Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/1999/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 1999 |
Ngày 30-7-1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/1998/NĐ-CP "Quy định các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; cụ thể hoá tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương Lao động".
Để nối tiếp truyền thống phong trào thi đua Hai tốt "Dạy tốt, Học tốt" của ngành GD-ĐT do Bác Hồ phát động được duy trì liên tục từ năm học 1961-1962 đến nay, mà tiêu biểu là phấn đấu trở thành Giáo viên giỏi, Trường Tiên tiến, Trường Tiên tiến xuất sắc.
Để phù hợp với đặc điểm hoạt động dạy và học của ngành GD-ĐT, được sự nhất trí cho phép của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, được sự nhất trí của Viện Thi đua Khen thưởng Nhà nước trong công văn hướng dẫn vận dụng danh hiệu thi đua trong ngành Giáo dục - Đào tạo số 478/BGD&ĐT/VP- TĐKT ngày 19-1-1999, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể một số điểm thực hiện Nghị định số 56/1998/NĐ-CP của Chính phủ trong ngành Giáo dục - Đào tạo như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG DANH HIỆU THI ĐUA
Thông tư này áp dụng cho các cá nhân và tập thể thuộc ngành Giáo dục - Đào tạo.
Từ đặc điểm hoạt động dạy và học của ngành Giáo dục - Đào tạo, các hình thức khen thưởng danh hiệu Thi đua cá nhân và tập thể áp dụng trong ngành Giáo dục - Đào tạo có những danh hiệu sau:
Hình thức khen thưởng danh hiệu Thi đua các cá nhân gồm:
- Lao động giỏi.
- Chiến sỹ thi đua cơ sở, Giáo viên giỏi cơ sở.
(Với nhà trẻ, trường Mầm non, trường Mẫu giáo, trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường Trung học Phổ thông, trường Trung học chuyên nghiệp, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên là Giáo viên giỏi; Với các trường Cao đẳng, trường Đại học là Giảng viên giỏi; trong Thông tư này Giáo viên giỏi, Giảng viên giỏi gọi chung là Giáo viên giỏi; Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên gọi chung là Trung tâm giáo dục).
- Chiến sỹ thi đua tỉnh, thành phố, Giáo viên giỏi tỉnh, thành phố.
- Chiến sỹ thi đua Bộ, ngành Trung ương, Giáo viên giỏi Bộ, ngành Trung ương.
- Chiến sỹ thi đua toàn quốc - Giáo viên giỏi toàn quốc.
Hình thức khen thưởng danh hiệu thi đua các tập thể gồm:
- Tập thể lao động giỏi - Trường tiên tiến.
- Tập thể lao động xuất sắc - Trường tiên tiến xuất sắc.
Hình thức khen thưởng danh hiệu thi đua áp dụng cho học sinh, sinh viên không nằm trong Thông tư hướng dẫn này và có văn bản hướng dẫn riêng.
1- Danh hiệu Lao động giỏi
Danh hiệu Lao động giỏi là hình thức khen thưởng cho giáo viên, cán bộ quản lý, công nhân viên, công tác trong ngành theo quy định tại Điều 7 và Điều 10 của Nghị định 56/1998/NĐ-CP.
2- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua - Danh hiệu Giáo viên giỏi
a- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua là hình thức khen thưởng cho cán bộ quản lý, công nhân viên công tác trong ngành theo quy định tại Điều 7 và Điều 10 của Nghị định 56/1998/NĐ-CP.
b- Danh hiệu Giáo viên giỏi - là danh hiệu Chiến sĩ thi đua áp dụng cho ngành Giáo dục - Đào tạo, là hình thức khen thưởng cho giáo viên, giảng viên công tác trong các nhà trường, các trung tâm giáo dục; gồm có các cấp: cấp cơ sở, cấp Tỉnh - Bộ, cấp toàn quốc; có tiêu chuẩn như tiêu chuẩn của Chiến sĩ thi đua được quy định tại điều 10 của Nghị định 56/1998/NĐ-CP được vận dụng cụ thể với ngành Giáo dục - Đào tạo
3- Danh hiệu Tập thể lao động giỏi - Danh hiệu Trường tiên tiến
a- Danh hiệu Tập thể lao động giỏi là hình thức khen thưởng cho cơ quan quản lý Giáo dục - Đào tạo các cấp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, phục vụ, các tập thể nhỏ trong nhà trường, tập thể nhỏ trong đơn vị cơ sở của ngành theo quy định tại điều 11 của Nghị định 56/1998/NĐ-CP.
b- Danh hiệu Trường tiên tiến là danh hiệu Tập thể lao động giỏi áp dụng cho ngành Giáo dục - Đào tạo, là hình thức khen thưởng cho đơn vị nhà trường, Trung tâm giáo dục; có tiêu chuẩn như tiêu chuẩn của Tập thể lao động giỏi được quy định tại Điều 11 của Nghị định 56/1998/NĐ-CP được vận dụng cụ thể với ngành Giáo dục - Đào tạo.
4- Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc - Danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc
a- Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc là hình thức khen thưởng cho cơ quan quản lý Giáo dục - Đào tạo các cấp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, phục vụ, các tập thể nhỏ trong nhà trường, tập thể nhỏ trong đơn vị cơ sở của ngành theo quy định tại điều 11 của Nghị định 56/1998/NĐ-CP.
b- Danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc là danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc áp dụng cho ngành Giáo dục - Đào tạo, là hình thức khen thưởng cho đơn vị nhà trường, Trung tâm giáo dục; có tiêu chuẩn như tiêu chuẩn của Tập thể Lao động xuất sắc được quy định tại điều 11 của Nghị định 56/1998/NĐ-CP được vận dụng cụ thể với ngành Giáo dục - Đào tạo.
II- TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG DANH HIỆU THI ĐUA
1- Lao động giỏi
Lao động giỏi có 3 tiêu chuẩn được quy định trong Điều 10 -Nghị định 56/1998/NĐ-CP. Để thực hiện, các Sở Giáo dục - Đào tạo, các Bộ ngành có trường xây dựng nội dung cụ thể vận dụng với cán bộ quản lý, với giáo viên. công nhân viên trong ngành Giáo dục - Đào tạo.
2- Chiến sĩ thi đua - Giáo viên giỏi
- Chiến sĩ thi đua: Có 3 tiêu chuẩn được quy định trong Điều 10 - Nghị định 56/1998/NĐ-CP. Để thực hiện, các Sở Giáo dục - Đào tạo, các Bộ ngành có trường xây dựng nội dung cụ thể vận dụng với cán bộ quản lý, với giáo viên công nhân viên trong ngành Giáo dục - Đào tạo.
- Giáo viên giỏi: Căn cứ vào tiêu chuẩn Chiến sĩ thi đua các cấp quy định trong Điều 10- Nghị định 56/1998/NĐ-CP và tiêu chuẩn giáo viên giỏi đã áp dụng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng lại tiêu chuẩn, quy trình xét chọn cụ thể về giáo viên giỏi các cấp, báo cáo Viện Thi đua Khen thưởng Nhà nước ban hành thực hiện thống nhất trong hệ thống Giáo dục quốc dân.
1- Tập thể lao động giỏi - Trường tiên tiến
- Tập thể lao động giỏi có 3 tiêu chuẩn được quy định trong Điều 11- Nghị định 56/1998/NĐ-CP. Các Sở Giáo dục - Đào tạo, các Bộ Ngành có trường xây dựng nội dung cụ thể vận dụng với các cơ quan quản lý Giáo dục - Đào tạo, các đơn vị sản xuất kinh doanh, phục vụ của ngành, các tập thể nhỏ trong nhà trường, tập thể nhỏ trong đơn vị cơ sở của ngành Giáo dục - Đào tạo.
- Trường tiên tiến: Căn cứ vào tiêu chuẩn của Tập thể lao động giỏi quy định trong Điều 11- Nghị định 56/1998/NĐ-CP và tiêu chuẩn Trường tiên tiến đã áp dụng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng lại tiêu chuẩn, quy trình xét chọn cụ thể với Trường tiên tiến, báo cáo Viện Thi đua Khen thưởng Nhà nước ban hành thực hiện thống nhất trong hệ thống Giáo dục quốc dân.
2- Tập thể lao động xuất sắc - Trường tiên tiến xuất sắc
- Tập thể lao động xuất sắc có 3 tiêu chuẩn được quy định trong Điều 11-Nghị định 56/1998/NĐ-CP. Các Sở Giáo dục - Đào tạo, các Bộ ngành có trường xây dựng nội dung cụ thể vận dụng với các cơ quan quản lý Giáo dục - Đào tạo, các đơn vị sản xuất kinh doanh, phục vụ của ngành, các tập thể nhỏ trong nhà trường, tập thể nhỏ trong đơn vị cơ sở của ngành Giáo dục - Đào tạo.
- Trường tiên tiến xuất sắc: Căn cứ vào tiêu chuẩn của Tập thể lao động xuất sắc quy định trong Điều 11- Nghị định 56/1998/NĐ-CP và tiêu chuẩn Trường tiên tiến đã áp dụng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng tiêu chuẩn, quy trình xét chọn cụ thể với Trường tiên tiến xuất sắc, báo cáo Viện Thi đua Khen thưởng Nhà nước ban hành thực hiện thống nhất trong hệ thống Giáo dục quốc dân.
III- QUY TRÌNH XÉT VÀ CÔNG NHẬN DANH HIỆU THI ĐUA
1- Quy trình xét và công nhận Lao động giỏi
Với đơn vị nhà trường: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường xét, Hiệu trưởng quyết định công nhận.
Với cơ quan quản lý, đơn vị sản xuất, kinh doanh, phục vụ: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị xét, Thủ trưởng đơn vị quyết định công nhận.
2- Quy trình xét và công nhận Chiến sĩ thi đua - Giáo viên giỏi cấp cơ sở
- Với đơn vị nhà trường trực thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gọi chung là huyện (Nhà trẻ, trường Mầm non, trường Mẫu giáo, trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, Trung tâm giáo dục): Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục huyện xét, đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo quyết định công nhận.
- Với đơn vị nhà trường trực thuộc Sở (trường Trung học phổ thông, trường Cao đẳng, trường Trung học chuyên nghiệp, trường Dạy nghề, Trung tâm giáo dục): Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh xét, đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo quyết định công nhận.
- Với đơn vị nhà trường trực thuộc tỉnh (trường Đại học, trường Cao đẳng, trường Chính trị), đơn vị sản xuất kinh doanh của ngành Giáo dục - Đào tạo thuộc tỉnh: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị cơ sở đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh xét, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận.
- Với đơn vị nhà trường, đơn vị của ngành Giáo dục - Đào tạo trực thuộc Bộ, Ngành: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, đề nghị Bộ trưởng quyết định công nhận.
3- Quy trình xét và công nhận Chiến sĩ thi đua - Giáo viên giỏi cấp Tỉnh - Bộ
- Với hệ thống trường, đơn vị của ngành Giáo dục - Đào tạo thuộc tỉnh, thành phố quản lý: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp dưới giới thiệu, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh xét, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận.
- Với hệ thống trường, đơn vị của ngành Giáo dục - Đào tạo thuộc Bộ, Ngành quản lý: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, đề nghị Bộ trưởng quyết định công nhận.
4- Quy trình xét và công nhận Chiến sĩ thi đua - Giáo viên giỏi, cấp toàn quốc
Các tỉnh, thành phố, các Bộ, Ngành đề nghị, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục - Đào tạo xét chọn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tưởng Chính phủ quyết định qua Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương.
5- Quy trình xét và công nhận Tập thể lao động giỏi - Trường tiên tiến
- Với đơn vị nhà trường thuộc huyện (nhà trẻ, trường Mầm non, trường Mẫu giáo, trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, Trung tâm giáo dục): và tập thể nhỏ trong nhà trường: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục huyện xét, đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo quyết định công nhận.
- Với đơn vị nhà trường thuộc Sở (trường Trung học phổ thông, trường Cao đẳng, trường Trung học chuyên nghiệp, trường Dạy nghề, Trung tâm giáo dục) và tập thể nhỏ trong nhà trường, tập thể nhỏ trong đơn vị cơ sở của ngành Giáo dục - Đào tạo: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh xét, Giám đốc Sở quyết định công nhận.
- Với đơn vị nhà trường thuộc tỉnh (trường Đại học, trường Cao đẳng, trường Chính trị) và đơn vị của ngành Giáo dục - Đào tạo thuộc tỉnh: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh xét, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận. Riêng với tập thể nhỏ trong nhà trường, trong đơn vị cơ sở do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị xét, Thủ trưởng đơn vị quyết định công nhận.
- Với đơn vị nhà trường, đơn vị của ngành Giáo dục - Đào tạo thuộc Bộ, Ngành:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, đề nghị Bộ trưởng quyết định công nhận. Riêng với tập thể nhỏ trong nhà trường, trong đơn vị cơ sở do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị xét, Thủ trưởng đơn vị quyết định công nhận.
6- Quy trình xét và công nhận Tập thể lao động xuất sắc - Trường tiên tiến xuất sắc
- Với đơn vị nhà trường, đơn vị của ngành Giáo dục - Đào tạo thuộc tỉnh, thành phố (kể cả tập thể nhỏ trong nhà trường, trong đơn vị cơ sở): Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xét, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận.
- Với đơn vị nhà trường, đơn vị của ngành Giáo dục - Đào tạo thuộc Bộ, Ngành (kể cả tập thể nhỏ trong nhà trường, trong đơn vị cơ sở): Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trường, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, đề nghị Bộ trưởng quyết định công nhận.
IV- THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG CÁC CẤP
Các đơn vị nhà trường, các cấp quản lý giáo dục cần kiện toàn, xây dựng quy chế làm việc của các cấp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và bố trí cán bộ giúp Hiệu trưởng, Thủ trưởng làm công tác Thi đua Khen thưởng.
1- Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhà trường
- Với nhà trẻ, trường Mầm non, trường Mẫu giáo, trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp:
- Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: Hiệu trưởng, Chủ nhiệm, Giám đốc trung tâm.
- Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: Chủ tịch công đoàn.
- Các ủy viên: Phó Hiệu trưởng, Phó Chủ nhiệm, Phó Giám đốc Trung tâm, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng chuyên môn, Khối trưởng chuyên môn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội.
- Với trường Trung học chuyên nghiệp, trường Cao đẳng, trường Đại học
- Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: Hiệu trưởng.
- Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch công đoàn.
- Các ủy viên: Phó Hiệu trưởng, các Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Đào tạo, Hành chính-Tổng hợp, Kế hoạch, Nghiên cứu khoa học, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí minh, Thường trực Thi đua - Khen thưởng.
2- Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Đại học Quốc gia, Đại học khu vực
- Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: Giám đốc.
- Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch công đoàn.
- Các ủy viên: Các Phó Giám đốc, các Hiệu trưởng trường thành viên, các Trưởng ban Tổ chức Cán bộ, Đào tạo, Hành chính - Tổng hợp, Kế hoạch, Nghiên cứu khoa học, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Thường trực Thi đua - Khen thưởng.
3- Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các cơ quan quản lý giáo dục.
- Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: Thủ trưởng cơ quan.
- Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: Bí thư Đảng ủy cơ quan, Chủ tịch công đoàn cơ quan.
- Các ủy viên: Phó Thủ trưởng cơ quan, Trưởng các Phòng - Ban, đơn vị thuộc cơ quan, Thường trực Thi đua - Khen thưởng.
4- Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị sản xuất kinh doanh, phục vụ thuộc ngành Giáo dục - Đào tạo.
- Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: Thủ trưởng đơn vị
- Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch công đoàn.
- Các ủy viên: Phó Thủ trưởng đơn vị, Trưởng các Phòng - Ban, tổ chức thuộc đơn vị, Thường trực Thi đua - Khen thưởng.
V- THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG VÀ QUỸ KHEN THƯỞNG
Về chế độ khen thưởng và quỹ khen thưởng theo các điều trong chương IV- Nghị định 56/1998/NĐ-CP, được thực hiện theo Thông tư số 24/1999/BTC-TT ngày 4-3-1999 "Hướng dẫn công tác quản lý tài chính thực hiện chế độ khen thưởng thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc" của Bộ Tài chính.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Tỉnh, Thành phố, các Bộ, Ngành có trường thực hiện theo Thông tư hướng dẫn này và hướng dẫn các đơn vị nhà trường, Trung tâm giáo dục, các cấp quản lý Giáo dục - Đào tạo thuộc quyền thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Tỉnh, Thành phố, các Bộ, Ngành, các đơn vị nhà trường, Trung tâm giáo dục, các cấp quản lý Giáo dục - Đào tạo phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Nguyễn Tấn Phát (Đã ký) |
- 1Thông tư 24/1999/TT-BTC hướng dẫn công tác quản lý tài chính thực hiện chế độ khen thưởng thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 29/2020/TT-BGDĐT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
- 3Quyết định 567/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2020
- 4Quyết định 466/QĐ-BGDĐT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 34/2001/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 14/1999/TT-BGD&ĐT hướng dẫn Nghị định 56/1998/NĐ-CP quy định các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp; cụ thể hoá tiêu chuẩn khen thưởng huân chương lao động do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 2Thông tư 29/2020/TT-BGDĐT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục
- 3Quyết định 567/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2020
- 4Quyết định 466/QĐ-BGDĐT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 56/1998/NĐ-CP quy định các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, cụ thể hoá tiêu chuẩn khen thưởng huân chương lao động
- 2Thông tư 24/1999/TT-BTC hướng dẫn công tác quản lý tài chính thực hiện chế độ khen thưởng thành tích xuất sắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 14/1999/TT-BGD&ĐT hướng dẫn Nghị định 56/1998/NĐ-CP quy định các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, cụ thể hoá tiêu chuẩn khen thưởng Huẩn chương lao động do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành
- Số hiệu: 14/1999/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/03/1999
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Tấn Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 23
- Ngày hiệu lực: 06/04/1999
- Ngày hết hiệu lực: 01/11/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra