Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 14-TTg/TN

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 1969

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC CẢI TIẾN TỔ CHỨC VÀ PHỤC VỤ BỮA ĂN CỦA CÁN BỘCÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, SINH VIÊN VÀ HỌC SINH

Đảng và Chính phủ ta rất quan tâm đến việc chăm lo đời sống, nhất là bữa ăn hàng ngày của cán bộ, công nhân, viên chức, sinh viên và học sinh, nhằm giữ gìn, bồi dưỡng sức khoẻ để lao động, công tác, học tập tốt. Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế ở miền Bắc, Chính phủ đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết giải quyết từng vấn đề cụ thể trong công tác này. Đầu năm 1968, Hội đồng Chính phủ ra chỉ thị số 13-CP về việc tăng cường, tổ chức quản lý nhà ăn tập thể.

Thực hiện các chủ trương của Đảng và Chính phủ, vừa qua, mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, sản xuất và lưu thông có khó khăn, nhưng có một số cơ sở lưu thông phân phối và xí nghiệp, cơ quan, trường học đã cố gắng phấn đấu giữ mức ăn của công nhân, cán bộ và học sinh được bình thường, góp phần gìn giữ sức khỏe, ổn định đời sống, đẩy mạnh sản xuất công tác và học tập. Được như vậy, chủ yếu là do các cấp ủy Đảng, thủ trưởng, công đoàn cơ sở đã xác định rõ trách nhiệm của mình và tầm quan trọng của bữa ăn đối với sản xuất, công tác, chiến đấu và học tập, có quyết tâm chỉ đạo cải tiến quản lý nhà ăn và công tác phân phối lương thực, thực phẩm, giáo dục, động viên công nhân, viên chức, sinh viên, học sinh nỗ lực tăng gia sản xuất, tham gia cải tiến quản lý nhà ăn, tự tổ chức tốt đời sống.

Tuy nhiên, những đơn vị làm tốt còn quá ít, chưa đều khắp ở các ngành, các địa phương. Việc cung cấp lương thực, thực phẩm, chất đốt cho gia đình cán bộ, công nhân, cho bếp ăn tập thể chưa tốt. Việc tổ chức mạng lưới ăn uống công cộng còn quá hẹp và không thuận tiện. Việc quản lý nhà ăn tập thể còn rất kém, làm cho sức khoẻ của anh chị em giảm sút, ảnh hưởng đến năng suất lao động, hiệu suất công tác, kết quả học tập. Sỡ dĩ có tình trạng trên một phần do ảnh hưởng khách quan: hàng hóa, vật tư có hạn, cơ quan, xí nghiệp, trường học phải sơ tán; nhưng phần khác do những nguyên nhân chủ quan sau đây:

1. Các ngành, các cấp chưa đề cao trách nhiệm trong việc chăm lo đời sống, nhất là bữa ăn của cán bộ, công nhân, viên chức, sinh viên và học sinh, chưa thấy việc chăm lo đời sống là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và là một chính sách lớn để động viên mọi người đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập, do đó mà chưa có quyết tâm phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, tổ chức quản lý tốt bữa ăn cho anh chị em (kể cả tập thể và gia đình).

2. Việc lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp, các ngành, các cơ sở còn lỏng lẻo và thiếu nghiêm túc trên các mặt:

- Việc tổ chức sản xuất, thu mua, phân phối, tiếp phẩm, thực hiện hậu cần tại chỗ còn nhiều mặt quá yếu, thiếu kế hoạch cụ thể, thiếu biện pháp tích cực. Việc thi hành các chỉ thị, nghị quyết về quy vùng sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, khai thác, vận xuất và vận chuyển chất đốt còn nhiều khuyết điểm;

- Việc quản lý nhà ăn tập thể rất kém; việc trang bị đồ dùng, quản lý vật tư, hàng hóa, tài sản, tiền bạc, tem phiếu còn nhiều thiếu sót và sơ hở. Việc giáo dục, đào tạo và sử dụng đội ngũ lao động trong các nhà ăn chưa tốt, tình trạng bớt xén tiền ăn, lương thực, thực phẩm, lấy cắp đồ dùng của các nhà ăn khá phổ biến, kỹ thuật nấu ăn chưa tốt; nhân viên cấp dưỡng đa số không yên tâm công tác;

- Việc giáo dục, động viên công nhân, viên chức, sinh viên, học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ tập thể, nỗ lực tăng gia sản xuất tự cải thiện, tham gia xây dựng và quản lý nhà ăn, quản lý phân phối, bảo vệ của công ở nhiều nơi chưa được các cấp ủy Đảng, thủ trưởng, công đoàn cơ sở quan tâm chỉ đạo đúng mức.

Để tổ chức thực hiện có kết quả tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về việc, chăm lo đời sống, trước hết là chăm lo phục vụ tốt bữa ăn của công nhân, viên chức, sinh viên và học sinh, phát huy kết quả cuộc hội nghị bàn về bữaănhọp trong tháng 12 năm 1968, trong thời gian tới, các ngành, các cấp khẩn trương thực hiện các chủ trương và biện pháp chủ yếu sau đây:

I. CÁC CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP CỤ THỂ

1. Phải tổ chức nghiên cứu kỹ chỉ thị số 13-CP ngày 16-1-1968 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường tổ chức quản lý nhà ăn tập thể; liên hệ kiểm điểm những thiếu sót của từng ngành, từngcấp, từng đơn vị cơ sở trong việc lãnh đạo và chăm lo tổ chức bữa ăn hàng ngày cho cán bộ, công nhân, viên chức, học sinh nói chung (đối với người ăn tập thể cũng như đối với người ănở gia đình). Đồng thời phổ biến cho toàn thể công nhân, viên chức, sinh viên, học sinh liên hệ với trách nhiệm của mình trong việc tham gia tổ chức bữa ăn, tổ chức tốt đời sống, trên cơ sở đó có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của mỗi người (từ cán bộ lãnh đạo đến nhân viên thừa hành), làm cho mỗi người tuy ở cương vị khác nhau đều nâng cao tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao trong việc chỉ đạo và thực hiện các mặt công tác nhằm phục vụ cho bữa ăn ngày càng tốt hơn.

Mặt khác cần tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm những đơn vị làm tốt công tác nhà ănđểphổ biến và phát huy thành tích, đồng thời phê phán những đơn vị làm xấu và có biện pháp sửa chữa ngay.

2. Tăng cường chỉ đạo phát triển sản xuất nhằm tạo ra nguồn hàng vững chắc, thực hiện hậu cần tại chỗ, cải tiến tổ chức thu mua, phân phối, vận chuyển, bảo đảm nguyên tắc phân phối công bằng, hợp lý, dân chủ, công khai và thuận tiện. Trước mắt phải làm tốt các việc:

a) Tiến hành gấp việc quy vùng sản xuất thực phẩm một cách hoàn chỉnh, nhất là đối với các vùng có nhu cầu tiêu thụ tập trung, đồng thời giúp đỡ các cơ quan,xí nghiệp, trường học về đất, giống, dụng cụ và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm và kinh nghiệm, kỹ thuật, nhằm trong một thời gian ngắn tạo ra nguồn hàng thực phẩm tại chỗ một cách vững chắc và chủ động.

b) Khẩn trương củng cố các cơ sở hiện có và phát triển các cơ sở quốc doanh chế biến bột mì để trong một thời gian ngắn nhất, cung cấp hoàn toàn thành phẩm cho người tiêu dùng; trong khi quốc doanh chế biến bột mì chưa vươn lên kịp, thì cần trang bị dụng cụ, máy móc đủ cho các nhà ăn tập thể để tự chế biến các loại bánh bằng bột mì dùng trong nhà ăn như tinh thần thông tư số 67-TTg/TN ngày 15-7-1968 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Bảo đảm cung cấp đầy đủ và đều đặn chất đốt cho các bếp ăn tập thể và gia đình công nhân, viên chức như chỉ thị số 13-TTg/TN ngày 25-1-1968 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định.

d) Điều chỉnh mạng lưới phân phối lương thực, thực phẩm, chất đốt, sửa đổi giờ giấc và cách thức bán hàng hợp lý, thuận tiện cho việc mua lương thực, thực phẩm, hànghoá và vé ăn cơm của các bếpăntập thể, các gia đình công nhân, viên chức, giảm tình trạng xếp hàng chờ đợi mất nhiều thì giờ, công sức như hiện nay; phấn đấu cung cấp lương thực, thực phẩm, chất đốt trị giá 15 đồng trở lên mỗi tháng cho mức ăn 18 đồng; ở miền núi, miền nam khu 4 cố gắng cung cấp từ 12 đồng trở lên.

đ) Tích cực phát triển mạng lưới ăn uống công cộng và các tổ phục vụ ở đường phố, nhằm phục vụ tốtbữa ăn của các cán bộ, công nhân ăn ở gia đình và khi đi công tác; phục vụ tốt việcnấu cơm tháng, bán cơm thu phiếu lương thực, cơm đổi gạo, chế biến thức ăn…

e) Cùng với việc thực hiện các yêu cầu trên, các chủ trương biện pháp trên về cải tiến tổ chức và phục vụ bữa ăn, các ngành, các cấpphải góp phần thực hiện tăng cường công tác quản lý thị trường, sắp xếp tiểu thương, chống ăn cắp, đầu cơ, ổn định vật giá, ổn định đời sống.

3. Tăng cường tổ chức quản lý và biện pháp quản lý nhà ăn tập thể một cách toàn diện, đặc biệt chú trọng:

- Chỉnh đốn tổ chức quản lý nhà ăn hoặc ban sức khoẻ của xí nghiệp, cơ quan, trường học. Lựa chọn người có nhiệt tình, có đạo đức tốt, có năng lực làm quản lý, kế toán, tiếp phẩm, chế biến, kiên quyết không để người đau yếu có bệnh truyền nhiễm, thái độ và đạo đức xấu làm trong nhà ăn, trong các cửa hàng lương thực, thực phẩm. Xây dựng nội quy nhằm quản lý tốt nhà ăn về các mặt: bảo quản tài sản, vật tư, hàng hóa, tiền bạc, tem phiếu, tôn trọng kỷ luật và thể lệ, chế độ về lao động , giữ gìn vệ sinh và cải tiến kỹ thuật chế biến.

- Thường xuyên và định kỳ kiểm tra công việc của nhà ăn, của cửa hàng lương thực, thực phẩm, chất đốt, kịp thời biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt, ngăn chặn và có biện pháp xử lý thích đáng những biểu hiện hành động xấu, những cán bộ, nhân viên phạm kỷ luật tham ô, lãng phí nghiêm trọng.

II. BỔ SUNG CỤ THỂ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĂN TẬP THỂ

Căn cứ các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 127-TTg ngày 01-4-1961 về việc chuyển chế độ nhà ăn theo hình thức phúc lợi tập thể và số 3316-NT ngày 09-12-1963 bổ sung một số chế độ cho các nhà ăn tập thể, nay quy định cụ thể về chế độ lao động phục vụ, chế độ tiền lương và phúc lợi, chi phí về nhà ăn như sau:

1. Tiêu chuẩn phục vụ

Nay quy định tiêu chuẩn người phục vụ các bếp ăn tập thể như sau:

a) Đối với nhà ăn nào điều kiện phục vụ và tiếp phẩm thuận tiện, không phải chế biến bột mì, thì cứ một người phục vụ từ 25 đến 30 người ăn;

b) Đối với nhà ăn nào điều kiện phục vụ và tiếp phẩm thuận tiện, cóchế biến bột mì, thì cứ một người phục vụ từ 20 đến 25 người ăn;

c) Đối với nhà ăn nào điều kiện phục vụ và tiếp phẩm không thuận tiện, sơ tán gặp khó khăn đi mua thức ăn xa, tự chế biến bột mì, thì cứ một người phục vụ từ 15 đến 20 người ăn;

Trước hết phải tăng cường giáo dục tư tưởng, nêu cao trách nhiệm, cải tiến tổ chức và điều kiện làm việc của người phục vụ nhằm không ngừng tăng năng suất lao động, bảo đảm tốt bữa ăn. Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định trên đây để điều chỉnh, sắp xếp lại đội ngũ nhân viên phục vụ, chủ yếu là điều chỉnh trong đơn vị, trong ngành. Trường hợp cần tuyển dụng thêm thì phải làm theo chế độ, thủ tục tuyển dụng nhân viên Nhà nước hiện hành.

2. Chế độ đối với người phục vụ.

Hướng lâu dài là phảisớm nghiên cứu bổ sung toàn bộ các chế độ đãi ngộ, khen thưởng về vật chất và tinh thần đối với anh chịem phục vụ và quản lý nhà ăn tập thể. Trước mắt tạm thời quy định cụ thể một số chế độ sau đây:

a) Các chế độ đối với cán bộ và nhân viên công tác trong nhà ăn tập thể (chế độ tiền lương; phúc lợi, tuyển dụng, đào tạo,…) được áp dụng theo chế độ đối với cán bộ, nhân viên ngành ăn uống công cộng của mậu dịch quốc doanh.

b)Quỹ tiền lương cấp cho cán bộ, nhân viên phục vụ trong nhà ăn tập thể, được ghi chính thức vào chỉ tiêu kế hoạch lao động tiền lương của Nhà nước, do ngân sách Nhà nước đài thọ.

3. Chi phí về nhà ăn tập thể.

a) Chi phí về sửa chữa và mở rộng, mua sắm bổ sung cho các nhà ăn của cácxí nghiệp thì do quỹ phúc lợi của xí nghiệp đài thọ (trừ xây dựng ban đầu do Nhà nước cấp), trường hợp quỹ phúc lợi của xí nghiệp không đủ để đài thọ thìngân sách Nhà nước sẽ trợ cấp; đối với các nhà ăn thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp thì do ngân sách Nhà nước (trung ương hoặc địa phương) đài thọ. Người ăn (trừ sinh viên và học sinh) vẫn phải đóng góp một số tiền 5% (cả xí nghiệp và cơ quan hành chính, sự nghiệp) trích trong số tiền ăn hàng tháng để nhà ăn mua sắm các vật rẻ tiền chóng hỏng. Phải thống kê, theo dõi và quản lý chặt chẽ việc sử dụng khoản tiền 5% và dụng cụ mua sắm. Ngoài khoản tiền 5% trích trong số tiền ăn hàng tháng, mỗi người trong gia đình cán bộ, công nhân ăn ở nhà ăn tập thể, vẫn phải đóng thêm mỗi người mỗi tháng 1 đồng như chỉ thị số 75-TTg/CN ngày 30-6-1965 của Thủ tướng Chính phủ quy định.

b) Việc trang bị cho nhà ăn phải nhằmbảođảmcải thiện điều kiện làm việc, tăng năng suất và an toàn lao động, vệ sinh và phục vụ thuận tiện; đồng thời phải quán triệt thần tiết kiệm. Cần nghiên cứu việc tiêu chuẩn hóa về trang bị phương tiện, dung cụ cho các nhà ăn tập thểvà hạch toánviệc quản lý quỹ đó.

Việc cấp kinh phí một đồng tám hào cho một đầu người ăn ở các nhà ăn tập thể để sửa chữa, mua sắm dụng cụ và trả lương theo tiêu chuẩn lao động phục vụ như thông tư liên bộ Tài chính – Lao động - Nội vụ - Nội thương số 16-LĐ/TT ngày 12-10-1961 trước đây, nay không áp dụng nữa.

III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP.

Văn phòng Tài chính – thương nghiệp và Văn phòng Nội chính Phủ Thủ tướng phối hợp vớicác Bộ, các ngành ở trung ương theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình về tổ chức và phục vụ bữa ăn cho cán bộ, công nhân, viên chức, sinh viên vàhọc sinh giúp Chính phủ chỉ đạo được thống nhất.

Bộ Nội thương phải tăng cường chỉ đạo cải tiến việc cung cấp thực phẩm, chất đốt, dụng cụ chonhà ăn tập thể và bếp ăn của gia đình; tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên phục vụ về các mặt nghiệp vụ, quản lý nhà ăn, kỹ thuật nấu ăn, vệ sinh dinh dưỡng, thái độ phục vụ, chuẩn bị điều kiện từng bướcđểquản lý toàn bộ nhà ăn của các cơ quan, trường học. Mở rộng mạng lưới ăn uống, củng cố, phát triển các tổ phục vụ ở đường phố nhằm phục vụ tốt cán bộ, công nhân, viên chức và gia đình, khách qua lại trên các tuyến đường.

Tổng cục Lương thực phải khẩn trương chỉ đạo đẩy mạnh việc chế biến bột mì, ngô, cải tiến công tác bảo quản, phân phối, vận chuyển và phương thức cung cấp lương thực (cho tập thể và gia đình). Cùng với các ngành nội thương, tài chính, lao động hướng dẫn kiểm tra việc quản lý và sử dụng lương thực trong các nhà ăn tập thể.

Bộ Lao động cần hướng dẫn cụ thể và kịp thời việc thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, tuyển dụng… trong các nhà ăn tập thể và kiểm tra việc thi hành ở các cấp, các đơn vị cơ sở.

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể và kịp thời các thủ tục dự trù, xét duyệt, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí đối với nhà ăn tập thể, để có thể thực hiện ngay trong đầu niên khóa tài chính 1969. Tăng cường kiểm tra giúp đỡ các nhà ăn thực hiện đầy đủ nguyên tắc quản lý tài chính.

Bộ Y tế tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện vệ sinh thực phẩm và vệ sinh dinh dưỡng trong các nhà ăn.

Ủy ban Kế hoạch Nhà nước nghiên cứu, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất, thu mua, phân phối, chỉ tiêu lao động tiền lương, chỉ tiêu vềđời sống, tổng hợp tình hình và đề ra chủ trương, biện pháp trình Chính phủ xét duyệt.

Tổng cục Thống kê xây dựng biểumẫu báo cáo thực hiện kế hoạch Nhà nước đối với bữa ăn, tổng hợp tình hình đó trong cácngành, các địa phương hàng tháng, quý, năm để thường xuyên báo cáo lên Hội đồng Chính phủ.

Các Bộ và ngành ở trung ương, các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố phải chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện mọi chủ trương của Đảng và Chính phủ trong các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành, và địa phương. Nơi nào đã tổ chức hội nghị về bữa ăn và bàn kế hoạch thực hiện tương đối tốt rồi, cần làm tốt hơn nữa; nơi nào chưa tổ chức hội nghị về bữa ăn, cần xúc tiến thi hành gấp; nơi nào tuy đã tổ chức hội nghị nhưng nội dung chưa cụ thể thì cần làm lại. Phải kiểm điểm và có chủ trương cụ thể nhằm gây được chuyển biếnmạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ sở ở địa phương; phải có biện pháp tích cực, khẩn trương chỉ đạo thực hiện đầy đủ các chủ trương, biện pháp nêu ở phần I trong thông tư này nhằm trong một thời gian ngắn nhất có những chuyển biến và tiến bộ cụ thể trong việc tổ chức phục vụ bữa ăn tập thể của các xí nghiệp, cơ quan, trường học và gia đình cán bộ, công nhân, viên chức ở từng địa phương, từng ngành.

Phải tăng cường tổ chức theo dõi ở các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố bằng cách: cử một đồng chí trong Ủy ban chuyên trách về công tác đời sống và có một số cán bộ có năng lực giúp việc, làm nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình giúp Ủy ban chỉ đạo kịp thời; thường xuyên mỗi qúy và 6 tháng báo cáo tình hìnhvề Phủ Thủ tướng.

Bên cạnh việc tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, Tổng công đoàn Việt Nam có trách nhiệm tăng cường chỉ đạo công tác đời sống và bữa ăn như:

- Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện cácchính sách và chế độ liên quan đến bữa ăn của cán bộ, công nhân;

- Chỉ đạo công đoàn các cấp, nhất là cấp cơ sở tham gia việc tổ chức thực hiện, vận động và giáo dục quần chúng thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Chính phủ;

- Giáo dục động viên cán bộ, công nhân, viên chức, nỗ lực tăng gia sản xuất và hướng dẫn sử dụng kết quả sản phẩm đã thu được để cải thiện bữa ăn, tham gia xây dựng quản lý nhà ăn, quản lý phân phối, tổ chức tốtđời sống, giáo dục việc bảo vệ của công, chống tham ô, lãng phí và ăn cắp của công trong các nhà ăn tập thể.

Chăm lo bữa ăn của cán bộ, công nhân, viên chức, sinh viên và học sinh là một yêu cầu rất cấp thiết trong tình hình hiện nay. Các Bộ, các ngành, các đoàn thể, các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cần đề cao tinh thần trách nhiệm đối với đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức và gia đình, sinh viên và học sinh, khẩn trương nghiên cứu và có kế hoạch chỉ đạo việc phổ biến và có biện pháp thực hiện nghiêm chỉnh thông tư này đến từng đơn vị cơ sở và trong toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức, sinh viên, học sinh các xí nghiệp, cơ quan, trường học.

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Thanh Nghị

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 14-TTg/TN-1969 về việc cải tiến tổ chức và phục vụ bữa ăn của cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên và học sinh do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 14-TTg/TN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 08/02/1969
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Lê Thanh Nghị
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 2
  • Ngày hiệu lực: 23/02/1969
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản