Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 131-VP/PC | Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 1962 |
Trong công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa miền Bắc nước ta, vai trò và nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải, trước tiên là ngành giao thông vận tải đường sắt ngày càng quan trọng trong việc phục vụ kịp thời nhu cầu ngày càng tăng của việc xây dựng sản xuất, phân phối và lưu thông hàng hóa, phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa giữa nước ta với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân lao động và phục vụ sự nghiệp củng cố quốc phòng.
Ngành giao thông vận tải đường sắt là một ngành sử dụng các công cụ vận tải có tích chất nguy hiểm cao độ. Cho nên trạng thái của đường, cầu, cống và các công trình thiết bị phụ thuộc đường sắt đòi hỏi phải được bảo vệ tốt để đảm bảo vận tải đường sắt được an toàn tuyệt đối và liên tục.
Từ ngày hòa bình lập lại đến nay, trên cương vị chủ nhân đất nước, các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, hợp tác xã và nhân dân đã tích cực tham gia vào việc khôi phục, xây dựng và bảo vệ đường sắt. Tuy nhiên, việc bảo vệ đường sắt hiện nay còn nhiều hiện tượng thiếu sót đã gây khó khăn, cản trở cho việc chạy tàu, như:
- Đào ao, rãnh, hầm, thùng đấu, họp chợ gần nền đường sắt.
- Kéo gỗ, đẩy xe bò, hoặc cho xe ô tô vận tải chạy băng qua đường sắt nơi không có ray hộ bánh, nơi không có đường ngang; lao gỗ, bắn đá từ đồi cao xuống đường sắt làm hỏng ray, hỏng tà vẹt, hư hại nền đường.
- Làm nhà, dựng quán hàng, làm kho chứa hàng sát đường sắt, dưới dây điện thoại, điện báo; để tranh, tre, nứa, lá cọ, dăm bào, mùn cưa và các vật liệu khác dưới gầm cầu, có trường hợp còn thổi nấu dưới gầm cầu.
- Có cơ quan mắc dây điện ngang qua đường dây điện thoại, điện báo của đường sắt, hoặc dùng cột điện thoại, điện báo của đường sắt để mắc dây mà không có sự thỏa thuận của Tổng cục đường sắt, hơn nữa mắc dây không đúng yêu cầu kỹ thuật gây tạp âm, cảm ứng làm trở ngại đến việc chỉ đạo chạy tàu của đường sắt.
- Có nơi nhân dân cày cuốc, đào xới, trồng trọt sát chân nền đường làm hỏng chân nền đường, làm hỏng ụ bảo vệ cột điện thoại, điện báo, làm hư hỏng miệng cống v.v...
- Có nơi nhân dân thả hoặc dắt trâu, bò ăn cỏ trên nền đường sắt gây cản trở cho việc chạy tàu.
- Còn nhiều trường hợp ngồi chơi, đi chơi, nằm chơi trên đường sắt hoặc trên mố, trụ cầu.
Những hiện tượng thiếu sót trên đây có những trường hợp gây ra tai nạn, cản trở giao thông vận tải, làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước, tài sản và tính mệnh của nhân dân.
Để việc chạy tàu được an toàn, đề phòng được tai nạn, ngăn chặn được mọi trở ngại cho giao thông vận tải;
Trong khi chờ đợi Nhà nước ban hành luật về phạm vi giới hạn của đường sắt;
Bộ Giao thông vận tải tạm thời quy định như sau:
Đối với những dây điện lực, phát thanh, dây điện thoại, điện báo của các cơ quan, xí nghiệp xây dựng trước ngày ban hành thông tư này mà hiện nay có làm trở ngại đến việc chỉ huy chạy tàu của đường sắt, thì Tổng cục đường sắt bàn bạc với cơ quan, xí nghiệp đó để cùng nhau thống nhất kế hoạch và biện pháp sửa chữa lại trong một thời hạn nhất định.
12. Thuyền, bè, canô, tàu thủy, sà lan phải đậu cách xa các chân mố, trụ cầu.
Trường hợp thuyền, bè bị trôi vướng phải chân cầu thì chủ thuyền, bè phải lập tức tìm mọi cách gỡ cho thuyền, bè khỏi vướng vào chân mố, trụ cầu, làm hư hại cầu.
Nếu trên thuyền, bè không có người thì nhân viên bảo quản cầu có quyền dùng mọi biện pháp giải quyết để bảo vệ cầu.
14. Cấm mọi người làm những việc sau đây:
- Ngồi, nằm hoặc đi lại trên đường sắt bất luận ban ngày hay ban đêm.
- Phơi rơm rạ, đổ rác, đặt chướng ngại vật trên đường sắt, lên ghi, lên dây của cột hiệu.
- Đào cống, rãnh xuyên qua đường sắt, đào ao, hồ gần đường sắt.
- Xê dịch và làm sai lệch các vị trí tín hiệu thiết bị của đường sắt đặt dọc theo đường sắt.
- Kéo gỗ, cho các loại xe ô tô, xe bò chạy băng qua đường sắt nơi không có ray hộ bánh.
- Lăn đá, lao gỗ từ đồi cao xuống đường sắt.
-Thả hoặc dắt trâu, bò hoặc các gia súc khác ăn cỏ hay đi qua lại trong phạm vi nhà ga, trên mái nền đường dọc theo đường sắt.
- Lấp các miệng cống của đường sắt, đắp quầy trước miệng cống hoặc cạy đá ở miệng cống của đường sắt.
- Ngồi chơi, hay leo trèo ở vai cầu, mố, trụ cầu, dầm cầu, trừ những nhân viên của đường sắt làm nhiệm vụ sửa chữa, bảo quản cầu.
- Cột thuyền, bè vào chân cầu.
- Thổi nấu, đốt lửa, làm nhà hoặc xếp các vật liệu, các chất dễ cháy ở dưới gầm cầu.
- Vứt hay mắc lên dây, cột điện thoại, điện báo của đường sắt bất cứ một vật gì.
- Leo trèo lên cột điện thoại, điện báo, cột hiệu, trừ những nhân viên của đường sắt làm nhiệm vụ sửa chữa, bảo quản điện thoại, điện báo và cột điện.
Những hành động vi phạm đến những quy định trong thông tư này sẽ bị trừng phạt theo pháp luật của Nhà nước.
Đề nghị Uỷ ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố phổ biến sâu rộng thông tư này cho tất cả các cơ quan, đoàn thể xí nghiệp, công trường, nông trường và nhân dân.
Tổng cục đường sắt có nhiệm vụ phối hợp và giúp đỡ các Uỷ ban hành chính các địa phương trong công tác phổ biến thông tư này.
Trong quá trình thi hành, nếu có gặp khó khăn gì, đề nghị các Uỷ ban hành chính và Tổng cục đường sắt phản ánh cho Bộ Giao thông vận tải biết để có kế hoạch giải quyết.
KT. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải |
- 1Quyết định 1361-QĐ năm 1966 về việc ủy quyền cho ông Tổng cục trưởng Tổng cục đường sắt ra quyết định và ký cho phép thành lập các đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 213-QĐ/LB năm 1984 về việc tăng cường trật tự an toàn giao thông do Liên bộ giao thông vận tải - nội vụ ban hành
- 3Thông tư 19-VP-PC-1964 hướng dẫn thi hành Điều lệ quy định phạm vi giới hạn đường sắt và trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt theo Nghị định 120/CP-1963 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Luật Giao thông đường bộ 2001
- 1Quyết định 1361-QĐ năm 1966 về việc ủy quyền cho ông Tổng cục trưởng Tổng cục đường sắt ra quyết định và ký cho phép thành lập các đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 213-QĐ/LB năm 1984 về việc tăng cường trật tự an toàn giao thông do Liên bộ giao thông vận tải - nội vụ ban hành
- 3Luật Giao thông đường bộ 2001
Thông tư 131-VP/PC năm 1962 về việc bảo vệ trật tự an toàn giao thông vận tải đường sắt do Bộ giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 131-VP/PC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/04/1962
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Dương Bạch Liên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 01/05/1962
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra