Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13-LĐTBXH-TT

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 1996

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 13-LĐTBXH-TT NGÀY 08 THÁNG 06 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP KHÓ KHĂN NĂM 1996

Thi hành Quyết định số 201/TTg ngày 09 tháng 4 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ trợ cấp khó khăn năm 1996, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Ban tổ chức Trung ương, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I- TRỢ CẤP KHÓ KHĂN HÀNG QUÍ

1- Đối tượng được trợ cấp:

- Công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp; cán bộ, công nhân viên Đảng, đoàn thể hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (bao gồm cả người hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế hưởng lương và các chế độ như công chức, viên chức);

- Người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong lực lượng vũ trang;

- Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động.

2- Điều kiện hưởng trợ cấp:

Các đối tượng nêu tại điểm 1 nói trên nếu mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình thấp hơn 120.000 đ/tháng hoặc mức lương, thu nhập tuy không thấp nhưng đời sống quá khó khăn do đông người ăn theo, con còn đi học thì được xét trợ cấp.

Mức thu nhập bình quân trong gia đình được tính như sau:

Tổng tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập thường

Mức thu nhập xuyên khác (nếu có) của từng người trong gia đình

bình quân = ---------------------------------------------------------------

đầu người Tổng số người trong gia đình

Tổng số người trong gia đình gồm người hưởng lương, trợ cấp và số người phải trực tiếp nuôi dưỡng sống bằng tổng nguồn thu nhập trong gia đình.

3- Mức hưởng và cách xét trợ cấp:

a) Đối tượng quy định tại điểm 1, mục I nói trên nếu được trợ cấp khó khăn hằng quý thì mức trợ cấp là 100.000 đ/quý.

b) Cách xét trợ cấp:

Trợ cấp được xét mỗi quý một lần, người có đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định tại điểm 2 mục I nói trên phải làm đơn đề nghị được trợ cấp khó khăn hằng quý theo mẫu số 1 kèm theo thông tư này.

- Đối với người đang công tác:

Căn cứ vào nguồn kinh phí được phân bổ cho đơn vị và đơn đề nghị trợ cấp của công chức, viên chức, Thủ trưởng đơn vị phối hợp với tổ chức công đoàn cùng cấp xem xét và ra quyết định số người được trợ cấp. Sau đó tổng hợp theo mẫu số 2 gửi cơ quan quản lý cấp trên.

- Đối với người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động:

Đơn đề nghị trợ cấp của cá nhân được gửi cho Uỷ ban nhân dân phường, xã thị trấn nơi sinh hoạt tổ hưu trí và lĩnh trợ cấp xem xét lập danh sách đề nghị theo mẫu số 2 gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Uỷ ban nhân dân huyện căn cứ vào nguồn kinh phí được phân bổ xem xét và ra quyết định trợ cấp cho các đối tượng. Sau đó tổng hợp theo mẫu số 3 báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Hằng quý các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp các đối tượng được trợ cấp khó khăn hằng quý theo mẫu số 3 báo cáo Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính.

II- TRỢ CẤP KHÓ KHĂN ĐỘT XUẤT:

1- Đối tượng được trợ cấp:

Là những người gặp khó khăn đột xuất như bản thân hoặc bố, mẹ (cả bên vợ hoặc chồng); vợ (hoặc chồng); con bị ốm đau nặng, chi phí thuốc men tốn kém, hoặc bị chết, bị tai nạn, thiên tai rủi ro... cần được trợ cấp khó khăn đột xuất, bao gồm:

a) Công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp; cán bộ, công nhân viên Đảng, đoàn thể hưởng lương từ ngân sách;

b) Người hưởng lương từ ngân sách trong lực lượng vũ trang;

c) Người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuất công nhân, viên chức và quân nhân từ trần, công nhân cao su;

d) Người có công với cách mạng đang hưởng trở cấp hàng tháng.

Các đối tượng trên bao gồm cả những người được trợ cấp khó khăn hằng quý.

2- Mức trợ cấp:

Tuỳ mức độ khó khăn của từng trường hợp được xét trợ cấp theo 3 mức: 300.000 đồng; 400.000 đồng; 500.000 đồng/lần - người. Trường hợp đặc biệt không quá 2 lần/năm.

3- Cách xét trợ cấp:

Người có đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định được trợ cấp khó khăn đột xuất theo mẫu số 4 kèm theo thông tư này.

- Đối với người đang công tác:

Căn cứ vào nguồn kinh phí được phân bổ cho đơn vị và đơn đề nghị trợ cấp của công chức, viên chức, Thủ trưởng đơn vị phối hợp với tổ chức công đoàn cùng cấp xem xét và ra quyết định số người được trợ cấp. Sau đó và tổng hợp theo mẫu số 5 gửi cơ quan quản lý cấp trên.

- Đối với người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động:

Đơn đề nghị trợ cấp của cá nhân được gửi cho Uỷ ban Nhân dân phường, xã, thị trấn nơi sinh hoạt tổ hưu trí và lĩnh trợ cấp xem xét lập danh sách đề nghị theo mẫu số 5 gửi Uỷ ban Nhân dân cấp huyện. Uỷ ban Nhân dân huyện căn cứ vào nguồn kinh phí được phân bổ xem xét và ra quyết định trợ cấp cho các đối tượng. Sau đó tổng hợp theo mẫu số 6 báo cáo Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh.

Hằng quý các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh tổng hợp số đối tượng được trợ cấp khó khăn đột xuất theo mẫu số 6 báo cáo Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính.

4- Đối với một số doanh nghiệp Nhà nước:

Doanh nghiệp Nhà nước có khó khăn đặc biệt do thiếu việc làm, mức thu nhập bình quân của công nhân, viên chức dưới 120.000 đồng/tháng, thì Bộ, ngành, địa phương quản lý phối hợp với tổ chức công đoàn đề nghị Liên Bộ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để xem xét và hỗ trợ kinh phí, thực hiện chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động.

III- TRỢ CẤP THÊM ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH NẶNG.

Đối với thương binh, bệnh binh mất sức từ 81% trở lên có thương tật, bệnh tật đặc biệt nặng như cụt 2 chi trở lên, mù tuyệt đối hai mắt, tâm thần nặng, không tự chủ đời sống sinh hoạt, liệt 2 chi trở lên do vết thương tuỷ sống, sọ não phải thường xuyên dùng xe lăn, xe lắc để di chuyển hoặc có tình trạng thương tật đặc biệt khác hàng tháng được trợ cấp thêm 20.000 đồng/người.

Sở Lao động - Thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố; các khu điều dưỡng thương binh trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội lập danh sách thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên có vết thương, bệnh tật đặc biệt nặng do địa phương, khu điều dưỡng quản lý gửi về Bộ Lao động Thương binh và xã hội trong tháng 6/1996 để Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tổng hợp, Bộ Tài chính cấp kinh phí cho Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Sở Lao động - Thương binh và xã hội các Tỉnh, Thành phố để chi trả cho đối tượng.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để chế độ trợ cấp khó khăn năm 1996 bảo đảm được các yêu theo quy định của Nhà nước, việc tổ chức thực hiện được quy định như sau:

1. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam căn cứ vào mức độ khó khăn và số đối tượng, phân bổ kinh phí trợ cấp khó khăn hằng quý; kinh phí trợ cấp khó khăn đột xuất cho các Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể ở Trung ương và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Căn cứ vào mức phân bổ kinh phí của Liên Bộ, Bộ Tài chính cấp phát hằng quý cho các Bộ, cơ quan Ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương bằng hạn mức kinh phí và cấp cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố bằng kinh phí uỷ quyền qua Sở Tài chính - Vật giá.

2. Căn cứ vào nguồn kinh phí được phân bổ, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan Ban, ngành đoàn thể ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định phân bổ kinh phí trợ cấp khó khăn hằng quý, đột xuất cho các đơn vị trực thuộc (kể cả cơ quan Đảng, đoàn thể ở địa phương).

Việc thực hiện trợ cấp phải đảm bảo đúng đối tượng, không chia bình quân và không được vượt quá tổng chi phí được phân bổ. Thủ trưởng các cơ quan đơn vị phải chịu trách nhiệm bồi hoàn số tiền trợ cấp khó khăn thực hiện sai quy định của Nhà nước.

3. Việc quyết toán kinh phí trợ cấp khó khăn năm 1996 đối với các Bộ, cơ quan Ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/1996 đến ngày 31/12/1996.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc cần phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội nghiên cứu giải quyết. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cùng các Bộ ngành có liên quan sẽ tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ này.

Trần Đình Hoan

(Đã ký)

MẪU SỐ 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., Ngày.... tháng.... năm 1996

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRỢ CẤP KHÓ KHĂN HẰNG QUÝ

Kính gửi:...............................

Họ và tên:.....................................................

Đơn vị công tác:...............................................

Mức lương:.....................................................

Nơi đăng ký lĩnh lương hưu, trợ cấp mất sức lao động:..........

Mức lương hưu hoặc mức trợ cấp:................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:................................

Mức thu nhập của từng người và mức thu nhập bình quân của gia đình tôi như sau:

Họ và tên, tuổi

Đơn vị

Quan

Thu nhập 1 tháng

Số

của từng người

công tác,

hệ với

Chia ra

thứ

tự

trong gia đình

nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp...

người làm đơn

Tổng số

Tlương và phụ cấp, trợ cấp

Các khoản khác

1

2

3

4

5

6

7

1

2

3

4

5

.....................

.....................

.....................

.....................

.....................

Cộng: ......người

x

x

.....

x

x

Mức thu nhập bình quân 1 người: ....... đ/tháng

Hoàn cảnh gia đình:..............................................

Đề nghị............ xem xét giải quyết trợ cấp khó khăn hằng quý.

Ý kiến của đại diện Người làm đơn

chính quyền, công đoàn...

Xét duyệt của cơ quan, đơn vị

Ghi chú:

- Cột 2 ghi họ tên tuổi của từng người trong gia đình (kể cả người chưa có thu nhập).

- Các cột ghi dấu X không phải cộng.

- Thu nhập bình quân 1 người trong gia đình bằng tổng tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập thường xuyên khác của từng người trong gia đình chia cho tổng số người trong gia đình sống bằng tổng thu nhập đã tính ở trên.

- Các khoản khác (cột 7) bao gồm các khoản thu nhập thường xuyên ngoài tiền lương và trợ cấp như tiền ăn trưa, tiền đời sống, hao mòn xe đạp... từ cơ quan và các khoản thu nhập từ kinh tế phụ gia đình tính bình quân cho 1 lao động tham gia sản xuất, kinh doanh.

MẪU SỐ 2

Tên cơ quan, ĐƠN VỊ BẢNG KÊ SỐ NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ CẤP KHÓ KHĂN

.................. hằng quý

Số người trong đơn vị

(hoặc số đối tượng quản lý):........ người

Số TT

Họ và tên

Địa chỉ

Mức lương, mức trợ cấp

Thu nhập bquân trong gia đình

Mức
trợ cấp

Ghi chú

Cộng số người được trợ cấp:............. người;

Số tiền trợ cấp 1 quý:.................. triệu đồng.

....ngày...tháng...năm 1996

Người lập biểu Đại diện công đoàn Thủ trưởng đơn vị

tổ hưu trí... hoặc Chủ tịch UBND

MẪU SỐ 3

Tên cơ quan, đơn vị TỔNG HỢP SỐ NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ CẤP KHÓ KHĂN

................... hằng quý

Số thứ tự

Tên cơ quan, đơn vị

Tổng số người theo danh sách

Số người được trợ cấp

Tổng số tiền trợ cấp 1 quý

Ghi chú

Cộng

....., ngày tháng năm 1996

Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị

hoặc Chủ tịch UBHD

Ghi chú: Tổng số người theo danh sách là tổng số người trong đơn vị hoặc số đối tượng quản lý.

MẪU SỐ 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., Ngày.... tháng... năm 1996

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRỢ CẤP KHÓ KHĂN ĐỘT XUẤT

Kính gửi:...........................................

Họ và tên:....................................................

Đơn vị công tác:..............................................

Mức lương:....................................................

Nơi đăng ký lĩnh lương hưu, trợ cấp mất sức lao động..........

Mức lương hưu hoặc mức trợ cấp................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú................................

Hiện nay gia đình tôi gặp khó khăn đột xuất như sau:..........

..............................................................

Đề nghị........ xem xét và giải quyết trợ cấp khó khăn đột xuất mức ..........đồng.

Ý kiến của đại diện chính quyền, Người làm đơn

công đoàn cơ sở, tổ hưu, ban TBXH xã...

Xét duyệt của cơ quan, đơn vị

hoặc Chủ tịch UBND

MẪU SỐ 5

Tên cơ quan, đơn vị BẢNG KÊ SỐ NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ CẤP KHÓ KHĂN

................... đột xuất

Số người trong đơn vị

(hoặc số đối tượng quản lý):.... người

Số

Họ và tên

Lý do được

Mức trợ cấp (đồng)

Ghi

TT

trợ cấp

300.000

400.000

500.00

chú

Cộng số người được trợ cấp theo các mức:

Mức 300.000 đồng: Số người....... Số tiền........

Mức 400.000 đồng: Số người....... Số tiền........

Mức 500.000 đồng: Số người....... Số tiền........

Tổng cộng: Số người...... Số tiền......

...., ngày... tháng... năm 1996

Người lập biểu Đại diện công đoàn cơ sở, Thủ trưởng đơn vị

tổ hưu trí, ban TBXH xã hoặc Chủ tịch UBND

MẪU SỐ 6

Tên cơ quan, đơn vị TỔNG HỢP SỐ NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ CẤP KHÓ KHĂN

................... đột xuất

Tên cơ

Tổng số người

Số người được trợ cấp khó khăn đột xuất

Số tiền trợ

Số

quan

theo

Tổng

Chia ra theo mức

cấp 1 quý

Ghi chú

TT

đơn vị

danh sách

số

300.000 đồng

400.000 đồng

500.000 đồng

(Triệu động)

Cộng

.....,ngày tháng năm 1996

Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị hoặc

Chủ tịch UBND

Ghi chú: Tổng số người theo danh sách là tổng số người trong đơn vị hoặc số đối tượng quản lý.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 13/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn chế độ trợ cấp khó khăn năm 1996 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 13-LĐTBXH-TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 08/06/1996
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Trần Đình Hoan
  • Ngày công báo: 15/09/1996
  • Số công báo: Số 17
  • Ngày hiệu lực: 01/04/1996
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/1997
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản