THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT |
Số: 139-TTg | Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 1974 |
Nghị quyết 228-NQ/TW ngày 12 tháng 01 năm 1974 của Bộ Chính trị trung ương Đảng đã nêu : “ Phải kiên quyết tiến hành công tác bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa trong tất cả các ngành, các cấp từ trong các xí nghiệp, công trường, nông trường, cơ quan Nhà nước đến các hợp tác xã và trong toàn quân, toàn dân. Ở đâu có tài sản Nhà nước thì ở đấy phải có biện pháp có hiệu lực để quản lý, bảo vệ”. Muốn vậy, phải “vận dụng đồng bộ các biện pháp pháp luật, hành chính, kinh tế, tổ chức tuyên truyền giáo dục…”, đồng thời cũng đòi hỏi phải “xử lý nghiêm minh, kịp thời những người và những tổ chức phạm pháp”.
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 228-NQ/TW và các Nghị quyết khác của Đảng và Chính phủ, nhiều việc phạm pháp đã hoặc sẽ được phát hiện. việc xử lý các việc phạm pháp đó phải căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã được quy định.
Sau khi đã trao đổi thống nhất ý kiến với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn một số vấn đề về xử lý các việc phạm pháp phát hiện trong quá trình thực hiện Nghị quyết 228-NQ/TW và các Nghị quyết khác của Đảng và Nhà nước như sau :
- Phải báo ngay những hiện tượng, những dấu hiệu phạm tội và những vấn đề nghi vấn về tội phạm xảy ra trong ngành, địa phương mình với Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan công an cùng cấp để những cơ quan này có những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời thích đáng.
- Tích cực cộng tác với các cơ quan công an, kiểm sát nhân dân và toà án nhân dân trong việc điều tra, xác minh, kết luận các vấn đề có liên quan đến việc phạm pháp và người phạm tội, cung cấp tài liệu cần thiết về các nguyện tắc tổ chức, chế độ làm việc và các thể lệ nghiệp vụ áp dụng trong ngành, địa phương, thực hiện nghiêm chỉnh và đúng thời hạn việc khai báo với tư cách nhân chứng, hoặc cứ cán bộ chuyên môn làm giám định theo yêu cầu của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.
- Tích cực phối hợp và cộng tác với Uỷ ban thanh tra các cấp trong việc phát hiện, điều tra và kết luận các sai phạm và thiếu sót trong việc chấp hành các điều lệ, chức trách, nhiệm vụ, trong việc xác định trách nhiệm của từng cấp, từng người, cần cung cấp tài liệu cần thiết theo đúng yêu cầu của cơ quan thanh tra và bảo đảm cung cấp đúng thời hạn.
- Cùng các Ban tổ chức, kiểm tra của Đảng, các ngành thanh tra của Chính phủ, công an nắm lại các vụ, việc vi phạm và phạm tội của các ngành địa phương, và phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân cùng cấp tiến hành việc phân loại các vụ việc cần đưa điều tra, xét xử hình sự hoặc các vụ, việc thuộc phạm vi xử lý hành chính.
Đối với những vụ, việc mà người phạm tội thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan cấp trên, hoặc phải truy tố ra trước pháp luật thì sau khi áp dụng kỷ luật nội bộ, phải chuyển ngay hồ sơ tài liệu kèm theo ý kiến đề xuất về biện pháp xử lý đến các cơ quan nói trên.
Nếu giữa các cơ quan chấp hành pháp luật có mắc mứu trong công tác thì cần phải chủ động bàn bạc giải quyết kịp thời theo chính sách và pháp luật đã có. Có vụ, việc gì mới xảy ra trong các ngành, địa phương, cơ sở thì thông báo cho nhau biết để nắm ngay từ đầu và hướng dẫn cấp dưới thi hành hiệu quả.
Đối với những vụ phạm tội quả tang không thuộc loại trọng án, có đủ chứng cớ, bị can nhận tội… thì cơ quan công an lập biên bản đưa sang Viện kiểm sát nhân dân để quyết định chuyển thẳng ra Toà án xét xử.
Đối với những vụ án phức tạp có nhiều sự việc và tình tiết liên quan đến nhiều người và nhiều khâu khác nhau, không thể nhanh chóng điều tra và kết luận về toàn bộ ngay một lúc được thì, để tránh kéo dài việc giải quyết vụ án, cơ quan điều tra phải thảo luận nhất trí với Viện kiểm sát nhân dân để có thể khoanh các vấn đề đã rõ và kịp thời đề xuất đưa vụ án ra truy tố và xét xử, nếu việc cắt vụ án không làm thay đổi tính chất của vụ án. Đồng thời, cần khẩn trương tiếp tục điều tra để kết luận những phần còn lại và giải quyết toàn bộ vụ án, không được vì khó khăn phức tạp mà bỏ lơi hoặc kéo dài.
Đối với những vụ án có nhiều can phạm có tên đã bị bắt, có tên chưa bắt được, thì cơ quan điều tra có thể đề xuất truy tố xét xử trước những tên đã bắt và xử vắng mặt những tên khác có tội trạng rõ ràng, hoặc để lại xử sau.
trước mắt các ngành và các địa phương cần phối hợp với các ngành công an, Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân nắm lại các vụ, việc đã thụ lý, để có kế hoạch giải quyết khẩn trương phục vụ tốt cho việc thực hiện Nghị quyết 228-NQ/TW của Bộ Chính trị trung ương Đảng.
ngoài việc thi hành đúng đắn những điều quy định trong thông tư này , để tăng cường mối quan hệ công tác giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ nhắc các ngành, địa phương, cần chấp hành nghiêm chỉnh Thông tư số 09-TTg ngày 01-2-1963 của Thủ tướng Chính phủ về quan hệ công tác giữa Viện kiểm sát nhân dân các cấp với các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ và cơ quan Nhà nước địa phương.
K.T THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 09-TTg năm 1963 về quan hệ công tác giữa Viện Kiểm sát nhân dân các cấp với các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ và cơ quan Nhà nước địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 19-NT-1975 hướng dẫn việc xử lý những thiệt hại về tài sản của Nhà nước trong ngành Nội thương do Bộ Nội thương ban hành
- 1Thông tư 09-TTg năm 1963 về quan hệ công tác giữa Viện Kiểm sát nhân dân các cấp với các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ và cơ quan Nhà nước địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 19-NT-1975 hướng dẫn việc xử lý những thiệt hại về tài sản của Nhà nước trong ngành Nội thương do Bộ Nội thương ban hành
Thông tư 139-TTg-1974 hướng dẫn xử lý việc phạm pháp đã phát hiện trong quá trình thực hiện Nghị quyết 228-NQ/TW và các Nghị quyết khác của Đảng và Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 139-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/05/1974
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: 12/06/1974
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định