Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2024/TT-BTC

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2024

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC XÁC ĐỊNH NGUỒN KINH PHÍ VÀ VIỆC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế (sau đây viết tắt là Nghị định số 29/2023/NĐ-CP).

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã;

b) Các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện;

c) Các đối tượng khác theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã

Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được thực hiện như sau:

1. Đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (trong trường hợp quy định về cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đã bao gồm kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế): Sử dụng từ nguồn kinh phí của đơn vị để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

2. Đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù; các cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù nhưng trong cơ chế đặc thù không có quy định về chi thực hiện chính sách tinh giản biên chế:

a) Cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn dự toán ngân sách chi thường xuyên được giao hàng năm (ngoài phần kinh phí ngân sách nhà nước bố trí để thực hiện chính sách tinh giản biên chế quy định tại điểm b khoản này) để chi trả các chế độ sau:

- Trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6, điểm a khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP;

- Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những người trong diện tinh giản biên chế trong độ tuổi quy định có nguyện vọng đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP;

- Tiếp tục trả nguyên tiền lương hiện hưởng trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề cho đối tượng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP;

b) Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại (ngoài chế độ tại điểm a khoản này) tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP theo nguyên tắc:

- Đối với đối tượng cán bộ, công chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thuộc, trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây viết tắt là các bộ, cơ quan trung ương) thì ngân sách trung ương đảm bảo bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm giao cho các bộ, cơ quan trung ương;

- Đối với các đối tượng cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp huyện, xã; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Điều 8 và khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP), người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thuộc, trực thuộc các đơn vị do địa phương quản lý thì ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 3. Nguồn kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với viên chức (bao gồm cả viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP), người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung theo quy định của Chính phủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như sau:

1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ: Kinh phí thực hiện các chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:

a) Đơn vị sử dụng dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên được giao hàng năm (ngoài phần kinh phí ngân sách nhà nước bố trí để thực hiện chính sách tinh giản biên chế quy định tại điểm b khoản này) và nguồn thu sự nghiệp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP để chi trả cho các chế độ sau:

- Trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6, điểm a khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

- Tiếp tục trả nguyên tiền lương hiện hưởng và kinh phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề cho đối tượng trong độ tuổi được tạo điều kiện cho đi học nghề quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP;

b) Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí cùng với nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để thực hiện các chế độ còn lại (ngoài chế độ tại điểm a khoản này) tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP theo nguyên tắc:

- Đối với đối tượng viên chức; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc các bộ, cơ quan trung ương do ngân sách trung ương đảm bảo, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Đối với đối tượng viên chức; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc các đơn vị địa phương quản lý do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với các trường hợp khác

Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 18 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 11 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

Điều 5. Lập dự toán, phân bổ, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Việc lập dự toán, phân bổ, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chính sách tinh giản biên chế thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Thông tư này hướng dẫn bổ sung một số quy định như sau:

1. Lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chính sách tinh giản biên chế:

a) Đối với các bộ, cơ quan ở trung ương:

Hàng năm, căn cứ tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế (bao gồm số đối tượng tinh giản biên chế và số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế lập và được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP); kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế năm sau liền kề theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP, chỉ đạo bộ phận kế hoạch tài chính trực thuộc xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế để tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền bố trí, giao dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế trong dự toán hàng năm của các bộ, cơ quan ở trung ương.

b) Đối với các địa phương:

Căn cứ tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế (bao gồm số đối tượng tinh giản biên chế và số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế lập và được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP), kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế năm sau liền kề theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP, các địa phương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm kế hoạch tổng hợp chung vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

2. Phân bổ, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Việc phân bổ, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bố trí thực hiện chính sách tinh giản biên chế thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

a) Đối với các bộ, cơ quan ở trung ương:

Kinh phí ngân sách nhà nước bố trí thực hiện chính sách tinh giản biên chế được phân bổ vào nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Trên cơ sở danh sách tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các bộ, cơ quan trung ương thực hiện chi trả các chế độ, chính sách cho các đối tượng tinh giản biên chế theo quy định.

b) Đối với các địa phương:

Trên cơ sở danh sách tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện chi trả các chế độ, chính sách cho các đối tượng tinh giản biên chế theo quy định.

c) Trường hợp các bộ, cơ quan ở trung ương, địa phương thực hiện tinh giản biên chế không đúng quy định thì thực hiện thu hồi nộp ngân sách kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, thu hồi các quyết định giải quyết tinh giản biên chế và bố trí cho những người không thuộc đối tượng tinh giản biên chế trở lại làm việc; đồng thời, xem xét trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về việc thực hiện không đúng quy định về tinh giản biên chế.

3. Về quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế được tổng hợp chung vào báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của cơ quan, đơn vị hàng năm theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

2. Thông tư số 31/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế, Thông tư số 117/2021/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 06 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Khi các văn bản dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương các Hội, Đoàn thể;
- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN (250 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Thành Hưng

Biểu số 1a

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2024/TT-BTC ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:
CƠ QUAN ĐƠN VỊ…..

DANH SÁCH VÀ KINH PHÍ CHI TRẢ CHO NHỮNG NGƯỜI NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI NĂM ...

Từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm ....

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Trình độ đào tạo

Chức danh chuyên môn đang đảm nhiệm

Tiền lương theo ngạch, bậc, chức danh, chức vụ hiện hưởng

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)

Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

Lương ngạch, bậc trước liền kề

Tiền lương tháng (nếu có) để tính trợ cấp (1000 đồng)

Số năm đóng BHXH theo sBHXH

Thời điểm tinh giản biên chế

Tuổi khi giải quyết tinh giản biên chế

Thời điểm nghỉ hưu

Kinh phí để thc hiện tinh giản biên chế (1000 đồng)

Lý do tinh giản

Hệ số lương

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Mức phụ cấp

Thời điểm hưởng

Mức phụ cấp

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Tổng số

Số năm làm công việc nặng nhọc, độc hại hoặc có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

Tổng cộng

Trợ cấp tính cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi

Trợ cấp do có đủ 20 năm đóng BHXH

Trợ cấp do có trên 20 năm đóng BHXH

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

I.

Khối hành chính

II.

Khối sự nghiệp

III.

Khối doanh nghiệp

IV.

Các tổ chức hội

...

TỔNG CỘNG

Ghi chú

- Cột 14, 15 đề nghị liệt kê thêm hệ số lương và thời điểm hưởng của năm năm cuối trước khi tinh giản

- Cột 16 = Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

- Cột 22 = cột 23 + cột 24 + cột 25

Ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu)

Biểu số 1b

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2024/TT-BTC ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:
CƠ QUAN ĐƠN VỊ…..

DANH SÁCH VÀ KINH PHÍ CHI TRẢ CHO NHỮNG NGƯỜI CHUYỂN SANG
TỔ CHỨC KHÔNG HƯỞNG KINH PHÍ THƯỜNG XUYÊN TỪ NGÂN SÁCH NĂM ...

Từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm ....

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Trình độ đào tạo

Chức danh chuyên môn đang đảm nhiệm

Tiền lương theo ngạch, bậc, chức danh, chức vụ hiện hưởng

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Phcấp thâm niên nghề (nếu có)

Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

Lương ngạch, bậc trước liền k

Tiền lương tháng hiện hưởng (1000 đồng)

Tiền lương tháng để tính trợ cp do đóng BHXH (1000 đồng)

Số năm đóng BHXH theo s BHXH

Thời điểm tinh giản biên chế

Tuổi khi gii quyết tinh giản biên chế

Tng kinh phí để thực hiện (1000 đồng)

Lý do tinh giản

Hệ số lương

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Mức phụ cp

Thời điểm hưởng

Mức phcấp

Thời điểm hưởng

Hsố

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Tng cộng

Số năm làm công việc nặng nhọc, độc hi hoặc có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 tr lên

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

I.

Khi hành chính

II.

Khối sự nghiệp

III.

Khi doanh nghiệp

IV.

Các tổ chức hội

TỔNG CỘNG

Ghi chú:

- Cột 17 = Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

- Cột 22 = cột 16 x 3 tháng + 1/2 x cột 17 x cột 18

Ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu)

Biểu số 1c

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2024/TT-BTC ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:
CƠ QUAN ĐƠN VỊ…..

DANH SÁCH VÀ KINH PHÍ CHI TRẢ CHO NHỮNG NGƯỜI THÔI VIỆC NGAY NĂM ...

Từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm ....

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Trình độ đào to

Chức danh chuyên môn đang đảm nhiệm

Tiền lương theo ngạch, bậc, chức danh, chc vụ hiện hưởng

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)

Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Hệ số chênh lệch bo lưu (nếu có)

Lương ngạch, bậc trước liền k

Tiền lương tháng hiện hưởng (1000 đồng)

Tiền lương tháng để tính trcấp do đóng BHXH (1000 đồng)

Số năm đóng BHXH theo sBHXH

Thời điểm tinh giản biên chế

Tuổi khi gii quyết tinh giản biên chế

Kinh phí để thc hiện tinh giản biên chế (1000 đồng)

Lý do tinh giản

Hệ số lương

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Mức phụ cấp

Thời điểm hưởng

Mức phụ cấp

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Tổng số

Số năm làm công việc nặng nhọc, độc hại hoặc có phụ cp khu vực hệ số 0,7 tr lên

Tng cộng

Trợ cấp tìm việc

Trợ cấp do đóng BHXH

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

I.

Khối hành chính

II.

Khối sự nghiệp

III.

Khối doanh nghiệp

IV.

Các tổ chức hội

TNG CNG

Ghi chú:

- Cột 16 = (cột 4 + cột 6, 12 (nếu có)) x tiền lương cơ sở + cột 8, cột 10 (nếu có)

- Cột 17 = Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

- Cột 22 = cột 23 + cột 24

Ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu)

Biểu số 1d

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2024/TT-BTC ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:
CƠ QUAN ĐƠN VỊ…..

DANH SÁCH VÀ KINH PHÍ CHI TRẢ CHO NHỮNG NGƯỜI THÔI VIỆC SAU KHI ĐI HỌC NGHỀ NĂM ...

Từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm ....

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Trình độ đào tạo

Chức danh chuyên môn đang đảm nhiệm

Tiền lương theo ngạch, bậc, chức danh, chức vụ hiện hưởng

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)

Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Hệ số chênh lệch bo lưu (nếu có)

Lương ngạch, bc trước liền kề

Tiền lương tháng hiện hưởng (1000 đồng)

Tiền lương tháng để tính trợ cấp do đóng BHXH (1000 đồng)

Số năm đóng BHXH theo s BHXH

Thời điểm tinh giản biên chế

Tuổi khi giải quyết tinh gin biên chế

Kinh phí để thc hiện tinh giản biên chế (1000 đồng)

Lý do tinh giản

Hệ số lương

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Mức phụ cp

Thời điểm hưởng

Mức phụ cấp

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Tổng cộng

Tin lương được hưởng trong thời gian học nghề

Chi phí học ngh

Trợ cp tìm việc

Trợ cấp do đóng BHXH

Tiền đóng cho cơ quan BHXH trong thời gian học nghề

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

I.

Khối hành chính

II.

Khối snghiệp

III.

Khối doanh nghiệp

IV.

Các tchức hội

TNG CỘNG

Ghi chú:

- Cột 16 = (cột 4 + cột 6, 12 (nếu có)) x tiền lương cơ sở + cột 8, cột 10 (nếu có)

- Cột 17 = Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP

- Cột 22 = cột 16 x số tháng học nghề

- Cột 23: chi phí cho khóa học nghề

Ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu)

Biểu số 1đ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2024/TT-BTC ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:
CƠ QUAN ĐƠN VỊ…..

DANH SÁCH VÀ KINH PHÍ CHI TRẢ CHÍNH SÁCH NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ DÔI DƯ DO SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ NĂM ...

Từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm ....

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Trình độ đào tạo

Chức danh chuyên môn đang đảm nhim

Tin lương theo ngạch, bậc, chức danh, chức vụ hin hưởng

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)

Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Hệ số chênh lệch bo lưu (nếu có)

Lương ngạch, bc trước liền kề

Tiền lương tháng để tính trợ cấp (1.000 đồng)

Số năm đóng BHXH theo sBHXH

Thời điểm tinh giản biên chế

Tuổi khi gii quyết tinh giản biên chế

Thời điểm nghỉ hưu

Kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế (1.000 đồng)

Lý do tinh giản

Hệ số lương

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Mức phụ cấp

Thi điểm hưởng

Mức phụ cấp

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thi điểm hưởng

Tổng số

Số năm làm công việc nặng nhọc, độc hại hoặc có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

Tổng cộng

Trợ cp tính cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi

Trợ cấp do có đủ 20 năm đóng BHXH

Trợ cấp do có trên 20 năm đóng BHXH

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

I.

Nguyễn Văn A

II.

Nguyễn Văn B

TỔNG CNG

Ghi chú:

- Cột 14, 15 đề nghị liệt kê thêm hệ số lương và thời điểm hưởng của năm năm cuối trước khi tinh giản

- Cột 16 = Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

- Cột 22 = cột 23 + cột 24 + cột 25

Ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu)

Biểu số 1e

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2024/TT-BTC ngày 23/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ, NGÀNH HOẶC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:
CƠ QUAN ĐƠN VỊ…..

DANH SÁCH VÀ KINH PHÍ CHI TRẢ CHÍNH SÁCH ĐỐI TƯỢNG DÔI DƯ DO SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ NĂM ...

Từ ngày .... tháng .... năm .... đến ngày .... tháng .... năm ....

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Trình độ đào tạo

Chức danh chuyên môn đang đm nhiệm

Tiền lương theo ngạch, bậc, chức danh, chức vụ hiện hưởng

Phụ cấp chức vụ (nếu có)

Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)

Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Hệ số chênh lệch bo lưu (nếu có)

Lương ngch, bc trước liền k

Tiền lương tháng (phụ cấp) để tính trợ cấp (1000 đồng)

S năm đóng BHXH theo s BHXH

Thời điểm tinh giản biên chế

Tuổi khi giải quyết tinh giản biên chế

Thời điểm nghỉ hưu

Thời điểm kết thúc lộ trình/kết thúc nhiệm kỳ

Kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế (1000 đồng)

Lý do tinh giản

Hệ số lương

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Mức phụ cấp

Thời điểm hưởng

Mức phụ cấp

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Hệ số

Thời điểm hưởng

Tng số

Snăm làm công việc nặng nhọc, độc hại hoặc có phụ cp khu vực hệ số 0,7 tr lên

Tổng cộng

Trợ cấp tính cho thời gian nghỉ trước nhiệm khoặc trước so với thời Điểm kết thúc lộ trình

Trợ cấp do có đủ 20 năm đóng BHXH

Trợ cấp do có trên 20 năm đóng BHXH

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

I.

Đơn vị cấp huyện

II.

Đơn vcấp xã

TỔNG CỘNG

Ghi chú:

- Cột 16 = Theo quy định tại Điều 9 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

- Cột 23 = cột 24 + cột 25 + cột 26

Ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 13/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nguồn kinh phí và lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 13/2024/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 23/02/2024
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Võ Thành Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/04/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản