Hệ thống pháp luật

BỘ VĂN HOÁ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1409-VH/TT

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 1957

THÔNG TƯ

GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 1048-VH/NĐ NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 1957 VỀ VIỆC QUẢN LÝ NGÀNH NHIẾP ẢNH

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

Ủy ban Hành chính các khu, thành phố, tỉnh
Ông Giám đốc Sở Nhiếp ảnh trung ương
Ông Giám đốc Sở Triển lãm trung ương
Các ông Giám đốc Sở Văn hóa
Các ông Trưởng Ty Văn hóa tỉnh
Bộ Thương nghiệp, Bộ Công an

Để giúp các cơ quan có trách nhiệm thi hành Nghị định số 1048-VH/NĐ ngày 27 tháng 12 năm 1957. Bộ giải thích một số điểm cụ thể sau đây:

I. - MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA NGHỊ ĐỊNH

Thi hành thông tư số 3191-TTg ngày 9-12-1956 của Thủ tướng phủ về việc phân công Bộ Văn hóa chịu trách nhiệm đăng ký ngành Nhiếp ảnh, Bộ Văn hóa ra bản Nghị định số 1048-VH/NĐ, ngày 27 tháng 12 năm 1957 nhằm mục đích:

1) Thống nhất lãnh đạo đề dần dần củng cố tổ chức ngành nhiếp ảnh.

2) Bảo đảm việc chụp ảnh được đúng đường lối chính sách cũng như đảm bảo nội dung tuyên truyền của nghệ thuật nhiếp ảnh trong việc phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.

II. - VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHIẾP ẢNH

Tự do của ngành nhiếp ảnh thể hiện ở chỗ những người công tác nhiếp ảnh có quyền tự do trong việc phát triển nghề nghiệp nâng cao nghệ thuật phục vụ nhân dân được tốt, được kịp thời. Quyền tự do đó được Đảng và Chính phủ tôn trọng.

Hoạt động của ngành nhiếp ảnh là một lợi khi động viên tuyên truyền, giáo dục rất tốt, ảnh hưởng trực tiếp ngay đến nhân dân cũng vì thế nội dung tuyên truyền giáo dục của nó cần thiết phải đúng đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ.

Việc quản lý ngành nhiếp ảnh không phạm đến tự do phát triển nghề nghiệp của mọi người mà trái lại nhằm giúp đỡ cho tổ chức của ngành dần dần đi vào nề nếp tránh tình trạng tự do bừa bãi và đảm bảo nội dung tuyên truyền giáo dục nhân dân. Thủ tục giấy tờ cũng như phạm vi quyền hạn hoạt động đã định trong Nghị định số 1408-VH/NĐ chỉ là việc quản lý lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đối với ngành nhiếp ảnh để có thể đạt được những mục đích tốt đẹp như đã nêu ở trên.

Để đảm bảo việc lãnh đạo quản lý được tốt, các cơ quan hữu trách, các nhà nhiếp ảnh tư nhân cần thi hành đúng những điều đã quy định trong bản Nghị định số 1408-VH/NĐ ngày 27-12-1957.

III. - NHỮNG CƠ QUAN VÀ CÁ NHÂN CÓ TRÁCH NHIỆM

1) Các cơ quan hữu trách:

Ngành công thương nghiệp có trách nhiệm trong phạm vi quản lý đăng ký kinh doanh.

Ngành văn hóa có trách nhiệm giúp đỡ lãnh đạo về nghệ thuật và nội dung tuyên truyền của những tác phẩm, tóm lại là chịu trách nhiệm về mặt chính trị trong phạm vi tuyên truyền và nghệ thuật. Ngoài ra còn có trách nhiệm xét và cấp giấy phép kinh doanh cho những nhà nhiếp ảnh tư nhân và cấp giấy phép cho các nhà nhiếp ảnh đi chụp lưu động ở các địa phương.

Ngành công an có trách nhiệm quy định những khu vực cấm chụp và kiểm soát sự thực hiện.

2) Các cá nhân và hữu trách:

Hiệu ảnh lưu động hay cố định có nhiều người góp cổ phần có một người đứng ra chịu trách nhiệm chính làm “Chủ hiệu”. Chủ hiệu hoàn toàn chịu trách nhiệm chính về mọi mặt; kinh doanh, thi hành đường lối chính sách, nội dung sáng tác của những bức ảnh đã chụp, quản lý cửa hiệu, v.v....Những người góp cổ phần chịu trách nhiệm trong phạm vi đã phân nhiệm khi kết ước với nhau.

IV. - MỘT SỐ ĐIỂM CỤ THỂ VỀ THỦ TỤC

1) Những nhà nhiếp ảnh tư nhân mở cửa hiệu trước hay sau ngày ban hành Nghị định số 1408-VH/NĐ ngày 27 tháng 12 năm 1957 sẽ phải xin giấy phép đăng ký tại các Sở, Phòng, Ty văn hóa.

Đơn xin đăng ký làm thành ba bản, (Sở, Phòng, Ty văn hóa giữ một bản, một bản chuyển sang Sở, Phòng, Ty công thương, để xét cho đăng ký kinh doanh, một bản chuyển sang Sở, Phòng, Ty công an).

Danh sách các thợ làm trong hiệu gồm hai bản (Sở, Phòng, Ty văn hóa giữ một bản, một bản chuyển sang Sở, Phòng, Ty Công thương).

Tất cả các giấy tờ trên (đơn và danh sách) đương sự nộp cả cho cơ quan văn hóa nơi đăng ký. Sau khi xét (nếu được cấp giấy phép kinh doanh) ngành văn hóa sẽ chuyển sang cơ quan công thương sở tại một bản danh sách thợ làm trong hiệu, một đơn xin đăng ký, một giấy phép kinh doanh, bên công thương sẽ dựa vào giấy phép kinh doanh (để trình nhiều giấy tờ phiền phức bên công thương nên chứng nhận ngay vào giấy phép đăng ký của ngành văn hóa đã cấp. Trường hợp cơ quan Công thương vì một lý do hoặc trở ngại nào đó không đồng ý cho đăng ký kinh doanh sẽ hội ý lại với ngành văn hó để thống nhất quyết định). Sau khi đã chứng nhận, cơ quan Công thương chuyển giấy phép đăng ký cho đương sự.

Sau khi xét xong, cơ quan văn hóa nơi đăng ký còn phải chuyển đơn xin đăng ký và danh sách cho cơ quan công an như đã quy định ở trên (có ghi chứng nhận).

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA




Hoàng Minh Giám

MẪU ĐƠN

XIN PHÉP MỞ CỬA HIỆU, DANH SÁCH, GIẤY PHÉP ĐÍNH KÈM THEO THÔNG TƯ NÀY

Mẫu 1

ỦY BAN HÀNH CHÍNH…………………..
SỞ, PHÒNG, TY VĂN HÓA
Số: … GFKD/VH

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY PHÉP KINH DOANH

Căn cứ Thông tư số 609-TTg ngày 04 tháng 11 năm 1955 của Thủ tưởng Phủ về việc đăng ký kinh doanh các ngành chuyên môn.

Xét đơn xin phép kinh doanh của ông, bà…………………………………………và những giấy tờ chứng thực kèm theo.

Sở, Phòng, Ty văn hóa cho phép ông, bà……………………………………….. quê quán……………………. được phép kinh doanh…………………………………

……………………ông, bà…………………………………………..có nhiệm vụ thi hành đúng những quy định ghi trong Nghị định số 1408-VH/NĐ ngày 27-12-1957 của Bộ Văn hóa, chính sách Công thương của Chính phủ nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa và xin đăng ký kinh doanh ở Sở, Phòng,Ty Công thương……

……..ngày……tháng…năm 195….

SỞ, PHÒNG, TY VĂN HÓA………
Giám đốc hay Trưởng phòng, Trưởng ty
(ký tên và đóng dấu)

Đã đăng ký công tương tại Sở, Phòng, Ty Công thương

Ngày… tháng… năm 195… số
SỞ, PHÒNG, TY CÔNG THƯƠNG…
Giám đốc hay Trưởng phòng, Trưởng ty
(ký tên và đóng dấu)

Mẫu 2

MẪU ĐƠN

XIN PHÉP MỞ CỬA HIỆU

a) Tên hiệu ảnh (cố định hay lưu động)………………………………………...

Địa chỉ cửa hiệu chính thức (nhà thuê hay tư)(1)………………………………

Số điện thoại (nếu có)…………………………………………………………

Hướng hoạt động (()2)…………………………………………………………...

b) Họ tên, tuổi người chủ hiệu…………………………………………………

Quê quán……………………………………………………………………...

Địa chỉ ở hiện tại (cũng ghi rõ nhà thuê hay tư)………………………………...

Nghề nghiệp (3)…………………………………………………………………

c) Họ tên, tuổi–Quê quán-Địa chỉ-Nghề nghiệp những người góp cổ phần(3)

d) Số vốn cố định (gồm số lượng máy móc, cỡ máy, v.v....)

Số vốn luân chuyển……………………………………………………………

Tổng số vốn……………………………………………………………………

Nhận thực của chính quyền

Ngày…tháng… năm 195..

Ủy ban Hành chính ….

(ký tên, đóng dấu)

Chủ hiệu ký

Ngày… tháng… năm 195…
Xin kê đúng sự thực
Người khai ký
Cùng ký
Những người góp cổ phần
…………………………………
………. ………………………
Đã được phép kinh doanh số …..ngày ……
Sở, Phòng, Ty Văn hóa…………
(ký tên và đóng dấu)

(1) Người chụp rong ghi phạm vi và địa bàn hoạt động định ở tỉnh nào?

(2) Nói rõ nặng đi chụp ngoài hay cố định, nặng chụp ảnh cá nhân hay phong cảnh sinh hoạt.

(3) Ghi rõ trước kia làm nghề nghiệp gì và hiện nay làm nghề gì ngoài việc chụp ảnh không?

Mẫu 3

MẪU KÊ KHAI

DANH SÁCH THỢ LÀM TRONG HIỆU VÀ NHỮNG NGƯỜI GIÚP VIỆC NGOÀI
(Nếu là thợ rong)

Số thứ tự

Họ tên người

Tuổi

Quê quán

Địa chỉ hiện tại

Nghề Nghiệp

Số tiền lương hàng tháng

Có mấy con

Chú thích

(1)

(2)

Ngày … tháng … năm 195…
Nhận thực của chính quyền sở tại
(ký tên và đóng dấu)

Ngày … tháng … năm 195…
Xin kê đúng sự thực
Người khai ký

Chủ hiệu - Đại diện cho anh chị em thợ ký…..

Ngày … tháng … năm 195…
Sở, Phòng, Ty Văn hóa…
Đã cấp giấy phép số… ngày…
Giám đốc hay Trưởng Ty Văn hóa
(ký tên và đóng dấu)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 1409-VH/TT năm 1957 hướng dẫn Nghị định 1048-VH/NĐ về việc quản lý ngành nhiếp ảnh do Bộ Văn Hoá ban hành

  • Số hiệu: 1409-VH/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 27/12/1957
  • Nơi ban hành: Bộ Văn hoá
  • Người ký: Hoàng Minh Giám
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 56
  • Ngày hiệu lực: 11/01/1958
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản