- 1Luật chứng khoán sửa đổi 2010
- 2Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi
- 3Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 4Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi
- 1Thông tư 98/2020/TT-BTC hướng dẫn về hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 84/QĐ-BTC năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2021
- 3Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2016/TT-BTC | Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2016 |
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở như sau:
1. Sửa đổi
“3. Đại lý phân phối là tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức kinh tế khác đã đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ mở.
17. Quỹ trái phiếu là quỹ mở đầu tư vào các loại tín phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá và các công cụ có thu nhập cố định khác với tỷ trọng đầu tư vào các tài sản này chiếm từ tám mươi phần trăm (80%) giá trị tài sản ròng trở lên.
25. Thời điểm đóng sổ lệnh là thời điểm cuối cùng mà đại lý phân phối nhận lệnh giao dịch từ nhà đầu tư để thực hiện trong ngày giao dịch chứng chỉ quỹ. Thời điểm đóng sổ lệnh được quy định tại điều lệ quỹ, công bố công khai tại bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt và không được muộn quá thời điểm đóng cửa thị trường của Sở giao dịch chứng khoán tại ngày giao dịch gần nhất trước ngày giao dịch chứng chỉ quỹ.
30. Quỹ chỉ số là quỹ mở đầu tư vào danh mục chứng khoán cơ sở cấu thành chỉ số thị trường, trong đó chỉ số thị trường do Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam xây dựng, quản lý và đáp ứng quy định pháp luật về quỹ hoán đổi danh mục.”
2. Bổ sung
“8. Trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ của các quỹ tiếp theo, nếu không phát sinh nội dung và thông tin mới thì công ty quản lý quỹ không phải nộp các tài liệu chứng minh ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, người điều hành quỹ đáp ứng điều kiện theo quy định mà công ty đã nộp trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ trước đó. Trường hợp quỹ mới dự kiến chào bán cũng sử dụng chung điều lệ quỹ và bản cáo bạch thì công ty quản lý quỹ không phải nộp các tài liệu này tại hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ mới.”
3. Sửa đổi
“5. Công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải luôn có đầy đủ thông tin về sở hữu của từng nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh (trừ nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh nước ngoài). Thông tin về tài sản của nhà đầu tư trên sổ chính, kể cả nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản ký danh là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư. Quyền sở hữu của nhà đầu tư được xác lập kể từ thời điểm thông tin về sở hữu của nhà đầu tư được cập nhật tại sổ chính.”
4. Sửa đổi
“2. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại Phụ lục số 29 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời thực hiện công bố điều lệ quỹ trên trang thông tin điện tử của công ty.
6. Ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan được nêu rõ tại bản cáo bạch và các tài liệu quảng cáo thông tin về quỹ mở về việc chỉ xác nhận các thông tin có liên quan đến ngân hàng giám sát, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan và chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hoạt động của mình trên cơ sở hợp đồng ký với công ty quản lý quỹ, phù hợp với quy định pháp luật và các thông tin mà các tổ chức này cung cấp để xây dựng bản cáo bạch và các tài liệu quảng cáo thông tin về quỹ mở.”
5. Sửa đổi
“b) Đại lý ký danh phải mở, quản lý tiểu khoản giao dịch độc lập, tách biệt tới từng nhà đầu tư. Tổng số dư trên các tiểu khoản phải khớp với số dư trên tài khoản ký danh, số dư trên từng tiểu khoản phải khớp với số liệu sở hữu chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư đó tại sổ chính.”
6. Sửa đổi
“3. Đại lý phân phối chỉ được nhận lệnh giao dịch của nhà đầu tư khi phiếu lệnh đã được điền chính xác và đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục số 21 ban hành kèm theo Thông tư này. Phiếu lệnh phải được đại lý phân phối lưu trữ theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Đồng thời phải bảo đảm ghi nhận đầy đủ, chính xác, kịp thời và rõ ràng về thời điểm nhận lệnh, người nhận lệnh từ nhà đầu tư. Trường hợp lệnh nhận qua điện thoại, fax, lệnh giao dịch trực tuyến qua internet hoặc các phương tiện điện tử, đường truyền khác thì tuân thủ theo quy định về giao dịch điện tử và lưu trữ phiếu lệnh theo hình thức tệp dữ liệu điện tử.”
7. Sửa đổi
“3. Tiền mua chứng chỉ quỹ sau khi chuyển vào tài khoản tiền của quỹ tại ngân hàng giám sát thì được giải ngân để đầu tư ngay trong ngày giao dịch chứng chỉ quỹ. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thanh toán tiền lãi cho quỹ, với lãi suất tối thiểu bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn đang áp dụng, kể từ ngày quỹ nhận được tiền mua chứng chỉ quỹ từ nhà đầu tư.
4. Trường hợp lệnh mua chứng chỉ quỹ và việc thanh toán cho lệnh mua được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức khác không phải là nhà đầu tư thì phiếu lệnh và tài liệu xác nhận việc thanh toán phải nêu rõ tên, số tài khoản và giá trị thanh toán của nhà đầu tư được hưởng lợi.”
8. Sửa đổi
“4. Phí mua lại, phí phát hành, phí chuyển đổi có thể được quy định với các mức khác nhau, căn cứ vào thời hạn nắm giữ chứng chỉ quỹ, mục tiêu đầu tư, hoặc giá trị khoản đầu tư. Các mức phí tối đa phải được quy định tại điều lệ quỹ và bản cáo bạch. Các mức phí cụ thể được công bố tại bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt, trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối hoặc dưới các hình thức khác. Phí phát hành không được vượt quá năm phần trăm (5%) giá trị giao dịch. Phí mua lại, phí chuyển đổi không vượt quá ba phần trăm (3%) giá trị giao dịch.
6. Việc tăng các mức phí chỉ được thực hiện khi mức phí sau khi tăng không vượt quá các mức quy định tại khoản 4 Điều này. Thời điểm áp dụng mức phí mới tăng sớm nhất là chín mươi (90) ngày kể từ ngày công ty quản lý quỹ công bố về các mức phí mới trên trang thông tin điện tử của công ty.”
9. Sửa đổi
“2. Các loại tài sản mà quỹ được đầu tư bao gồm:
b) Ngoại tệ, công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật liên quan;
e) Cổ phiếu, trái phiếu chuẩn bị niêm yết, chuẩn bị đăng ký giao dịch phát hành bởi các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam; trái phiếu doanh nghiệp phát hành bởi tổ chức niêm yết có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc cam kết mua lại của tổ chức phát hành;
g) Quyền phát sinh gắn liền với chứng khoán mà quỹ đang nắm giữ.”
10. Sửa đổi
“4. Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ mở phải bảo đảm:
a) Trừ tiền gửi trên tài khoản thanh toán của quỹ tại ngân hàng giám sát, quỹ mở không được đầu tư quá bốn mươi chín phần trăm (49%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này. Quy định này không áp dụng đối với quỹ trái phiếu;
b) Không được đầu tư quá ba mươi phần trăm (30%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm a, b, d, e và f khoản 2 Điều này, phát hành bởi một công ty hoặc một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau, trong đó phần đầu tư vào chứng khoán phái sinh là giá trị cam kết của hợp đồng xác định theo quy định tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Không được đầu tư quá hai mươi phần trăm (20%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, kể cả các loại giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng, trái phiếu (trừ trái phiếu Chính phủ), cổ phiếu có quyền biểu quyết, cổ phiếu không có quyền biểu quyết, trái phiếu chuyển đổi;
d) Không được đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá mười phần trăm (10%), hoặc quá mười lăm phần trăm (15%) (trong trường hợp quỹ chỉ số, quỹ hoán đổi danh mục) tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ trái phiếu Chính phủ;
e) Không được đầu tư quá mười phần trăm (10%) tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
f) Tổng giá trị các hạng mục đầu tư lớn trong danh mục đầu tư của quỹ không được vượt quá bốn mươi phần trăm (40%) tổng giá trị tài sản của quỹ, trừ trường hợp quỹ trái phiếu;
g) Tại mọi thời điểm, tổng giá trị cam kết trong các giao dịch chứng khoán phái sinh, dư nợ vay và các khoản phải trả của quỹ không được vượt quá giá trị tài sản ròng của quỹ;
h) Không được đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của các công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
i) Không được đầu tư trực tiếp vào bất động sản, đá quý, kim loại quý hiếm;
j) Phải có chứng khoán của ít nhất sáu (06) tổ chức phát hành, trừ trường hợp quỹ trái phiếu.
5. Trừ trường hợp quy định tại điểm g, h, i khoản 4 Điều này, cơ cấu đầu tư của quỹ mở được phép sai lệch nhưng chỉ do các nguyên nhân khách quan như sau:
a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ;
b) Thực hiện các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ;
c) Thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư;
d) Hoạt động hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành;
e) Quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tách quỹ, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động không quá sáu (06) tháng, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ;
f) Quỹ đang trong thời gian giải thể.
8. Công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư tiền gửi, công cụ tiền tệ quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này phát hành bởi các tổ chức tín dụng trong danh sách đã được ban đại diện quỹ phê duyệt bằng văn bản.”
11. Sửa đổi
“2. Công ty quản lý quỹ không được phép vay để đầu tư, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ hoặc thực hiện thanh toán các giao dịch chứng chỉ quỹ với nhà đầu tư. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ, không bao gồm các khoản tạm ứng, các khoản phải trả, không được quá năm phần trăm (5%) giá trị tài sản ròng của quỹ tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa là ba mươi (30) ngày.”
12. Sửa đổi
“2. Đối với các giao dịch theo phương thức thỏa thuận (trừ trường hợp giao dịch thực hiện trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán), các giao dịch mua, bán chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ phải bảo đảm:
a) Được sự chấp thuận bằng văn bản của ban đại diện quỹ về khoảng giá dự kiến, thời điểm thực hiện, đối tác giao dịch, loại tài sản giao dịch trước khi thực hiện giao dịch;
b) Trường hợp mức giá thực tế mua cao hơn hoặc giá bán thực tế thấp hơn giá tham chiếu của các tổ chức cung cấp báo giá, hoặc vượt quá khoảng giá đã được chấp thuận theo quy định tại điểm a khoản này, công ty quản lý quỹ phải giải thích rõ lý do để ban đại diện quỹ xem xét, quyết định.”
13. Sửa đổi
“3. Việc xác định giá thị trường các tài sản của quỹ thực hiện theo phương pháp quy định tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó:
a) Đối với trái phiếu niêm yết: Giá thị trường là giá yết cuối ngày (hoặc tên gọi khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán) của giao dịch thông thường tại ngày có giao dịch gần nhất trước ngày định giá cộng lãi lũy kế (nếu giá yết chưa bao gồm lãi lũy kế);
b) Đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch: Giá thị trường là giá đóng cửa (hoặc tên gọi khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán) của ngày có giao dịch gần nhất trước ngày định giá;
c) Đối với các công cụ không trả lãi bao gồm tín phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá và các công cụ không trả lãi khác: Giá thị trường là giá yết trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán; trường hợp không có giá yết thì mức giá được xác định theo mô hình chiết khấu dòng tiền căn cứ vào lãi suất trúng thầu hoặc một lãi suất khác do ban đại diện quỹ quy định và thời gian nắm giữ công cụ;
d) Đối với các tài sản được phép đầu tư, chưa niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá thị trường là giá trung bình của các giao dịch thực hiện thành công tại ngày giao dịch gần nhất trước ngày định giá do các tổ chức báo giá cung cấp. Trường hợp không có báo giá thì mức giá được xác định theo mô hình lý thuyết đã được ban đại diện quỹ thông qua.”
14. Sửa đổi
“1. Đại hội nhà đầu tư do công ty quản lý quỹ triệu tập và quyết định những nội dung sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ, hợp đồng giám sát; phương án phân phối lợi nhuận;
b) Các thay đổi cơ bản trong chính sách đầu tư, mục tiêu đầu tư của quỹ; tăng mức phí trả cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát; thay đổi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát.”
15. Sửa đổi
“1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, quyết định tại cuộc họp của đại hội nhà đầu tư được thông qua khi được số nhà đầu tư đại diện ít nhất năm mươi mốt phần trăm (51%) tổng số đơn vị quỹ của các nhà đầu tư dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do điều lệ quỹ quy định.
2. Đối với các nội dung quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 24 Thông tư này, quyết định tại cuộc họp được thông qua khi số nhà đầu tư đại diện ít nhất sáu mươi lăm phần trăm (65%) tổng số đơn vị quỹ của các nhà đầu tư dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do điều lệ quỹ quy định.
4. Trường hợp lấy ý kiến đại hội nhà đầu tư dưới hình thức bằng văn bản, quyết định được thông qua nếu được số nhà đầu tư đại diện cho ít nhất năm mươi mốt phần trăm (51%) tổng số đơn vị quỹ của các nhà đầu tư biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do điều lệ quỹ quy định.”
16. Sửa đổi
“a. Chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán; hoặc chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán CFA từ bậc 1 (Chartered Financial Analyst level I) trở lên, CIIA từ bậc 1 (Certified International Investment Analyst level I) trở lên; hoặc chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán cấp tại các quốc gia là thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).”
17. Sửa đổi
“2. Hoạt động lưu ký tài sản quỹ phải đảm bảo:
a) Công ty quản lý quỹ thực hiện việc đăng ký tài sản của quỹ dưới tên của quỹ theo các điều khoản hợp đồng kinh tế giữa quỹ (thông qua công ty quản lý quỹ) và đối tác theo các quy định của pháp luật liên quan; bảo đảm toàn bộ tài sản của quỹ phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam phải được đăng ký sở hữu thuộc quỹ và lưu ký đầy đủ tại ngân hàng giám sát theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp tài sản có đăng ký sở hữu thì phải được đăng ký, ghi nhận dưới tên của quỹ, trừ trường hợp tài sản phải đăng ký, ghi nhận dưới tên của ngân hàng giám sát hoặc tổ chức lưu ký phụ hoặc công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật có liên quan. Bản gốc các tài liệu pháp lý xác nhận quyền sở hữu tài sản của quỹ phải được lưu ký đầy đủ tại ngân hàng giám sát, trừ trường hợp là chứng khoán đã đăng ký, lưu ký tập trung. Trường hợp là chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổ, hoặc việc chuyển quyền sở hữu cho quỹ chưa hoàn tất, hợp đồng mua bán gốc và giao dịch thanh toán mua phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát.
Trường hợp tài sản không được đăng ký sở hữu, hoặc chưa được kịp thời chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn quy định tại các thỏa thuận phát hành, hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng đầu tư hoặc các hợp đồng kinh tế tương đương, ngân hàng giám sát có trách nhiệm xác nhận rõ về tình trạng lưu ký và đăng ký tài sản này tại các báo cáo định kỳ của công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát, đồng thời gửi thông báo bằng văn bản cho ban đại diện quỹ.
- Trường hợp là loại tài sản không có đăng ký sở hữu, ngân hàng giám sát có trách nhiệm định kỳ hàng tháng đối soát với tổ chức tiếp nhận vốn đầu tư, tổ chức phát hành, tổ chức quản lý sổ đăng ký cổ đông hoặc các tổ chức tương đương khác về khối lượng, giá trị tài sản của quỹ, bảo đảm việc lưu ký tài sản tuân thủ quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
- Trường hợp là tiền gửi ngân hàng, ngân hàng giám sát có quyền và trách nhiệm yêu cầu công ty quản lý quỹ cung cấp đầy đủ thông tin về các hợp đồng tiền gửi, các tài khoản tiền gửi của quỹ. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm định kỳ hàng tháng đối soát số dư tài khoản tiền gửi, giá trị các hợp đồng tiền gửi với các ngân hàng nhận tiền gửi của quỹ.”
18. Bổ sung
“10. Cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ trong việc rà soát hoạt động của đại lý chuyển nhượng thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên, trong đó bảo đảm trách nhiệm của công ty quản lý quỹ tuân thủ theo quy định của pháp luật.”
19. Sửa đổi
“1. Ngân hàng giám sát phải gửi báo cáo giám sát định kỳ hàng tháng, quý, bán niên, năm về hoạt động giám sát đối với quỹ theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Báo cáo phải đánh giá việc tuân thủ của công ty quản lý quỹ trong hoạt động đầu tư, giao dịch, xác định giá trị tài sản ròng theo các quy định tại điều lệ quỹ, các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
6. Chế độ báo cáo của ngân hàng giám sát đối với công ty quản lý quỹ theo quy định tại Điều này chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động của quỹ mở và thông tin liên quan mà ngân hàng có được trong quá trình thực hiện chức năng giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Thông tư này.”
20. Sửa đổi
“a) Là công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng lưu ký, doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại và tổ chức kinh tế khác. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại, tổ chức kinh tế khác thì phải làm thủ tục đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều này.”
21. Bổ sung
“4. Đại lý phân phối không phải là tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm thì không được:
a) Làm đại lý ký danh;
b) Đồng thời làm đại lý phân phối cho công ty quản lý quỹ khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của công ty quản lý quỹ mà mình đang làm đại lý phân phối.”
22. Sửa đổi
“2. Công ty quản lý quỹ, tổ chức, cá nhân có liên quan không được quảng cáo, thông tin, giới thiệu các quỹ chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ mở, hoặc quỹ đã chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp đó là các hội thảo giới thiệu quỹ cho cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.”
23. Bổ sung
“5. Định kỳ hàng tuần, công ty quản lý quỹ công bố trên trang thông tin điện tử của công ty mức sai lệch giá trị tài sản ròng của quỹ chỉ số so với chỉ số tham chiếu (tracking error - TE), trong đó mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu được xác định theo quy định pháp luật chứng khoán về quỹ hoán đổi danh mục. Trường hợp mức sai lệch nêu trên vượt quá hạn mức tối đa đã được quy định tại điều lệ quỹ, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm công bố lý do, tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ hoặc điều chỉnh lại danh mục đầu tư để khắc phục tình trạng đó theo quy định tại điều lệ quỹ.”
24. Bỏ cụm từ “tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan” tại
25. Bãi bỏ quy định tại
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 198/2012/TT-BTC về Chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ mở do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 416/TCT-CS năm 2015 về thuế giá trị gia tăng đối với phí phát hành chứng chỉ quỹ mở do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 98/2020/TT-BTC hướng dẫn về hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 84/QĐ-BTC năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2021
- 6Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn việc thành lập và quản lý Quỹ mở do Bộ Tài chính ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BTC năm 2016 hướng dẫn về thành lập và quản lý quỹ mở do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 242/2016/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 98/2020/TT-BTC hướng dẫn về hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 84/QĐ-BTC năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2021
- 6Quyết định 1092/QĐ-BTC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2019-2023
- 1Luật Chứng khoán 2006
- 2Luật chứng khoán sửa đổi 2010
- 3Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi
- 4Thông tư 198/2012/TT-BTC về Chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ mở do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 6Công văn 416/TCT-CS năm 2015 về thuế giá trị gia tăng đối với phí phát hành chứng chỉ quỹ mở do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi
- 8Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 15/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn về thành lập và quản lý quỹ mở do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 15/2016/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/01/2016
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: 28/02/2016
- Số công báo: Từ số 201 đến số 202
- Ngày hiệu lực: 15/03/2016
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực