Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | VIỆT |
Số: 137-TD/NT | Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 1961 |
Để giúp đỡ khuyến khích các trường học, đội văn công, cơ quan, công trường tham gia sản xuất nông nghiệp, nhằm tận dụng những điều kiện sản xuất của các tổ chức này như đất đai, nhân lực vào mục đích tăng gia của cải vật chất cho xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, Ngân hàng Nhà nước tạm thời quy định một số biện pháp cho vay như sau:
1. Các trường học, đội văn công, cơ quan, công trường phải đảm bảo sản xuất có hiệu quả, theo đúng phương hướng kế hoạch của Nhà nước, chủ yếu là sản xuất lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi, thả cá.
2. Các cơ sở sản xuất của các tổ chức này phải có tính chất tồn tại lâu dài và phải thành lập ở một số cơ sở một "Ban sản xuất" quản lý những công việc thường xuyên của sản xuất.
3. Các cơ sở sản xuất đảm bảo sử dụng tiền vay đúng theo mục đích đã định trước trong kế hoạch vay vốn, không được chi tiêu lẫn lộn vốn sản xuất vào việc chi phí cho các nghiệp vụ khác của trường học, đội văn công, cơ quan, công trường.
4. Các cơ sở sản xuất đảm bảo hoàn trả lại Ngân hàng số tiền nợ theo thời gian đã thỏa thuận giữa hai bên, có thể trả gọn một lần hoặc trả góp làm nhiều lần, nhưng chậm nhất đến cuối hạn phải thanh toán xong đầy đủ.
5. Đối với các cơ sở sản xuất mới bắt tay vào sản xuất không có vốn riêng, hoặc có rất ít và đã đem sử dụng ngay vào sản xuất bước đầu thì Ngân hàng cũng có thể xét tình hình thực tế và những điều kiện đảm bảo về hiệu quả kinh tế để tiến hành cho vay, nhưng sau đó cơ sở sản xuất phải cố gắng tạo cho mình một nguồn vốn tự có nhất định nào đó để tiến tới không phải vay thêm Ngân hàng khi mở rộng sản xuất về sau.
6. Theo sự hướng dẫn của Ngân hàng các cơ sở sản xuất xin vay sẽ xin mở tài khoản riêng về "lao động sản xuất" để gửi những số vốn tích lũy được trong quá trình sản xuất, tiền góp của đoàn viên, cán bộ, học sinh tham gia sản xuất v.v… đồng thời lập các sổ thu chi ghi chép những khoản chi phí sản xuất, thu nhập và phân phối hoa lợi, vay trả nợ Ngân hàng.
1. Khi định vay vốn, trước mỗi quý Ban sản xuất cần đến bàn bạc với Ngân hàng địa phương hoặc mời cán bộ Ngân hàng đến tại chỗ sản xuất để cùng nhau thảo luận và lập kế hoạch cần thiết, ví dụ:
- Về kế hoạch trồng trọt nên quy định sẽ sản xuất thứ gì, diện tích canh tác bao nhiêu, cần bao nhiêu giống, bao nhiêu phân, bao nhiêu dụng cụ sản xuất v.v…
- Về kế hoạch tài vụ, nên tính toán xem trong các vật liệu cần thiết cho sản xuất đã sẵn có những thứ gì, có thể mượn được những thứ gì, cần sắm thêm những thứ gì và hết bao nhiêu tiền, còn thiếu bao nhiêu phải vay Ngân hàng?
- Về kế hoạch thu nhập và phân phối nên dự trù sẽ thu hoạch ước lượng về mỗi sản phẩm là bao nhiêu, sẽ giữ lại làm giống bao nhiêu, số sản phẩm còn lại để bán tính ra tiền sẽ được bao nhiêu và trong số tiền đó sẽ trích bỏ vào quỹ sản xuất, chia cho công lao động và trả nợ Ngân hàng mỗi việc hết bao nhiêu?
Về chăn nuôi cũng làm kế hoạch như lề lối đối với trồng trọt.
2. Cơ sở sản xuất sẽ ủy nhiệm cho đồng chí Trưởng ban sản xuất đứng vay, chịu trách nhiệm theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sử dụng vốn, trả nợ. Đơn xin vay phải được đồng chí Thủ trưởng chứng thực và cam kết chịu liên đới trách nhiệm về kết quả sản xuất và sự thực hiện những điều Ban sản xuất đã giao ước với Ngân hàng.
3. Cuối mỗi tháng cơ sở sản xuất báo cáo cho cấp trên trực tiếp của đơn vị đồng gửi Ngân hàng địa phương về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kết quả sử dụng vốn chương trình sản xuất tháng sau v.v…
1. Sau khi nhất trí với cơ sở sản xuất về kế hoạch sản xuất, tính toán nhu cầu vốn cần giúp đỡ thì Ngân hàng địa phương đảm bảo cho vay đủ số vốn cần thiết còn thiếu.
Tiền sẽ giao dần dần theo mức độ thực hiện kế hoạch.
2. Đối tượng cho vay:
- Giống, phân và các chi phí khác về trồng trọt;
- Dụng cụ sản xuất, trâu bò cày nếu có cơ sở giữ nuôi;
- Gia súc chăn nuôi.
3. Mức độ cho vay: Mức độ cho vay là chi phí sản xuất và chi phí cơ bản trừ đi vốn tự có, thiếu bao nhiêu cho vay bấy nhiêu, không quy định tỷ lệ.
4. Thời hạn cho vay:
- Áp dụng hình thức cho vay ngắn hạn đối với các khoản cho vay về chi phí sản xuất như giống, dụng cụ trồng trọt, phân bón v.v…
- Đối với các khoản cho vay mua gia súc thì tùy theo tính chất chăn nuôi mà định thời hạn (chăn nuôi cho lớn và vỗ cho béo thì cho vay ngắn hạn, chăn nuôi để sinh sản cho vay dài hạn).
5. Lợi suất cho vay: Trong khi chờ đợi Chính phủ ban hành biểu lợi suất mới tạm thời quy định:
- 0,4% 1 tháng đối với các khoản cho vay ngắn hạn.
- 2% 1 năm đối với các khoản cho vay hài dạn.
6. Cách trả nợ:
Đầu vụ thu hoạch, sau khi giữ lại một số sản phẩm cần thiết để làm giống tái sản xuất, còn lại bán được bao nhiêu thì trước tiên cơ sở sản xuất dùng để trả nợ Ngân hàng theo mức quy định và thời gian trả nợ đã thỏa thuận với Ngân hàng rồi mới chia cho công lao động.
Trường hợp bị thiên tai, mất mùa nếu thu hoạch kém, kinh doanh bị lỗ thì cơ sở sản xuất có thể đề nghị gia thêm hạn nợ, giảm hay miễn lãi đối với số nợ còn thiếu để Ngân hàng địa phương nghiên cứu giải quyết thích đáng. Và nếu xét cần vay thêm vốn để sản xuất lại thì cơ sở sản xuất vẫn có thể đề nghị với Ngân hàng tiếp tục giúp đỡ.
Trường hợp thiếu năng lực trả nợ vì khuyết điểm chủ quan của cơ sở sản xuất thì Ngân hàng địa phương được quyền tự động trích tài khoản riêng về "lao động sản xuất" của cơ sở sản xuất để thu hồi vốn cho vay.
Biện pháp này thay thế cho Thông tư số 473-TD/NT, ngày 12-12-1960 quy định thể thức cho vay trường học, cơ quan, công trường.
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
Thông tư 137-TD/NT năm 1961 về biện pháp cho vay đối với các trường học, đội văn công, cơ quan, công trường tham gia sản xuất nông nghiệp do Ngân Hàng Quốc Gia ban hành
- Số hiệu: 137-TD/NT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/05/1961
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Viết Lượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra