Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16/2006/TT-BTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2006

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ SUẤT CHI ĐÀO TẠO HỌC SINH LÀO VÀ HỌC SINH CAMPUCHIA HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7306 /VPCP-QHQT ngày 16/12/2005 về việc giao Bộ Tài chính hướng dẫn điều chỉnh suất chi đào tạo đối với học sinh Lào và học sinh Campuchia học tập tại Việt Nam;
Bộ Tài chính quy định chế độ thực hiện suất chi đào tạo học sinh Lào và học sinh Campuchia học tập tại Việt Nam như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG:

Đối tượng áp dụng suất chi đào tạo là các học sinh Lào và học sinh Campuchia học tập tại Việt Nam theo Hiệp định và Biên bản thoả thuận ký kết hàng năm về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào, giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Vương quốc Campuchia.

II. CƠ CẤU SUẤT CHI ĐÀO TẠO:

1- Suất chi đào tạo được quy định cho mỗi bậc học: Trung học, Đại học hoặc tương đương, Sau Đại học, Hệ bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 12 tháng).

2- Suất chi đào tạo bao gồm 2 phần:

- Phần học sinh được nhận trực tiếp.

- Phần do nhà trường quản lý để chi phục vụ học tập và sinh hoạt của học sinh, được quy định cụ thể như sau:

2.1- Phần học sinh được nhận trực tiếp: Bao gồm học bổng và trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu.

a. Học bổng: Học sinh Lào và học sinh Campuchia sang học tập tại Việt Nam theo Hiệp định hợp tác hàng năm của hai Chính phủ, được nhận trực tiếp học bổng hàng tháng bằng tiền Đồng Việt Nam kể từ tháng có mặt tại Việt Nam đến hết tháng tốt nghiệp kết thúc khoá học về nước để chi ăn, mặc và tiêu vặt theo các mức quy định sau đây:

Đơn vị: Việt Nam Đồng

Trung học

Đại học

Sau Đại học

Ngắn hạn

1.320.000

1.570.000

1.820.000

2.150.000

Đối với học sinh sang học tiếng Việt để thi tuyển vào các bậc học thì thời gian học tiếng Việt được hưởng mức học bổng dưới một bậc, trường hợp học sinh học tiếng Việt để vào học Trung học thì được hưởng ngay mức học bổng hệ Trung học.

b. Trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu (cấp bằng hiện vật):

Học sinh Lào và học sinh Campuchia khi mới sang Việt Nam được cấp một lần trang bị cá nhân cần thiết ban đầu để sử dụng trong cả khoá học (nếu mất hoặc hư hỏng thì không cấp lại, khi chuyển trường và tốt nghiệp về nước học sinh được mang theo), được quy định cụ thể như sau:

- Đối với Học sinh hệ tập trung dài hạn được cấp: 1 màn tuyn cá nhân, 1 chăn cá nhân (cả vỏ và ruột), 1 bộ com lê,1 đôi giày, 1áo len hoặc áo ấm, 1 chậu rửa cá nhân, tổng số tiền quy định cho khoản chi này tối đa là 3.000.000 đồng.

- Đối với học viên hệ ngắn hạn (dưới 12 tháng) được cấp: 1 màn tuyn cá nhân, 1 chăn cá nhân (cả vỏ và ruột), 1 bộ com lê và 1 chậu rửa cá nhân, tổng số tiền quy định cho khoản chi này tối đa là 2.400.000 đồng.

(Chi tiết được nêu tại phụ lục số 1 đính kèm)

- Riêng học viên khối Quốc phòng, An ninh, Cơ yếu được áp dụng chế độ quân trang thường xuyên cấp cho cá nhân theo quy định của ngành, ngoài số tiền chi trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu theo quy định nêu trên, được cấp bổ sung thêm chênh lệch quân trang trị giá 40.000 đồng/người/tháng.

2.2 Kinh phí do nhà trường quản lý để chi đào tào tạo học sinh:

Kinh phí do nhà trường quản lý để chi đào tạo học sinh bao gồm các khoản chi: Chi hành chính thường xuyên hàng tháng, những khoản chi phát sinh trong năm và những khoản chi phát sinh trong cả quá trình học tập tại Việt Nam, được tính quy đổi theo tháng để cấp phát cho các bậc học, được quy định như sau:

Đơn vị:Việt Nam Đồng

Trung học

Đại học

Sau Đại học

Ngắn hạn

Chi thường xuyên

920.000

1.150.000

1.350.000

2.250.000

Chi trong năm

100.000

100.000

100.000

100.000

Chi 1 lần cho cả

Khoá học

460.000

473.000

630.000

1.318.000

Cộng:

1.480.000

1.723.000

2.080.000

3.668.000

(Chi tiết được nêu tại Phụ lục số 2 đính kèm).

- Các trường thuộc khối Quốc phòng, An ninh, Cơ yếu, Thể dục Thể thao, văn hoá nghệ thuật, được tăng thêm 10% khoản chi thường xuyên của mỗi bậc học để chi cho việc đảm bảo giảng dạy và học tập của học sinh.

- Chi phí đi lại quốc tế: Bộ Tài chính cấp kinh phí cho nhà trường để mua vé cho học sinh (không phát tiền trực tiếp cho học sinh). Trường hợp học sinh tự lựa chọn phương tiện khác (không phải phương tiện máy bay) thì được thanh toán giá vé theo thực tế ghi tại hoá đơn thu tiền của phương tiện đó.

- Đối với học viên cao học hệ chính quy không tập trung: học sinh có mặt học tại Việt Nam tháng nào thì Bộ Tài chính giải quyết suất chi đào tạo tháng đó. Mỗi kỳ tập trung học sinh được giải quyết một lượt vé máy bay đi hoặc về. Trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu cho học viên và nhà trường được giải quyết một lần cho cả khoá học.

- Nhà trường tổ chức mua bảo hiểm y tế cho lưu học sinh Lào, học sinh Campuchia theo chế độ quy định hiện hành.

- Đối với học viên hệ ngắn hạn: được xét cấp tiền thuê phiên dịch với mức không quá 500.000đ/học sinh/tháng, trong mục chi thường xuyên hàng tháng.

- Trường hợp đào tạo chuyên ngành đặc biệt: nếu chế độ quy định hiện hành cao hơn mức quy định tại Thông tư này thì các đơn vị lập dự toán gửi Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền liên quan để xem xét giải quyết.

- Căn cứ vào số lượng học sinh và tính chất đào tạo đặc thù cụ thể của mình, nhà trường có thể linh hoạt điều chỉnh chi các mức: chi thường xuyên, chi trong năm, và chi một lần cho cả khoá học được quy định tại điểm 2.2 nêu trên

sao cho phù hợp với thực tế của đơn vị mình nhưng không được vượt quá tổng mức đã quy định.

3. Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định và phương tiện phục vụ học tập, sinh hoạt cho học sinh.

- Các Bộ ngành, đơn vị cần căn cứ vào cơ sở vật chất thực tế hiện có của mình để tiếp nhận và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo học sinh Lào và Campuchia cho phù hợp, đảm bảo thuận tiện nơi ăn, ở, học tập và sinh hoạt cho lưu học sinh.

- Trường hợp có khó khăn cần hỗ trợ đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định và phương tiện phục vụ học tập, sinh hoạt cho học sinh thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và lập dự toán riêng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

- Các khoản chi hỗ trợ đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định và phương tiện phục vụ học tập, sinh hoạt cho học sinh được cấp phát theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

III. LẬP KẾ HOẠCH, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ:

- Căn cứ vào văn bản của Thủ tướng Chính phủ về việc giao thực hiện Hiệp định hợp tác hàng năm giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào, giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Vương quốc Campuchia và chỉ tiêu kế hoạch đào tạo học sinh Lào và học sinh Campuchia, kể cả kế hoạch hỗ trợ về đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định và phương tiện phục vụ học tập, sinh hoạt cho học sinh như nội dung nêu tại điểm 3 trên (nếu có).

- Căn cứ vào kế hoạch giao dự toán của cơ quan chủ quản, căn cứ vào số lượng học sinh thực tế hiện có của các bậc học, số dự kiến tiếp nhận mới, số tốt nghiệp ra trường và đặc thù đào tạo cụ thể của mình, các đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp đào tạo học sinh Lào, học sinh Campuchia cần lập dự toán chi cho cả năm và dự toán chi từng quý theo những nội dung cụ thể được quy định tại Thông tư này gửi Bộ Tài chính để xét cấp phát.

(Theo mẫu được nêu tại Phụ lục số 3 đính kèm)

- Các đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp đào tạo học sinh Lào, học sinh Campuchia có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán chi đào tạo học sinh Lào, học sinh Campuchia để gửi cơ quan chủ quản và Bộ Tài chính theo quy định báo cáo hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, và được thực hiện từ ngày 01/4/2006 đối với học sinh Lào và học sinh Campuchia hiện có mặt học tại Việt Nam theo Hiệp định hợp tác hàng năm, thay thế cho Thông tư liên Bộ 91 LB/TC-KH ngày 09/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các văn bản khác quy định về chế độ chi đào tạo học sinh Lào và học sinh Campuchia học tập tại Việt Nam trái với quy định này đều bãi bỏ./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Vặn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TW của các hội, đoàn thể;
- Công Báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu VT, TCĐN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Thị Băng Tâm

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC SỐ 1

Kinh phí lưu học sinh được nhận trực tiếp:

(Kèm theo Thông tư số: 16 /2006/TT-BTC, ngày 07 / 3 /2006)

a. Học bổng: Được cấp hàng tháng cho lưu học sinh để: chi ăn, chi mặc thường xuyên và chi tiêu khác cho cá nhân:

Đơn vị: Đồng/HS/tháng

Định mức

Trung học

Đaị học

Sau Đại học

Ngắn hạn

Tiền ăn

500.000

580.000

580.000

630.000

Tiền mặc

50.000

50.000

50.000

50.000

Tiền tiêu

770.000

940.000

1.190.000

1.470.000

Cộng:

1.320.000

1.570.000

1.820.000

2.150.000

Trong chi mặc thường xuyên của cá nhân học sinh được quy định: 1 quần âu và 1 áo sơ mi dài tay: 450.000đ, 2 áo may ô và 2 quần lót: 150.000đ, sử dụng trong một năm.

Đối với học sinh sang học tiếng Việt để thi tuyển vào các bậc học thì thời gian học tiếng Việt được hưởng mức học bổng cụ thể là:

- Học tiếng Việt để thi tuyển vào Sau đại học (hoặc bậc học tương đương) thì mức học bổng được hưởng là 1.570.000đ/người/tháng.

- Học tiếng Việt để thi vào Đại học (hoặc bậc học tương đương) thì mức học bổng được hưởng là 1.320.000đ/người/tháng.

- Học tiếng Việt để vào học Trung học thì được hưởng ngay mức học bổng hệ Trung học.

b. Chi trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu:

- Đối với học sinh học tập trung dài hạn của các bậc học được cấp:

1 màn tuyn cá nhân: 50.000đ,

1 chăn cá nhân cả ruột và vỏ: 300.000đ,

1 bộ com lê: 2.000.000đ,

1 áo len hoặc áo ấm: 150.000đ,

1 đôi giày: 450.000đ,

1 chậu rửa cá nhân: 50.000đ.

Tổng mức tiền được chi là 3.000.000 đồng/học sinh/khoá.

- Học viên hệ ngắn hạn (dưới 12 tháng ) được cấp:

1 màn tuyn cá nhân: 50.000đ,

1 chăn cá nhân cả ruột và vỏ: 300.000đ,

1 bộ com lê: 2.000.000đ,

1 chậu rửa cá nhân: 50.000đ.

Tổng mức tiền được chi là 2.400.000 đồng/học sinh/khoá.

PHỤ LỤC SỐ 2

Kinh phí do nhà trường quản lý và chi cho lưu học sinh

(Kèm theo Thông tư số: 16 /2006/TT-BTC, ngày 07 / 3 /2006)

I.Chi thường xuyên hàng tháng:

Đơn vị: Đồng /HS/tháng

Số

TT

Nội dung chi

Trung học

Đại học

Sau

Đại học

Ngắn hạn

A

Chi Học tập, Giảngdạy

360.000

460.000

590.000

1.300.000

01

Tài liệu, giáo trình

90.000

110.000

140.000

220.000

02

Phụ đạo, Bồi dưỡng Giảng dạy ngoài giờ, phiên dịch*

120.000

150.000

200.000

730.000*

03

Thí nghiện, thực hành, thực tập môn học

150.000

200.000

250.000

350.000

B

Chi Hành chính

560.000

690.000

760.000

950.000

01

Văn phòng phẩm, văn thư

40.000

50.000

70.000

90.000

02

Văn hoá, thể thao

80.000

100.000

100.000

100.000

03

Điện, nước, xăng dầu

120.000

150.000

150.000

200.000

04

Bảo hiểm y tế HS,

Y tế cơ quan

100.000

120.000

150.000

200.000

05

Hợp đồng phục vụ

60.000

80.000

90.000

120.000

06

Mua sắm, bổ sung vật rẻ tiền mau hỏng

90.000

100.000

100.000

100.000

07

Tiếp khách

70.000

90.000

100.000

140.000

Cộng:

920.000

1.150.000

1.350.000

2.250.000

Đối với trường hợp học viên sang học tập, bồi dưỡng ngắn hạn mà không biết tiếng Việt, hoặc nhà trường không có cán bộ phiên dịch tiếng Lào hoặc tiếng Khơme phải đi thuê ngoài thì được chi thuê phiên dịch với mức không quá 500.000đ/học sinh/tháng.

II. Các khoản chi phát sinh trong năm:

Khoản chi này được áp dụng cho tất cả học sinh Lào và học sinh Campuchia học tập tại Việt Nam, không phân biệt các bậc học, bao gồm :

- Quốc khánh Việt Nam, quốc khánh Bạn, tết Việt Nam tết Bạn:

(4 x 120.000đ = 480.000đ).

- Chi sửa chữa nhỏ tài sản phục vụ học tập sinh hoạt của học sinh: 720.000đ/người.

Tổng mức chi khoản này là 1.200.000đ/người/năm ( 100.000đ/người/tháng).

III.Các khoản chi một lần cho cả khoá học:

a. Đối với học sinh học dài hạn.

Đơn vị: Việt Nam Đồng

Số

TT

Nội dung chi

Mức chi

Ghi chú

01

Đi lại quốc tế (vé máy bay lượt sang, vé máy bay lượt tốt nghiệp về nước, lệ phí sân bay lượt về, cước hành lý thêm ngoài vé (20Kg)

4.260.000

Chi theo thời giá thực tế.

HS Campuchia

tự chi vé lượt sang.

02

Hỗ trợ trang bị cần thiết ban đầu phòng ở, lớp học, Nhà ăn, nhà bếp*

5.500.000

03

Chi làm hồ sơ thủ tục nhập học

90.000

04

Chi thực hành, thực tập tốt nghiệp cuối khoá hoặc Bảo vệ luận án tốt nghiệp**

5.500.000

05

Chi tham quan nghỉ mát (7 ngày cả đi lẫn về)

1.750.000

06

Chi tổng kết, kết thúc khoá học

200.000

07

Chi tặng phẩm (tài liệu, giáo trình)

400.000

08

Chi trang bị tủ lạnh cho nhà ăn

1.000.000

10 HS 1 tủ lạnh

09

Chi trang bị ti vi, vi tính cho nhà trường

4.000.000

10HS 1 ti vi,

4 HS 1 vi tính

Cộng:

22.700.000

- Nội dung 1và 2 sẽ được cấp ngay một lần khi có quyết định tiếp nhận và danh sách học sinh mới nhập học theo kế hoạch hoặc học sinh tốt nghiệp, kết thúc khoá học về nước hẳn.

- Các nội dung khác còn lại được chia đều cho mỗi tháng theo khoá học (Đại học là 48 tháng, Sau Đại học hệ tập trung là 36 tháng), các đơn vị lập dự toán theo quý gửi Bộ Tài chính để xét cấp cho các bậc học được quy định cụ thể như sau:

Trung học, Đại học : 270.000đ/hoc sinh/tháng

Sau Đại học : 360.000đ/học sinh/tháng

2* Hỗ trợ trang bị cần thiết ban đầu:

- Phòng ở trị giá 3.700.000 đồn, gồm: Giường cá nhân, đệm cá nhân, gra 2 chiếc, gối 2 chiếc, tủ đựng quần áo, bàn ghế ấm chén phích tích, đèn, quạt và một số trang bị cần thiết khác.

- Hỗ trợ lớp học, hỗ trợ trang bị nhà ăn, nhà bếp trị giá 1.800.000 đồng.

4**Chi thực hành, thực tập tốt nghiệp cuối khoá hoặc bảo vệ luận án tốt nghiệp, trong đó: Hỗ trợ cho học sinh Sau Đại học 45%, các bậc học khác 30%, Phần còn lại nhà trường dùng để chi cho các nội dung như: chi bồi dưỡng báo cáo viên, hướng dẫn viên, chi phí đi lại, chi tiền trọ trong trường hợp học sinh phải ở lại nơi thực tập (nhà trường trực tiếp thanh toán không phát cho học sinh), chi Hội đồng bảo vệ luận án tốt nghiệp cho học sinh Sau Đại học.

b. Đối với học sinh học ngắn hạn. Đơn vị: Việt Nam Đồng

Số

TT

Nội dung chi

Mức chi

Ghi chú

01

Đi lại quốc tế (vé máy bay lượt sang,vé máy bay lượt về tốt nghiệp, lệ phí sân bay lượt về, cước hành lý thêm ngoài vé (20Kg)

4.260.000

Chi theo thời giá hiện hành

02

Hỗ trợ trang bị cần thiết ban đầu phòng ở, lớp học, Nhà ăn, nhà bếp

2.000.000

03

Làm hồ sơ thủ tục nhập học

90.000

04

Thực hành, thực tập tốt nghiệp cuối khoá hoặc Báo vệ luận án tốt nghiệp

4.000.000

05

Tham quan nghỉ mát (5 ngày cả đi lẫn về)

1.250.000

06

Tổng kết, kết thúc khoá học

200.000

07

Tặng phẩm (tài liệu, giáo trình)

500.000

08

Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ học tập, sinh hoạt

2.200.000

Cộng:

14.500.000

- Nội dung 1 và 2 sẽ được cấp ngay một lần khi có quyết định tiếp nhận và danh sách học sinh mới nhập học theo kế hoạch hoặc học sinh tốt nghiệp, kết thúc khoá học về nước hẳn.

- Các nội dung khác còn lại được chia đều cho số tháng theo quyết định khoá học tại Việt Nam để xét cấp, (bình quân 750.000 đ/tháng).

- Các trường nếu thấy đủ điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất cũng như khả năng giảng dạy của mình thì mới lập kế hoạch tiếp nhận và tổ chức thực hiện việc đào tạo giúp bạn, không sử dụng kinh phí Nhà nước để bố trí học viên ăn, ở khách sạn.

*Phần kinh phí do nhà trường quản lý để chi đào tạo học sinh được quy định tại Phụ lục 2 nói trên; đơn vị có thể linh hoạt điều chỉnh các mức chi thường xuyên, chi trong năm, và chi một lần cho cả khoá học sao cho phù hợp với nhiệm vụ đào tạo và thực tế của đơn vị mình nhưng không được vượt quá tổng mức đã quy định.

PHỤ LỤC SỐ 3

Mẫu lập dự toán kinh phí chi đào tạo học sinh Lào, Campuchia cho cả năm và cho từng quý.

(Đính kèm theo Thông tư số: 16/2006/TT-BTC, ngày 07 / 3 /2006)

BỘ CHỦ QUẢN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị: Độc lập-Tự do-hạnh phúc

Số: ........................, ngày: / / 2006

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI ĐÀO TẠO HỌC SINH LÀO

(HOẶC HỌC SINH CAMPUCHIA)

Quý : /200

Chương:.............. Loại: 10 Khoản 08

Mã số sử dụng ngân sách của đơn vị:..................

Kính gửi: Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại).

Căn cứ Thông tư số: 16 /TT-BTC, ngày: 07 / 3 /2006 của Bộ Tài chính quy định về thực hiện suất chi đào tạo đối với học sinh Lào và học sinh Campuchia học tại Việt Nam.

Căn cứ công văn số (của cơ quan chủ quản) về việc giao dự toán chỉ tiêu kế hoạch đào tạo học sinh Lào, học sinh Campuchia, ...(Đơn vị)..... lập dự toán kinh phí đào tạo học sinh Lào, Campuchia Quý...../200... như sau:

Lào Campuchia

Số học sinh có mặt đầu Năm (hoặc quý) :.......................... ..................................

Số HS mới dự kiến vào tháng:..../....: ................................ ..................................

Số học sinh dự kiến ra trường tháng.../..: ............................ ...................................

Đơn vị: nghìn đồng VN

Số

TT

Nội dung chi

Định mức

Số đề nghị

cấp

Số BTC

cấp

A

CHI ĐÀO TẠO HỌC SINH LÀO

01

Học bổng

Số HS Đại học x 1.570 x 3 tháng

Số HS sau Đại học x 1.820 x 3 thg

Số ngắn hạn x 2.150 x 3 tháng

02

Chi thường xuyên

Số HS Đại học x 1.150 x 3 tháng

Số HS sau Đại học x 1.350 x 3 thg

Số ngắn hạn x 2.250 x 3 tháng

(Thêm 10% cho mỗi bậc học đối

với khối Quốc phòng, an ninh, cơ yếu,

văn hoá ngệ thuật,Thể dục Thể thao ).

03

Chi năm và chi 1

lần cho cả khoá

Số HS Đại học x 370 x 3 tháng

Số HS sau Đại học x 460 x 3 tháng

Số HS ngắn hạn x 850 x 3 tháng

04

Chi vé, trang cấp

ban đầu (nếu có)

+Dự toán chi cho số HS mới sang:

- Tiền vé máy bay,

- Trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu.

+Dự toán cho số HS tốt nghiệp về nước

hẳn:

-Tiền vé lượt về+cướcthêm (20Kg)

ngoài vé và lệ phí sân bay.

05

Chi khác

Những đề nghị chi đột xuất khác ngoài

Các quy định tại Thông tư (nếu có)

B

CHI ĐÀO TẠO HỌC SINH

CAMPUCHIA

Các nội dung chi cũng lập cụ thể

như nội dung chi đào tạo HS Lào.

(Riêng tiền vé máy bay từ CPC sang

VN học thì HS CPC tự chi)

Số kinh phí được duyệt cấp, đề nghị Bộ Tài chính chuyển vào:

Tài khoản: ......(Ghi tài khoản vãng lai: 931..........)

(không dùng tài khoản hạn mức).

Mở tại Kho bạc Nhà nước:....................................

Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ Họ tên) (Ký, ghi rõ Họ tên) (Ký tên và đóng dấu)

Chú ý:

-Đầu năm dương lịch (hoặc đầu năm học) các đơn vị trực tiếp đào tạo học sinh Lào, CPC (sau đây gọi tắt là các đơn vị) cần lập danh sách số học sinh có mặt thực tế của các bậc học theo từng khoá (nếu có) gửi kèm dự toán năm cho Bộ Tài chính.

-Hàng quý các đơn vị phải lập dự toán cụ thể theo mẫu lập dự toán nêu trên gửi Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 25 của tháng cuối quý trước để làm thủ tục cấp,

-Trong từng quý, nếu có biến động tăng hoặc giảm số lượng học sinh thì đơn vị cần nêu cụ thể việc tăng hoặc giảm học sinh vào tháng nào, kèm theo quyết định (bản sao) tăng hoặc giảm số học sinh cho Bộ Tài chính để làm căn cứ xét cấp.

-Trường hợp đơn vị vừa có đào tạo học sinh Lào vừa có đào tạo học sinh Campuchia thì lập dự toán đào tạo học sinh Lào riêng, dự toán đào tạo học sinh Campuchia riêng. Theo thoả thuận của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Vương quốc Campuchia thì phía Campuchia sẽ tự lo vé lượt sang Vệt Nam học cho học sinh Campuchia, do đó các đơn vị không lập nội dung này vào dự toán.

Bộ Tài chính chỉ xét cấp khi nhận được dự toán của các đơn vị gửi đến theo mẫu quy định nêu trên./.

Tổng hợp suất chi đào tạo học sinh Lào và học sinh Campuchia học tập tại việt nam

(Đính kèm theo Thông tư số: 16 /2006/TT-BTC, ngày 07 / 3 /2006)

Đơn vị: Đồng/học sinh/tháng

Nội dung chi

Trung học

Đại học

Sau

Đại học

Ngắn hạn

1.Học sinh nhận trực tiếp:

-Học bổng

-Trang cấp cá nhân ban đầu

1.320.000

62.500

1.570.000

62.500

1.820.000

83.300

2.150.000

218.200

2.Nhà trường quản lý chi:

-Chi thường xuyên

-Chi trong năm

-Chi một lần cả khoá học

1.480.000

920.000

100.000

460.000

1.723.000

1.150.000

100.000

473.000

2.080.500

1.350.000

100.000

630.500

3.668.200

2.250.000

100.000

1.318.200

Quốc phòng, An ninh, cơ yếu,

Thể dục Thể thao, văn hoá nghệ

thuật, được tăng 10% khoản

chi thường xuyên để chi đào tạo

92.000

115.000

135.000

225.000

Chênh lệch quân trang khối Quốc phòng, an ninh, cơ yếu

40.000

40.000

40.000

40.000

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 16/2006/TT-BTC quy định chế độ suất chi đào tạo Học sinh Lào và học sinh Campuchia học tập tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 16/2006/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 07/03/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Lê Thị Băng Tâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 16 đến số 17
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản