Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT |
Số: 14-TC/CNXD | Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 1975 |
Chấp hành chỉ thị số 84-TTg ngày 23-04-1973 của Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính quy định các nguồn kinh phí về đào tạo công nhân kỹ thuật;
Trước tình hình xây dựng cơ bản ngày càng lớn, một số ngành và địa phương hàng năm được tuyển thêm hàng loạt lao động ngoài xã hội bổ sung cho các xí nghiệp xây lắp bao thầu và cho vào học tập ở các trường công nhân kỹ thuật ngành xây dựng.
Dựa vào các văn bản pháp chế hiện hành: nghị định số 24-CP ngày 13-03-1963 của Hội đồng Chính phủ, thông tư số 186-TTg ngày 02-07-1971 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định số 29-LĐ/QĐ ngày 07-04-1973 của Bộ Lao động, thông tư số 05-TC/LB ngày 06-06-1973 của Liên Bộ Lao động – Tài chính…, Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân biệt các nguồn kinh phí dùng vào việc tuyển dụng, ăn, ở, đào tạo cho số lao động mới tuyển nói trên như sau.
1. Các chi phí về tuyển dụng gồm việc cử người đi tuyển dụng, thù lao cho cán bộ xã tham gia việc tuyển dụng, chi phí giấy tờ lập các hồ sơ tuyển dụng, chi phí tổ chức khám tuyển, … từ lúc đầu đến lúc các địa phương bàn giao học sinh cho các trường tại địa phương (xã hoặc huyện), đã được thông tư liên Bộ Lao động – Tài chính số 05-TT/LB ngày 06-06-1973 quy định cụ thể.
2. Về tiền tàu xe cho số lao động được tuyển từ chỗ bàn giao (xã hoặc huyện) đến tại các trường được lập dự đoán theo nhu cầu hợp lý. Sau đó được thanh toán theo thực tế và theo chế độ tiền tàu xe đối với cán bộ, công nhân viên Nhà nước đi công tác thông thường. Khoản chi này do kinh phí sự nghiệp đài thọ.
3. Về tiền ăn giải quyết như sau:
- Tiền ăn của học sinh từ chỗ bàn giao (xã hoặc huyện) đến tận nơi học tập, từ khi lên đường cho đến ngày khai giảng chính thức, do kinh phí sự nghiệp đào tạo gánh chịu, mỗi bữa ba hào (0,30đ) trong đó có tiền chi cho 0,250kg gạo.
Các trường phải nhanh chóng ổn định tổ chức học tập, không được lợi dụng kinh phí đào tạo để đưa học sinh đi làm lao động dài ngày cho trường hoặc tham gia sản xuất cho xí nghiệp, do đó làm chậm thời gian khai giảng gây lãng phí kinh phí đào tạo của Nhà nước.
- Tiền ăn từ ngày khai giảng trở đi được tính trong chế độ học bổng cho từng loại ngành nghề theo chỉ thị số 84-TTg ngày 23-04-1973, do kinh phí sự nghiệp gánh chịu.
4. Các chi phí về xây dựng nhà trường và nhà ở cho học sinh, gồm xây dựng mới và mở rộng, mua sắm dụng cụ thực tập, dụng cụ nhà ăn, giường chiếu cho học sinh được chi bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Trong trường hợp có chỉ tiêu kế hoạch đào tạo hàng năm – do Nhà nước giao – làm tăng thêm những nhu cầu về mua sắm dụng cụ thực tập, dụng cụ nhà ăn, giường chiếu cho học sinh, mà không cần xây dựng mới thêm trường sở, nhà cửa, thì được chi bằng kinh phí sự nghiệp đào tạo.
Trong trường hợp chỗ ăn, ở và học tập đã dựa được vào nhà dân, nhưng cũng phải làm thêm nhà bếp, nhà cấp dưỡng, kho thực phẩm theo kiểu công trình lán trại tạm thời, được Bộ chủ quản hoặc Ủy ban hành chính thành, tỉnh cho phép thì cũng được chi bằng kinh phí sự nghiệp.
Muốn được ngân sách Nhà nước cấp phát trong 2 trường hợp nói trên, phải có những căn cứ sau đây: văn bản duyệt chỉ tiêu kế hoạch đào tạo của cấp trên; - bản kiểm kê tài sản về các loại hiện vật đã có; - bản dự trù nhân công nguyên vật liệu cho một số nhà hoặc kho dự định xây dựng tạm thời. Tất cả những căn cứ trên phải được cơ quan chủ quản xem xét và gửi cho cơ quan tài chính thẩm tra trước khi cấp phát.
1. Các chi phí tuyển dụng từ địa phương cho đến lúc bàn giao cho các đại diện xí nghiệp tại xã hoặc huyện, cũng đã được quy định rõ trong thông tư liên Bộ Lao động – Tài chính số 05-TT/LB ngày 06-06-1973.
2. Riêng về tiền tàu xe, tiền ăn cho số lao động được tuyển kể từ lúc giao nhận đến lúc về tại xí nghiệp để nhận việc làm, thì xí nghiệp hạch toán vào khoản, mục chi phí gián tiếp trong giá thành xây lắp, không phân biệt tuyển dụng lớn hay tuyển dụng nhỏ.
3. Việc xây dựng mua sắm thêm dụng cụ nhà ăn tập thể để xí nghiệp phục vụ cho số lao động mới tuyển này được giải quyết theo điều 8 của thông tư số 186-TTg ngày 02-07-1971 của Thủ tướng Chính phủ, nghĩa là trước hết phải chi bằng quỹ xí nghiệp. Nếu không đủ thì xí nghiệp đề nghị Bộ chủ quản (xí nghiệp trung ương) hoặc Uỷ ban hành chính thành, tỉnh (xí nghiệp địa phương) cấp bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (thuộc thành phần vốn xây dựng cơ bản khác).
III. MỘT SỐ ĐIỂM QUY ĐỊNH KHÁC
Bộ Tài chính quy định rõ thêm một số trường hợp cụ thể sau đây:
1. Số lao động mới tuyển hoặc số công nhân cũ trong ngành một khi cho vào các trường (trường trực thuộc cơ quan chủ quản hay bên cạnh công ty xây lắp) để đào tạo mới, hoặc bổ túc nâng cao tay nghề, nâng cao cấp bậc kỹ thuật, thì phải học theo đủ nội dung giáo trình quy định. Thời gian học bao gồm cả thời gian học lý thuyết và thời gian xuống cơ sở thực tập, nối tiếp nhau hoặc xen kẽ nhau, phải bảo đảm từ 6 tháng trở lên (theo quyết định số 29-LĐ/QĐ của Bộ Lao động ngày 07-04-1973 ban hành quy chế về trường dạy nghề). Trường hợp này các khoản sinh hoạt phí hoặc học bổng được chi bằng kinh phí sự nghiệp đào tạo. Nếu bổ túc tập trung dưới 6 tháng thì phải hạch toán vào giá thàng xây lắp.
2. Trong trường hợp vừa sản xuất thi công vừa học tập nhằm tranh thủ bồi dưỡng một số kiến thức nhất định thì các chi phí đạo tạo bồi dưỡng này phải tính vào giá thành xây lắp. Trường hợp này không tính vào chi tiêu đào tạo. Thông tư số 186-TTg ngày 02-07-1971 của Thủ tướng Chính phủ quy định như sau: “Đối với xí nghiệp đang sản xuất, mọi việc kèm cặp bồi dưỡng cán bộ, công nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm sử dụng thiết bị lẻ, thay thế người mất sức lao động, nâng cao cấp bậc kỹ thuật và trình độ nghề nghiệp (kể cả nghiệp vụ chuyên môn) thuộc trách nhiệm của xí nghiệp và chi phí hạch toán vào giá thành”.
3. Đối với số lao động tuyển vào cho sản xuất thi công, sau đó lại chuyển sang đào tạo theo trường lớp chính quy, thì kinh phí sự nghiệp đào tạo gánh chịu theo nguyên tắc:
a) Đối với những người chuyển sang học các nghề cơ khí, cơ giới, lắp máy hàn, lái xe ô tô, lái ca nô, sửa chữa xe máy, hoặc những nghề kỹ thuật phức tạp tương đương, nếu trước đó đã tham gia lao động sản xuất thi công liên tục, và đã vào biên chế chính thức được 18 tháng (mười tám tháng) trở lên, thì sẽ được hưởng sinh hoạt phí theo chế độ cán bộ, công nhân viên đi học.
b) Đối với những người chuyển sang học các nghề như mộc, nề, bê tông, cốt thép, lắp ghép nhà ở, khảo sát đo đạc, sản xuất vật liệu xây dựng , lắp đặt đường ống hoặc những nghề kỹ thuật tương đương, nếu trước đó đã tham gia lao động sản xuất thi công liên tục, và đã vào biên chế chính thức được 12 tháng (mười hai tháng) trở lên thì sẽ được hưởng sinh hoạt phí theo chế độ cán bộ công nhân viên đi học.
c) Trong cả hai trường hợp không đủ thời gian vào biên chế nói ở điểm a và b trên, nếu chuyển sang đào tạo thì phải hưởng chế độ học bổng theo ngành nghề. Cấm tuyệt đối việc lợi dụng nguyên tắc nêu trong nghị định số 24-CP ngày 13-03-1963 để cho hưởng sinh hoạt phí bằng 95% lương chính.
| K.T BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
- 1Nghị định 24-CP năm 1963 điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 79-LĐ-QĐ năm 1963 ban hành quy chế thi tốt nghiệp tại các trường,lớp đào tạo công nhân kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành
- 3Thông tư 15-LĐ-TT năm 1962 giải thích và hướng dẫn Thông tư 60-TTg quy định chế độ học nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật do Bộ Lao động ban hành
- 4Chỉ thị 84-TTg năm 1973 về việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bổ túc công nhân kỹ thuật trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 29-LĐ/QĐ năm 1973 về Quy chế tạm thời về trường dạy nghề của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành.
Thông tư 14-TC/CNXD-1975 về việc phân biệt các nguồn kinh phí tuyển học sinh vào các trường đào tạo công nhân kỹ thuật và tuyển lao động vào ngành Xây dựng do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 14-TC/CNXD
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/04/1975
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trịnh Văn Bính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 7
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra