Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 15/2009/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ VÀ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Tổng cục Dạy nghề về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho các nghề: Cấp thoát nước; Kỹ thuật xây dựng; Quản lý khu đô thị; Mộc xây dựng và trang trí nội thất; Nguội chế tạo; Sản xuất xi măng;
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề đối với các nghề trên như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng:

Thông tư này quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề được quy định tại Thông tư này;

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề quy định tại Thông tư này không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 2. Chương trình khung quy định tại Thông tư này bao gồm:

1. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Cấp thoát nước” (Phụ lục 1);

2. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Kỹ thuật xây dựng” (Phụ lục 2);

3. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Quản lý khu đô thị” (Phụ lục 3);

4. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Mộc xây dựng và trang trí nội thất” (Phụ lục 4).

5. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Nguội chế tạo”; (Phụ lục 5);

6. Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề “Sản xuất xi măng” (Phụ lục 6).

Điều 3. Trách nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề:

Căn cứ quy định tại Thông tư này, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này tổ chức xây dựng, thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề của trường.

Điều 4. Điều khoản thi hành:

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký;

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề cho các nghề được quy định tại Thông tư này và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
- Công báo Website Chính phủ (2b);
- Lưu Vụ Pháp chế, VP, TCDN (20b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc

PHỤ LỤC 1:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ ”CẤP THOÁT NƯỚC”

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15 /2009 /TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 1A:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Cấp thoát nước

Mã nghề : 40580204

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo, công dụng, phân loại đường ống, thiết bị, công trình của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;

+ Trình bày được sơ đồ nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các thiết bị, dụng cụ, máy thi công thông dụng trong nghề;

+ Đọc được bản vẽ của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và các tài liệu liên quan;

+ Khai triển được các chi tiết, phụ kiện đơn giản đảm bảo cho gia công, lắp đặt;

+ Trình bày được phương pháp lắp đặt, vận hành, quản lý hệ thống ống cấp, thoát nước, phù hợp với yêu cầu thi công.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề;

+ Lựa chọn được các loại vật tư, thiết bị, phụ kiện phù hợp với yêu cầu gia công, lắp đặt;

+ Lấy dấu, cắt, ren, uốn, hàn tạo ra các chi tiết, phụ kiện, mối nối thông thường đạt yêu cầu kỹ thuật;

+ Lắp đặt, vận hành, quản lý được hệ thống ống cấp, thoát nước thông dụng trong công trình, ngoài công trình theo thiết kế;

+ Vận hành được trạm xử lý cấp, thoát nước đúng quy trình;

+ Có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, luôn cố gắng vươn lên và tự hoàn thiện;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

- Thể chất và quốc phòng:

+ Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội;

+ Nắm được những kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quân sự phổ thông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng tìm việc làm tại các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Cấp thoát nước, xây dựng trên toàn quốc và xuất khẩu lao động.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2070 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 150 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp:30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2070 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1645 giờ; Thời gian học tự chọn: 425 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 554 giờ; Thời gian học thực hành: 1306 giờ

3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp

Trung học cơ sở:1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

107

90

13

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

23

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng

45

29

15

1

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Ngoại ngữ

60

30

27

3

II

Các môn học/ mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1435

401

933

101

II.1

Các môn học/ mô đun, kỹ thuật cơ sở

210

175

18

17

MH 07

Vẽ kỹ thuật

75

60

9

6

MH 08

Thuỷ lực cơ sở

45

36

5

4

MH 09

Cấp thoát nước cơ bản

60

55

0

5

MH 10

Kỹ thuật an toàn và Bảo hộ lao động

30

24

4

2

II.2

Các môn học/ mô đun chuyên môn nghề

1225

226

915

84

MĐ 11

Nguội cơ bản

60

10

45

5

MĐ 12

Hàn điện cơ bản

60

10

47

3

MĐ 13

Hàn, dán chất dẻo cơ bản

40

5

30

5

MĐ 14

Lắp mạch điện cơ bản

60

11

44

5

MĐ 15

Nâng chuyển ống, thiết bị

60

10

46

4

MĐ 16

Sử dụng dụng cụ thiết bị nghề Cấp thoát nước

60

10

45

5

MH 17

Khai triển ống, phụ kiện cấp, thoát nước

30

23

3

4

MĐ 18

Lựa chọn ống, phụ kiện, thiết bị

40

15

20

5

MĐ 19

Lắp đặt máy bơm

60

13

42

5

MĐ 20

Lắp đặt đường ống cấp nước

90

15

70

5

MĐ 21

Lắp đặt đường ống thoát nước

80

15

60

5

MĐ 22

Lắp đặt thiết bị dùng nước

80

15

60

5

MĐ 23

Lắp đặt hệ thống đường ống, thiết bị, công trình xử lý nước cấp

75

15

55

5

MĐ 24

Lắp đặt hệ thống đường ống, thiết bị, công trình xử lý nước thải

60

15

40

5

MĐ 25

Vận hành công trình thu nước và trạm bơm

60

15

40

5

MĐ 26

Vận hành công trình xử lý nước cấp

60

15

40

5

MĐ 27

Vận hành trạm xử lý nước thải

40

7

30

3

MĐ28

Vận hành, quản lý mạng lưới đường ống cấp, thoát nước

60

7

48

5

MĐ 29

Thực tập sản xuất

150

150

Tổng cộng

1645

508

1023

114

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ.

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã mô đun

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH30

Vật liệu

45

40

3

2

MH31

Cơ kỹ thuật

45

40

3

2

MĐ32

Hàn, cắt khí cơ bản

60

10

45

5

MĐ33

Kỹ thuật thi công, xây trát

60

10

45

5

MĐ34

Lắp đặt hệ thống ống cấp nước nóng

80

15

61

4

MĐ35

Lắp đặt đường ống qua sông, đầm lầy

120

20

95

5

MĐ36

Lắp đặt đường ống đài phun nước

60

10

47

3

MĐ37

Lắp đặt đường ống thải rác sinh hoạt

80

15

60

5

MH38

Kỹ thuật đo đạc (Trắc địa)

60

30

25

5

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

- Chọn các môn học sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung ;

- Để xác định danh mục các môn học mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường để lựa chọn một, hai, ba... trong các môn học mô đun tự chọn trong danh mục ở bảng trên hoặc các môn học/ mô đun mà các trường tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là khoảng 425 giờ.

Ví dụ có thể chọn 06 môn học/ mô đun tự chọn theo bảng sau:

Mã mô đun

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH30

Vật liệu

45

40

3

2

MĐ31

Hàn, cắt khí cơ bản

60

10

45

5

MĐ32

Kỹ thuật thi công, xây trát

60

10

45

5

MĐ33

Lắp đặt đường ống qua sông, đầm lầy

120

20

95

5

MĐ34

Lắp đặt hệ thống ống cấp nước nóng

80

15

61

4

MH35

Kỹ thuật đo đạc (Trắc địa)

60

30

25

5

Tổng cộng:

425

125

274

26

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Về số lượng mô đun, thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện của từng trường, yêu cầu của ngành, vùng miền.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Văn hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

Viết, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

3

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

- Thực hành nghề

- Hoặc: Mô đun tốt nghiệp

(Kiến thức nghề, kỹ năng nghề)

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Bài thi kiến thức và kỹ năng

Không quá 120 phút

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

Nội dung cho các hoạt động ngoại khoá bao gồm:

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5giờ ữ 6 giờ; 17giờ ữ 18 giờ hàng ngày

2. Văn hoá, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

- Vào ngoài giờ học hàng ngày

- 19giờ ữ 21giờ vào một buổi trong tuần

3. Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5. Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 01 lần

4. Các chú ý khác:

Để sử dụng chương trình khung trình độ trung cấp nghề có hiệu quả cần chú ý:

- Nghiên cứu hướng dẫn xây dựng chương trình khung trình độ trung cấp nghề, sơ đồ phân tích nghề DACUM, phiếu phân tích công việc, danh mục các công việc theo cấp trình độ đào tạo nghề và Tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề;

- Phân biệt được các thuật ngữ trong chương trình khung trình độ trung cấp nghề ví dụ: Thời gian học, thời gian thực học, thời gian thực học tối thiểu; môn học/ mô đun đào tạo nghề; Môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc; Môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn;

- Đối với các môn học lý thuyết: ở từng bài cần ghi đầy đủ và rõ ràng tất cả các công cụ kiểm tra đánh giá ứng với mỗi mục tiêu học tập và nội dung cốt lõi:

Số lượng câu hỏi, loại câu hỏi và hệ số điểm. ở cuối chương và cuối mỗi môn học phải ghi đầy đủ các công cụ kiểm tra đánh giá hết chương, hết môn học: Các câu hỏi mở, tự luận (vấn đáp, viết) hay các trọng tâm quan sát, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, các tiêu chí, các thang điểm cần sử dụng;

- Đối với các mô đun đào tạo nghề: Cần xây dựng tiêu chí để đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng và các câu hỏi để kiểm tra đánh giá kiến thức;

- Đối với việc đánh giá thái độ thì giáo viên bộ môn có thể dùng “Sổ theo dõi người học” để ghi chép những kết quả, nhận xét thường xuyên của mình về từng người học và cả lớp./.

Phụ lục1B:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Cấp thoát nước

Mã nghề : 50580204

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 42

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo, công dụng, phân loại đường ống, thiết bị, công trình của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;

+ Đọc được bản vẽ của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và các tài liệu liên quan;

+ Trình bày được sơ đồ nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các thiết bị, dụng cụ, máy thi công thông dụng trong nghề;

+ Tính toán, khai triển được các chi tiết, phụ kiện thông thường đảm bảo cho gia công, lắp đặt;

+ Có khả năng ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới ở phạm vi nhất định vào thực tế sản xuất;

+ Trình bày được phương pháp lắp đặt, vận hành, quản lý hệ thống ống cấp thoát nước phù hợp với công nghệ hiện nay;

+ Thiết kế được hệ thống cấp, thoát nước trong nhà.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ cầm tay của nghề;

+ Lựa chọn được các loại vật tư, thiết bị, phụ kiện phù hợp với yêu cầu gia công, lắp đặt;

+ Lấy dấu, cắt, ren, uốn, hàn tạo ra các phụ kiện, mối nối đạt yêu cầu kỹ thuật cao;

+ Lắp đặt, vận hành, quản lý được hệ thống ống cấp, thoát nước thông dụng trong công trình, ngoài công trình theo thiết kế;

+ Lắp đặt hệ thống đường ống và thiết bị cho các công trình xử lý nước cấp, nước thải đúng thiết kế;

+ Vận hành được các công trình trong khu xử lý cấp, thoát nước đúng quy trình

+ Có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm;

+ Thực hiện công việc có tính sáng tạo, giải quyết được các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế thi công, lắp đặt.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, luôn cố gắng vươn lên và tự hoàn thiện;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội;

+ Nắm được những kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quân sự phổ thông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp người học có thể tham gia quản lý tổ, nhóm sản xuất, có khả năng tìm việc làm tại các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp, thoát nước, xây dựng trên toàn quốc và xuất khẩu lao động.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 03 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3785 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 300 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp:30giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3785 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 3090 giờ; Thời gian học tự chọn: 695 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 988 giờ; Thời gian học thực hành: 2347 giờ

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

217

206

27

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

75

60

13

2

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ

120

55

56

9

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2640

736

1755

149

II.1

Các môn học/ mô đun, kỹ thuật cơ sở

345

291

27

27

MH 07

Hình học hoạ hình

30

21

5

4

MH 08

Vẽ kỹ thuật

75

55

12

8

MH 09

Cơ kỹ thuật

45

40

3

2

MH 10

Thuỷ lực cơ sở

60

53

3

4

MH 11

Cấp thoát nước cơ bản

75

70

0

5

MH 12

Kỹ thuật an toàn và Bảo hộ lao động

30

24

4

2

MH13

Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất

30

28

0

2

II.2

Các môn học/ mô đun chuyên môn nghề

2295

445

1728

122

MĐ 14

Nguội cơ bản

80

15

59

6

MĐ 15

Hàn điện cơ bản

80

15

59

6

MĐ 16

Hàn, cắt khí cơ bản

80

15

59

6

MĐ 17

Hàn, dán chất dẻo cơ bản

60

10

45

5

MĐ 18

Lắp mạch điện cơ bản

80

20

55

5

MĐ 19

Nâng chuyển ống, thiết bị

80

15

60

5

MĐ 20

Sử dụng dụng cụ- Thiết bị nghề Cấp thoát nước

140

25

106

9

MH 21

Khai triển ống, phụ kiện cấp, thoát nước

45

35

5

5

MĐ 22

Lựa chọn ống, phụ kiện, thiết bị

60

25

30

5

MĐ 23

Lắp đặt máy bơm, trạm bơm

120

30

85

5

MĐ 24

Lắp đặt đường ống cấp nước

180

30

140

10

MĐ 25

Lắp đặt đường ống thoát nước

140

30

102

8

MĐ 26

Lắp đặt thiết bị dùng nước

120

20

92

8

MĐ 27

Lắp đặt hệ thống đường ống, thiết bị công trình xử lý nước cấp

120

30

82

8

MĐ 28

Lắp đặt hệ thống đường ống, thiết bị công trình xử lý nước thải

120

30

82

8

MĐ 29

Vận hành công trình thu nước, trạm bơm

80

20

56

4

MĐ 30

Vận hành công trình xử lý nước cấp

80

25

50

5

MĐ 31

Vận hành trạm xử lý nước thải

60

15

40

5

MĐ 32

Vận hành, quản lý mạng lưới đường ống cấp, thoát nước

120

25

90

5

MH 33

Thiết kế hệ thống cấp, thoát nước trong nhà

60

25

31

4

MĐ34

Thực tập sản suất

390

390

Tổng cộng

3090

953

1961

176

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ.

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH35

Vật liệu

45

39

2

4

MH36

Dung sai lắp ghép

30

26

2

2

MĐ37

Kỹ thuật thi công, xây trát

120

15

100

5

MĐ38

Lắp đặt hệ thống ống cấp nước nóng

120

15

100

5

MĐ39

Lắp đặt đường ống qua sông, đầm lầy

120

20

92

8

MĐ40

Lắp đặt đường ống thông gió

120

30

82

8

MĐ41

Lắp đặt đường ống dẫn khí ga dân dụng

120

30

82

8

MĐ42

Lắp đặt đường ống đài phun nước

80

30

44

6

MĐ43

Lắp đặt đường ống thải rác sinh hoạt

120

30

82

8

MĐ44

Kỹ thuật đo đạc (Trắc địa)

60

30

25

5

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

- Chọn các môn học sao cho đảm bảo thời gian thực học tối thiểu theo quy định trong chương trình khung ;

- Để xác định danh mục các môn học mô đun đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường để lựa chọn một, hai, ba... trong các môn học mô đun tự chọn trong danh mục ở bảng trên hoặc các môn học/ mô đun mà các trường tự chọn sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là khoảng 695 giờ.

Ví dụ có thể chọn 08 môn học/ mô đun tự chọn theo bảng sau :

Mã mô đun

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MH35

Vật liệu

45

39

2

4

MH36

Dung sai lắp ghép

30

26

2

2

MĐ37

Kỹ thuật thi công, xây trát

120

15

100

5

MĐ38

Lắp đặt hệ thống ống cấp nước nóng

120

15

100

5

MĐ39

Lắp đặt đường ống qua sông, đầm lầy

120

20

92

8

MĐ40

Lắp đặt hệ thống ống cấp nước nóng

120

15

100

5

MĐ41

Lắp đặt đường ống đài phun nước

80

30

44

6

MH42

Kỹ thuật đo đạc (Trắc địa)

60

30

25

5

Tổng cộng

695

205

447

43

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Về số lượng mô đun, thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện của từng trường, yêu cầu của ngành, vùng miền.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

- Thực hành nghề

- Hoặc: Mô đun tốt nghiệp

(Kiến thức nghề, kỹ năng nghề)

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Bài thi kiến thức và kỹ năng

Không quá 120 phút

Không quá 24 giờ

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

Nội dung cho các hoạt động ngoại khoá bao gồm:

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5giờ ÷ 6 giờ; 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày

2. Văn hoá, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

- Vào ngoài giờ học hàng ngày

- 19 giờ ữ 21 giờ vào một buổi trong tuần

3. Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5. Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 01 lần

4. Các chú ý khác:

Để sử dụng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề có hiệu quả cần chú ý:

- Nghiên cứu hướng dẫn xây dựng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, sơ đồ phân tích nghề DACUM, phiếu phân tích công việc, danh mục các công việc theo cấp trình độ đào tạo nghề và tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề.

- Phân biệt được các thuật ngữ trong chương trình khung trình độ cao đẳng nghề ví dụ: Thời gian học, thời gian thực học, thời gian thực học tối thiểu; môn học/ mô đun đào tạo nghề; Môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc; Môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn;

- Đối với các môn học lý thuyết: ở từng bài cần ghi đầy đủ và rõ ràng tất cả các công cụ kiểm tra đánh giá ứng với mỗi mục tiêu học tập và nội dung cốt lõi:

Số lượng câu hỏi, loại câu hỏi và hệ số điểm. ở cuối chương và cuối mỗi môn học cũng phải ghi đầy đủ các công cụ kiểm tra đánh giá hết chương, hết môn học: Các câu hỏi mở, tự luận (vấn đáp, viết) hay các trọng tâm quan sát, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, các bảng kiểm, các thang điểm cần sử dụng;

- Đối với các mô đun đào tạo nghề: Cần xây dựng các tiêu chí để đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng và các câu hỏi để kiểm tra đánh giá kiến thức;

- Đối với việc đánh giá thái độ thì giáo viên bộ môn có thể dùng “Sổ theo dõi người học” để ghi chép những kết quả, nhận xét thường xuyên của mình về từng người học và cả lớp./.

PHỤ LỤC 2:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “ KỸ THUẬT XÂY DỰNG”

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15 / 2009 /TT – BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 2A:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Kỹ thuật xây dựng

Mã nghề: 40580201

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá trung học phổ thông theo quy định Bộ giáo dục - Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 24

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

- Kiến thức:

+ Nêu được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng; trình bày được phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của các công việc của nghề Kỹ thuật xây dựng (đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm;

+ Nêu được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện;

+ Nêu được ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật - công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;

+ Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm.

- Kỹ năng:

+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật và xác định được vị trí, kích thước của công trình;

+ Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;

+ Làm được được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi và một số công việc khác: lắp đặt mạng điện sinh hoạt, lắp đặt đường ống cấp, thoát nước trong nhà;

+ Xử lý được các sai phạm nhỏ thường gặp trong quá trình thi công.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng.

- Chính trị, đạo đức

+ Chấp hành chủ trương, chính sách và Pháp luật của Nhà nước;

+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và xã hội;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng

+ Thể chất:

Sức khỏe đạt yêu cầu theo phân loại của Bộ Y tế;

Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Quốc phòng:

Học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức môn học giáo dục quốc phòng.

3.Cơ hội việc làm (các vị trí làm việc trong tương lai)

+ Làm thợ thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thuộc các doanh nghiệp xây dựng;

+ Tự tổ chức tổ/nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề xây dựng.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2005 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề:1795 giờ

+Thời gian học bắt buộc: 1395 giờ; Thời gian học tự chọn: 400 giờ

+Thời gian học lý thuyết: 416 giờ; Thời gian học thực hành:1379 giờ

3.Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ.

(Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

145

52

13

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

14

0

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

45

29

15

1

MH 05

Tin học

30

20

7

3

MH 06

Ngoại ngữ

60

57

0

3

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

1395

341

972

82

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

180

136

28

16

MH 07

Vẽ kỹ thuật

75

41

28

6

MH 08

Bảo hộ lao động

30

27

0

3

MH 09

Điện kỹ thuật

30

27

0

3

MH 10

Vật liệu xây dựng

30

27

0

3

MH 11

Tổ chức sản xuất

15

14

0

1

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1215

205

944

66

MĐ 12

Đào móng

55

15

29

11

MĐ 13

Xây gạch

330

45

267

18

MĐ 14

Lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ

55

10

42

3

MĐ 15

Trát, láng

325

45

254

26

MĐ 16

Lát, ốp

95

15

74

6

MĐ 17

Bạ mát tít, sơn vôi

55

15

34

6

MĐ 18

Lắp đặt thiết bị vệ sinh

55

15

37

3

MĐ 19

Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo

95

15

74

6

MĐ 20

Gia công lắp đặt cốt thép

95

15

71

9

MĐ 21

Trộn, đổ, đầm bê tông

55

15

34

6

Tổng cộng

1605

486

996

123

Ghi chú:

- Đối với môn học: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giừo thực hành

- Đối với chương trình mô đun: thời gian kiểm tra được tính hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo).

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

Tùy theo nhu cầu của địa phương hoặc môi trường lao động, căn cứ vào tình hình trang thiết bị cụ thể của từng trường/ cơ sở dạy nghề... sẽ xác định được danh mục cụ thể các môn học, mô đun tự chọn. Có thể tham khảo trong số các môn học, mô đun gợi ý sau:

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 22

Xây đá

400

15

364

21

MĐ 23

Lắp đặt mạng điện sinh hoạt

150

30

112

8

MĐ 24

Lắp đặt đường ống cấp nước trong nhà

145

15

122

8

MĐ 25

Lắp đặt đường ống thoát nước khu vệ sinh

105

15

88

2

400

60

322

18

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo).

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các Trường/ cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/ cơ sở của mình ;

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định:

Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn chiếm khoảng (20 - 30)% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ (65 - 85)% và kiến thức lý thuyết khoảng (15 - 35)%;

Theo chương trình khung đã xây dựng; Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn không vượt quá 400 giờ (trong đó lý thuyết không quá 75 giờ).

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường/Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này, trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng miền;

- Nếu Trường/ Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Trường/ Cơ sở của mình;

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ Cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tuỳ tính chất từng môn học, mô đun);

- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

2 Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn Thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị.

Viết, trắc nghiệm

Viết: không quá 120 phút

Trắc nghiệm: không quá 60 phút

2

Văn hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

- Môn Toán: thi viết

- Môn Vật lý, Hoá học: thi vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

3

Kiến thức, kỹ năng nghề.

- Lý thuyết nghề.

-Viết, trắc nghiệm

-Vấn đáp

Viết: không quá 180 phút

Vấn đáp: không quá 20 phút

- Thực hành nghề.

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3.Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp xây dựng, hoặc các công trình đang được xây dựng;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.

4. Các chú ý khác:

Có thể lựa chọn các môn học, mô đun trong chương trình khung này để xây dựng chương trình đào tạo Sơ cấp nghề tùy theo nhu cầu của người học và phải đảm bảo tính liên thông khi người học có nhu cầu học lên Trung cấp nghề./.

Phụ lục 2B:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Kỹ thuật xây dựng

Mã nghề: 50580201

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 29

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề;

I.MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

- Kiến thức:

+ Nêu được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng; trình bày đựơc phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;

+ Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của các công việc của nghề Kỹ thuật xây dựng (đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm;

+ Nêu được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện;

+ Nêu được ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật - công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;

+ Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm;

+ Nêu được trình tự, phương pháp lập dự toán các công việc của nghề.

- Kỹ năng:

+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật và phát hiện được các lỗi thông thường của bản vẽ kỹ thuật;

+ Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;

+ Làm được được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bạ mát tít, sơn vôi và một số công việc khác: lắp đặt mạng điện sinh hoạt, lắp đặt đường ống cấp, thoát nước trong nhà;

+ Làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm;

+ Tính được khối lượng, vật liệu, nhân công và tổ chức thi công các công việc của nghề;

+ Sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế của nghề và sử lý được những vấn đề phức tạp của nghề nảy sinh trong quá trình làm việc.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng.

- Chính trị, đạo đức

+ Chấp hành chủ trương, chính sách và Pháp luật của Nhà nước;

+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối vơí tập thể và xã hội;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng

+ Thể chất:

Sức khỏe đạt yêu cầu theo phân loại của Bộ Y tế;

Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Quốc phòng:

Người học được trang bị đầy đủ kiến thức môn học giáo dục quốc phòng

3. Cơ hội việc làm (các vị trí làm việc trong tương lai)

+ Làm thợ thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thuộc các doanh nghiệp xây dựng;

+ Tự tổ chức tổ/nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề xây dựng;

+ Giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 108 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3310 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 320 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2860 giờ

+Thời gian học bắt buộc: 2290 giờ; Thời gian học tự chọn: 570 giờ

+Thời gian học lý thuyết: 627 giờ; Thời gian học thực hành: 2233 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

255

168

27

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

15

40

5

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

75

59

13

3

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ

120

83

30

7

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

2290

513

1664

113

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

240

183

38

19

MH 07

Vẽ kỹ thuật

90

45

38

7

MH 08

An toàn lao động

30

27

0

3

MH 09

Điện kỹ thuật

30

27

0

3

MH 10

Vật liệu xây dựng

30

27

0

3

MH 11

Tổ chức quản lý

15

14

0

1

MH 26

Dự toán

45

43

0

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2050

330

1626

94

MĐ 12

Đào móng

55

15

29

11

MĐ 13

Xây gạch

430

55

351

24

MĐ 14

Lắp đặt cấu kiện loại nhỏ

80

15

59

6

MĐ 15

Trát, láng

450

55

360

35

MĐ 16

Lát, ốp

135

20

109

6

MĐ 17

Bạ mát tít, sơn vôi

95

20

69

6

MĐ 27

Làm hoạ tiết trang trí

120

20

92

8

MĐ 28

Làm mái

60

10

46

4

MĐ 18

Lắp đặt thiết bị vệ sinh

95

20

69

6

MĐ 19

Gia công, lắp dựng và tháo

155

25

114

16

dỡ ván khuôn, giàn giáo

MĐ 20

Gia công, lắp đặt cốt thép

190

30

141

19

MĐ 29

Hàn hồ quang

85

15

66

4

MĐ 21

Trộn, đổ, đầm bê tông

100

30

64

6

Tổng cộng

2740

768

1832

140

Ghi chú:- Đối với môn học: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành

- Đối với chương trình mô đun: thời gian kiểm tra được tính hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo).

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 22

Xây đá

570

20

511

39

MĐ 23

Lắp đạt mạng điện sinh hoạt

150

30

112

8

MĐ 24

Lắp đặt đường ống cấp nước trong nhà

145

15

122

8

MĐ 25

Lắp đặt đường ống thoát nước khu vệ sinh

105

15

88

2

MĐ 30

Trát vữa trộn đá

170

15

138

17

570

75

460

35

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo).

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các Trường/ cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/ cơ sở của mình;

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định:

Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn chiếm khoảng (20 - 30)% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ (65 - 85)% và kiến thức lý thuyết khoảng (15 - 35)%;

Theo chương trình khung đã xây dựng; Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn không vượt quá 570 giờ (trong đó lý thuyết không quá 95 giờ).

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường/ Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này, trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng miền;

- Nếu Trường/ Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Trường/ Cơ sở của mình;

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ Cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tuỳ tính chất từng môn học, mô đun);

- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu

2 Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn Thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị.

Viết, trắc nghiệm

Viết: không quá 120 phút

Trắc nghiệm: không quá 60 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề.

- Lý thuyết nghề.

Viết, trắc nghiệm

Vấn đáp

Viết: không quá 180 phút

Vấn đáp: không quá 20 phút

- Thực hành nghề.

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3.Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để sinh viên có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số doanh nghiệp xây dựng, hoặc các công trình đang được xây dựng;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.

4. Các chú ý khác:

Chương trình các mô đun của trình độ cao đẳng nghề, người học được trang bị những nội dung kiến thức, kỹ năng cao hơn chương trình các mô đun tương ứng của trình độ trung cấp nghề. Cụ thể:

- Mô đun MĐ13: Xây gạch. Học thêm các bài;

+ Xây trụ tròn, trụ đa giác đều.

+ Xây gờ cong.

+ Xây tường cong.

+ Xây vòm.

+ Xây gạch trần (Xây không trát)

Số giờ học thêm là: 100 giờ.

- Đối với mô đun MĐ 14: Lắp đặt cấu kiện loại nhỏ. Học thêm các bài:

+ Lắp đặt pa nel.

+ Lắp đặt nan chớp bê tông cốt thép. Số giờ học thêm là: 25 giờ.

- Mô đun MĐ15: Trát, láng. Học thêm các bài;

+ Trát trụ tròn.

+ Trát gờ cong.

+ Trát vòm cong nhiều chiều.

+ Trát phào cong.

Số giờ học thêm là: 125 giờ.

- Mô đun MĐ16: Lát, ốp. Học thêm các bài;

+ Lát đá tấm (Đá nhân tạo, đá tự nhiên).

+ Ốp đá tấm (Đá nhân tạo, đá tự nhiên). Số giờ học thêm là: 40 giờ.

- Mô đun MĐ17: Bạ mát tít, sơn vôi. Học thêm các bài;

+ Làm sơn sần.

+ Làm sơn giả đá.

Số giờ học thêm là: 40 giờ.

- Mô đun MĐ19: Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo. Học thêm các bài;

+ Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn cột tròn.

+ Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn cầu thang 2 nhịp.

+ Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn tường.

+ Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn sê nô.

+ Chọn, lắp ghép và tháo dỡ cốp pha định hình kích thước bé.

+ Tính khối lượng, vật liệu, nhân công. Số giờ học thêm là: 60 giờ.

- Mô đun MĐ20: Gia công, lắp đặt cốt thép. Học thêm các bài;

+ Lắp đặt cốt thép dầm đơn.

+ Lắp đặt cốt thép hệ dầm.

+ Lắp đặt cốt thép sàn toàn khối.

+ Lắp đặt cốt thép dầm, giằng.

+ Lắp đặt cốt thép cầu thang.

+ Lắp đặt cốt thép lanh tô, ô văng.

+ Lắp đặt cốt thép sê nô.

+ Lắp đặt cốt thép tấm tường.

+ Lắp đặt cốt thép pa nel.

Số giờ học thêm là: 95 giờ.

- Mô đun MĐ21: Trộn, đổ, đầm bê tông. Học thêm các bài;

+ Trộn bê tông bằng máy.

+ Vận chuyển bê tông.

+ Đổ bê tông móng.

+ Đổ bê tông cột.

+ Đổ bê tông dầm, sàn.

+ Đổ bê tông pa nel.

+ Bảo dưỡng bê tông.

Số giờ học thêm là: 45 giờ.

- Mô đun MĐ22: Xây đá. Học thêm các bài;

+ Xây tường đá ong.

+ Xây ốp đá chẻ.

Số giờ học thêm là: 170 giờ.

Có thể lựa chọn các môn học, mô đun trong chương trình khung này để xây dựng chương trình đào tạo Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề tùy theo nhu cầu của người học và phải đảm bảo tính liên thông khi người học có nhu cầu học lên Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề./.

PHỤ LUC 3:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “ QUẢN LÝ KHU ĐÔ THỊ”

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15 /2009 /TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ luc 3A:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Quản lý khu đô thị

Mã nghề: 40340505

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo);

Số lượng môn học và mô đun đào tạo: 28

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức.

+ Nắm vững các kiến thức kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành để làm tốt các công việc quản lý trong khu đô thị như:

Quản lý hệ thống điện, nước, khí gas... trong khu đô thị;

Quản lý hệ thống thông tin và các trang thiết bị kỹ thuật, bảo vệ tự động;

Quản lý hành chính, các dịch vụ đô thị, phòng chống cháy nổ trong khu đô thị;

Quản lý địa giới, quy hoạch và không gian kiến trúc cảnh quan; vệ sinh môi trường đô thị.

+ Hiểu rõ các luật định, văn bản pháp quy; có khả năng phân tích một số tình huống thường xảy ra và áp dụng các luật định, văn bản pháp quy để xử lý tốt các phát sinh trong quá trình quản lý khu đô thị.

- Kỹ năng.

+ Đọc được các bản vẽ xây dựng, bản vẽ điện và đường ống nước, đường ống khí gas, hệ thống thông tin, viễn thông;

+ Vận hành thành thạo các hạng mục công trình liên quan đến hệ thống điện, nước, khí gas, điều hòa thông gió, thông tin liên lạc;

+ Làm thành thạo các công việc quản lý, sửa chữa và thay thế được các phụ kiện của các hạng mục công trình;

+ Ứng dụng được các phần mềm công nghệ vào quản lý khu đô thị;

+ Khai thác tốt các dịch vụ sau xây dựng trong khu đô thị;

+ Tổ chức được các hoạt động vệ sinh môi trường, y tế cộng đồng; quản lý quy hoạch địa giới và không gian kiến trúc cảnh quan;

+ Giữ gìn trật tự và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong khu đô thị.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác-Lê nin, Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; về đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực, vùng miền;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật.

- Thể chất và quốc phòng

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất nhằm đủ sức khỏe theo quy định phân loại của Bộ Y tế để làm việc lâu dài trong điều kiện làm việc linh hoạt và phức tạp của khu đô thị;

+ Có hiểu biết cơ bản về giáo dục quốc phòng, có kỹ năng cơ bản cần thiết giáo dục quốc phòng. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp quản lý các khu đô thị với vị trí quản lý trực tiếp các hoạt động tại các nhà chung cư, các hạng mục công trình kỹ thuật trong một khu đô thị.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 59 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu của khoá học: 2140 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1930 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1480 giờ; Thời gian học tự chọn: 450 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 450 giờ; Thời gian học thực hành: 1480 giờ

3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp

Trung học cơ sở:1200 giờ

( Danh mục các môn học văn hoá ơrung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả)

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

101

94

15

MH01

Chính trị

30

22

6

2

MH02

Pháp luật

15

10

4

1

MH03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH04

Giáo dục quốc phòng

45

27

15

3

MH05

Tin học

30

13

15

2

MH06

Ngoại ngữ

60

26

30

4

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1480

337

1001

142

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

575

232

300

43

MH07

Vẽ xây dựng

55

13

40

2

MH08

Cấu tạo kiến trúc

55

15

32

8

MH09

Vật liệu xây dựng

15

14

1

MH10

Luật Xây dựng, luật Đất đai, luật Nhà ở

30

28

2

MH11

Luật Hình sự và luật Dân sự

30

28

2

MH12

Kỹ thuật điện

95

14

80

1

MH13

Khí cụ điện

95

15

72

8

MH14

Bảo hộ và an toàn lao động

30

28

2

MH15

Tâm lý học quản lý

30

20

8

2

MH16

Giao tiếp công chúng

15

14

1

MH17

Autocad

95

15

68

12

MH18

Môi trường đô thị

30

28

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

905

105

701

99

MĐ19

Quản lý hệ thống điện khu đô thị

175

15

140

20

MĐ20

Quản lý hệ thống cấp thoát nước khu đô thị

175

15

136

24

MĐ21

Quản lý hệ thống thiết bị kỹ thuật

215

15

179

21

MĐ22

Quản lý hành chính khu đô thị

55

15

36

4

MĐ23

Quản lý các dịch vụ đô thị

95

15

68

12

MĐ24

Phòng chống cháy nổ khu đô thị

95

15

68

12

MĐ25

Quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan và môi trường

95

15

74

6

Tổng cộng

1690

438

1095

157

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ26

Ngoại ngữ chuyên ngành

150

28

108

14

MĐ27

Lắp đặt sửa chữa điện dân dụng

150

28

108

14

MĐ28

Lắp đặt sửa chữa đường ống nước trong nhà và thiết bị vệ sinh

150

28

108

14

MĐ29

Lắp đặt sửa chữa điện công nghiệp

150

28

108

14

MĐ30

Lắp đặt sửa chữa điều hoà thông gió

150

28

108

14

MĐ31

Lắp đặt sửa chữa hệ thống thông tin, viễn thông

150

28

108

14

MĐ32

Hệ thống kiểm soát chung cư BMS

(building management system)

150

28

108

14

MĐ33

Quản lý kiến trúc bằng RA

(Revit Architecture)

150

28

108

14

MĐ34

Hệ thống bảo vệ chung cư ADT

150

28

108

14

MĐ35

Microsoft Access

150

28

108

14

Ví dụ có thể lựa chọn các Môn học/mô đun theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ27

Lắp đặt sửa chữa điện dân dụng

150

28

108

14

MĐ28

Lắp đặt sửa chữa đường ống nước trong nhà và thiết bị vệ sinh

150

28

108

14

MĐ30

Lắp đặt sửa chữa điều hoà thông gió

150

28

108

14

Tổng cộng

450

84

324

42

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Trường/ cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/ cơ sở của mình.

- Xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn chiếm tỉ lệ 23,3% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề; trong đó, thực hành chiếm 80% và kiến thức lý thuyết 20%;

- Theo chương trình khung đã xây dựng, thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn không vượt quá 450 giờ (trong đó lý thuyết không quá 90 giờ);

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí vào kỳ II hoặc III tuỳ tính chất từng môn học, mô đun);

- Về thời lượng của từng môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường/ cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này, trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng miền;

- Nếu Trường/ cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cụ thể. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Trường/ cơ sở của mình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

Viết, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

3

Kiến thức, kỹ năng nghề

- Kiến thức nghề

- Kỹ năng nghề

Viết, trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Không quá 180 phút

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số xí nghiệp hay sơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.

4. Các chú ý khác

- Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở thì cộng thêm chương trình văn hóa Trung học phổ thông theo quy định;

- Có thể lựa chọn các môn học, mô đun trong chương trình khung này để xây dựng chương trình đào tạo Sơ cấp nghề tùy theo nhu cầu của người học và phải đảm bảo tính liên thông khi người học có nhu cầu học lên Trung cấp nghề./.

Phụ lục 3B:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Quản lý khu đô thị

Mã nghề: 50340505

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 32

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nắm vững các kiến thức kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành để làm tốt các công việc quản lý trong khu đô thị như:

Quản lý hệ thống điện, nước, khí gas... trong khu đô thị;

Quản lý hệ thống thông tin và các trang thiết bị kỹ thuật, bảo vệ tự động;

Quản lý hành chính, các dịch vụ đô thị, phòng chống cháy nổ trong khu đô thị;

Quản lý địa giới, quy hoạch và không gian kiến trúc cảnh quan; vệ sinh môi trường đô thị.

+ Hiểu rõ các luật định, văn bản pháp quy; có khả năng phân tích một số tình huống thường xảy ra và áp dụng các luật định, văn bản pháp quy để xử lý tốt các phát sinh trong quá trình quản lý khu đô thị.

- Kỹ năng:

+ Đọc được các bản vẽ xây dựng, bản vẽ điện và đường ống nước, đường ống khí gas, hệ thống thông tin, viễn thông;

+ Vận hành thành thạo các hạng mục công trình liên quan đến hệ thống điện, nước, khí gas, điều hòa thông gió, thông tin liên lạc;

+ Làm thành thạo các công việc quản lý, sửa chữa và thay thế được các phụ kiện của các hạng mục công trình;

+ Ứng dụng được các phần mềm công nghệ vào quản lý khu đô thị;

+ Khai thác tốt các dịch vụ sau xây dựng trong khu đô thị;

+ Tổ chức được các hoạt động vệ sinh môi trường, y tế cộng đồng; quản lý quy hoạch địa giới và không gian kiến trúc cảnh quan;

+ Giữ gìn trật tự và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong khu đô thị;

+ Lập kế hoạch, lập dự toán và tổ chức được các hoạt động hòa giải, tư vấn khách hàng, giải quyết các mâu thuẫn;

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, ứng dụng công nghệ và giải quyết tốt các tình huống kỹ thuật phức tạp.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác-Lê nin, Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; về đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực, vùng miền;

+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật.

- Thể chất và quốc phòng

+ Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất nhằm đủ sức khỏe theo quy định phân loại của Bộ Y tế để làm việc lâu dài trong điều kiện làm việc linh hoạt và phức tạp của khu đô thị;

+ Có hiểu biết cơ bản về giáo dục quốc phòng, có kỹ năng cơ bản cần thiết giáo dục quốc phòng. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Cơ hội việc làm

- Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp quản lý các khu đô thị với vị trí quản lý trực tiếp các hoạt động tại các nhà chung cư, các hạng mục công trình kỹ thuật trong một khu đô thị;

- Có thể làm việc tại các phòng ban liên quan đến quản lý đô thị tại các Sở Xây dựng, Sở Kiến trúc - quy hoạch, phòng quản lý đô thị cấp quận, phường trên toàn quốc.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo : 2,5 năm

- Thời gian học tập : 98 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu : 3520 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 320 giờ (trong đó thi tốt nghiệp: 120 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3070 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2320 giờ; Thời gian học tự chọn: 750 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 750 giờ; Thời gian học thực hành: 2320 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

211

212

27

MH01

Chính trị

90

60

24

6

MH02

Pháp luật

30

21

7

2

MH03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH04

Giáo dục quốc phòng

75

55

15

5

MH05

Tin học

75

17

54

4

MH06

Ngoại ngữ

120

54

60

6

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2320

552

1537

231

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

980

373

537

70

MH07

Vẽ xây dựng

110

26

80

4

MH08

Cấu tạo kiến trúc

110

28

72

10

MH09

Vật liệu xây dựng

15

14

1

MH10

Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở

30

28

2

MH11

Luật Hình sự và Luật Dân sự

30

28

2

MH12

Kỹ thuật điện

150

28

120

2

MH13

Khí cụ điện

150

30

108

12

MH14

Bảo hộ và an toàn lao động

30

28

2

MH15

Tâm lý học quản lý

45

30

12

3

MH16

Giao tiếp công chúng

30

28

2

MH17

AutoCad

190

30

136

24

MH18

Môi trường đô thị

30

28

2

MH19

Xã hội học đô thị

30

19

9

2

MH20

Cơ cấu tổ chức bộ máy

30

28

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1340

179

1000

161

MĐ21

Quản lý hệ thống điện khu đô thị

310

30

240

40

MĐ22

Quản lý hệ thống cấp thoát nước khu đô thị

270

29

195

46

MĐ23

Quản lý hệ thống thiết bị kỹ thuật

310

30

251

29

MĐ24

Quản lý hành chính khu đô thị

110

30

70

10

MĐ25

Quản lý các dịch vụ đô thị

150

30

102

18

MĐ26

Phòng chống cháy nổ khu đô thị

95

15

68

12

MĐ27

Quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan và môi trường

95

15

74

6

Tổng cộng

2770

763

1749

258

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ28

Ngoại ngữ chuyên ngành

150

28

108

14

MĐ29

Lắp đặt sửa chữa điện dân dụng

150

28

108

14

MĐ30

Lắp đặt sửa chữa đường ống nước trong nhà và thiết bị vệ sinh

150

28

108

14

MĐ31

Lắp đặt sửa chữa điện công nghiệp

150

28

108

14

MĐ32

Lắp đặt sửa chữa điều hoà, thông gió

150

28

108

14

MĐ33

Lắp đặt sửa chữa hệ thống thông tin, viễn thông

150

28

108

14

MĐ34

Hệ thống kiểm soát chung cư BMS

(building management system)

150

28

108

14

MĐ35

Quản lý kiến trúc bằng RA

(Revit Architecture)

150

28

108

14

MĐ36

Hệ thống bảo vệ chung cư ADT

150

28

108

14

MĐ37

Microsoft Access

150

28

108

14

Ví dụ có thể lựa chọn các môn học/ mô đun theo bảng sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ29

Lắp đặt sửa chữa điện dân dụng

150

28

108

14

MĐ30

Lắp đặt sửa chữa đường ống nước trong nhà và thiết bị vệ sinh

150

28

108

14

MĐ31

Lắp đặt sửa chữa điện công nghiệp

150

28

108

14

MĐ32

Lắp đặt sửa chữa điều hoà, thông gió

150

28

108

14

MĐ33

Lắp đặt sửa chữa hệ thống thông tin, viễn thông

150

28

108

14

Tổng cộng

750

140

540

70

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Trường/ cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/ cơ sở của mình.

- Xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định.

- Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn chiếm tỉ lệ là 24,4%; trong đó, kỹ năng thực hành chiếm 80% và kiến thức lý thuyết 20%;

- Theo chương trình khung đã xây dựng, thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn không vượt quá 750 giờ (trong đó lý thuyết không quá 150 giờ);

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí vào kỳ II hoặc III tuỳ tính chất từng môn học, mô đun);

- Về thời lượng của từng môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường/ cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này, trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng miền;

- Nếu Trường/ cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cụ thể. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Trường/ cơ sở của mình.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Kiến thức nghề

- Kỹ năng nghề

Viết, trắc nghiệm

Bài thi thực hành

Không quá 180 phút

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để sinh viên có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số xí nghiệp hay sơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.

4. Các chú ý khác

- Có thể lựa chọn các môn học, mô đun trong chương trình khung này để xây dựng chương trình đào tạo Sơ cấp nghề tùy theo nhu cầu của người học và phải đảm bảo tính liên thông khi người học có nhu cầu học lên Trung cấp nghề./.

PHỤ LỤC 4:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ ” MỘC XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT”

(Ban hành kèm theo thông tư số 15/ 2009 / TT – BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 4A:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Môc xây dựng và trang trí nội thất

Mã nghề: 40540603

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá trung học phổ thông theo quy định Bộ giáo dục - Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 22

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

- Kiến thức:

+ Nêu được các quy định của bản vẽ thông thường các sản phẩm mộc xây dựng và trang trí nội thất, trình bày đựơc phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;

+ Chọn gỗ và các nguyên vật liệu khác phù hợp với yêu cầu của sản phẩm mộc;

+ Trình bày được cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động và qui trình vận hành các loại máy, các loại dụng cụ và một số thiết bị chuyên dụng trong nghề mộc xây dựng và trang trí nội thất;

+ Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng, vận hành, bảo dưỡng đúng qui trình kỹ thuật các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề mộc xây dựng và trang trí nội thất;

+ Gia công các sản phẩm gắn liền với các công trình xây dựng như: làm cửa, khuôn cửa, ván khuôn, tủ bếp, ốp lát dầm, tường, cột, làm sườn mái dốc theo qui trình, qui phạm và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng.

- Chính trị, đạo đức

+ Chấp hành chủ trương, chính sách và Pháp luật của Nhà nước;

+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối vơí tập thể và xã hội;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng

+ Thể chất:

Sức khỏe đạt yêu cầu theo phân loại của Bộ Y tế;

Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Quốc phòng:

Học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức môn học giáo dục quốc phòng

3. Cơ hội việc làm (các vị trí làm việc trong tương lai)

+ Làm thợ thực hiện các công việc của nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất thuộc các doanh nghiệp xây dựng; các cơ sở sản xuất đồ mộc;

+ Tự tổ chức tổ/nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2010 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 200 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề:1800 giờ

+Thời gian học bắt buộc: 1400 giờ; Thời gian học tự chọn: 400 giờ

+Thời gian học lý thuyết: 474 giờ; Thời gian học thực hành:1326 giờ

3.Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ.

(Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

145

52

13

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

14

0

1

MH 03

Giáo dục thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

45

29

15

1

MH 05

Tin học

30

20

7

3

MH 06

Ngoại ngữ

60

57

0

3

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

1400

385

940

75

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

180

136

28

16

MH 07

Vẽ kỹ thuật

75

41

28

6

MH 08

Bảo hộ lao động

30

27

0

3

MH 09

Điện kỹ thuật

30

27

0

3

MH 10

Vật liệu xây dựng

30

27

0

3

MH 11

Tổ chức sản xuất

15

14

0

1

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1220

249

912

59

MĐ 12

Chuẩn bị nguyên vật liệu

50

19

28

3

MĐ 13

Pha phôi

80

20

54

6

MĐ 14

Gia công mặt phẳng

80

20

55

5

MĐ 15

Gia công mộng

240

45

185

10

MĐ 16

Hoàn thiện bề mặt sản phẩm

65

13

48

4

MĐ 17

Làm khuôn cửa, cánh cửa

180

36

134

10

MĐ 18

Làm ván khuôn

160

32

122

6

MĐ 19

ốp lát dầm, sàn, trần, tường

150

24

120

6

NĐ 20

Làm tủ bếp

150

27

118

5

MĐ 21

Làm sườn mái dốc

65

13

48

4

Tổng cộng

1610

530

992

88

Ghi chú:- Đối với môn học: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành

- Đối với chương trình mô đun: thời gian kiểm tra được tính hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo).

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 22

Đóng đồ mộc dân dụng

400

73

318

9

MĐ 23

Làm nhôm kính

400

54

338

8

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các Trường/ cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/ cơ sở của mình;

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định:

Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn chiếm khoảng (20 - 30)% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ (65 - 85)% và kiến thức lý thuyết khoảng (15 - 35)%;

Theo chương trình khung đã xây dựng; Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn không vượt quá 400 giờ (trong đó lý thuyết không quá 73 giờ).

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường/ Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này, trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng miền;

- Nếu Trường/ Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Trường/ Cơ sở của mình ;

- Về thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ Cơ sở dạy nghề tự bố trí, cân đối vào các học kỳ cho phù hợp tiến độ và tính chất môn học, mô đun (có thể bố trí từ học kỳ III trở đi, tuỳ tính chất từng môn học, mô đun);

- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

2 Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị.

Viết, trắc nghiệm

Viết: Không quá 120 phút

Trắc nghiệm: Không quá 60 phút

2

Văn hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

- Môn Toán: thi viết

- Môn Vật lý, Hoá học: thi vấn đáp

Không quá 120 phút

Không quá 90 phút

3

Kiến thức, kỹ năng nghề.

- Lý thuyết nghề.

-Viết, trắc nghiệm;

-Vấn đáp

Viết: Không quá 180 phút

Vấn đáp: Không quá 20 phút

- Thực hành nghề.

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để học sinh có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số công ty xây dựng hay sơ sở sản xuất kinh doanh hàng mộc xây dựng và trang trí nội thất;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.

4. Các chú ý khác:

Có thể lựa chọn các môn học, mô đun trong chương trình khung này để xây dựng chương trình đào tạo Sơ cấp nghề tùy theo nhu cầu của người học và phải đảm bảo tính liên thông khi người học có nhu cầu học lên Trung cấp nghề./.

Phụ lục 4B:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Môc xây dựng và trang trí nội thất

Mã nghề: 50540603

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 25

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I.MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

- Kiến thức:

+ Nêu được các quy định của bản vẽ thông thường các sản phẩm mộc xây dựng và trang trí nội thất, trình bày đựơc phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;

+ Chọn gỗ và các nguyên vật liệu khác phù hợp với yêu cầu của sản phẩm mộc;

+ Trình bày được cấu tạo công dụng, nguyên lý hoạt động và qui trình hành vận các loại máy, các loại dụng cụ và một số thiết bị chuyên dụng trong nghề mộc xây dựng và trang trí nội thất;

+ Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm;

+ Hạch toán giá được thành sản phẩm và dự toán được các công việc của nghề.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng, vận hành, bảo dưỡng đúng qui trình kỹ thuật các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề mộc xây dựng và trang trí nội thất;

+ Gia công các sản phẩm gắn liền với các công trình xây dựng như: làm cửa, khuôn cửa, cốp pha, cầu thang, tủ bếp, ốp lát dầm sàn, sườn mái dốc...theo qui trình, qui phạm và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật;

+ Thiết kế được một số sản phẩm gắn liền với công trình xây dựng;

+ Làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm;

+ Tính được khối lượng, vật liệu, nhân công và tổ chức thi công các công việc của nghề;

+ Sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng.

- Chính trị, đạo đức

+ Chấp hành chủ trương, chính sách và Pháp luật của Nhà nước;

+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối vơí tập thể và xã hội;

+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.

- Thể chất, quốc phòng

+ Thể chất:

Sức khỏe đạt yêu cầu theo phân loại của Bộ Y tế;

Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Quốc phòng:

Học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức môn học giáo dục quốc phòng

3.Cơ hội việc làm (các vị trí làm việc trong tương lai)

+ Làm thợ thực hiện các công việc của nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất thuộc các doanh nghiệp xây dựng; các cơ sở sản xuất đồ mộc;

+ Tự tổ chức tổ/nhóm thợ thực hiện các công việc của nghề;

+ Giáo viên trong các cơ sở đào tạo nghề.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 2,5 năm

- Thời gian học tập: 108 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3190 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 320 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2740 giờ

+Thời gian học bắt buộc: 2615 giờ; Thời gian học tự chọn: 575 giờ

+Thời gian học lý thuyết: 954 giờ; Thời gian học thực hành: 2236 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

255

168

27

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

15

40

5

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

75

59

13

3

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Ngoại ngữ

120

83

30

7

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

2165

542

1503

120

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

240

163

55

22

MH 07

Vẽ kỹ thuật

90

47

35

8

MH 08

Bảo hộ lao động

30

27

0

3

MH 09

Điện kỹ thuật

30

27

0

3

MH 10

Vật liệu xây dựng

30

27

0

3

MH 11

Tổ chức sản xuất

15

14

0

1

MH 24

Dự toán

45

21

20

4

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1925

379

1448

98

MĐ 25

Thiết kế mẫu sản phẩm mộc xây dựng và trang trí nội thất

48

12

32

4

MĐ 12

Chuẩn bị nguyên vật liệu

55

24

28

3

MĐ 13

Pha phôi

80

20

54

6

MĐ 14

Gia công mặt phẳng-mặt cong

100

25

66

9

MĐ 15

Gia công mộng

240

48

182

10

MĐ 16

Hoàn thiện bề mặt sản phẩm

100

19

76

5

MĐ 17

Làm khuôn cửa, cánh cửa

310

58

226

26

MĐ 18

Làm ván khuôn

222

46

170

6

MĐ 19

ốp lát dầm, sàn, trần, tường

250

44

196

10

MĐ 20

Làm tủ bếp

200

35

158

7

MĐ 21

Làm sườn mái dốc

90

18

68

4

MĐ 26

Làm cầu thang

230

30

192

8

Tổng cộng

2615

797

1671

147

Ghi chú:- Đối với môn học: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành

- Đối với chương trình mô đun: thời gian kiểm tra được tính hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

1.1. Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 22

Đóng đồ mộc dân dụng

575

108

458

9

MĐ 23

Làm nhôm kính

575

85

480

10

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

- Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng môi trường lao động cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng, miền của địa phương cần có;

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các Trường/ cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/ cơ sở của mình;

- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như:

+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;

+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của địa phương hoặc của từng môi trường lao động cụ thể;

+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo quy định;

+ Đảm bảo tỉ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo quy định:

Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn chiếm khoảng (20 - 30)% tổng thời gian học tập các môn học, mô đun đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ (65 - 85)% và kiến thức lý thuyết khoảng (15 - 35)%;

Theo chương trình khung đã xây dựng; Thời gian đào tạo các môn học, mô đun tự chọn không vượt quá 575 giờ (trong đó lý thuyết không quá 108 giờ).

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do Trường/ Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc có thể tham khảo, điều chỉnh từ các môn học, mô đun đề nghị trong chương trình khung này, trên cơ sở đảm bảo mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành nghề hoặc vùng miền;

- Nếu Trường/ Cơ sở dạy nghề chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn đề nghị trong chương trình khung này thì tiến hành xây dựng đề cương chi tiết từng bài học cho từng chương cụ thể. Sau đó tiến hành thẩm định và ban hành chương trình chi tiết các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cho Trường/ Cơ sở của mình;

- Về thời lượng chi tiết của từng bài học trong các môn học, mô đun tự chọn, các Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể tự cân đối, thay đổi sao cho phù hợp với nội dung yêu cầu.

2 Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn Thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị.

Viết, trắc nghiệm

Viết: Không quá 120 phút

Trắc nghiệm: Không quá 60 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề.

- Lý thuyết nghề.

- Viết trắc nghiệm

- Vấn đáp

Viết: Không quá 180 phút

Vấn đáp: Không quá 20 phút

- Thực hành nghề.

Bài thi thực hành

Không quá 24 giờ

- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Không quá 24 giờ

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Nhằm mục đích giáo dục toàn diện, để sinh viên có được nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Trường/ Cơ sở dạy nghề có thể bố trí tham quan, học tập dã ngoại tại một số công ty xây dựng hay sơ sở sản xuất kinh doanh nghề mộc;

- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm thích hợp.

4. Các chú ý khác:

- Chương trình các mô đun của trình độ cao đẳng nghề người học được trang bị những nội dung kiến thức, kỹ năng cao hơn chương trình các mô đun tương ứng của trình độ trung cấp nghề. Cụ thể:

+ Mô đun MĐ16 Hoàn thiện bề mặt sản phẩm, trình độ cao đẳng nghề được trang bị thêm công việc: Pha véc ni; Đánh véc ni; Pha sơn; Pha dầu bóng; Phun nhựa tổng hợp bằng máy (Phun PU); Kiểm tra, đánh giá, phân loại sản phẩm, số giờ tăng thêm là 35 giờ;

+ Mô đun MĐ17 Làm khuôn cửa, cánh cửa: trình độ cao đẳng nghề được trang bị thêm công việc làm khuôn cửa vành mai; làm cửa chớp; làm cửa chớp vành mai; số giờ thêm là: 130 giờ;

+ Mô đun MĐ18 Làm ván khuôn: trình độ cao đẳng nghề được trang bị thêm công việc: gia công sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn cột tròn; Gia công sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn cầu thang; Gia công sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn sê nô; Lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn móng băng; Lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn cột tiết diện tròn; Lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn dầm liền sàn; Lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn cầu thang hai nhịp; Lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn định hình sê - nô; số giờ thêm là: 62 giờ;

+ Mô đun MĐ19 ốp lát dầm, trần, sàn, tường, trình độ cao đẳng nghề được trang bị thêm công việc: Lát sàn gỗ; Làm trần nhà; Gia công, sản xuất và lắp ghép hoa văn đơn giản; số giờ thêm là: 100 giờ;

+ Mô đun MĐ20 Làm tủ bếp. trình độ cao đẳng nghề được trang bị thêm công việc: Lắp ráp sản phẩm; Hoàn thiện bề mặt sản phẩm; số giờ thêm là: 50 giờ;

+ Mô đun MĐ21 Làm sườn mái dốc, trình độ cao đẳng nghề được trang bị thêm công việc: Gia công vì kèo; Lắp dựng vì kèo; số giờ thêm là: 25 giờ;

+ Mô đun MĐ22 Đóng đồ Mộc dân dụng, trình độ cao đẳng nghề được trang bị thêm công việc: Gia công tủ áo 2 buồng; Gia công ghế sa lông nan tay thẳng; số giờ thêm là: 175 giờ.

- Có thể lựa chọn các môn học, mô đun trong chương trình khung này để xây dựng chương trình đào tạo Sơ cấp nghề tùy theo nhu cầu của người học và phải đảm bảo tính liên thông khi người học có nhu cầu học lên Trung cấp nghê, Cao đẳng nghề./.

PHỤ LỤC 5:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ” NGUỘI CHẾ TẠO”

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/ TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 5A:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Nguội chế tạo

Mã nghề: 40510911

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ Thông hoặc tương đương;

( Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ Thông theo Quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 39

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

Đào tạo người lao động có trình độ Trung cấp nghề làm việc trong lĩnh vực chế tạo, lắp ráp, sửa chữa khuôn dập có hình dáng tương đối phức tạp, các dụng cụ gá, dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo:

- Kiến thức:

+ Vận dụng được các kiến thức cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn công nghệ chế tạo, lắp ráp, sửa chữa khuôn dập, đồ gá;

+ Tính toán kích thước chày, cối khuôn và lập được phương án công nghệ chế tạo, lắp ráp sửa chữa khuôn dập nguội;

+ Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình chế tạo, lắp ráp và sửa chữa khuôn dập nguội, dụng cụ đo kiểm;

+ Đọc hiểu được các tài liệu kỹ thuật.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được công việc chế tạo dụng cụ và khuôn dập nguội đơn giản bằng các dụng cụ cầm tay và trên các thiết bị điều khiển kỹ thuật số: máy cắt dây, máy xung;

+ Thực hiện được công việc sửa chữa, hiệu chỉnh một số chi tiết khuôn dập nguội, dụng cụ đo kiểm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật bằng các dụng cụ cầm tay của nghề;

+ Lắp ráp được các loại dụng cụ gá, các chi tiết khuôn dập trên máy dập đảm bảo kỹ thuật và an toàn;.

+ Vận hành, dập thử khuôn sau chế tạo trên các thiết bị dập;

+ Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào các công việc bảo dưỡng, sửa chữa khuôn dập;

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỹ luật và tác phong công nghiệp;

- Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc;

- Thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khỏe học tập và công tác lâu dài.

3. Cơ hội làm việc:

Làm việc trong các cơ sở sản xuất cơ khí: nhà máy, các công ty, Công ty liên doanh, công ty TNHH, các cửa hang dịch vụ cơ khí để chế tạo, sửa chữa các loại dụng cụ kiểm tra, dụng cụ gá và các loại khuôn dập.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 Tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 1905 giờ; Thời gian học tự chọn: 435 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 573 giờ; Thời gian học thực hành: 1332 giờ

3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ Thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200giờ

(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ Thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo lôgíc sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

106

87

17

MH 01

Chính trị

30

22

6

2

MH 02

Pháp luật

15

10

4

1

MH 03

Giáo dục Thể chất

30

3

24

3

MH 04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

45

28

13

4

MH 05

Tin học

30

13

15

2

MH 06

Tiếng Anh

60

30

25

5

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1905

541

1233

131

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

360

190

146

24

MH 07

Vẽ kỹ thuật

75

28

42

5

MH 08

Vật liệu cơ khí

30

20

8

2

MH 09

Dung sai lắp ghộp

30

20

8

2

MH 10

Kỹ thuật an toàn lao động

30

20

8

2

MH 11

Cơ ứng dụng

60

35

22

3

MH 12

Kỹ thuật Điện - Điện tử công nghiệp

45

25

17

3

MH 13

Autocad

45

12

30

3

MH 14

Chi tiết máy

45

30

12

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

1545

351

1087

107

MĐ15

Kỹ thuật đo kiểm

60

20

36

4

MH 16

Công nghệ chế tạo máy-Đồ gá

60

40

17

3

MĐ17

Gia công nguội cơ bản

360

40

299

21

MĐ 18

Thực tập tiện

60

12

42

6

MĐ 19

Thực tập phay

60

12

43

5

MĐ 20

Thực tập mài

60

11

44

5

MĐ 21

Thực tập hàn

60

11

45

4

MĐ 22

Gia công tinh nguội

180

16

154

10

MĐ 23

Sửa chữa dụng cụ đo

60

11

44

5

MĐ 24

Lắp ráp đồ gá

60

10

45

5

MH 25

Công nghệ dập

75

50

22

3

MH 26

Máy và lập trình CNC

45

31

12

2

MĐ 27

Thực tập máy xung

45

10

32

3

MĐ 28

Thực tập máy cắt dây

60

15

39

6

MĐ 29

Chế tạo khuôn dập cắt

150

30

111

9

MĐ 30

Chế tạo khuôn dập vuốt

60

15

39

6

MĐ 31

Lắp ráp khuôn dập cắt, dập vuốt

90

17

63

10

Tổng cộng

2115

684

1300

131

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể thay đổi nội dung, thời gian nhưng không được vượt quá 25%;

- Khi thay đổi thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc cần bám vào mục tiêu và tuân thủ theo quy định đã có trong chương trình khung.

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ.

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian phân bổ cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

1.1.Danh mục và phân bố thời gian môn hoc, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 33

Nhiệt luyện

60

20

37

3

MH 34

Truyền dẫn khí nén-thuỷ lực

60

40

17

3

MĐ 35

Nâng cao hiệu quả công việc

60

25

30

5

MH 36

Giao tiếp khách hàng

30

20

8

2

MH 37

Maketing

30

20

8

2

MĐ 38

Vận hành thiết bị dập

60

15

40

5

MĐ 39

Thực tập sản xuất

120

10

100

10

Tổng cộng

450

150

265

35

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

1.2.Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Ngoài các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục IV, trong chương trình khung đã đề xuất mô đun tự chọn. Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu dành cho các mô đun, môn học đào tạo nghề theo quy định của Quyết định số: 58/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thượng binh và Xã hội;

- Tỉ lệ thời gian dành cho các mô đun tự chọn so với các mô đun/môn học chuyên môn nghề bắt buộc là 20% - 30%. Tùy theo điều kiện, yêu cầu của từng vùng, miền và thời điểm cụ thể, các cơ sở đào tạo nghề có thể tiến hành lựa chọn các mô đun tự chọn theo 1 trong 3 phương án sau đây:

+ Phương án 1: Chọn trong số 9 môn học, mô đun tự chọn đã được đề xuất trong chương trình khung để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đạt tối thiểu là 435 giờ;

+ Phương án 2: Xây dựng các môn học, mô đun tự chọn khác để đào tạo sao cho thời gian thực học cho các môn học, mô đun tự chọn đạt tối thiểu 435 giờ;

+ Phương án 3: Kết hợp cả 2 phương án trên – chọn một số trong số các môn học, mô đun tự chọn đã đề xuất trong chương trình khung và xây dựng thêm một số mô đun khác để đào tạo sao cho thời gian thực học cho các mô đun tự chọn đạt tối thiểu 435 giờ.

- Khi xây dựng các mô đun tự chọn cần lưu ý: tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành là: LT: 15% - 30%; TH: 70% - 85%;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường lựa chọn theo đề xuất trong chương trình khung cần tuân thủ theo quy định đã có trong chương trình khung.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

- Nội dung thi tốt nghiệp sẽ gồm hai phần:

* Thi chính trị;

* Thi kiến thức, kỹ năng nghề:

+ Phần thi lý thuyết: là một bài thi lý thuyết tổng hợp kiến thức lý thuyết chuyên môn và lý thuyết cơ sở. Hình thức thi viết, có thể là tự luận hay trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn hoặc kết hợp cả hai;

+ Phần thi thực hành: là một bài thi chế tạo một loại khuôn nào đó.

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

180 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Thời gian không quá 24h

Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Thời gian không quá 24h

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để người học nghề có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở sản xuất, kinh doanh phự hợp với nghề đào tạo, Tham quan các viện bảo tàng để nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng;

- Thời gian tham quan được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa;

- Để nâng cao thể lực, sức khoẻ bền bỉ cho người học nghề có thể bố trí học một số môn thể thao khác như bơi lội, võ thuật.

4. Các chú ý khác:

Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn, có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý./.

Phụ lục 5B:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Nguội chế tạo

Mã nghề: 50510911

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ Thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 49

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

Đào tạo người lao động có trình độ Cao đẳng nghề làm việc trong lĩnh vực chế tạo, sửa chữa các loại khuôn dập nguội, nóng và khuôn ép chất dẻo:

- Kiến thức:

+ Vận dụng được các kiến thức cơ sở về cơ, điện, điện tử, tự động hóa vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn công nghệ bảo trì thiết bị;

+ Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo, nguyên lý làm việc và tình trạng kỹ thuật của thiết bị công nghiệp, để phát hiện nguyên nhân, đưa ra các giải pháp khắc phục sự cố và xây dựng các phương án cải tiến chi tiết, bộ phận thường hư hỏng;

+ Xây dựng và đánh giá được phương án công nghệ chế tạo, lắp ráp, sửa chữa các loại khuôn;

+ Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình chế tạo, lắp ráp, vận hành và sửa chữa khuôn;

+ Đọc hiểu được các tài liệu kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị chế tạo khuôn, thiết bị dập truyền động điện - cơ - thủy lực, khí nén;

+ Vận dụng các kiến thức về tổ chức sản xuất để tổ chức các nhóm làm việc độc lập có hiệu quả.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được công việc chế tạo, lắp ráp và sửa chữa các loại khuôn, các dụng cụ gá và dụng cụ đo đúng kỹ thuật;

+ Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào các công việc chế tạo và sửa chữa các loại khuôn, dụng cụ gá;

+ Lắp ráp được các loại khuôn có mức độ phức tạp khi có đủ các tài liệu kỹ thuật;

+ Vận hành, dập thử được khuôn trên thiết bị dập sau khi lắp ráp, hiệu chỉnh khuôn trên máy;

+ Theo dõi tình trạng kỹ thuật của khuôn trong quá trình hoạt động, phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường của khuôn;

+ Sửa chữa khuôn có mức độ phức tạp sao cho sản phẩm dập đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết một số kiến thức phổ Thông về chủ nghĩa Mác- Lê nin, Hiến pháp, Pháp luật và Luật lao động. Nắm vững quyền và nghĩa vụ của nguời công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân Việt Nam;

+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế;

+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp nhằm tạo điều kiện sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, có thói quen rèn luyện thân thể, đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định nghề đào tạo;

+ Có những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết theo chương trình giáo dục quốc phòng; Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc;

3. Cơ hội làm việc.

Làm việc trong các cơ sở sản xuất cơ khí: nhà máy, các công ty, Công ty liên doanh, công ty TNHH, các cửa hàng dịch vụ cơ khí để chế tạo, sửa chữa các loại dụng cụ kiểm tra, dụng cụ gá và các loại khuôn dập;

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 3 năm

- Thời gian học tập: 131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 150 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2670 giờ; Thời gian học tự chọn: 630 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 753 giờ; Thời gian học thực hành: 1917 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN.

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

220

200

30

MH 01

Chính trị

90

60

24

6

MH 02

Pháp luật

30

21

7

2

MH 03

Giáo dục thể chất

60

4

52

4

MH 04

Giáo dục quốc phòng-An ninh

75

58

13

4

MH 05

Tin học

75

17

54

4

MH 06

Tiếng Anh

120

60

50

10

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2670

721

1756

193

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

360

190

146

24

MH 07

Vẽ kỹ thuật

75

28

42

5

MH 08

Vật liệu cơ khí

30

20

8

2

MH 09

Dung sai lắp ghộp

30

20

8

2

MH 10

Kỹ thuật an toàn lao động

30

20

8

2

MH 11

Cơ ứng dụng

60

35

22

3

MH 12

Kỹ thuật Điện - Điện tử công nghiệp

45

25

17

3

MH 13

Autocad

45

12

29

4

MH 14

Chi tiết máy

45

30

12

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2310

531

1610

169

MĐ 15

Kỹ thuật đo lường

60

20

36

4

MH 16

Công nghệ chế tạo máy-Đồ gá

60

40

17

3

MĐ 17

Gia công nguội cơ bản

360

40

299

21

MĐ 18

Thực tập tiện

60

12

42

6

MĐ 19

Thực tập phay

60

12

43

5

MĐ 20

Thực tập mài

60

11

44

5

MĐ 21

Thực tập hàn

60

11

45

4

MĐ 22

Gia công tinh nguội

180

16

154

10

MĐ 23

Sửa chữa điều chỉnh dụng cụ đo

60

11

44

5

MĐ 24

Lắp ráp đồ gá

60

10

45

5

MH 25

Công nghệ dập

75

50

22

3

MH 26

Máy và lập trình CNC

45

31

12

2

MĐ 27

Thực tập máy xung

45

10

32

3

MĐ 28

Thực tập máy cắt dây

60

15

39

6

MĐ 29

Chế tạo khuôn dập cắt

150

30

111

9

MĐ 30

Chế tạo khuôn dập vuốt

60

15

39

6

MĐ 31

Lắp ráp khuôn dập cắt,vuốt

90

17

63

10

MĐ 32

Tổ chức sản xuất

30

20

7

3

MĐ 33

Thiết kế mô hình 3D trên máy vi tính

60

26

31

3

MĐ 34

Ứng dụng phần mềm trong thiết kế và gia công khuôn

90

40

46

4

MĐ 35

Thực tập máy trung tâm gia công CNC

75

24

42

9

MĐ 36

Chế tạo khuôn dập nóng

90

11

70

9

MĐ 37

Chế tạo khuôn ép chất dẻo

120

14

98

8

MĐ 38

Lắp ráp khuôn dập nóng, ép chất dẻo.

90

17

65

8

MĐ 39

Sửa chữa đồ gá

60

8

46

6

MĐ 40

Sửa chữa khuôn dập

150

20

118

12

Tổng cộng

3120

1015

1912

193

IV.CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể thay đổi nội dung, thời gian nhưng không được vượt quá 25%;

- Khi thay đổi thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc cần bám vào mục tiêu và tuân thủ theo quy định đó có trong chương trình khung.

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo )

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ.

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian phân bổ cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn hoc, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Danh mục các mô đun đào tạo nghề tự chọn được xác định trên cơ sở bảng phân tích công việc. Các mô đun đào tạo nghề tự chọn thường tương ứng với các công việc có độ quan trọng ở mức “Cần biết” hoặc “nên biết”.

Trong chương trình đó đề xuất 9 môn học và mô đun tự chọn dưới đây :

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 41

Thực tập sản xuất

240

24

206

10

MĐ 42

Nhiệt luyện

60

20

37

3

MH 43

Truyền dẫn khí nén - thuỷ lực

60

40

17

3

MH 44

Nâng cao hiệu quả công việc

60

25

30

5

MH 45

Giao tiếp khách hàng

30

20

8

2

MĐ 46

Maketing

30

20

8

2

MĐ 47

Chế tạo khuôn đúc kim loại, khuôn dập nổi

180

40

125

15

MĐ 48

Vận hành thiết bị dập

60

15

40

5

MĐ 49

Chế tạo dụng cụ

240

30

190

20

Tổng cộng

960

234

661

65

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo )

1.2.Hướng dẫn xây dựng chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Ngoài các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục IV, trong chương trình khung đã đề xuất mô đun tự chọn. Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu dành cho các mô đun, môn học đào tạo nghề (3300 giờ) theo quy định của Quyết định số: 58/2008/QĐ-BLDTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội;

- Tỷ lệ thời gian dành cho các mô đun tự chọn so với các mô đun/môn học chuyên môn nghề bắt buộc là 20%-30% Tùy theo điều kiện, yêu cầu của từng vùng, miền và thời điểm cụ thể, các cơ sở đào tạo nghề có thể tiến hành lựa chọn các mô đun tự chọn theo 1 trong 3 phương án sau đây:

+ Phương án 1: Chọn trong số 9 môn học, mô đun tự chọn đã được đề xuất trong chương trình khung để đào tạo sao cho tổng thời gian thực học đạt tối thiểu 630h;

+ Phương án 2: Xây dựng các môn học, mô đun tự chọn khác để đào tạo sao cho thời gian thực học cho các môn học, mô đun tự chọn đạt tối thiểu 630h;

+ Phương án 3: Kết hợp cả 2 phương án trên – chọn một số trong số các môn học, mô đun tự chọn đã đề xuất trong chương trình khung và xây dựng thêm một số mô đun khác để đào tạo sao cho thời gian thực học cho các mô đun tự chọn đạt 630h theo quy định của chương trình.

- Khi xây dựng các mô đun tự chọn cần lưu ý: tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành là: LT: 25% - 35%; TH: 65% - 75%;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền;

- Thời gian, nội dung của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường lựa chọn theo đề xuất trong chương trình khung cần tuân thủ theo quy định đó có trong chương trình khung.

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

- Nội dung thi tốt nghiệp sẽ gồm hai phần:

* Thi chính trị;

* Thi kiến thức, kỹ năng nghề:

+ Phần thi lý thuyết: là một bài thi lý thuyết tổng hợp kiến thức lý thuyết chuyên môn và lý thuyết cơ sở. Hình thức thi viết, có thể là tự luận hay trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn hoặc kết hợp cả hai;

+ Phần thi thực hành: là một bài thi chế tạo một loại khuôn nào đó.

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

180 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Thời gian không quá 24h

Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

Bài thi lý thuyết và thực hành

Thời gian không quá 24h

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện

- Để người học nghề có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở sản xuất, kinh doanh phự hợp với nghề đào tạo, Tham quan các viện bảo tàng để nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng;

- Thời gian tham quan được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa;

- Để nâng cao thể lực, sức khoẻ bền bỉ cho người học nghề có thể bố trí học một số môn thể thao khác như bơi lội, võ thuật…

4. Các chú ý khác:

Khi các trường thiết kế hoặc lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn, có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun trong chương trình đào tạo của trường mình để dễ theo dõi và quản lý./.

PHỤ LỤC 6:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ ” SẢN XUẤT XI MĂNG”

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15 / 2009 /TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Phụ lục 6A:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ

Tên nghề: Sản xuất xi măng

Mã nghề: 40510701

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 28

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nêu được đồ sơ cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tác dụng và quy trình vận hành của các thiết bị thông thường trong từng công đoạn sản xuất xi măng;

+ Trình bày được sơ đồ công nghệ, sơ đồ bố trí thiết bị và các thông số kỹ thuật cơ bản trong dây chuyền sản xuất xi măng;

+ Nêu được các phương pháp, quy trình công nghệ sản xuất xi măng, các yêu cầu kỹ thuật của nguyên, nhiên liệu phụ gia dùng trong sản xuất xi măng.

- Kỹ năng:

+ Vận hành được các thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng đúng quy trình;

+ Phát hiện và khắc phục được một số sự cố thông thường xảy ra trong khi vận hành.

2. Chính trị đạo đức, thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, hiến pháp và pháp luật, yêu nghề, luôn vươn lên và tự hoàn thiện. có đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề chuyên môn hợp lý.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Có sức khoẻ, có ý thức với cộng đồng và xã hội;

+ Ứng dụng được một số kiến thức kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng đạt yêu cầu.

3. Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tìm việc làm tại các nhà máy sản xuất xi măng hoặc các nhà máy có thiết bị công nghệ tương tự. Tùy theo năng lực và điều kiện cụ thể, có thể tự tạo việc làm phù hợp hoặc học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Thời gian học tập: 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2000 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra và thi hết môn:150 giờ; Trong đó thi tốt nghiệp:30 giờ

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1790 giờ

+Thời gian học bắt buộc:1430 giờ; Thời gian học tự chọn: 360 giờ

+Thời gian học lý thuyết: 646 giờ; Thời gian học thực hành: 974 giờ

3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thôngđối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp

Trung học cơ sở: 1200 giờ

(Danh mục các môn học văn hoá ơrung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).

III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

210

108

93

9

MH01

Chính trị

30

22

6

2

MH02

Pháp luật

15

10

4

1

MH03

Giáo dục Thể chất

30

2

27

1

MH04

Giáo dục quốc phòng- An ninh

45

30

14

1

MH05

Tin học

30

13

15

2

MH06

Ngoại ngữ

60

31

27

2

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

1430

436

910

84

II. 1

Các môn học, mô đun kĩ thuật cơ sở

270

210

40

20

MH07

Vẽ kỹ thuật

60

44

12

4

MH08

Điện kỹ thuật

45

35

7

3

MH09

Chi tiết máy

45

40

2

3

MH10

Hoá vô cơ và vật liệu chịu lửa

45

35

6

4

MH11

Hoá silicat

45

36

5

4

MH12

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

20

8

2

II. 2

Các môn học mô đun chuyên môn nghề

1160

226

870

64

MH13

Công nghệ sản xuất xi măng

90

75

10

5

MH14

Hệ thống điện và tự động hoá trong nhà máy xi măng

75

40

30

5

MĐ15

Lắp đặt điện động lực và điều khiển

157

20

130

7

MĐ16

Vận hành các thiết bị gia công nguyên vật liệu

100

15

79

6

MĐ17

Vận hành các thiết bị vận chuyển nguyên vật liệu

84

10

69

5

MĐ18

Vận hành thiết bị rải nguyên liệu

36

6

27

3

MĐ19

Vận hành thiết bị cào nguyên liệu

36

6

27

3

MĐ20

Vận hành các thiết bị nghiền

40

5

32

3

MĐ21

Vận hành các thiết bị phân ly

36

4

29

3

MĐ22

Vận hành tháp trao đổi nhiệt

50

6

40

4

MĐ23

Vận hành lò nung Cliker

65

8

52

5

MĐ24

Vận hành các thiết bị làm nguội Cliker

65

8

52

5

MĐ25

Vận hành thiết bị quạt và các thiết bị làm sạch khí công nghiệp

94

11

77

6

MĐ26

Vận hành thiết bị đóng bao xi măng

36

6

27

3

MĐ27

Vận hành thiết bị xuất sản phẩm Cliker và xi măng

36

6

27

3

MĐ28

Thực tập tốt nghiệp

160

160

Tổng cộng

1640

544

1003

93

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

1.1. Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ29

Vận hành thiết bị nghiền bi

75

12

61

2

MĐ30

Vận hành lọc bụi tĩnh điện

75

11

61

3

MĐ31

Vận hành thiết bị tiếp liệu kiểu định lượng

160

23

132

5

MĐ32

Vận hành trung tâm điều khiển cục bộ

50

6

41

3

MĐ33

Vận hành Silo đồng nhất bột liệu

90

9

76

5

MĐ34

Vận hành lò đốt phụ

90

18

68

4

MĐ35

Vận hành thiết bị sàng

160

26

129

5

MĐ36

Vận hành máng khí động

90

18

68

4

Tổng cộng

790

123

626

31

(Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

1.2 Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Căn cứ vào mục tiêu môn học, mô đun đào tạo nghề và nội dung chính trong đề cương chi tiết, thời gian và phân bổ thời gian để xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;

- Mẫu chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn theo mẫu chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

Trong chương trình khung này Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình khung đã chọn các môn học/ mô đun tự chọn như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ29

Vận hành thiết bị nghiền bi

75

12

61

2

1

Kiểm tra trước khi vận hành

20

3

16

1

2

Bảo dưỡng thiết bị

15

3

12

3

Vận hành tại chỗ

15

3

11

1

4

Vận hành liên động

15

2

13

5

Giao ca, nhận ca

10

1

9

MĐ30

Vận hành thiết bị lọc bụi tĩnh điện

75

11

61

3

1

Kiểm tra trước khi vận hành

20

3

16

1

2

Bảo dưỡng thiết bị

15

2

12

1

3

Vận hành tại chỗ

15

3

11

1

4

Vận hành liên động

15

2

13

5

Giao ca, nhận ca

10

1

9

MĐ31

Vận hành thiết bị kiểu định lượng

160

23

132

5

1

Kiểm tra trước khi vận hành

40

6

33

1

2

Bảo dưỡng băng tải cân

25

4

20

1

3

Vận hành tại chỗ

35

5

29

1

4

Vận hành liên động

45

7

27

1

5

Giao ca, nhận ca

15

1

13

1

MĐ32

Vận hành trung tâm điều khiển cục bộ

50

6

41

3

1

Kiểm tra thiết bị qua máy tính

19

4

14

1

2

Kiểm tra nguyên vật liệu

19

4

14

1

3

Vận hành tại chỗ

22

5

16

1

4

Vận hành liên động

21

4

16

1

5

Giao ca, nhận ca

9

1

8

Tổng cộng

360

52

295

13

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

-Tự luận, vấn đáp

Không quá 120 phút

2

Văn hoá THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

-Tự luận, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

3

Kiến thức; kỹ năng nghề

- Kiến thức: Công nghệ sản xuất xi măng

- Kỹ năng nghề:Vận hành thiết bị sản xuất xi măng

-Tự luận, vấn đáp, trắc nghiệm

-Tích hợp giữa lý thuyết và thực hành

Không quá 120 phút


Từ 240 phút ÷ 360 phút

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

Nội dung cho các hoạt động ngoại khoá bao gồm:

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5 giờ ÷ 6 giờ; 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày

2. Văn hoá, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

- Vào ngoài giờ học hàng ngày

- 19 giờ ÷ 21 giờ vào một buổi trong tuần

3. Hoạt động thư viện

- Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

- Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

- Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5. Thăm quan, dã ngoại

- Mỗi học kỳ 01 lần

4. Các chú ý khác:

Để sử dụng chương trình khung trình độ trung cấp nghề có hiệu quả cần chú ý:

- Nghiên cứu hướng dẫn xây dựng chương trình khung trình độ trung cấp nghề, Phiếu phân tích công việc, danh mục các công việc theo cấp trình độ đào tạo nghề và Tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng nghề;

- Phân biệt được các khái niệm trong chương trình khung trình độ trung cấp nghề ví dụ: Thời gian học, thời gian thực học, thời gian thực học tối thiểu; môn học, mô đun đào tạo nghề; Môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc; Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;

- Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong chương trình khung trình độ trung cấp nghề theo Hệ thống Tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng chứng chỉ (SSTC);

- Khi xây dựng chương trình chi tiết của môn học, mô đun cần chú ý: Các công cụ và phương pháp kiểm tra đánh giá phải được xây dựng và trình bày đầy đủ trong các tài liệu hướng dẫn chương trình môn học/ mô đun;

- Đối với các môn học lý thuyết: ở từng bài cần ghi đầy đủ và rõ ràng tất cả các công cụ kiểm tra đánh giá ứng với mỗi mục tiêu học tập và nội dung cốt lõi:

Số lượng câu hỏi, loại câu hỏi và hệ số điểm. ở cuối chương và cuối mỗi môn học cũng phải ghi đầy đủ các công cụ kiểm tra đánh giá hết chương, hết môn học: Các câu hỏi mở, tự luận (vấn đáp, viết) hay các trọng tâm quan sát, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, các bảng kiểm, các thang điểm cần sử dụng;

- Đối với các mô đun đào tạo nghề: Cần xây dựng các tiêu chí để đánh giá sản phẩm và các câu hỏi để kiểm tra đánh giá kiến thức;

- Đối với việc đánh giá thái độ thì giáo viên bộ môn có thể dùng “Sổ theo dõi người học” để ghi chép kết quả quan sát, nhận xét thường xuyên của mình về từng người học và về cả lớp./.

Phụ lục 6B:

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Tên nghề: Sản xuất xi măng

Mã nghề: 50510701

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 33

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức

+ Trình bày được các phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất xi măng; nêu được tên gọi, thành phần hóa học và các yêu cầu kỹ thuật của nguyên, nhiên vật liệu, phụ gia dùng để sản xuất xi măng;

+ Vẽ và thuyết minh được sơ đồ công nghệ, sơ đồ bố trí thiết bị; giải thích được các chỉ tiêu, các thông số kỹ thuật chủ yếu của một dây chuyền sản xuất xi măng;

+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi sử dụng, tác dụng và quy trình vận hành của các thiết bị chủ yếu trong từng công đoạn sản xuất xi măng.

- Kỹ năng

+ Vận hành thành thạo các thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng;

+ Phát hiện, xác định nguyên nhân và xử lý được các sự cố kỹ thuật thông thường xảy ra trong quá trình vận hành;

+ Kết nối liên động được với các bộ phận khác trong dây chuyền.

2. Chính trị đạo đức, thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức

+ Có hiểu biết về hiến pháp, pháp luật, nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước. Yêu nghề, có tác phong làm việc công nghiệp, luôn vươn lên và tự hoàn thiện;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử và giải quyết vấn đề chuyên môn hợp lý.

- Thể chất, quốc phòng

+ Có sức khoẻ, có ý thức với cộng đồng và xã hội;

+ ứng dụng sáng tạo kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng.

3. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp người học có thể tìm việc làm tại các nhà máy sản xuất xi măng, các nhà máy có thiết bị công nghệ tương tự hoặc các ngành công nghiệp khác. Tùy theo năng lực bản thân và điều kiện cụ thể, có thể tự tạo được việc làm phù hợp hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 03 năm

- Thời gian học tập:131 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 3750 giờ

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 360 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 36 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3300 giờ

+ Thời gian học bắt buộc: 2640 giờ; Thời gian học tự chọn: 660 giờ

+ Thời gian học lý thuyết: 800 giờ; Thời gian học thực hành: 1848 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

450

226

197

27

MH01

Chính trị

90

60

24

6

MH02

Pháp luật

30

21

7

2

MH03

Giáo dục Thể chất

60

4

52

4

MH04

Giáo dục quốc phòng-An ninh

75

60

13

2

MH05

Tin học

75

17

54

4

MH06

Ngoại ngữ

120

64

47

9

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

2640

750

1777

113

II. 1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

495

389

73

33

MH07

Hình học hoạ hình

45

30

12

3

MH08

Vẽ kỹ thuật

60

44

12

4

MH09

Điện kỹ thuật

45

35

7

3

MH10

Nhiệt kỹ thuật

45

40

2

3

MH11

Chi tiết máy

45

40

2

3

MH12

Hoá vô cơ và vật liệu chịu lửa

75

60

10

5

MH13

Truyền động thuỷ lực và khí nén

45

40

2

3

MH14

Hoá silicat

75

60

10

5

MH15

Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

30

20

8

2

MH16

Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất

30

20

8

2

II. 2

Các môn học, mô đun kỹ thuật chuyên môn nghề

2145

361

1704

80

MH17

Công nghệ sản xuất xi măng

135

105

21

9

MH18

Hệ thống điện và tự động hoá trong nhà máy xi măng

120

92

20

8

MĐ19

Lắp đặt mạch điện dân dụng và điều khiển công nghiệp

157

20

130

7

MĐ20

Vận hành các thiết bị gia công nguyên liệu

250

20

222

8

MĐ21

Vận hành các thiết bị vận chuyển

196

20

170

6

MĐ22

Vận hành thiết bị rải

50

6

41

3

MĐ23

Vận hành thiết bị cào

50

6

41

3

MĐ24

Vận hành các thiết bị nghiền

115

12

100

3

MĐ25

Vận hành các thiết bị phân ly

92

8

81

3

MĐ26

Vận hành tháp trao đổi nhiệt và tiền nung

85

8

73

4

MĐ27

Vận hành lò nung Clinker

121

12

104

5

MĐ28

Vận hành các thiết bị làm nguội Clinker

121

12

104

5

MĐ29

Vận hành thiết bị quạt và các thiết bị làm sạch khí công nghiệp

228

20

202

6

MĐ30

Vận hành thiết bị đóng bao xi măng

85

8

73

4

MĐ 31

Vận hành thiết bị xuất Clinker và xi măng.

50

6

41

3

MĐ 32

Vận hành trung tâm điều khiển cục bộ

50

6

41

3

MĐ 33

Thực tập tốt nghiệp

240

240

Tổng cộng

3090

976

1974

140

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ.

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

Tùy theo nhu cầu của địa phương hoặc môi trường lao động, căn cứ vào tình hình trang thiết bị cụ thể của từng trường, Cơ sở dạy nghề để xác định danh mục cụ thể các môn học, mô đun tự chọn. Có thể tham khảo trong số các mô đun gợi ý sau:

1.1 Danh mục và phân bố thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ34

Vận hành Silo đồng nhất bột liệu

150

23

122

5

MĐ35

Vận hành thiết bị tiếp liệu kiểu định lượng

150

23

122

5

MĐ36

Vận hành vòi đốt lò

150

23

122

5

MĐ37

Vận hành thiết bị sàng

210

30

174

6

MĐ38

Vận hành két cân

90

18

68

4

MĐ39

Vận hành lò đốt phụ

90

18

68

4

MĐ40

Vận hành vòi đốt canciner

100

17

79

4

MĐ41

Vận hành bơm bột liệu

90

18

68

4

MĐ42

Vận hành trạm hâm sấy dầu

90

18

68

4

Tổng cộng

1120

188

891

41

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

1.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Căn cứ để xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là đề cương chi tiết chương trình của từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Căn cứ vào mục tiêu môn học, mô đun đào tạo nghề và nội dung chính trong đề cương chi tiết, thời gian và phân bổ thời gian để xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Mẫu chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn theo mẫu chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

Trong chương trình khung này Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình khung đã chọn các môn học, mô đun tự chọn như sau:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ34

Vận hành Silo đồng nhất bột liệu

150

23

122

5

1

Kiểm tra trước khi vận hành

40

6

33

1

2

Bảo dưỡng

20

4

15

1

3

Vận hành tại chỗ

35

5

29

1

4

Vận hành liên động

45

7

37

1

5

Giao ca, nhận ca

10

1

8

1

MĐ35

Vận hành thiết bị kiểu định lượng

150

23

122

5

1

Kiểm tra trước khi vận hành

40

6

33

1

2

Bảo dưỡng băng tải cân

20

4

15

1

3

Vận hành tại chỗ

35

5

29

1

4

Vận hành liên động

45

7

37

1

5

Giao ca, nhận ca

10

1

8

1

MĐ36

Vận hành vòi đốt lò

150

23

122

5

1

Kiểm tra trước khi vận hành

40

6

33

1

2

Bảo dưỡng

20

4

15

1

3

Vận hành tại chỗ

35

5

29

1

4

Vận hành liên động

45

7

37

1

5

Giao ca, nhận ca

10

1

8

1

MĐ37

Vận hành thiết bị sàng

210

30

174

6

1

Kiểm tra trước khi vận hành

40

6

33

1

2

Bảo dưỡng thiết bị sàng rung

30

4

25

1

3

Bảo dưỡng thiết bị sàng thùng quay

30

4

25

1

4

Vận hành tại chỗ

50

8

41

1

5

Vận hành liên động

45

7

37

1

6

Giao ca, nhận ca

15

1

13

1

Tổng cộng

660

99

540

21

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức; kỹ năng nghề

- Kiến thức: Công nghệ sản xuất xi măng

- Kỹ năng nghề: Vận hành thiết bị sản xuất xi măng

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Tích hợp lý thuyết và thực hành

Không quá 120 phút

Từ 240 phút ÷ 360 phút

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

Nội dung cho các hoạt động ngoại khoá bao gồm

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5 giờ ÷ 6 giờ; 17 giờ ÷ 18 giờ hàng ngày

2. Văn hoá, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

- Vào ngoài giờ học hàng ngày

- 19 ÷ 21 giờ vào một buổi trong tuần

3. Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5. Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 01 lần

4. Các chú ý khác

Để sử dụng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề có hiệu quả cần chú ý:

- Nghiên cứu hướng dẫn xây dựng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, Phiếu phân tích công việc, Danh mục các công việc theo cấp trình độ đào tạo nghề và tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng nghề;

- Phân biệt được các khái niệm trong chương trình khung trình độ cao đẳng nghề ví dụ: Thời gian học, thời gian thực học, thời gian thực học tối thiểu; môn học, mô đun đào tạo nghề; môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc; môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn;

- Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong chương trình khung trình độ cao đẳng nghề theo hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề;

- Khi xây dựng chương trình chi tiết của môn học, mô đun cần chú ý: Các công cụ và phương pháp kiểm tra đánh giá phải được xây dựng và trình bày đầy đủ trong các tài liệu hướng dẫn chương trình môn học/ mô đun;

- Đối với các môn học lý thuyết: ở từng bài cần ghi đầy đủ và rõ ràng tất cả các công cụ kiểm tra đánh giá ứng với mỗi mục tiêu học tập và nội dung cốt lõi:

Số lượng câu hỏi, loại câu hỏi và hệ số điểm. ở cuối chương và cuối mỗi môn học cũng phải ghi đầy đủ các công cụ kiểm tra đánh giá hết chương, hết môn học: Các câu hỏi mở, tự luận (vấn đáp, viết) hay các trọng tâm quan sát, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, các bảng kiểm, các thang điểm cần sử dụng;

- Đối với các mô đun đào tạo nghề: Cần xây dựng các tiêu chí để đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng;

- Đối với việc đánh giá thái độ thì giáo viên bộ môn có thể dùng “Sổ theo dõi người học” để ghi chép kết quả quan sát, nhận xét thường xuyên của mình về từng người học và về cả lớp./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 15/2009/TT-BLĐTBXH quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 15/2009/TT-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 20/05/2009
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Đàm Hữu Đắc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 281 đến số 282
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản