BỘ TÀI CHÍNH Số: 14-TC/KTKT | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 1959 |
Tiếp theo Thông tư Liên bộ Thương nghiệp Tài chính và Ngân hàng Quốc gia số 127-TT/LB ngày 30-12-1958 về việc nộp các khoản tiền lợi nhuận, tiền khấu hao cơ bản cũng như các khoản tiền khác mà xí nghiệp Thương nghiệp quốc doanh phải nộp cho dự toán Nhà nước. Bộ quy định việc báo cáo của các Ty, Sở Tài chính về Bộ như sau:
a) Báo cáo số thu bằng điện (mẫu số 1 kèm theo) gửi đến Bộ chậm nhất là ngày 12 hoặc ngày 17 mỗi tháng, tùy theo thời hạn nộp của các đơn vị nộp trong tỉnh, thành phố và Khu tự trị.
b) Báo cáo tổng hợp tình hình nộp (mẫu số 2 kèm theo) gửi đi chậm nhất là ngày 22 mỗi tháng. Các Ty, Sở Tài chính khi lập báo cáo này phải căn cứ vào báo cáo về những chỉ tiêu chính và bảng cân đối tài khoản hàng tháng của các đơn vị gửi cho mình để lập cho chính xác.
Ngoài ra, các Ty, Sở Tài chính cùng với Ty, Sở Thương nghiệp phải gửi lên Bộ Tài chính bảng tình hình điều hòa lỗ lãi, nộp và trả lại hàng tháng theo như mẫu đã đính kèm Thông tư Liên bộ nói trên.
Để Bộ kịp thời nắm tình hình chung giúp cho việc chỉ đạo công tác được nhanh, Bộ yêu cầu các Ty, Sở Tài chính cố gắng báo cáo được đầy đủ và kịp thời theo như những quy định trong Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có gặp khó khăn gì mong các Ty, Sở Tài chính phản ảnh để Bộ biết.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Mỗi tháng sau khi nắm tình hình hoạt động và thu vào lợi nhuận, khấu hao của tháng trước, Ty, Sở Tài chính điện ngay về Bộ những số liệu chính dưới đây:
Doanh số mua vào = 1
Doanh số bán ra = 2
Số đã nộp vào kho bạc = 3
Trong đó tiền thóc thuế = 4
Những số liệu trên này là số tổng hợp toàn bộ của tỉnh, thành phố. Chỉ ghi đến 1.000đ. Số lẻ trên 500đ ghi 1.000đ, dưới 500đ thì bỏ.
Về thời hạn chậm nhất là 2 ngày sau khi các đơn vị Mậu dịch đã nộp vào kho bạc, theo như quy định ngày 5, 10, 15 của Thông tư Liên bộ số 127TT/LB, trang 4 từ giòng 1 đến 20.
Để đơn giản chữ ghi trên điện và giữ bí mật được số liệu, các danh từ mua, bán, nộp sẽ thay thế bằng những ký hiệu trên: 1, 2, 3 Về số thì thay bằng chữ như sau:
a b c d e g h i k l
01 2 3 4 5 6 7 8 9
Ví dụ: Doanh số mua trong tháng là 6.678.745đ
Doanh số bán trong tháng là 8.324.420đ
Số đã nộp vào kho bạc là 3.745.360đ
Trong đó số tiền thóc thuế 3.000.000đ
Căn cứ vào những số liệu trên điện sẽ ghi như sau:
Điện Bộ Tài chính
Vụ Kiến thiết Kinh tế
1 – hhil
2 – kdce
Tháng …/59 3 – dieg
4 – daaa
Sau các chữ không cần phải chấm (.) phẩy (,) hay ghi dấu đồng (đ).
TY, SỞ TÀI CHÍNH … | BẢN TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH DOANH Của các đơn vị Mậu dịch Quốc doanh và xí nghiệp sản xuất |
Số thứ tự | ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN | DOANH SỐ MUA | DOANH SỐ BÁN | Phí lưu thông đã chi trong tháng | Tiền thuế đã chi trong tháng | LỖ LÃI | Số tiền đã nộp trong kỳ | Trong đó nộp về khấu hao | Dư số vay Ngân hàng | |||||||||||
Nội bộ Mậu dịch | Ngoại thương | Mua khác | Trong đó phí gia công | Cộng | Bán lẻ | Xuất khẩu | Nội bộ Mậu dịch | Bán buôn khác | Cộng | Giá mua hàng bán ra | Về hàng bán ra | Lỗ lãi khác | Cộng lỗ lãi | |||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
CÔNG TY | ||||||||||||||||||||
1 | Bách hóa | |||||||||||||||||||
2 | Bông vải sợi | |||||||||||||||||||
3 | Lương thực …… | |||||||||||||||||||
Cộng | ||||||||||||||||||||
CỬA HÀNG | ||||||||||||||||||||
1 | Bách hóa tổng hợp thị xã | |||||||||||||||||||
2 | Lâm thổ sản | |||||||||||||||||||
3 | Lương thực kiêm thực phẩm … | |||||||||||||||||||
Cộng | ||||||||||||||||||||
ĐƠN VỊ CẤP I | ||||||||||||||||||||
1 | Tổng kho xăng dầu Việt Trì | |||||||||||||||||||
2 | Tổng kho Bách hóa Văn điển | |||||||||||||||||||
3 | Tổng kho kim khí Gia lâm | |||||||||||||||||||
Cộng | ||||||||||||||||||||
Cộng toàn bộ | ||||||||||||||||||||
XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT | ||||||||||||||||||||
1 | Nhà máy xay Đáp cầu | |||||||||||||||||||
2 | Nhà máy xẻ gỗ Gia lâm | |||||||||||||||||||
3 | Xưởng nước mắm Phú viên | |||||||||||||||||||
| Cộng | |||||||||||||||||||
TỔNG CỘNG |
Giải thích: 1. Đơn vị - Đơn vị ghi là những đơn vị đã hạch toán kinh tế độc lập có kế hoạch lỗ lãi riêng. Đối với những công ty hay cửa hàng kinh doanh kiêm nhiệm nhiều mặt hàng thì có thể ghi 2 cách; những công ty và cửa hàng nào có phân tích riêng và hạch toán riêng thì ghi theo từng mặt hàng riêng. Nếu không hạch toán riêng thì lấy mặt hàng nào kinh doanh chủ yếu (chiếm tỉ lệ nhiều hơn) làm tên của đơn vị. Ví dụ: Cửa hàng lương thực kiêm thực phẩm nếu hạch toán được hàng lương thực riêng, thực phẩm riêng thì ghi riêng. Nếu không hạch toán riêng được thì ghi là cửa hàng lương thực nếu trị giá hàng hóa kinh doanh về lương thực nhiều hơn thực phẩm hay ngược lại.
Xí nghiệp sản xuất chỉ ghi những xí nghiệp lớn. Còn lại những xí nghiệp nhỏ cộng ghi chung lại là một và chỉ cần ghi 5 cột từ cột 14 đến cột 18. Những đơn vị chưa hạch toán độc lập hiện nay trực thuộc vào các công ty hay đơn vị cấp I nào thi ghi chung vào công ty hay đơn vị cấp I ấy.
Hàng tổng cộng là cộng chung cả các đơn vị kinh doanh vào xí nghiệp.
2. Doanh số mua. - Cột 5 = 1 + 2+ 3, Cột 4 ghi phí đã chi vào hàng gia công (trích phí đã chi vào hàng gia công ở trong cột 3 ghi riêng vào cột này).
3. Doanh số bán. - Cột 10 = 6 + 7 + 8 + 9. Chênh lệch giữa cột 10 và 11 là lãi gộp.
4. Cột 17. – Ghi số tiền thực tế đã nộp hàng tháng (kể cả lợi nhuận và khấu hao).
5. Cột 18. – Khấu hao 3 tháng nộp 1 lần cùng ghi ở trong cột 17. cột 18 trích ghi riêng số tiền khấu hao.
Chú ý: Lúc đánh máy gửi đi ở đầu các cột chỉ cần ghi A, B, 1, 2,… thay cho tên các cột sổ lưu có thể làm bản tên ở đầu sổ hàng tháng sẽ dán tờ lưu vào.
- 1Nghị định 45-CP năm 1960 ban hành điều lệ nộp tiền lợi nhuận và tiền khấu hao cơ bản của các xí nghiệp quốc doanh cho ngân sách Nhà nước do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 2Thông tư 127-TT/LB năm 1959 về việc nộp vào kho bạc các khoản tiền lợi nhuận, tiền khấu hao cơ bản cũng như các khoản tiền khác mà các xí nghiệp thương nghiệp quốc doanh phải nộp cho Dự toán Nhà nước do Bộ Thương nghiệp- Bộ Tài chính- Ngân hàng Quốc gia ban hành
Thông tư 14-TC/KTKT năm 1959 về chế độ báo cáo tình hình nộp tiền lợi nhuận tiền khấu hao cơ bản và các khoản tiền khác của các xí nghiệp thương nghiệp quốc doanh do Bộ Tài Chính ban hành.
- Số hiệu: 14-TC/KTKT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/02/1959
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trịnh Văn Bính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: 08/03/1959
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định