- 1Nghị quyết số 19-CP về chấn chỉnh tổ chức sản xuất, đưa quản lý kinh tế vào nền nếp và cải tiến một bước, tạo điều kiện và đòi hỏi mỗi xí nghiệp, mỗi người lao động thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước năm 1976 do Hội đồng Chính Phủ ban hành
- 2Nghị định 24-CP năm 1976 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý kinh tế do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
BỘ LAO ĐỘNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17-LĐ/TT | Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 1976 |
Thi hành Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ số 19-CP ngày 29-1-1976 về chấn chỉnh tổ chức sản xuất, đưa quản lý kinh tế vào nền nếp và cải tiến một bước; Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 24/CP ngày 2 tháng 2 năm 1976 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý kinh tế; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 159-TTg ngày 14-4-1976 về việc mở một đợt chống bệnh quan liêu giấy tờ, cửa quyền, giảm bớt phiền hà cho nhân dân; Nghị định số 24/CP ngày 13 tháng 3 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước; Nghị định số 99/CP ngày 19 tháng 5 năm 1973 của Hội đồng Chính phủ về phương hướng thực hiện việc cung cấp lao động cho các ngành kinh tế... Trong khi chờ Hội đồng Chính phủ ban hành quy chế mới về tuyển dụng và tuyển sinh; sau khi đã lấy ý kiến của các ngành có liên quan và một số địa phương, Bộ Lao động hướng dẫn một số việc cần thiêt nhằm cải tiến một bước công tác phân bổ chi tiêu điều phối sứclao động và tuyển lao động vào khu vực Nhà nước, tuyển sinh đào tạo công nhân kỹ thuật, phục vụ tốt phong trào lao động sản xuất, đáp ứng kịp thời yêu cầu cải tiến quản lý kinh tế và cải tiến quản lý xí nghiệp.
Sau khi được Bộ chủ quản duyệt chính thức kế hoạch lao động và tiền lương và có kế hoạch đào tạo công nhân kỹ thuật của năm kế hoạch, chậm nhất là một tháng, các xí nghiệp, các trường dạy nghề phải sao gửi ngay kế hoạch này cho Sở, Ty Lao động nơi xí nghiệp, trường học đóng, kèm theo văn bản xin phân bổ tuyển lao động hoặc tuyển sinh.
Sở, Ty Lao động có nhiệm vụ tổng hợp các bản kế hoạch xin bổ sung lao động và tuyển sinh của các xí nghiệp, các trường dạy nghề thuộc Trung ương quản lý đóng tại địa phương; chủ động tham gia với cơ quan kế hoạch tỉnh, thành phố cân đối nhân lực cần điều động cho năm kế hoạch. Sau đó căn cứ vào sự hướng dẫn của Bộ Lao động về tiêu chuẩn, chính sách nguồn tuyển và vùng tuyển mà dự kiến kế hoạch phân bổ cụ thể, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố duỵệt và giao nhiệm vụ cho các huyện, xã, khu phố thực hiện, không phải chờ Bộ Lao động phân bổ.
Các tỉnh, thành phố cần ưu tiên phân bổ một lực lượng lao động có đủ tiêu chuẩn cho các yêu cầu tuyển dụng làm lâu dài và các yêu cầu tuyển sinh của các trường ở cạnh xí nghiệp, hoặc kèm cặp trong sản xuất, phục vụ cho kế hoạch sản xuất cuả các xí nghiệp trung ương đóng tại địa phương.
Những yêu cầu lớn về tuyển dụng lao động và tuyển sinh cho các công trình trọng điểm của Trung ương và các trường trực thuộc các Bộ, Tổng cục quản lý, có nhiệm vụ đào tạo thợ cho nhiều ngành, nhiều địa phương thì vẫn do Bộ Lao động phân bổ.
Tuy đã được Bộ Lao động phân bổ, nếu thấy có thể điều chỉnh được giữa các xí nghiệp cùng ngành từ nơi thừa sang nơi thiếu, thì cơ quan quản lý cấp trên của xí nghiệp (Bộ, Tổng cục, Tổng công ty, Liên hiệp xí nghiệp...) báo với Sở, Ty Lao động biết và tự điều chỉnh lại, không phải qua Bộ Lao động. Sau đó, các Bộ, Tổng cục báo cho Bộ Lao động và Bộ Lương thực và thực phẩm biết.
Đối với các yêu cầu tuyển lao động hợp đồng có thời hạn thì các địa phương tổ chức vận động lao động tại chỗ đi phục vụ. Đối với một số lao động có nghề (thợ mộc, nề, sơn, vôi...) địa phương đã có cố gắng vận động mà không đủ thì Sở, Ty Lao động giới thiệu cho xí nghiệp đến liên hệ với những tỉnh lân cận để xin tuyển, không phải qua Bộ Lao động. Sau khi giải quyết, Sở, Ty lao động nơi cho tuyển báo cáo cho Bộ Lao động biết.
Trong khi thực hiện những chỉ tiêu tuyển dụng nói trên, nếu kế hoạch sản xuất bị điều chỉnh xuống, hoặc bị mất cân đối về vật tư, tiền vốn, thì xí nghiệp phải kịp thời giảm chỉ tiêu tuyển lao động và tiền lương tương ứng với kế hoạch được điều chỉnh và phải kịp thời báo cáo với Sở, Ty Lao động để điều chỉnh yêu cầu của tuyển lao động.
Trường hợp xí nghiệp được cơ quan quản lý cấp trên giao thêm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lớn hơn so với kế hoch đầu năm, hoặc để chuẩn bị cho việc thực hiện kế hoạch năm sau, cần phải tuyển thêm lao động hoặc tuyển sinh đào tạo công nhân kỹ thuật, Bộ chủ quản phải đề nghị Chính phủ bổ sung thêm chỉ tiêu lao động và tiền lương, nhưng phải bảo đảm mức năng suất lao động bình quân của một công nhân viên đã được Nhà nước duyệt.
Các xí nghiệp, các trường dạy nghề cần phối hợp chặt chẽ với địa phương tổ chức tốt việc tuyển lao động và tuyển sinh, thực hiện đầy đủ hợp đồng đã ký với chính quyền địa phương chuẩn bị tốt tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, bảo đảm các điều kiện sinh hoạt cần thiết cho người lao động và học sinh, nhất là nơi ăn, ở.... để anh chị em công nhân và học sinh yên tâm sản xuất, học tập, công tác.
Đối với những bộ phận công tác quản lý tiền bạc, tài sản, vật tư và những bộ phận cần giữ vứng kỷ luật lao động mà ngưòi làm việc có thể ỷ thế làm sai thì không được sắp xếp những người có quan hệ thân thích với nhau (theo tinh thần Điều 5 của điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân viên chức Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 24/CP ngày 13-3-1963 của Hội đồng Chính phủ).
Sau khi đối chiếu các kế hoạch nói trên với kế hoạch lao động và tiền lương đã được Hội đồng Chính phủ duyệt, với sự phân bổ của các tỉnh, thành phố, Bộ Lao động sẽ chứng thực và gửi lại cho các Bộ, Tổng cục một bản, đồng thời gửi cho Bộ Lương thực và Thực phẩm và Bộ Nội thương để giải quyết việc cung cấp lương thực và thực phẩm, hàng công nghệ và dụng cụ bảo hộ lao động cho số người tuyển thêm trong năm kế hoạch.
Để phục vụ tốt sản xuất và bảo đảm chế độ quản lý thống nhất công tác tuyển dụng, tuyển sinh cuả Nhà nước; các Bộ, các xí nghiệp cần xây dựng tiêu chuẩn thích hợp với từng nghề; Bộ Lao động sẽ phối hợp với các ngành ban hành những tiêu chuẩn mẫu về tuyển dụng và tuyển sinh học nghề.
Phải thực hiện chính sách ưu tiên đối với thương binh còn khả năng lao động, quân nhân đã hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, thanh niên xung phong hết nhiệm kỳ phục vụ.
Những công việc yêu cầu làm trong một thời gian nhất định, hoặc theo mùa và những xí nghiệp mà nhiệm vụ sản xuất chưa ổn định, thì áp dụng rộng rãi hình thức làm hợp đồng có thời hạn (hợp đồng khoán khối lượng, khoán sản phẩm, khoán, khoán việc, hợp đồng công nhật hoặc 2, 3 tháng...) theo Thông tư số 184-TTg ngày 16-7-1974 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 2-LĐ-TT ngày 30-1-1975 và số 16-LĐ-TT ngày 25-8-1976 của Bộ Lao động.
Chỉ tuyển vào lực lượng làm lâu dài những người đã được đào tạo, bồi dưỡng các trường, lớp kỹ thuật, nghiệp vụ của Nhà nước. Trong thời gian từ 3 đến 5 năm tới, nói chung không tuyển người của các hợp tác xã thủ công vào khu vực Nhà nước để giải quyết việc làm cho quân nhân phục viên, thương binh và những người chưa có việc và để ổn định lao động của các hợp tác xã thủ công nghiệp.
Khi tuyển lao động hoặc tuyển sinh, phải tận dụng lao động không sản xuất nông nghiệp, trước hết là lao động ở các thành phố, thị xã, thị trấn; đồng thời thực hiện tốt chính sách phân bổ, sử dụng hợp lý đối với lao động nữ, lao động người dân tộc.
Đối với những yêu cầu lớn về lao động và học sinh, cơ quan lao động địa phương thông báo công khai (phát thanh, niêm yết ở những nơi công cộng, đăng báo của địa phương) yêu cầu, tiêu chuẩn, thể thức tuyển dụng, tuyển sinh, thời hạn nộp hồ sơ v.v... để nhân dân đều biết. Cơ quan lao động phải bàn bạc với Ban chấp hành Đoàn thanh niên lao động Hồ chí Minh để tiến hành vận động thanh niên địa phương hưởng ứng tích cực.
Trong vòng một tháng, xí nghiệp, cơ quan, trường học phải báo cáo kết quả cho người xin việc làm hoặc xin học nghề. Nếu không tuyển được, phải trả ngay hồ sơ và nói rõ lý do cho đương sự biết, để đương sự xin việc làm ở nơi khác.
Các thành phố trực thuộc Trung ương, các tỉnh đồng bằng, ngoài việc đảm bảo yêu cầu lao động cho các xí nghiệp, các trường lớp dạy nghề của Trung ương đóng ở địa phương, còn có nhiệm vụ bảo đảm yêu cầu lao động của trung ương ở các nơi khác theo chỉ tiêu kế hoạch điều động của Chính phủ giao và sự phân bổ cụ thể của Bộ Lao động.
Các Sở Ty lao động và các phòng lao động huyện, khu phố cần làm đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc giúp Uỷ ban nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ nói trên, chủ động tham gia kế hoạch phân bổ và cân đối nhân lực trên địa bànlãnh thổ huyện,. tỉnh, thành phố, tổ chức sẵn lực lượng để bảo đảm các yêu cầu của Nhà nước, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các xí nghiệp, các trường lớp dạy nghề chấp hành đầy đủ các nguyên tắc, chính sách và thủ tục tuyển dụng, tuyển sinh của Nhà nước, kịp thời phát hiện và đề xuất với Uỷ ban nhân dân và Bộ Lao động những vấn đề cần giải quyết.
8- Thông tư này thi hành ngay trong dịp xây dựng kế hoạch năm 1977.
Điểm 2, phần II thông tư số 15-LĐ/TT ngày 10-8-1961 và điểm 2 phần II thông tư số 2 LĐ / TT ngày 30-1-1975 của Bộ Lao động quy định trước đây trái với Thông tư này nay bãi bỏ.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Thông tư này hướng dẫn các địa phương, các xí nghiệp các trường dạy nghề thực hiện.
Nguyễn Thọ Chân (Đã ký) |
- 1Thông tư 14-LĐ/TT-1977 hướng dẫn việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước trong tình hình mới do Bộ Lao động ban hành
- 2Thông tư 08-LĐ/TT năm 1959 quy định những nguyên tắc và hướng tuyển chọn công nhân vào bổ túc và đào tạo thợ mới tại các cơ sở sản xuất quốc doanh, các công trường kiến thiết cơ bản và đi học nghề ở nước bạn do Bộ Lao động ban hành
- 1Thông tư 14-LĐ/TT-1977 hướng dẫn việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước trong tình hình mới do Bộ Lao động ban hành
- 2Chỉ thị 149-TTg năm 1961 bổ sung Chỉ thị 440-TTg về việc lập kế hoạch đào tạo công nhân và tổng hợp kế hoạch bổ sung nhân công do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết số 19-CP về chấn chỉnh tổ chức sản xuất, đưa quản lý kinh tế vào nền nếp và cải tiến một bước, tạo điều kiện và đòi hỏi mỗi xí nghiệp, mỗi người lao động thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước năm 1976 do Hội đồng Chính Phủ ban hành
- 4Nghị định 24-CP năm 1976 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp tỉnh trong lĩnh vực quản lý kinh tế do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 5Thông tư 08-LĐ/TT năm 1959 quy định những nguyên tắc và hướng tuyển chọn công nhân vào bổ túc và đào tạo thợ mới tại các cơ sở sản xuất quốc doanh, các công trường kiến thiết cơ bản và đi học nghề ở nước bạn do Bộ Lao động ban hành
Thông tư 17-LĐ/TT-1976 về việc cải tiến một bước việc tuyển lao động vào khu vực Nhà nước và tuyển sinh đào tạo công nhân kỹ thuật do Bộ lao động ban hành
- Số hiệu: 17-LĐ/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/09/1976
- Nơi ban hành: Bộ Lao động
- Người ký: Nguyễn Thọ Chân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 10/10/1976
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định