BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1315/2000/TT-BQP | Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2000 |
Thi hành Điều 1 Nghị định số 66/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại công văn số 1058/LĐTBXH-TBLS ngày 13 tháng 4 năm 2000, Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc chi trả trợ cấp một lần đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng có thời gian hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc hiện đang công tác trong quân độ như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG:
Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc trong khoảng thời gian từ 19/8/1945 đến 30/4/1975 đang công tác trong quân đội (kể cả số đang nghỉ chờ hưu) đã được khen thưởng Huân chương, Huy chương tổng kết thành tích kháng chiến mà chưa được hưởng trợ cấp kháng khiến (một lần hoặc hàng tháng) được xét chi trả trợ cấp một lần tính theo thâm niên tham gia kháng chiến, bao gồm:
1- Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng đến 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ;
2- Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (bao gồm cả thương binh loại B được xác nhận trước ngày 31/12/1993) mất sức lao động từ 81% trở lên chưa đến tuổi 60 đối với nam, 55 đối với nữ;
3- Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng chết từ ngày 01/01/1995 trở đi mà khi chết vẫn thuộc quân đội quản lý.
Các đối tượng thuộc Mục 1 nói trên cứ mỗi năm hoạt động kháng chiến (đủ 12 tháng) được trợ cấp 120.000 đồng. Trường hợp có tháng lẻ từ 6 tháng trở lên được tính là 1 năm, dưới 6 tháng được tính là 1/2 năm.
III- HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1/ Hồ sơ, thủ tục:
a/ Hồ sơ:
Hồ sơ để hưởng trợ cấp một lần của đối tượng quy định tại Mục I Thông tư này gồm:
- Bản kê khai cá nhân (mẫu số 1);
- Bản chụp thu nhỏ Bằng Huân chương, Huy chương hoặc bản chụp giấy chứng nhận cấp Huân chương, Huy chương;
- Quyết định của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị về việc chi trả trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến (mẫu số 2);
- Phiếu trợ cấp một lần do Cục Chính sách cấp (mẫu số 3).
b/ Thủ tục bản kê khai và xác nhận:
Bản khai cá nhân:
Bản khai thuộc đối tượng nào cần gạch chân đối tượng đó ở tiêu đề của bản kê khai. Ví dụ:
Bản khai cùng với hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc:
bản khai người, hoạt động cách mạng
hoạt động kháng chiến hoặc bị địch bắt tù đày
Bản khai của người bị địch bắt tù đày:
Bản khai người hoạt động cách mạng,
Hoạt động kháng chiến hoặc bị địch bắt tù đày
Xác nhận:
Căn cứ vào hồ sơ, lý lịch đang quản lý, Thủ trưởng, theo phân cấp quản lý xác nhận, ký, đóng dấu vào bản khai của từng người. Nội dung xác nhận cần nêu cụ thể:
- Thời gian thực tế hoạt động kháng chiến (số năm, số tháng), không tính thời gian quy đổi theo khen thưởng;
- Về khen thưởng: Nêu rõ tên loại Huân chương, Huy chương trong tổng kết kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; số quyết định và ngày, tháng năm ký quyết định.
* Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng có thời gian hoạt động kháng chiến đủ điều kiện được khen thưởng tổng kết nhưng chưa thuộc diện đối tượng theo quy định tại mục I nói trên, trong các trường hợp dưới đây, các đơn vị cũng hướng dẫn lập bản kê khai có xác nhận của cấp có thẩm quyền và bản chụp thu nhỏ Huân chương, Huy chương hoặc bản chụp giấy chứng nhận cấp Huân chương, Huy chương theo quy định tại Thông tư này:
- Khi quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng nhận sổ hưu, để chuyển kèm theo giấy giới thiệu về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi cư trú để làm thủ tục giải quyết chế độ một lần;
- Khi quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng chuyển ngành để chuyển kèm theo hồ sơ về cơ quan đơn vị mới;
- Khi có điều kiện cho phép thực hiện trợ cấp một lần trước tuổi quy định (theo tinh thần Nghị quyết TW 7 khoá 8).
3- Đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng có thời gian tham gia hoạt động kháng chiến đủ điều kiện khen thưởng tổng kết mà chưa được cấp Huân, Huy chương tổng kết thì tiến hành kê khai khen thưởng trước khi làm thủ tục hưởng trợ cấp một lần.
2/ Phân cấp, phân công tổ chức thực hiện.
a/ Phân cấp:
Đơn vị có đối tượng:
Hướng dẫn đối tượng kê khai cá nhân, xác nhận việc khen thưởng và thời gian tham gia kháng chiến (theo thẩm quyền); kiểm tra, tổng hợp danh sách và hồ sơ chuyển tiếp lên cấp trên.
Đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ:
- Tiếp nhận, kiểm tra bản kê khai cá nhân và danh sách các đơn vị thuộc quyền;
- Bổ sung hồ sơ (mẫu số 2, 3) đối với những trường hợp đủ điều kiện
- Tổng hợp danh sách và nộp hồ sơ của đối tượng (3 bộ theo mẫu số 1, 2, 3) thuộc đơn vị báo cáo về Tổng cục Chính trị (qua Cục Chính sách);
- Lập dự toán kinh phí bảo đảm chi trả từng đợt.
Tổng Cục Chính trị:
Bộ uỷ quyền Thủ trưởng Tổng cục Chính trị xét duyệt và ra Quyết định chi trả trợ cấp một lần cho các đối tượng do các đơn vị đề nghị.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ (Cục Tài chính, Cán bộ, Quân lực, Chính sách) hướng dẫn cụ thể, kiểm tra và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
b/ Phân công tổ chức thực hiện:
Trong quá trình thực hiện, các cơ quan theo chức năng giúp thủ trưởng đơn vị giải quyết cụ thể như sau:
Cơ quan nhân sự (Cán bộ, Quân lực):
Căn cứ hồ sơ quản lý giúp thủ trưởng đơn vị xác nhận đúng đối tượng và xác nhận mức khen thưởng và thời gian tham gia kháng chiến của từng đối tượng.
Cơ quan Chính sách:
Thu nhận hồ sơ, thẩm định, tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên về danh sách đề nghị, thông báo cho cơ quan cấp dưới về kết quả xét duyệt đối tượng; cùng cơ quan Tài chính lập kế hoạch kinh phí bảo đảm và thông báo kinh phí được duyệt.
Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị có nhiệm vụ:
- Thẩm định, xét duyệt trình Thủ trưởng Tổng cục Chính trị ra Quyết định;
- Căn cứ Quyết định của Thủ trưởng Tổng cục Chính trị lập Phiếu thanh toán cho từng đối tượng gửi các đơn vị;
- Tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị, phối hợp với cục Tài chính có kế hoạch bảo đảm ngân sách chi trả theo phân cấp quản lý.
- Giúp Thủ trưởng Tổng cục Chính trị theo dõi, kiểm tra việc thực hiện ở các đơn vị và báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.
Cơ quan Tài chính: Bảo đảm, cấp phát và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
* Chế độ báo cáo:
Trước ngày 25 hàng tháng (đối với báo cáo tháng) và trước ngày 30 của tháng cuối quý (đối với báo cáo 3 tháng), các đơn vị đầu mối thuộc Bộ gửi 2 bản tổng hợp về Tổng cục Chính trị (qua Cục Chính sách).
Bộ chỉ thông báo kinh phí tiếp theo cho các đơn vị đã có báo cáo quyết toán của kỳ trước đó.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.
Những hồ sơ của người đã đủ tuổi lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên thì cũng thực hiện chế độ trợ cấp một lần theo Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ảnh về Tổng cục Chính trị (qua Cục Chính sách) để xem xét, giải quyết kịp thời.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG |
Thông tư 1315/2000/TT-BQP hướng dẫn việc chi trả trợ cấp một lần đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng đang công tác trong quân đội có thời gian hoạt động kháng khiến giải phóng dân tộc do Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 1315/2000/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/05/2000
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Nguyễn Văn Rinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2000
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2001
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực