. Quỹ được bổ sung thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4 (trừ các tài khoản mà Bộ Tài chính đã quy định tại Thông tư này) để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị
3. Trường hợp Quỹ tích lũy trả nợ cần mở thêm các tài khoản cấp 1 ngoài các tài khoản đã có hoặc cần sửa đổi, bổ sung các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4 trong Hệ thống tài khoản kế toán mà Bộ Tài chính đã quy định tại Thông tư này thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
4. Danh mục tài khoản kế toán được quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Tài khoản 112 - Tiền gửi Kho bạc
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước của Quỹ.
1. Nguyên tắc hạch toán TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
- Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 - Tiền gửi Kho bạc là các Giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Kho bạc kèm theo các chứng từ gốc (Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Hợp đồng vay vốn,...).
- Khi nhận được chứng từ của Kho bạc gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo, lịch thanh toán nợ,... nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của Quỹ, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Kho bạc thì kế toán Quỹ phải thông báo cho Kho bạc, đơn vị trả nợ để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Kho bạc trên Giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.
- Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản tại Kho bạc và theo từng mã nguyên tệ để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. Đối với nguyên tệ thì ghi sổ theo đồng Việt Nam và nguyên tệ. Trường hợp gửi tiền vào Kho bạc bằng ngoại tệ thì phải được ghi sổ theo cả nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Trường hợp rút Tiền gửi Kho bạc bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 112 (1122) theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh.
- Đối với trường hợp mua, bán ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh để ghi sổ kế toán liên quan. Nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì phản ánh số chênh lệch này trên Tài khoản 431 - Chênh lệch tỷ giá.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 112 - Tiền gửi Kho bạc Bên Nợ:
- Các khoản thu hồi nợ gốc, lãi vay bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ chuyển vào tài khoản giao dịch của Quỹ tại Kho bạc;
- Các khoản phí (ví dụ phí bảo lãnh, cam kết, quản lý) bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ gửi vào tài khoản giao dịch của Quỹ tại Kho bạc;
- Các khoản lãi tiền gửi không kỳ hạn được nhập vào gốc tiền gửi tại Kho bạc;
- Các trường hợp tăng tiền gửi Kho bạc khác. Bên Có:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ rút ra từ tài khoản giao dịch của Quỹ tại Kho bạc để thanh toán;
- Chuyển tiền cho các dự án theo Hợp đồng vay vốn, Hợp đồng vay vốn cho vay lại, Hợp đồng ứng vốn;
- Chuyển tiền thực hiện hợp đồng tiền gửi, ủy thác đầu tư;
Số dư bên Nợ: Số dư phản ánh số tiền Việt Nam, ngoại tệ hiện còn tại tài khoản tiền gửi giao dịch của Quỹ tại Kho bạc.
Tài khoản 112 - Tiền gửi Kho bạc có 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 1121- Tiền Việt Nam
Tài khoản 1122- Ngoại tệ.
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu a) Các nghiệp vụ phát sinh bằng đồng Việt Nam
- Nhận được Giấy báo Có của Kho bạc về số tiền các dự án chuyển trả (gốc, lãi của khoản vay từ nguồn cho vay lại) đã vào tài khoản của Quỹ, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.
- Rút tiền gửi có kỳ hạn về tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, căn cứ Giấy báo Có của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 131- Tiền gửi có kỳ hạn.
- Thu lãi từ hoạt động ủy thác đầu tư, căn cứ vào Giấy báo Có của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.
- Thu hồi các khoản tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 311- Tạm ứng.
- Đến kỳ thanh toán nợ, NSNN thanh toán các khoản nợ vay theo kế hoạch, căn cứ vào Giấy báo Có của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 312- Phải thu (3124).
- Chuyển tiền gửi Kho bạc hoàn trả cho ngân sách, căn cứ vào giấy báo Nợ của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
- Chuyển tiền gửi Kho bạc đi ủy thác đầu tư, cho NSNN, ứng vốn cho các dự án có bảo lãnh, dự án cho vay lại, ghi: Nợ TK 221- Ủy thác đầu tư
Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
- Chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang gửi có kỳ hạn, ghi:
Nợ TK 131- Tiền gửi có kỳ hạn
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
- Tạm ứng cho hoạt động Quỹ (ứng vốn NSNN), tạm ứng cho quản lý Quỹ, ghi:
Nợ TK 311- Tạm ứng (3111, 3112)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
- Dùng tiền gửi mua lại khoản nợ nước ngoài, ghi:
Nợ TK 312 - Phải thu (3124) (số tiền ngân sách còn phải trả theo kế hoạch trả nợ đối với khoản nợ mà Quỹ đã thực hiện cơ cấu lại).
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (số tiền Quỹ thực chi ra đối với khoản nợ đã được mua lại)
Có TK 414- Chênh lệch cơ cấu nợ (phần chênh lệch giữa số ngân sách còn phải trả theo kế hoạch trả nợ và số tiền Quỹ thực chi ra đối với khoản nợ đã được mua lại).
- Khi hoàn trả ngân sách số tiền Quỹ phải vay ngân sách để ứng trả thay cho các dự án vay có bảo lãnh Chính phủ, ghi:
Nợ TK 331- Phải trả ngân sách
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
- Thu hồi các khoản ứng vốn, cho vay bằng ngoại tệ nhưng khi thanh toán bằng Đồng Việt Nam, căn cứ vào Giấy báo Có của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (tỷ giá ghi trong hợp đồng vốn vay)
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (nếu tỷ giá ghi trong hợp đồng nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)
Có các TK 221, 231 (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (nếu tỷ giá ghi trong hợp đồng lớn hơn tỷ giá ghi sổ).
b) Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ
- Nhận được Giấy báo Có của Kho bạc về số tiền bằng ngoại tệ các dự án chuyển trả (gốc, lãi) đã vào tài khoản của Quỹ, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Đồng thời ghi bên Nợ TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).
- Khi nhận được lãi tiền gửi bằng ngoại tệ, căn cứ vào giấy báo Có của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ (5421) (đối với tiền gửi không kỳ hạn) (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Đồng thời ghi bên Nợ TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).
- Thu lãi từ việc cho các dự án vay lại, cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay và các khoản lãi khác, căn cứ vào Giấy báo Có của Kho bạc, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (tỷ giá Bộ Tài chính công bố) Có TK 312- Phải thu (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Đồng thời ghi bên Nợ TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).
- Thu lãi từ hoạt động ủy thác đầu tư bằng ngoại tệ, căn cứ vào Giấy báo Có của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Đồng thời ghi bên Nợ TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).
- Chuyển tiền gửi trả nợ cho ngân sách bằng ngoại tệ, căn cứ vào Giấy báo Nợ của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ)
Đồng thời ghi bên Có TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).
- Chuyển tiền gửi bằng ngoại tệ đi ủy thác đầu tư, cho NSNN, Ngân hàng phát triển Việt Nam vay, ứng vốn cho các dự án có bảo lãnh, dự án cho vay lại, ghi:
Nợ TK 221- Ủy thác đầu tư (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (Tỷ giá ghi sổ)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ)
Đồng thời ghi bên Có TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).
- Chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ sang gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại, ghi:
Nợ TK 131- Tiền gửi có kỳ hạn (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1122) (Tỷ giá ghi sổ)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ)
Đồng thời ghi bên Có TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).
- Trường hợp bán ngoại tệ để mua Đồng Việt Nam thanh toán với ngân sách, căn cứ vào Giấy báo Nợ của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (Tỷ giá thực tế)
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (Tỷ giá ghi sổ)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá ghi sổ).
Đồng thời ghi bên Có TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).
Điều 17. Tài khoản 131- Tiền gửi có kỳ hạn
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng của Quỹ tích lũy trả nợ.
1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản - Tiền gửi có kỳ hạn
- Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 131 “Tiền gửi có kỳ hạn” là các chứng từ gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền.
- Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng ngân hàng, từng kỳ hạn và theo từng mã nguyên tệ để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. Đối với nguyên tệ thì ghi sổ theo cả nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Lãi tiền gửi có kỳ hạn được hạch toán vào Tài khoản 542- Thu quản lý Quỹ.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 131 - Tiền gửi có kỳ hạn
Bên Nợ:
- Ghi tăng tiền gửi có kỳ hạn;
- Số lãi tiền gửi có kỳ hạn được nhập vào gốc tiền gửi.
Bên Có:
- Rút tiền gửi có kỳ hạn về Quỹ;
- Chuyển tiền gửi có kỳ hạn cho các dự án theo Hợp đồng vay (nếu chuyển thẳng từ Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cho đối tượng vay).
Số dư bên Nợ:
Số tiền Việt Nam, ngoại tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng.
Tài khoản 131- Tiền gửi có kỳ hạn, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1311- Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, số gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại các ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1312- Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, số gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.
3. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại, ghi:
Nợ TK 131- Tiền gửi có kỳ hạn
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
- Định kỳ thu lãi tiền gửi Ngân hàng nhập vào gốc tiền gửi có kỳ hạn, ghi:
Nợ TK 131- Tiền gửi có kỳ hạn
Có TK 312- Phải thu (3122).
- Rút tiền gửi có kỳ hạn về Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, căn cứ giấy báo Có của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 131- Tiền gửi có kỳ hạn.
- Nếu chuyển tiền gửi có kỳ hạn trả nợ cho ngân sách trực tiếp từ Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, căn cứ vào giấy báo Nợ, ghi:
Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ
Có TK 131- Tiền gửi có kỳ hạn.
- Nếu chuyển tiền gửi có kỳ hạn đi ủy thác đầu tư, cho NSNN, ngân hàng phát triển Việt Nam vay, ứng vốn cho các dự án có bảo lãnh, dự án cho vay lại ngay từ TK tiền gửi có kỳ hạn, ghi:
Nợ TK 221- Ủy thác đầu tư
Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn
Có TK 131- Tiền gửi có kỳ hạn.
Điều 18. Tài khoản 221- Ủy thác đầu tư
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản Ủy thác đầu tư của Quỹ tích lũy trả nợ vào các ngân hàng thương mại lớn, các tổ chức tài chính trong nước có uy tín và các ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
1. Nguyên tắc hạch toán TK 221- Ủy thác đầu tư
- Chỉ hạch toán vào Tài khoản 221 các khoản tiền mà Quỹ chuyển cho ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ quản lý tài sản của ngân hàng.
- Khoản ủy thác đầu tư vào ngân hàng phải được phản ánh theo giá gốc. Các khoản lãi, phí được thực hiện theo nội dung đã ghi trong Hợp đồng.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản Ủy thác đầu tư vào từng ngân hàng, từng khoản ủy thác.
- Các khoản thu nhập từ hoạt động Ủy thác đầu tư được hạch toán vào Tài khoản 542- Thu quản lý Quỹ.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 221- Ủy thác đầu tư
Bên Nợ: Phản ánh giá trị các khoản ủy thác đầu tư tăng.
Bên Có: Phản ánh giá trị các khoản ủy thác đầu tư giảm.
Số dư bên Nợ: Số dư phản ánh giá trị các khoản ủy thác đầu tư hiện có của Quỹ tại các ngân hàng thương mại.
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Khi Quỹ chuyển tiền gửi của Quỹ để thực hiện hoạt động ủy thác đầu tư, căn cứ vào Hợp đồng tiền gửi, ủy thác đầu tư, ghi:
Nợ TK 221- Ủy thác đầu tư
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
- Khi nhận được tiền về các khoản lợi nhuận được chia từ hoạt động ủy thác đầu tư, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Nợ TK 221- Ủy thác đầu tư (Trường hợp lợi nhuận được chia để lại tăng khoản ủy thác đầu tư, nếu có)
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.
- Khi thu hồi các khoản ủy thác đầu tư, ghi:
Nợ 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 221- Ủy thác đầu tư.
- Trường hợp đến ngày đáo hạn Quỹ chưa thu hồi khoản ủy thác đầu tư, lãi và gốc đầu tư được nhập chuyển sang kỳ tiếp theo, căn cứ Hợp đồng ghi:
Nợ TK 221- Ủy thác đầu tư (phần lãi được nhập vào gốc)
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.
Điều 19. Tài khoản 231- Cho vay và ứng vốn
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản cho vay và ứng vốn của Quỹ theo quy định.
1. Nguyên tắc hạch toán TK 231- Cho vay và ứng vốn
- Các khoản cho vay và ứng vốn bao gồm: Cho NSNN vay, cho Ngân hàng Đầu tư Phát triển vay, ứng vốn cho các dự án cho vay lại, ứng vốn cho các dự án được bảo lãnh.
- Khi cho vay, ứng vốn kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền cho vay, ứng vốn theo đối tượng; phương thức, thời hạn và lãi suất vay, ứng vốn.
- Hạch toán vào tài khoản này là các khoản cho vay có lãi, lãi từ khoản cho vay được hạch toán vào TK 542- Thu quản lý quỹ.
- Hạch toán vào tài khoản cho vay theo nguyên tắc giá gốc. Đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ, khi giảm trừ các khoản cho vay thì hạch toán bên Có tài khoản cho vay theo tỷ giá ghi sổ.
- Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản vay trong hạn, khoanh nợ và xóa nợ. Các khoản cho vay khi hết hợp đồng nhưng chưa thu hồi được thì chuyển từ khoản vay trong hạn sang khoanh nợ, quá thời hạn gia hạn nợ nếu được cấp có thẩm quyền cho phép xóa nợ thì chuyển từ khoanh nợ sang xóa nợ. Khi được xóa nợ thì kế toán ghi giảm nợ vay.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 231- Cho vay và ứng vốn
Bên Nợ: Phản ánh giá trị các khoản cho vay, ứng vốn tăng.
Bên Có: Phản ánh giá trị các khoản cho vay, ứng vốn giảm.
Số dư bên Nợ: Số dư phản ánh giá trị khoản cho vay hiện có.
Tài khoản 231- Cho vay và ứng vốn có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2311- Cho NSNN vay:
Phản ánh khoản tiền cho NSNN vay có tính lãi, gồm 3 tài khoản cấp 3:
. Tài khoản 23111- Trong hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản cho NSNN vay và tình hình thu hồi các khoản cho NSNN vay trong hạn.
. Tài khoản 23112 - Quá hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ cho NSNN vay đã quá thời hạn trả nhưng NSNN chưa trả.
. Tài khoản 23113- Khoanh nợ: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ cho NSNN vay nhưng NSNN không có khả năng trả hoặc gặp rủi ro trong quá trình sử dụng vốn được cấp có thẩm quyền cho phép khoanh nợ chờ xử lý.
- Tài khoản 2312- Ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ, gồm 3 tài khoản cấp 3:
Tài khoản 23121- Trong hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ và tình hình thu hồi các khoản ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ trong hạn.
Tài khoản 23122- Quá hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ đã quá thời hạn trả nhưng các dự án chưa trả.
Tài khoản 23123- Khoanh nợ: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ nhưng các dự án không có khả năng trả hoặc gặp rủi ro trong quá trình sử dụng vốn được cấp có thẩm quyền cho phép khoanh nợ chờ xử lý.
- Tài khoản 2313- Ứng trả thay cho đối tượng được bảo lãnh, gồm 3 tài khoản cấp 3:
Tài khoản 23131- Trong hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng trả thay cho người được bảo lãnh và tình hình thu hồi các khoản ứng trả thay cho người được bảo lãnh trong hạn.
Tài khoản 23132- Quá hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng trả thay cho người được bảo lãnh đã quá thời hạn trả nhưng các dự án chưa trả.
Tài khoản 23133- Khoanh nợ: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng trả thay cho người được bảo lãnh nhưng các dự án không có khả năng trả hoặc gặp rủi ro trong quá trình sử dụng vốn được cấp có thẩm quyền cho phép khoanh nợ chờ xử lý.
- Tài khoản 2318- Ứng vốn khác, gồm 3 tài khoản cấp 3:
Tài khoản 23181- Trong hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng vốn cho các đối tượng khác theo quy định và tình hình thu hồi các khoản ứng vốn trong hạn.
Tài khoản 23182- Quá hạn: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng vốn cho các đối tượng khác theo quy định đã quá thời hạn trả nhưng các đối tượng chưa trả.
Tài khoản 23183- Khoanh nợ: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản ứng vốn cho các đối tượng khác theo quy định nhưng các đối tượng không có khả năng trả hoặc gặp rủi ro trong quá trình sử dụng vốn được cấp có thẩm quyền cho phép khoanh nợ chờ xử lý.
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Khi xuất tiền cho vay, căn cứ Hợp đồng hoặc khế ước vay và chứng từ xuất tiền cho vay, ghi:
Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp) (Chi tiết trong hạn)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
- Định kỳ tính số tiền lãi về cho vay phải thu, căn cứ vào hợp đồng cho vay ghi:
Nợ TK 312- Phải thu (3121)
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.
- Khi các tổ chức, dự án trả tiền lãi vay, căn cứ vào Giấy báo Có của KBNN, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 312- Phải thu (3121).
- Khi thu hồi các khoản tiền cho vay, căn cứ vào chứng từ thu hồi vốn vay (gốc), Giấy báo Có của KBNN, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)
Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (Chi tiết theo từng đối tượng vay) (Tỷ giá ghi sổ)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ).
- Khi đến hạn trả nhưng đối tượng vay không gia hạn nợ, không trả được nợ và được cơ quan có thẩm quyền cho xóa nợ tính vào chi hoạt động Quỹ, ghi:
Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ
Có TK 231- Cho vay và ứng vốn.
- Khi đến hạn trả nhưng đối tượng vay chưa trả nợ và không gia hạn nợ thì khoản nợ vay được chuyển sang nợ quá hạn, ghi:
Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp) (Chi tiết quá hạn)
Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp) (Chi tiết trong hạn).
- Các khoản thiệt hại về vốn cho vay (do thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt) hoặc được cấp có thẩm quyền chuyển sang khoanh nợ chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp) (Chi tiết khoanh nợ)
Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp) (Chi tiết quá hạn).
- Khi ứng trả thay cho đối tượng được bảo lãnh; Ứng vốn cho các đối tượng khác theo quy định, ghi:
Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
- Khi các đối tượng ứng vốn hoàn trả lại số vốn đã ứng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (chi tiết TK cấp 2 phù hợp).
- Đối với hoạt động ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ
Khi Quỹ ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ, ghi:
Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (2312)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
Phần Quỹ thu về các khoản đã ứng vốn để cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (2312).
Phần lãi từ hoạt động ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ (trường hợp thu được ngay lãi), ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ (5421).
Điều 20. Tài khoản 311- Tạm ứng
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền Quỹ đã tạm ứng cho NSNN, cho các dự án, cho các nghiệp vụ quản lý Quỹ và tình hình thanh toán các khoản tiền tạm ứng đó.
1. Nguyên tắc hạch toán TK 311- Tạm ứng
- Hạch toán vào tài khoản này là các khoản tạm ứng của Quỹ cho ngân sách, các dự án theo chỉ định của Chính phủ và không tính lãi. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản ứng vốn cho các dự án mà các dự án phải trả lãi.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết tài khoản tạm ứng, theo dõi từng đối tượng tạm ứng, theo từng lần tạm ứng và từng lần thanh toán.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 311- Tạm ứng
Bên Nợ: Các khoản tiền đã tạm ứng.
Bên Có: Các khoản tạm ứng đã được thanh toán.
Số dư bên Nợ: Số dư phản ánh số tiền tạm ứng chưa thanh toán.
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2:
- TK 3111- Tạm ứng hoạt động Quỹ: Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng cho hoạt động Quỹ như tạm ứng cho ngân sách, tạm ứng cho các nước, các dự án và các khoản tạm ứng khác.
- TK 3112 - Tạm ứng quản lý Quỹ: Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng cho nghiệp vụ quản lý Quỹ (chỉ hạch toán vào tài khoản này khi cơ chế tài chính cho phép về các khoản tạm ứng quản lý Quỹ).
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Căn cứ vào chứng từ tạm ứng, ghi:
Nợ TK 311- Tạm ứng
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
- Thu hồi các khoản tạm ứng (như tạm ứng của NSNN, của dự án), ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 311- Tạm ứng (3111).
- Thanh toán số tạm ứng đối với các khoản tạm ứng cho quản lý Quỹ, căn cứ vào Bảng thanh toán tạm ứng, ghi:
Nợ TK 642- Chi quản lý Quỹ
Có TK 311- Tạm ứng (3112).
Điều 21. Tài khoản 312- Phải thu
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu như: Phải thu về lãi tiền cho vay, phải thu lãi tiền gửi, phải thu phí bảo lãnh, phí cam kết, phí quản lý theo hiệp định, các khoản phải thu NSNN từ việc Quỹ thực hiện nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, phải thu lãi ứng vốn (nếu có) và tình hình thanh toán các khoản phải thu đó.
1. Nguyên tắc hạch toán TK 312- Phải thu
- Hạch toán chi tiết theo từng khoản phải thu và từng lần thanh toán.
- Quỹ hạch toán vào Tài khoản 312 các khoản phải thu của NSNN do Quỹ thực hiện cơ cấu nợ (mua lại khoản nợ,...) mà NSNN đã đi vay nước ngoài. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản cho ngân sách vay hoặc các khoản tạm ứng cho ngân sách; các khoản phải thu về nợ cho vay lại.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 312- Phải thu
Bên Nợ: Số tiền phải thu về lãi tiền cho vay, phải thu lãi tiền gửi, phải thu phí bảo lãnh, phí cam kết, phí quản lý theo hiệp định, các khoản phải thu NSNN từ việc Quỹ thực hiện nghiệp vụ cơ cấu lại nợ
Bên Có: Số tiền đã thu được từ các khoản phải thu
Số dư bên Nợ: Phản ánh các khoản nợ còn phải thu đến cuối kỳ kế toán.
Tài khoản 312- Phải thu có 5 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 3121- Phải thu lãi tiền cho vay: Phản ánh khoản phải thu tiền lãi (như các khoản cho các dự án, Ngân hàng phát triển vay);
- Tài khoản 3122- Phải thu lãi tiền gửi: Phản ánh khoản phải thu lãi tiền gửi có kỳ hạn;
- Tài khoản 3123- Phải thu phí: Phản ánh các khoản phải thu về phí cam kết, phí quản lý theo hiệp định.
- Tài khoản 3124- Phải thu cơ cấu nợ: Phản ánh các khoản phải thu NSNN về số nợ đã được mua lại.
- Tài khoản 3128- Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu khác ngoài các khoản phải thu đã được phản ánh ở các tài khoản phải thu trên (như phải thu lãi ứng vốn, phải thu các khoản chi sai không được duyệt...).
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Cuối kỳ xác định số lãi của các khoản cho vay từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, căn cứ vào Hợp đồng vay, ghi:
Nợ TK 312- Phải thu (3121)
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ (5421).
- Khi thu được tiền lãi vay, căn cứ vào Giấy báo Có của KBNN, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 312- Phải thu (3121).
- Cuối kỳ xác định số lãi của các khoản ứng vốn, ghi:
Nợ TK 312- Phải thu (3128)
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ (5428).
- Khi thu được tiền lãi ứng vốn, căn cứ vào Giấy báo Có của KBNN, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 312- Phải thu (3128).
- Cuối kỳ xác định số lãi tiền gửi có kỳ hạn, ghi
Nợ TK 312- Phải thu (3122)
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ (5421, 5428).
- Khi thu được lãi tiền gửi có kỳ hạn, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (nếu nhận tiền về)
Có TK 312- Phải thu (3122).
- Căn cứ vào số dư nợ tính số phải thu về phí, ghi:
Nợ TK 312- Phải thu (3123)
Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ (5411).
- Khi thu được phí, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 312- Phải thu (3123).
- Khi mua lại khoản nợ của NSNN còn phải trả nợ nước ngoài theo kế hoạch trả nợ, căn cứ vào các chứng từ mua bán nợ, ghi:
Nợ TK 312- Phải thu (số tiền NSNN còn phải trả theo Hợp đồng vay nợ nước ngoài mà Quỹ đã mua)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (số tiền mà Quỹ thực trả)
Có TK 414- Chênh lệch cơ cấu nợ (số chênh lệch giữa số tiền mà Quỹ bỏ ra để mua nợ và số tiền mà NSNN còn phải trả theo Hợp đồng vay nợ nước ngoài).
- Khi Quỹ nhận tiền do NSNN thanh toán nợ theo kế hoạch trả nợ, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 312- Phải thu (Chi tiết TK cấp 2 phù hợp).
- Phản ánh số lãi phải thu của các khoản cho vay chuyển sang quá hạn, ghi:
Nợ TK 312- Phải thu (Chi tiết TK cấp 2 phù hợp)
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.
- Trường hợp được chuyển số phải thu về lãi cho vay quá hạn không thu được sang gộp vào nợ gốc quá hạn theo quy định, ghi:
Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn (Chi tiết quá hạn)
Có TK 312- Phải thu (Chi tiết TK cấp 2 phù hợp).
Điều 22. Tài khoản 331- Phải trả ngân sách
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của Quỹ cho ngân sách trong các trường hợp phải trả thay các dự án vay có bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính chuyển trả trực tiếp từ Quỹ cho chủ nợ nhưng Quỹ không đủ nguồn phải tạm ứng từ các nguồn khác của NSNN.
1. Nguyên tắc hạch toán TK 331- Phải trả ngân sách
- Mọi khoản nợ phải trả của Quỹ đều phải được hạch toán chi tiết theo từng nội dung phải trả và từng lần thanh toán. Số nợ phải trả của Quỹ trên tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số nợ chi tiết phải trả của các khoản nợ.
- Phải theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải trả và thanh toán kịp thời, đúng hạn.
- Kế toán chi tiết các khoản nợ phải trả phải mở sổ chi tiết tài khoản để theo dõi các khoản nợ phải trả theo từng đối tượng.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 331- Phải trả ngân sách
Bên nợ: Phản ánh số tiền đã trả cho NSNN.
Bên Có: Phản ánh số tiền phải trả cho NSNN trong các trường hợp phải trả thay các dự án vay có bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính chuyển trả trực tiếp từ Quỹ cho chủ nợ nhưng Quỹ không đủ nguồn phải tạm ứng từ các nguồn khác của NSNN.
Số dư bên Có: Phản ánh số tiền còn phải trả cho NSNN.
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- NSNN chuyển tiền cho Quỹ vay để trả cho các chủ nợ khi có hợp đồng ứng vốn với người được bảo lãnh, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 331- Phải trả ngân sách.
- Khi tạm ứng nguồn của NSNN để cho vay khi có hợp đồng ứng vốn với người được bảo lãnh, trường hợp NSNN chuyển thẳng cho các dự án, ghi:
Nợ TK 231- Cho vay và ứng vốn
Có TK 331- Phải trả ngân sách.
- Trả tiền cho ngân sách, căn cứ chứng từ trả tiền, ghi:
Nợ TK 331- Phải trả ngân sách
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
Điều 23. Tài khoản 338- Phải trả khác
Tài khoản 338 dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của Quỹ ngoài các khoản phải trả NSNN.
1. Nguyên tắc hạch toán TK 338- Phải trả khác
- Mọi khoản nợ phải trả của Quỹ đều phải được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải trả, nội dung phải trả và từng lần thanh toán. Số nợ phải trả của Quỹ trên tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số nợ chi tiết phải trả của các khoản nợ;
- Phải theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải trả và thanh toán kịp thời, đúng hạn;
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 338- Phải trả khác
Bên Nợ: Phản ánh số tiền đã trả cho các đối tượng ngoài các khoản phải trả NSNN.
Bên Có: Phản ánh số tiền phải trả cho các đối tượng ngoài các khoản phải trả NSNN.
Số dư bên Có: Phản ánh số tiền còn phải trả cho các đối tượng ngoài các khoản phải trả NSNN.
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Phản ánh số phí bảo lãnh, các khoản thu hồi nợ vay về cho vay lại do các doanh nghiệp, cơ quan cho vay lại nộp thừa so với số phải nộp, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 338- Phải trả khác.
- Nếu số phí bảo lãnh, các khoản thu hồi nợ vay về cho vay lại nộp thừa được bù trừ vào kỳ tiếp theo, ghi:
Nợ TK 338- Phải trả khác
Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.
- Nếu trả lại số tiền doanh nghiệp, cơ quan đã nộp thừa, khi trả lại, ghi:
Nợ TK 338- Phải trả khác
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
- Trường hợp được chi bổ sung kinh phí tăng cường hiệu quả công tác quản lý nợ theo quy định, ghi:
Nợ TK 642- Chi quản lý Quỹ
Có TK 338- Phải trả khác.
Điều 24. Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá
Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ đó.
1. Nguyên tắc hạch toán TK 413- Chênh lệch tỷ giá
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Đối với trường hợp mua, bán ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi sổ kế toán. Nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì phản ánh số chênh lệch này trên Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá.
- Đối với trường hợp dự án trả các khoản vay ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá quy định tại Hợp đồng vay vốn, Hợp đồng ứng vốn.
- Các trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá được hạch toán ngay vào TK 413- Chênh lệch tỷ giá khi nghiệp vụ phát sinh.
- Quỹ được phép đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố.
- Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ kế toán (năm) sau khi bù trừ trên TK 413 được kết chuyển vào bên Có các TK 541- Thu hoạt động Quỹ (Nếu lãi tỷ giá hối đoái) hoặc vào bên Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái).
- Đơn vị phải mở sổ theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết của các tài khoản: Tiền gửi Kho bạc; Tiền gửi có kỳ hạn; Các khoản phải thu; Các khoản phải trả,....
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá
Bên Nợ:
- Chênh lệch tỷ giá phát sinh (lỗ tỷ giá hối đoái) trong kỳ của các nghiệp vụ bằng ngoại tệ;
- Kết chuyển (xử lý) số chênh lệch tỷ giá (lãi tỷ giá hối đoái) vào TK 541- Thu hoạt động Quỹ.
- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ (lỗ tỷ giá hối đoái) hàng tháng của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
- Kết chuyển (xử lý) số chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi tỷ giá hối đoái) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào bên Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.
Bên Có:
- Chênh lệch tỷ giá phát sinh (lãi tỷ giá hối đoái) của các nghiệp vụ bằng ngoại tệ.
- Kết chuyển xử lý số chênh lệch tỷ giá (lỗ tỷ giá hối đoái) vào Tài khoản 641- Chi hoạt động Quỹ.
- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ (lãi tỷ giá hối đoái) hàng tháng của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
- Kết chuyển (xử lý) số chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi tỷ giá hối đoái) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào bên Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ.
Tài khoản này có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có:
Số dư bên Nợ: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá (lỗ tỷ giá hối đoái) chưa xử lý đến cuối kỳ báo cáo.
Số dư bên Có: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá (lãi tỷ giá hối đoái) chưa xử lý đến cuối kỳ báo cáo.
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Rút tiền gửi Kho bạc bằng ngoại tệ mua Đồng Việt Nam trả nợ cho ngân sách, căn cứ vào Giấy báo Nợ, ghi:
Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (tỷ giá thực tế)
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch do tỷ giá thực tế nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch do tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá ghi sổ).
Đồng thời ghi bên Có TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).
- Thu hồi vốn của hoạt động ủy thác đầu tư, NSNN, Ngân hàng phát triển Việt Nam, các dự án có bảo lãnh, dự án cho vay lại, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố).
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch tỷ giá do Bộ Tài chính công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)
Có TK 221- Ủy thác đầu tư (tỷ giá ghi sổ); hoặc
Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch do tỷ giá Bộ Tài chính công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ).
Đồng thời ghi bên Nợ TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).
- Rút tiền từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng sang tài khoản tiền gửi không kỳ tại KBNN, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (1121) (tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch do tỷ giá Bộ Tài chính công bố lớn hơn tỷ giá ghi sổ)
Có TK 131- Tiền gửi có kỳ hạn (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá (Số chênh lệch do tỷ giá Bộ Tài chính công bố nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)
Đồng thời ghi bên Nợ TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng).
- Cuối năm, kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái:
Số chênh lệch tỷ giá tăng, kết chuyển vào bên Có của Tài khoản 541, ghi:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá
Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.
Số chênh lệch tỷ giá giảm, kết chuyển vào bên Nợ của Tài khoản 641, ghi:
Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá.
- Kế toán chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại hàng tháng của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố của tháng tiếp theo.
Trường hợp tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố của tháng tiếp theo lớn hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán thì xử lý số chênh lệch tỷ giá như sau:
Đối với các khoản tiền gửi, các khoản phải thu có gốc ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 112, 131, 311, 312
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá.
Đối với nợ phải trả bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá
Có các TK 331, 338.
Trường hợp tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố của tháng tiếp theo nhỏ hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán thì xử lý số chênh lệch tỷ giá như sau:
Đối với các khoản tiền gửi, các khoản phải thu có gốc ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá
Có các TK 112, 131, 311, 312.
Đối với nợ phải trả bằng ngoại tệ, ghi: Nợ các TK 331, 338
Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá.
- Xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính.
Trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, kết chuyển số lỗ tỷ giá hối đoái vào TK 641, ghi:
Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (6415) Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá.
Trường hợp phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, kết chuyển số lãi tỷ giá hối đoái vào TK 541, ghi:
Nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá
Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ (5415).
Điều 25. Tài khoản 414 - Chênh lệch cơ cấu nợ
Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch và xử lý số chênh lệch phát sinh từ hoạt động cơ cấu nợ (mua lại nợ, tái cơ cấu,...).
1. Nguyên tắc hạch toán TK 414- Chênh lệch cơ cấu nợ
Chỉ hạch toán vào Tài khoản 414- Chênh lệch cơ cấu nợ số chênh lệch giữa số tiền thực tế Quỹ bỏ ra để mua lại khoản nợ nước ngoài (đối với khoản nợ đã thực hiện cơ cấu lại) với số tiền ngân sách còn phải trả nước ngoài theo kế hoạch trả nợ.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 414- Chênh lệch cơ cấu nợ
Bên Nợ: Kết chuyển vào TK 542- Thu quản lý Quỹ khi NSNN đã trả hết tiền cho Quỹ theo từng khoản nợ.
Bên Có: Số chênh lệch giữa số tiền NSNN còn phải trả theo kế hoạch trả nợ mà Quỹ đã thực hiện cơ cấu lại lớn hơn số tiền thực tế Quỹ chi ra đối với khoản nợ này.
Số dư bên Có: Phản ánh số chênh lệch cơ cấu nợ chưa xử lý.
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Khi mua lại khoản nợ của NSNN còn phải trả nợ nước ngoài theo kế hoạch trả nợ, căn cứ vào các chứng từ mua bán nợ, ghi:
Nợ TK 312- Phải thu (3124) (số tiền NSNN còn phải trả theo kế hoạch trả nợ đối với khoản nợ mà Quỹ đã thực hiện cơ cấu lại)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc (Số tiền mà Quỹ thực trả)
Có TK 414- Chênh lệch cơ cấu nợ (Số chênh lệch giữa số tiền mà Quỹ thực trả đối với khoản nợ đã được cơ cấu lại và số tiền NSNN còn phải trả theo kế hoạch trả nợ)
- Khi NSNN trả hết tiền cho Quỹ, kế toán kết chuyển số chênh lệch giữa số tiền NSNN còn phải trả theo kế hoạch trả nợ và số tiền Quỹ thực trả đối với khoản nợ đã thực hiện cơ cấu lại vào Tài khoản 542- Thu quản lý Quỹ, ghi:
Nợ TK 414- Chênh lệch cơ cấu nợ
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.
Điều 26. Tài khoản 451- Quỹ tích lũy trả nợ
Tài khoản 451 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm Quỹ tích lũy trả nợ.
1. Nguyên tắc hạch toán TK 451- Quỹ tích lũy trả nợ
Việc ghi tăng, giảm Quỹ phải tuân thủ các quy định của chế độ tài chính hiện hành.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 451- Quỹ tích lũy trả nợ
Bên Nợ: Số Quỹ tích lũy trả nợ giảm. Bên Có: Số Quỹ tích lũy trả nợ tăng.
Số dư bên Có: Số dư phản ánh số Quỹ tích lũy trả nợ hiện có.
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Tính và kết chuyển số thu lớn hơn chi của hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ, ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112)
Có TK 451- Quỹ tích lũy trả nợ.
- Tính và kết chuyển số thu nhỏ hơn chi của hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ, ghi:
Nợ TK 451- Quỹ tích lũy trả nợ.
Có TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112).
Điều 27. Tài khoản 541- Thu hoạt động Quỹ
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu mang tính chất hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.
1. Nguyên tắc hạch toán TK 541- Thu hoạt động Quỹ
- Các khoản thu phản ánh vào tài khoản này bao gồm: Thu hồi gốc, lãi và phí của các khoản vay cho vay lại từ nguồn vốn ODA và các khoản vay nước ngoài khác của Chính phủ (sau khi trừ phí dịch vụ cho vay lại) theo các kỳ hạn được quy định trong các hiệp định phụ, hợp đồng, thỏa thuận cho vay lại; Thu phí bảo lãnh của Chính phủ; Thu lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ; Thu phí cho vay lại và các khoản thu hoạt động Quỹ khác.
- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản thu lãi tiền gửi, lãi từ ủy thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi của các khoản vay cho vay lại từ nguồn vốn của Quỹ theo các kỳ hạn được quy định trong các hiệp định phụ, hợp đồng, thỏa thuận cho vay lại và các khoản thu quản lý Quỹ khác;
- Tất cả các khoản thu liên quan đến hoạt động của Quỹ phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào bên Có Tài khoản 541- Thu hoạt động Quỹ. Cuối kỳ, kết chuyển số thu hoạt động Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 541- Thu hoạt động Quỹ
Bên Nợ:
- Kết chuyển số thu hoạt động Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả.
Bên Có:
- Gốc, lãi cho vay lại từ nguồn vốn ODA và các khoản vay nước ngoài khác của Chính phủ (sau khi trừ phí dịch vụ cho vay lại) theo các kỳ hạn được quy định trong các hiệp định phụ, hợp đồng, thỏa thuận cho vay lại;
- Các khoản phí vay phải trả nước ngoài (như phí bảo hiểm, phí cam kết, phí quản lý).
- Các khoản thu phí bảo lãnh và các khoản thu hồi nợ theo Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
- Các khoản lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ;
- Các khoản thu hoạt động quỹ khác.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 541- Thu hoạt động Quỹ, có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 5411- Thu hồi nợ từ các khoản vay về cho vay lại của Chính phủ: phản ánh các khoản thu hồi nợ (bao gồm gốc và lãi) các khoản vay về cho vay lại của Chính phủ.
- Tài khoản 5412- Thu phí bảo lãnh Chính phủ: Tài khoản này phản ánh các khoản thu phí bảo lãnh Chính phủ.
- Tài khoản 5413- Thu lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ: Tài khoản này phản ánh các khoản thu lãi từ việc cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ.
- Tài khoản 5414- Thu phí cho vay lại: Tài khoản này phản ánh các khoản thu về phí cho vay lại.
- Tài khoản 5415- Lãi chênh lệch tỷ giá: Tài khoản này phản ánh các khoản thu của Quỹ từ lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Tài khoản 5418- Thu hoạt động khác: phản ánh các khoản thu hoạt động hợp pháp khác của Quỹ.
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Khi các cơ quan cho vay lại, cơ quan cấp bảo lãnh và các đơn vị vay lại chuyển tiền thanh toán các khoản gốc, lãi cho vay từ nguồn cho vay lại, căn cứ vào Giấy báo Có của ngân hàng và bảng kê chi tiết của từng dự án (đối với trường hợp nhiều dự án), ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.
- Trong kỳ căn cứ vào tổng số dư nợ để xác định số phí phải thu, ghi:
Nợ TK 312- Phải thu
Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.
- Khi nhận được số tiền phí phải trả, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng về phí vay phải trả nước ngoài (như phí bảo hiểm, phí cam kết, phí quản lý) và các khoản phí cho vay lại trong trường hợp NSNN trả cho nước ngoài theo các hiệp định vay, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ (trả ngay trong kỳ)
Có TK 312- Phải thu (3123).
- Xác định số phí bảo lãnh phải thu, căn cứ vào hợp đồng bảo lãnh, ghi:
Nợ TK 312- Phải thu (3123)
Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.
- Khi thu được phí bảo lãnh, phí cho vay lại, thu lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ (trả ngay trong kỳ)
Có TK 312- Phải thu (3123).
- Khi nhận được các khoản tiền của Chính phủ về các khoản thu được phép làm tăng thu hoạt động Quỹ, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 541- Thu hoạt động Quỹ.
- Cuối kỳ, kết chuyển số thu hoạt động quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả, ghi
Nợ TK 541- Thu hoạt động Quỹ
Có TK 911- Xác định kết quả (9111).
Điều 28. Tài khoản 542- Thu quản lý Quỹ
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu của Quỹ từ nghiệp vụ quản lý Quỹ.
1. Nguyên tắc hạch toán TK 542- Thu quản lý quỹ
- Phản ánh vào tài khoản này các khoản thu lãi tiền gửi, lãi từ ủy thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi của các khoản vay cho vay lại từ nguồn vốn của Quỹ theo các kỳ hạn được quy định trong các hiệp định phụ, hợp đồng, thỏa thuận cho vay lại; Các khoản thu quản lý khác.
- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản: Thu hồi gốc, lãi và phí của các khoản vay cho vay lại từ nguồn vốn ODA và các khoản vay nước ngoài khác của Chính phủ theo các kỳ hạn được quy định trong các hiệp định phụ, hợp đồng, thỏa thuận cho vay lại; Thu phí bảo lãnh của Chính phủ; Thu lãi do cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ; Thu phí cho vay lại và các khoản thu hoạt động quỹ khác.
- Tất cả các khoản thu quản lý Quỹ phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào bên Có Tài khoản 542- Thu quản lý Quỹ. Cuối kỳ, kết chuyển số thu quản lý quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 542- Thu quản lý Quỹ
Bên Nợ: Kết chuyển số thu quản lý quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả.
Bên Có: Phản ánh các khoản thu quản lý quỹ phát sinh trong kỳ
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 542- Thu hoạt động Quỹ, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 5421- Thu lãi tiền gửi, lãi từ ủy thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi: Tài khoản này phản ánh các khoản thu lãi tiền gửi, lãi từ ủy thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ được thu theo quy định theo các quy định cụ thể trong các hợp đồng tiền gửi hoặc ủy thác.
- Tài khoản 5428- Thu quản lý khác: Tài khoản này phản ánh các khoản thu quản lý hợp pháp khác của Quỹ.
3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Cuối kỳ tính lãi tiền cho các dự án, ngân hàng phát triển, NSNN (đối với các khoản vay có lãi) vay từ tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ, ghi:
Nợ TK 312- Phải thu (3121)
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.
- Cuối kỳ tính lãi tiền gửi có kỳ hạn, ghi:
Nợ TK 312- Phải thu (3122)
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.
- Khi NSNN trả hết tiền cho Quỹ, kế toán kết chuyển số chênh lệch giữa số tiền NSNN còn phải trả theo kế hoạch trả nợ và số tiền Quỹ thực trả đối với khoản nợ đã thực hiện cơ cấu lại vào Tài khoản 542- Thu quản lý Quỹ, ghi:
Nợ TK 414- Chênh lệch cơ cấu nợ
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ.
- Khi các dự án chuyển tiền thanh toán các khoản lãi do Quỹ cho vay, căn cứ vào Giấy báo Có của Ngân hàng, Kho bạc và bảng kê chi tiết của từng dự án (đối với trường hợp nhiều dự án), ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Kho bạc
Có TK 542- Thu quản lý Quỹ (trả ngay trong kỳ) Có TK 312 - Phải thu (3121).
- Cuối kỳ, kết chuyển số thu quản lý Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả”, ghi:
Nợ TK 542- Thu quản lý Quỹ
Có TK 911- Xác định kết quả (9112).
Điều 29. Tài khoản 641- Chi hoạt động Quỹ
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi mang tính chất hoạt động nghiệp vụ của Quỹ.
1. Nguyên tắc hạch toán TK 641- Chi hoạt động Quỹ
- Việc ghi chi hoạt động Quỹ phải tuân thủ các quy định của chế độ tài chính hiện hành.
- Các khoản chi phản ánh vào tài khoản này bao gồm: Hoàn trả NSNN các khoản NSNN đã ứng thanh toán trả nợ nước ngoài cho các khoản vay về cho vay lại; Các khoản ứng vốn cho các dự án hoặc ứng bảo lãnh cho các dự án nhưng các dự án không có khả năng hoàn trả được các cấp có thẩm quyền cho phép xóa nợ tính vào chi hoạt động Quỹ; Các khoản chuyển về Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại theo quy định hiện hành.
- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản ứng vốn cho vay lại hoặc ứng vốn bảo lãnh.
- Tất cả các khoản chi hoạt động của Quỹ phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào bên Nợ của TK 641- Chi hoạt động Quỹ. Cuối kỳ, kết chuyển số chi hoạt động Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- Xác định kết quả.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 641- Chi hoạt động Quỹ
Bên Nợ:
- Hoàn trả NSNN các khoản NSNN đã ứng thanh toán trả nợ nước ngoài cho các khoản vay về cho vay lại;
- Các khoản ứng vốn cho các dự án hoặc ứng bảo lãnh cho các dự án nhưng các dự án không có khả năng hoàn trả được các cấp có thẩm quyền cho phép xóa nợ tính vào chi hoạt động Quỹ;
- Các khoản chuyển về Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại theo quy định hiện hành;
- Chi hoạt động Quỹ khác.
Bên Có: Kết chuyển số chi hoạt động Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả”.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 641- Chi hoạt động Quỹ có 5 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6411- Chi hoàn trả ngân sách: Tài khoản này phản ánh các khoản chi hoàn trả NSNN các khoản NSNN đã ứng thanh toán trả nợ nước ngoài cho các khoản vay về cho vay lại. Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3:
- Tài khoản 6412- Các khoản cho vay không thu hồi được xóa nợ: Tài khoản này phản ánh các khoản ứng vốn cho các dự án vay lại, các khoản ứng vốn trả thay cho các dự án vay có bảo lãnh của Chính phủ theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhưng sau đó các dự án không có khả năng trả nợ nên được xóa nợ tính vào chi ngân sách.
- Tài khoản 6413- Chi chuyển cho Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại: Tài khoản này phản ánh số phí bảo lãnh và phí cho vay lại chuyển cho Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại theo tỷ lệ quy định.
- Tài khoản 6415- Lỗ chênh lệch tỷ giá: Tài khoản này phản ánh các khoản chi của Quỹ về lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Tài khoản 6418- Chi hoạt động khác: Phản ánh các khoản chi hoạt động khác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Căn cứ vào thông tri trả nợ và chứng từ trích từ tài khoản Tiền gửi Kho bạc hoàn trả cho Ngân sách Nhà nước vào hàng quý, số tiền hoàn trả cho ngân sách, ghi:
Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (6411)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
- Trường hợp các dự án ứng vốn bảo lãnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhưng sau đó các dự án không có khả năng trả nợ được phép xóa nợ tính vào chi Ngân sách Nhà nước, căn cứ vào chứng từ, ghi:
Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (6412)
Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (2314).
- Trường hợp ứng vốn cho các dự án cho vay lại nhưng sau đó các dự án không có khả năng trả nợ được phép xóa nợ tính vào chi NSNN, căn cứ vào chứng từ cho phép xóa nợ, ghi:
Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (6412)
Có TK 231- Cho vay và ứng vốn (2313).
- Căn cứ chứng từ trích từ tài khoản Tiền gửi Kho bạc chuyển cho Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại số thu từ phí cho vay lại và phí bảo lãnh theo tỷ lệ quy định, ghi:
Nợ TK 641- Chi hoạt động Quỹ (6413)
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
- Những khoản chi sai, chi vượt định mức, tiêu chuẩn không được duyệt phải thu hồi hoặc chuyển xử lý, ghi:
Nợ TK 312- Phải thu (3128)
Có TK 641- Chi hoạt động Quỹ.
- Cuối kỳ, kết chuyển số chi hoạt động Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả”, ghi
Nợ TK 911- Xác định kết quả (9111)
Có TK 641- Chi hoạt động Quỹ.
Điều 30. Tài khoản 642- Chi quản lý Quỹ
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi quản lý Quỹ theo quy định của cơ chế tài chính.
1. Nguyên tắc hạch toán TK 642- Chi quản lý Quỹ
- Tài khoản này chỉ dùng để hạch toán khi có cơ chế quản lý tài chính cho phép chi các khoản chi quản lý Quỹ.
- Các khoản chi phản ánh vào tài khoản này bao gồm các khoản chi mang tính chất quản lý Quỹ như các khoản chi lương kiêm nhiệm, các chi phí khác ngoài các khoản chi hoạt động Quỹ (theo quy chế tài chính của Quỹ).
- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản chi thuộc chi hoạt động Quỹ.
- Tất cả các khoản chi từ quản lý Quỹ phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào bên Nợ TK 642- Chi quản lý Quỹ. Cuối kỳ, kết chuyển số chi quản lý Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả”.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 642- Chi quản lý Quỹ
Bên Nợ: Phản ánh các khoản chi quản lý Quỹ phát sinh
Bên Có: Kết chuyển số chi quản lý Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả”.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Khi chi quản lý Quỹ, căn cứ Giấy báo Nợ của Kho bạc, ghi:
Nợ TK 642- Chi quản lý Quỹ
Có TK 112 - Tiền gửi Kho bạc.
- Những khoản chi sai, chi vượt định mức, tiêu chuẩn không được duyệt phải thu hồi hoặc chuyển xử lý, ghi:
Nợ TK 312- Phải thu (3128)
Có TK 642- Chi quản lý Quỹ.
- Cuối kỳ, kết chuyển số chi quản lý Quỹ phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả”, ghi
Nợ TK 911- Xác định kết quả (9111)
Có TK 642- Chi quản lý Quỹ.
Điều 31. Tài khoản 911- Xác định kết quả
1. Nguyên tắc hạch toán TK 911- Xác định kết quả
- Tài khoản 911- Xác định kết quả: Tài khoản này xác định và phản ánh kết quả hoạt động và quản lý của Quỹ trong một kỳ kế toán.
- Tài khoản này phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ của Quỹ.
- Kết quả phải được hạch toán chi tiết theo hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 911- Xác định kết quả
Bên Nợ:
Chi phí hoạt động Quỹ và chi phí quản lý Quỹ; Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi.
Bên Có:
Thu hoạt động Quỹ và thu quản lý Quỹ; Kết chuyển chênh lệch thu nhỏ hơn chi. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 911- Xác định kết quả, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 9111- Xác định kết quả hoạt động Quỹ: Phản ánh kết quả hoạt động của Quỹ trong một kỳ kế toán.
- Tài khoản 9112 - Xác định kết quả quản lý Quỹ: Phản ánh kết quả quản lý của Quỹ trong một kỳ kế toán.
3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Cuối kỳ, kế toán thực hiện việc kết chuyển số thu hoạt động Quỹ và thu quản lý Quỹ vào tài khoản xác định kết quả, ghi:
Nợ TK 541- Thu hoạt động Quỹ
Nợ TK 542- Thu quản lý Quỹ
Có TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112).
- Cuối kỳ, kế toán thực hiện việc kết chuyển số chi hoạt động Quỹ và chi quản lý Quỹ vào tài khoản xác định kết quả, ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112)
Có TK 641- Chi hoạt động Quỹ
Có TK 642- Chi quản lý Quỹ.
- Tính và kết chuyển số thu lớn hơn chi của hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ, ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112)
Có TK 451- Quỹ tích lũy trả nợ.
- Tính và kết chuyển số thu nhỏ hơn chi của hoạt động Quỹ và quản lý Quỹ, ghi:
Nợ TK 451- Quỹ tích lũy trả nợ
Có TK 911- Xác định kết quả (9111, 9112).
Điều 32. Tài khoản 007- Ngoại tệ các loại
1. Nguyên tắc hạch toán TK 007- Ngoại tệ các loại
- Tài khoản 007 phản ánh tình hình thu, chi, còn lại theo nguyên tệ của các loại ngoại tệ có ở các tài khoản của Quỹ mở tại Kho bạc Nhà nước.
- Trên Tài khoản này không quy đổi các đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.
- Kế toán chi tiết Tài khoản 007 theo từng loại nguyên tệ, từng tài khoản.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 007- Ngoại tệ các loại
Bên Nợ: Phản ánh số ngoại tệ thu vào (Nguyên tệ).
Bên Có: Phản ánh số ngoại tệ xuất ra (Nguyên tệ).
Số dư bên Nợ: Phản ánh số ngoại tệ còn lại (Nguyên tệ).
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến thu, chi Quỹ tích lũy trả nợ. Sổ kế toán bao gồm: Sổ kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết.
2. Thông tin trên sổ kế toán phải bảo đảm phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống toàn bộ hoạt động thu, chi của Quỹ, Bộ phận Quản lý quỹ, kế toán Quỹ không được để ngoài sổ kế toán bất kỳ khoản thu, chi nào.
3. Việc mở sổ, khóa sổ, sửa chữa sổ kế toán thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
4. Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ.
5. Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán phải tổ chức bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ với nhân viên kế toán mới. Nhân viên kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những điều ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ. Nhân viên kế toán mới chịu trách nhiệm từ ngày nhận bàn giao. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán ký xác nhận.
6. Sổ kế toán phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.
7. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.
1. Quỹ tích lũy trả nợ áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
a) Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là việc ghi sổ kế toán tổng hợp được căn cứ trực tiếp từ “Chứng từ ghi sổ”. Chứng từ ghi sổ dùng để phân loại, hệ thống hóa và xác định nội dung ghi Nợ, ghi Có của nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh. Việc ghi sổ kế toán dựa trên cơ sở Chứng từ ghi sổ sẽ được tách biệt thành hai quá trình riêng biệt:
- Ghi theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ Cái.
b) Các loại sổ kế toán:
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các Sổ kế toán chi tiết.
c) Nội dung và trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
Nội dung và trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Quỹ tích lũy trả nợ tuân thủ theo quy định tại Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Danh mục sổ kế toán, mẫu sổ và giải thích phương pháp ghi sổ kế toán được quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 35. Trách nhiệm của Quỹ tích lũy trả nợ trong việc lập, nộp báo cáo tài chính
1. Quỹ tích lũy trả nợ có trách nhiệm lập, nộp báo cáo tài chính định kỳ hàng quý, năm.
2. Danh mục báo cáo tài chính áp dụng cho Quỹ tích lũy trả nợ
STT | Ký hiệu biểu | Tên báo cáo | Kỳ hạn lập | Nơi nhận |
1 | Bảng cân đối tài khoản | Quý, năm | Bộ trưởng Bộ Tài chính, KBNN, Vụ NSNN | |
2 | Báo cáo thu, chi Quỹ tích lũy trả nợ | Quý, năm | Bộ trưởng Bộ Tài chính | |
3 | Thuyết minh báo cáo tài chính | Năm | Bộ trưởng Bộ Tài chính |
3. Ngoài các báo cáo tài chính quy định trên đây, Quỹ tích lũy trả nợ còn phải lập báo cáo nhanh (hàng tháng) theo yêu cầu quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Mẫu báo cáo, giải thích phương pháp lập báo cáo tài chính được quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này
Điều 36. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính
1. Việc lập báo cáo tài chính phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình tài sản, nợ phải trả, thu, chi của Quỹ.
2. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán.
Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo.
3. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và Cục trưởng Cục quản lý nợ ký, đóng dấu trước khi nộp hoặc công khai.
Điều 37. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính quý phải nộp chậm nhất vào ngày 10 của tháng đầu quý sau.
2. Báo cáo tài chính năm phải nộp chậm nhất 30 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 139/2009/TT-BTC ngày 08 tháng 7 năm 2009 về Hướng dẫn kế toán áp dụng cho Quỹ tích lũy trả nợ. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.
Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm triển khai hướng dẫn thi hành Thông tư này./.
- 1Thông tư 139/2009/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho quỹ tích luỹ trả nợ do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 178/2012/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 195/2012/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 232/2012/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 107/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho Người điều hành dầu khí do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 24/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 92/2018/NĐ-CP về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ
- 8Thông tư 109/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 71/QĐ-BTC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2018
- 10Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 11Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 139/2009/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho quỹ tích luỹ trả nợ do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 109/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 71/QĐ-BTC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2018
- 4Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 5Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật Kế toán 2003
- 3Nghị định 128/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước
- 4Quyết định 67/2004/QĐ-BTC ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật Quản lý nợ công 2009
- 6Nghị định 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công
- 7Nghị định 78/2010/NĐ-CP cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ
- 8Nghị định 15/2011/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
- 9Thông tư 178/2012/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 195/2012/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 01/2013/QĐ-TTg về Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Thông tư 232/2012/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Thông tư liên tịch 163/2013/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
- 14Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 15Thông tư 107/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho Người điều hành dầu khí do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 16Thông tư 24/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 17Nghị định 92/2018/NĐ-CP về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ
Thông tư 170/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho Quỹ Tích luỹ trả nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 170/2014/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/11/2014
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 195 đến số 196
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực