BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2021/TT-BKHĐT | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế số.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế số gồm:
a) Danh mục chỉ tiêu thống kê kinh tế số quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;
b) Nội dung chỉ tiêu thống kê kinh tế số quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, sản xuất và sử dụng thông tin thống kê kinh tế số.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan:
a) Thu thập, tổng hợp thông tin thống kê đối với các chỉ tiêu thống kê kinh tế số được phân công, bảo đảm cung cấp số liệu thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế;
b) Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tích hợp, lưu trữ, khai thác số liệu thống kê kinh tế số;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế số;
d) Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan rà soát danh mục và nội dung các chỉ tiêu thống kê theo quy định của Thông tư này để kịp thời đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành có liên quan
a) Căn cứ vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế số thực hiện lồng ghép, thu thập, tổng hợp những chỉ tiêu được phân công, cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để tổng hợp, biên soạn.
b) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trong sửa đổi, bổ sung Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế số khi có yêu cầu, chủ trương từ các cơ quan quản lý của Đảng, Chính phủ.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và chỉ đạo, điều hành các Sở, ban, ngành ở địa phương thực hiện thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu (hoặc phân tổ chỉ tiêu) thống kê kinh tế số trong phạm vi được phân công.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2022.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để kịp thời có hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
| BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KINH TẾ SỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 13/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
STT | Mã số | Mã số CTTKQG tương ứng | Nhóm, tên chỉ tiêu |
01. Quy mô kinh tế số | |||
1 | 0101 | 0517 | Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước |
2 | 0102 | 1321 | Chi cho chuyển đổi số |
3 | 0103 | Tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển về công nghệ số của doanh nghiệp | |
4 | 0104 | Số doanh nghiệp công nghệ số | |
5 | 0105 | 1303 | Doanh thu dịch vụ viễn thông |
6 | 0106 | 1311 | Doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin |
7 | 0107 | Doanh thu sản xuất, kinh doanh phần cứng | |
8 | 0108 | Doanh thu sản xuất, gia công phần mềm | |
9 | 0109 | Doanh thu sản xuất, kinh doanh thiết bị viễn thông | |
10 | 0110 | 1312 | Doanh thu dịch vụ nền tảng số và kinh doanh trực tuyến |
02. Hạ tầng số | |||
11 | 0201 | 1310 | Dung lượng băng thông Internet quốc tế |
12 | 0202 | 1313 | Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính |
13 | 0203 | 1314 | Tỷ lệ dân số được phủ sóng bởi mạng di động |
14 | 0204 | Tỷ lệ dân số được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang | |
15 | 0205 | 1315 | Lưu lượng Internet băng rộng |
16 | 0206 | Phạm vi phủ sóng mạng di động | |
17 | 0207 | Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng biện pháp an toàn an ninh mạng | |
03. Mức độ phổ cập phương tiện số | |||
18 | 0301 | 1304 | Số lượng thuê bao điện thoại |
19 | 0302 | 1307 | Số lượng thuê bao truy nhập Internet băng rộng |
20 | 0303 | Số sản phẩm thuộc lĩnh vực an toàn, an ninh mạng do Việt Nam sản xuất | |
21 | 0304 | Số ứng dụng di động do Việt Nam sản xuất | |
22 | 0305 | Số lượng tàu cá khai thác thủy sản biển có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình | |
23 | 0306 | 1305 | Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động |
24 | 0307 | 1306 | Tỷ lệ người sử dụng Internet |
25 | 0308 | Tỷ lệ người dân có danh tính số | |
26 | 0309 | Tỷ lệ người sử dụng thiết bị Internet vạn vật cá nhân | |
27 | 0310 | 0707 | Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác |
28 | 0311 | 1308 | Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet |
29 | 0312 | Tỷ lệ doanh nghiệp có trang thông tin điện tử | |
30 | 0313 | Tỷ lệ doanh nghiệp có kết nối Internet cáp quang | |
31 | 0314 | Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng công nghệ số vào sản xuất kinh doanh | |
32 | 0315 | Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng nền tảng số vào sản xuất kinh doanh | |
33 | 0316 | Tỷ lệ doanh nghiệp đã triển khai chuyển đổi số | |
34 | 0317 | Tỷ lệ trường học có Internet dùng cho mục đích giảng dạy, học tập | |
35 | 0318 | Tỷ lệ trường học có tổ chức học trực tuyến | |
36 | 0319 | 1610 | Tỷ lệ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa |
04. Mức độ phổ cập dịch vụ trực tuyến | |||
37 | 0401 | 1316 | Tổng số chứng thư số đang hoạt động |
38 | 0402 | 1319 | Số dịch vụ hành chính công có phát sinh hồ sơ trực tuyến |
39 | 0403 | 1318 | Tỷ lệ người dân có sử dụng dịch vụ công trực tuyến |
40 | 0404 | Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa | |
41 | 0405 | 1320 | Tỷ lệ người dân tham gia mạng xã hội |
42 | 0406 | Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử | |
43 | 0407 | Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt so với GDP | |
44 | 0408 | Số hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản có giao dịch thương mại điện tử | |
45 | 0409 | Tỷ lệ hộ sản xuất kinh doanh cá thể sử dụng thương mại điện tử | |
46 | 0410 | Tỷ lệ hợp tác xã sử dụng thương mại điện tử | |
47 | 0411 | 1309 | Số thương nhân có giao dịch thương mại điện tử |
05. Kỹ năng số và nguồn nhân lực kỹ thuật số | |||
48 | 0501 | Số người tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo máy tính và công nghệ thông tin, truyền thông | |
49 | 0502 | Số lao động kinh tế số | |
50 | 0503 | 1317 | Tỷ lệ người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông |
NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KINH TẾ SỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 13/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
0101. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị tăng thêm do kinh tế số tạo ra so với tổng sản phẩm trong nước trong kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước (%) | = | Giá trị tăng thêm của kinh tế số | x | 100 |
Tổng sản phẩm trong nước |
Kinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính; sử dụng mạng Internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động; và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, tức là điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin để tăng năng suất lao động và để tối ưu nền kinh tế.
Kinh tế số bao gồm các hoạt động cung cấp dịch vụ sau: hạ tầng số, nền tảng số và ứng dụng số.
Hạ tầng số là hạ tầng kỹ thuật vật lý (hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin) để truyền đưa thông tin số, dữ liệu số và để cung cấp dịch vụ nền tảng số, dịch vụ ứng dụng số, như dịch vụ viễn thông cố định, dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ kết nối Internet, dịch vụ truy nhập Internet,...
Nền tảng số là dịch vụ được phát triển dựa trên hạ tầng số nhằm tạo ra môi trường cho dịch vụ ứng dụng số, như dịch vụ sàn thương mại điện tử hàng hóa (Shopee, Sendo, Amazon, Alibaba,..), sàn giao dịch chứng khoán, dịch vụ mạng xã hội (Zalo, Facebook, Youtube,...), các ứng dụng trên nền tảng di động để cung cấp dịch vụ (Uber, Grab,...).
Ứng dụng số là các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin nói chung - được phát triển, vận hành dựa trên hạ tầng số hoặc nền tảng số để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dựa vào đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Giá trị tăng thêm (VA) của kinh tế số được tính từ phần VA do các hoạt động cung cấp, ứng dụng dịch vụ hạ tầng số, nền tảng số và ứng dụng số vào sản xuất, kinh doanh.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
0102. Chi cho chuyển đổi số
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi cho chuyển đổi số là các khoản chi cho chuyển đổi số từ các nguồn:
- Từ ngân sách nhà nước (gồm cả các nguồn có tính chất ngân sách nhà nước), được chia thành ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách Trung ương gồm kinh phí từ Bộ Thông tin và Truyền thông và từ các Bộ, ngành. Ngân sách địa phương là nguồn được cân đối từ ngân sách của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước gồm từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân;
- Nguồn từ nước ngoài.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Nguồn cấp kinh phí.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê;
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
0109. Doanh thu sản xuất, kinh doanh thiết bị viễn thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Doanh thu sản xuất, kinh doanh thiết bị viễn thông là tổng số tiền thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết bị viễn thông của tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước.
Thiết bị viễn thông là thiết bị kỹ thuật, bao gồm phần cứng và phần mềm, được dùng để thực hiện viễn thông.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình kinh tế;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
0110. Doanh thu dịch vụ nền tảng số và kinh doanh trực tuyến
1. Khái niệm, phương pháp tính
Doanh thu dịch vụ nền tảng số và kinh doanh trực tuyến là doanh thu từ tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về cung cấp dịch vụ nền tảng số và kinh doanh trực tuyến trên Internet, gồm:
- Doanh thu của nền tảng tìm kiếm trực tuyến, nền tảng trung gian trực tuyến, nền tảng mạng xã hội, nền tảng chia sẻ video, nền tảng liên lạc không dựa trên số điện thoại, dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ quảng cáo trực tuyến, dịch vụ nền tảng gọi xe trực tuyến, dịch vụ nền tảng chia sẻ trực tuyến, dịch vụ làm việc trực tuyến, các hoạt động chuyên gia;
- Doanh thu của các hoạt động khác liên quan đến nền tảng số và kinh doanh trực tuyến.
2. Phân tổ chủ yếu
Loại hình kinh tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
0201. Dung lượng băng thông Internet quốc tế
1. Khái niệm, phương pháp tính
Dung lượng băng thông Internet quốc tế là tổng dung lượng các đường truyền kết nối Internet quốc tế của các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tại Việt Nam.
Tổng dung lượng băng thông quốc tế bao gồm các kết nối quốc tế thông qua các phương thức truyền dẫn cáp quang, sóng vô tuyến và vệ tinh lũy kế đến cuối kỳ báo cáo (đơn vị Gbit/s). Nếu lưu lượng chiều về (từ quốc tế về Việt Nam) và chiều ra (từ Việt Nam đi quốc tế) không bằng nhau thì lấy lưu lượng cao nhất để sử dụng thống kê.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
0202. Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính là số phần trăm hộ gia đình có máy tính đang sử dụng được so với tổng số hộ gia đình tại thời điểm quan sát trong kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính (%) | = | Số hộ gia đình có máy tính đang sử dụng được | x | 100 |
Tổng số hộ |
Hộ gia đình có máy tính là hộ có máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay hoặc máy tính bảng để các thành viên hộ có thể sử dụng.
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Kết nối Internet/không kết nối Internet;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
0203. Tỷ lệ dân số được phủ sóng bởi mạng di động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số được phủ sóng bởi mạng di động là số phần trăm dân số trong phạm vi phủ sóng thông tin di động so với dân số trung bình trong năm tương ứng.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số được phủ sóng bởi mạng di động (%) | = | Dân số trong phạm vi phủ sóng thông tin di động | x | 100 |
Dân số trung bình |
Dân số trong phạm vi phủ sóng thông tin di động là dân số trong phạm vi có tín hiệu thông tin di động tế bào (2G/3G/4G/5G...) đảm bảo tiêu chuẩn (về thông tin di động) theo quy định hiện hành.
2. Phân tổ chủ yếu
- Công nghệ (2G/3G/4G/5G...);
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
0204. Tỷ lệ dân số được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang là số phần trăm dân số trong phạm vi phủ mạng Internet băng rộng cáp quang so với dân số trung bình trong năm tương ứng.
Công thức tính:
Tỷ lệ dân số được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang (%) | = | Dân số trong phạm vi phủ mạng Internet băng rộng cáp quang | x | 100 |
Dân số trung bình |
Dân số trong phạm vi phủ mạng Internet băng rộng cáp quang là dân số trong phạm vi có tín hiệu Internet cáp quang bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
0205. Lưu lượng Internet băng rộng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lưu lượng Internet băng rộng là tổng lưu lượng thông tin gửi, nhận trên mạng Internet (tính bằng byte hoặc bội số của byte) được tạo ra bởi các thuê bao Internet băng rộng di động và thuê bao Internet băng rộng cố định trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu: Nhóm dịch vụ.
3. Kỳ công bố: 6 tháng; năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Bộ Thông tin và Truyền thông.
0206. Phạm vi phủ sóng mạng di động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Phạm vi phủ sóng mạng di động là phạm vi địa lý được phủ sóng của mạng di động.
2. Phân tổ chủ yếu: Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
0207. Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng biện pháp an toàn an ninh mạng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có trang bị, lắp đặt, áp dụng thiết bị, biện pháp an toàn an ninh mạng cho hệ thống máy tính, thiết bị công nghệ thông tin của đơn vị.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
03. Mức độ phổ cập phương tiện số
0301. Số lượng thuê bao điện thoại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng thuê bao điện thoại là số lượng thuê bao điện thoại cố định đang hòa mạng và số lượng thuê bao điện thoại di động phát sinh lưu lượng thoại, tin nhắn, dữ liệu đang hoạt động hai chiều và thuê bao bị khóa một chiều tính đến thời điểm thu thập số liệu.
Phương pháp tính:
Đối với thuê bao điện thoại cố định: Sử dụng số liệu thống kê trên hệ thống của doanh nghiệp tại thời điểm thu thập số liệu.
Đối với thuê bao điện thoại di động là tổng số thuê bao phát sinh lưu lượng thoại, tin nhắn, dữ liệu đang hoạt động hai chiều và thuê bao bị khóa một chiều tại thời điểm thu thập số liệu.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thuê bao;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
0302. Số lượng thuê bao truy nhập Internet băng rộng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng thuê bao truy nhập Internet băng rộng gồm số thuê bao truy nhập Internet băng rộng cố định và số thuê bao truy nhập Internet băng rộng di động.
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ tháng phân tổ theo: Phương thức kết nối;
b) Kỳ năm phân tổ theo:
- Phương thức kết nối;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Tháng, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
0303. Số sản phẩm thuộc lĩnh vực an toàn, an ninh mạng do Việt Nam sản xuất
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là số sản phẩm thuộc lĩnh vực an toàn, an ninh mạng do các công ty, đơn vị của Việt Nam sản xuất, cung cấp cho đối tác, người dùng trên cơ sở bán, thu phí hoặc cung cấp miễn phí.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại sản phẩm.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Bộ Thông tin và Truyền thông.
0304. Số ứng dụng di động do Việt Nam sản xuất
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số ứng dụng di động do Việt Nam sản xuất là số ứng dụng di động do Việt Nam sản xuất trong năm được lưu hành trên mạng.
Ứng dụng di động (Mobile application hoặc mobile app hoặc app) là phần mềm ứng dụng được thiết kế để chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di động khác.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại ứng dụng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
0305. Số lượng tàu cá khai thác thủy sản biển có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
1. Khái niệm, phương pháp tính
Là số tàu cá khai thác thủy sản biển đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình kết nối được với hệ thống máy chủ của Tổng cục Thủy sản, đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản là hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển nguồn lợi thủy sản đánh bắt trong vùng nước tự nhiên.
Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Thiết bị giám sát hành trình lắp trên tàu cá là thiết bị đầu cuối để nhận, lưu trữ và truyền phát các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của tàu cá; được kích hoạt, cài đặt để truyền dữ liệu về trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá.
2. Phân tổ chủ yếu
- Chiều dài tàu cá;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
0306. Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động là số phần trăm người sử dụng điện thoại di động so với dân số trung bình trong năm tương ứng.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Loại điện thoại (thông minh/thường);
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
0307. Tỷ lệ người sử dụng Internet
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người sử dụng Internet là số phần trăm người sử dụng Internet so với dân số trung bình trong năm tương ứng.
Người sử dụng Internet là người truy nhập vào mạng Internet để đọc tin tức, tìm kiếm thông tin, tham gia mạng xã hội, mua sắm trực tuyến, sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến,... thông qua máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, máy trò chơi, ti vi kỹ thuật số.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
0308. Tỷ lệ người dân có danh tính số
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người dân có danh tính số là số phần trăm người dân được cấp danh tính số so với dân số trung bình trong năm tương ứng.
Danh tính số (e-Identity) là tập hợp các thông tin điện tử phục vụ việc xác định duy nhất một cá nhân, tổ chức.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cơ quan cấp danh tính số;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an.
0309. Tỷ lệ người sử dụng thiết bị Internet vạn vật cá nhân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người sử dụng thiết bị Internet vạn vật cá nhân là số phần trăm người sử dụng thiết bị Internet vạn vật cá nhân so với dân số trung bình trong năm tương ứng.
Internet vạn vật là thuật ngữ mô tả mạng lưới các sự vật được kết nối Internet, được cung cấp định danh riêng (UIDs) và có khả năng tự động truyền tải dữ liệu qua một mạng mà không cần tương tác giữa con người với con người hoặc con người với máy tính. Một cách ngắn gọn, Internet vạn vật đơn giản là đem tất cả mọi vật trên thế giới và kết nối chúng với Internet.
Thiết bị Internet vạn vật là bất cứ thứ gì có gắn cảm biến và có khả năng kết nối và truyền dữ liệu qua Internet.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Bộ Thông tin và Truyền thông.
0310. Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác là số phần trăm người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch đang còn hoạt động tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác so với tổng dân số từ 15 tuổi trở lên.
Công thức tính:
Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác (%) | = | Số người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác | x | 100 |
Dân số từ 15 tuổi trở lên |
Tài khoản bao gồm tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money).
+ Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.
+ Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận, không bao gồm các loại thẻ do các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát hành chỉ để sử dụng trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ của chính các tổ chức phát hành đó.
+ Tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) là tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ do các doanh nghiệp viễn thông cung ứng cho khách hàng.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an.
0311. Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet là số phần trăm hộ gia đình kết nối Internet tại thời điểm quan sát so với tổng số hộ gia đình tại thời điểm quan sát.
Hộ gia đình có kết nối Internet là hộ gia đình được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính của chủ hộ;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê.
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
0312. Tỷ lệ doanh nghiệp có trang thông tin điện tử
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ doanh nghiệp có trang thông tin điện tử là số phần trăm doanh nghiệp có trang thông tin điện tử so với tổng số doanh nghiệp tại thời điểm quan sát.
Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô doanh nghiệp theo số lao động;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
0313. Tỷ lệ doanh nghiệp có kết nối Internet cáp quang
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ doanh nghiệp có kết nối Internet cáp quang là số phần trăm doanh nghiệp có kết nối Internet cáp quang so với tổng số doanh nghiệp tại thời điểm quan sát.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô doanh nghiệp theo số lao động;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
0314. Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng công nghệ số vào sản xuất kinh doanh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng công nghệ số vào sản xuất kinh doanh là số phần trăm doanh nghiệp có áp dụng các công nghệ số vào sản xuất kinh doanh so với tổng số doanh nghiệp tại thời điểm quan sát.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
0315. Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng nền tảng số vào sản xuất kinh doanh
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng nền tảng số vào sản xuất kinh doanh là số phần trăm doanh nghiệp áp dụng nền tảng số vào sản xuất kinh doanh so với tổng số doanh nghiệp tại thời điểm quan sát.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
0316. Tỷ lệ doanh nghiệp đã triển khai chuyển đổi số
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ doanh nghiệp đã triển khai chuyển đổi số là số phần trăm doanh nghiệp đã triển khai chuyển đổi số so với tổng số doanh nghiệp tại thời điểm quan sát.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
0317. Tỷ lệ trường học có Internet dùng cho mục đích giảng dạy, học tập
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trường học có Internet dùng cho mục đích giảng dạy, học tập là số phần trăm trường học có sử dụng dịch vụ Internet dùng cho mục đích giảng dạy, học tập so với tổng số trường học trong kỳ báo cáo.
Internet dùng cho mục đích giảng dạy, học tập là Internet có sẵn để tăng cường việc giảng dạy, chuẩn bị học liệu, bài giảng, học tập, giáo viên và học sinh có thể truy cập được. Truy cập có thể thông qua băng thông cố định, băng rộng cố định hoặc qua mạng di động.
2. Phân tổ chủ yếu
- Cấp học;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0318. Tỷ lệ trường học có tổ chức học trực tuyến
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ trường học có tổ chức học trực tuyến là số phần trăm trường học có tổ chức học trực tuyến so với tổng số trường học trong kỳ báo cáo.
Trường học có tổ chức học trực tuyến là trường có hệ thống dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp hoặc thay thế dạy học trực tiếp giúp cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục
Học tập trực tuyến (hay còn gọi là elearning/online learning) là phương thức học tập có sử dụng kết nối mạng để phục vụ học tập, lấy tài liệu học, trao đổi giao tiếp giữa người học với nhau và với giảng viên.
2. Phân tổ chủ yếu
- Cấp học;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
0319. Tỷ lệ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa là số phần trăm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa so với tổng số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của kỳ báo cáo.
Tỷ lệ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (%) | = | Số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa | x | 100 |
Tổng số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh |
Khám, chữa bệnh từ xa gồm các hoạt động: Tư vấn y tế từ xa; hội chẩn tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa; hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; hội chuẩn tư vấn xét nghiệm cận lâm sàng, giải phẫu bệnh từ xa; hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa; một số hoạt động khác.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tuyến trên/tuyến dưới;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.
04. Mức độ phổ cập dịch vụ trực tuyến
0401. Tổng số chứng thư số đang hoạt động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng số chứng thư số đang hoạt động là số lượng chứng thư số mà các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức đã cấp cho các tổ chức, cá nhân và đang còn hiệu lực tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo.
Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại chứng thư số (công cộng/chuyên dùng chính phủ/chuyên dùng của cơ quan, tổ chức);
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Bộ Thông tin và Truyền thông.
0402. Số dịch vụ hành chính công có phát sinh hồ sơ trực tuyến
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số dịch vụ hành chính công có phát sinh hồ sơ trực tuyến là số dịch vụ hành chính công do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 và mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: Là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan đến quy định về thủ tục hành chính đó và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.
2. Phân tổ chủ yếu
- Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Bộ Thông tin và Truyền thông.
0403. Tỷ lệ người dân có sử dụng dịch vụ công trực tuyến
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người có sử dụng dịch vụ công trực tuyến là số phần trăm người sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 so với những người đã sử dụng dịch vụ hành chính công (gồm cả 4 mức độ dịch vụ công quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP) tại thời điểm quan sát trong kỳ báo cáo.
Người sử dụng dịch vụ công trực tuyến là người trong thời gian 12 tháng tính từ thời điểm khảo sát có sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến do cơ quan nhà nước cung cấp.
Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị /nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Bộ Thông tin và Truyền thông.
0404. Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa là số phần trăm người dân sử dụng các dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, dịch vụ khám chữa bệnh từ xa tại các cơ sở y tế được cấp phép so với dân số trung bình trong năm tương ứng.
Công thức tính
Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa (%) | = | Số người dân sử dụng các dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa | x | 100 |
Dân số trung bình |
2. Phân tổ chủ yếu
- Hình thức (tư vấn, khám chữa bệnh);
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Y tế;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê.
0405. Tỷ lệ người dân tham gia mạng xã hội
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người dân tham gia mạng xã hội là số phần trăm người dân tham gia mạng xã hội so với dân số trung bình trong năm tương ứng.
Công thức tính:
Tỷ lệ người dân tham gia mạng xã hội (%) | = | Số người dân tham gia mạng xã hội | x | 100 |
Dân số trung bình |
Người tham gia mạng xã hội là người đăng ký tài khoản tham gia sử dụng mạng xã hội (gồm mạng xã hội Việt Nam và mạng xã hội nước ngoài).
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm mạng xã hội (trong nước/nước ngoài);
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
0406. Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được hiểu bao gồm tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) hoặc ví điện tử do các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử hoặc tài khoản Mobile-Money do doanh nghiệp viễn thông thực hiện thí điểm mở/phát hành cho khách hàng để sử dụng các dịch vụ tài chính như: thanh toán, chuyển tiền, ....Trong đó:
+ Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại TCTD để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng. Tài khoản thanh toán được thống kê ở đây là các tài khoản còn đang hoạt động đến thời điểm báo cáo (không bao gồm các tài khoản hủy/đóng hoặc chưa kích hoạt).
+ Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do TCTD phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận. Thẻ ngân hàng được thống kê là các thẻ đang lưu hành đến thời điểm báo cáo (hay các thẻ còn có thể sử dụng được) không bao gồm các thẻ do TCTD báo cáo phát hành nhưng chưa được kích hoạt, thẻ đã hết hạn sử dụng, các thẻ đã bị đóng/hủy bỏ theo yêu cầu của chủ thẻ hoặc do TCTD báo cáo tự đóng/hủy bỏ.
+ Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1. Ví điện tử được thống kê là các ví điện tử đang còn hoạt động đến thời điểm báo cáo không bao gồm các tài khoản do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cung ứng nhưng chưa được kích hoạt, đã bị đóng/hủy bỏ theo yêu cầu của chủ ví hoặc do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử báo cáo tự đóng/hủy bỏ.
+ Tài khoản Mobile-Money là tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ do các doanh nghiệp viễn thông cung ứng cho khách hàng. Tài khoản Mobile-Money được thống kê các tài khoản đang còn hoạt động đến thời điểm báo cáo không bao gồm các tài khoản do doanh nghiệp viễn thông phát hành nhưng chưa được kích hoạt, tài khoản đã bị đóng/hủy bỏ theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc do doanh nghiệp viễn thông báo cáo tự đóng/hủy bỏ.
- Kênh thanh toán điện tử ở đây được hiểu là các kênh do TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, doanh nghiệp viễn thông hoặc tổ chức khác cung ứng cho khách hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, như: ATM, POS, Internet, điện thoại di động, email, QR Code...
- Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử là số phần trăm cá nhân, tổ chức có tài khoản tại TCTD hoặc tổ chức khác (tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, doanh nghiệp viễn thông) sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử phát sinh giao dịch tài chính như: Thanh toán, chuyển tiền, nạp/rút tiền mặt, vấn tin, tra soát... trong kỳ báo cáo so với số cá nhân và tổ chức có tài khoản tại TCTD hoặc tổ chức khác được phép.
Công thức tính:
Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử (%) | = | Số cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử phát sinh trong kỳ báo cáo | x | 100 |
Tổng số cá nhân và tổ chức có tài khoản tại TCTD hoặc tổ chức khác được phép |
+ Số lượng cá nhân, tổ chức có tài khoản tại TCTD hoặc tổ chức khác (tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, doanh nghiệp viễn thông) sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử phát sinh giao dịch tài chính như: Thanh toán, chuyển tiền, nạp/rút tiền mặt, vấn tin, tra soát... trong kỳ báo cáo.
+ Tổng số người dân, tổ chức (doanh nghiệp, hộ kinh doanh) có tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng do các TCTD mở/phát hành hoặc tài khoản Mobile-Money do doanh nghiệp viễn thông mở để sử dụng các dịch vụ tài chính.
+ Tài khoản được hiểu bao gồm tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng TCTD hoặc tài khoản Mobile-Money do doanh nghiệp viễn thông thực hiện thí điểm mở/phát hành cho khách hàng để sử dụng các dịch vụ tài chính như: thanh toán, chuyển tiền, nạp/rút tiền mặt, vấn tin, tra soát.
2. Phân tổ chủ yếu: Theo cá nhân/tổ chức.
3. Kỳ công bố: 2 Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Ngân hàng Nhà nước;
- Phối hợp: Tổng cục Thống kê, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an.
0407. Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt so với GDP
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt được hiểu là tổng giá trị của các giao dịch thanh toán nội địa giữa các tổ chức, cá nhân để thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc chuyển tiền. Không bao gồm các giao dịch gửi, rút tiền từ tài khoản bằng séc, thẻ hoặc giao dịch chuyển tiền mà người gửi và người nhận là một (một khách hàng có một hoặc nhiều tài khoản tại cùng một ngân hàng), đồng thời không bao gồm các khoản thanh toán giữa tổ chức tín dụng báo cáo và khách hàng (như các khoản cho vay, trả nợ tiền vay, trả lãi hoặc phí). Đối với các lệnh thanh toán theo gói hoặc theo lô, một giao dịch thanh toán riêng lẻ trong đó được tính là một giao dịch thanh toán.
Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt so với GDP là tỷ lệ giữa giá trị thanh toán không dùng tiền mặt và GDP trên cùng một đơn vị tính.
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Ngân hàng Nhà nước.
0408. Số hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản có giao dịch thương mại điện tử
1. Khái niệm, phương pháp tính
Hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản có giao dịch thương mại điện tử là hộ/trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện sau:
- Có tài khoản bán hàng và gian hàng trên ít nhất một sàn thương mại điện tử (hoặc trang mạng xã hội có tính chất sàn thương mại điện tử) đang hoạt động tại Việt Nam;
- Có phát sinh doanh số bán sản phẩm nông, lâm, thủy sản và cung cấp dịch vụ nông, lâm, thủy sản trên sàn thương mại điện tử trong vòng tối đa 01 tháng tính đến thời điểm quan sát.
Giao dịch thương mại điện tử là hoạt động bán hoặc mua hàng hóa/dịch vụ được thực hiện qua mạng máy tính bằng các phương thức được thiết kế đặc biệt cho mục đích nhận hoặc đặt hàng
- Thanh toán và giao hàng không cần phải thực hiện trực tiếp.
- Không bao gồm các đơn hàng được thực hiện bằng cuộc gọi điện thoại, fax hoặc e-mail được đánh máy thủ công.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô;
- Ngành kinh tế;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: 5 Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
0409. Tỷ lệ hộ sản xuất kinh doanh cá thể sử dụng thương mại điện tử
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ sản xuất kinh doanh cá thể sử dụng thương mại điện tử là số phần trăm hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp có sử dụng thương mại điện tử so với tổng số hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trong kỳ báo cáo.
Hộ sản xuất kinh doanh cá thể sử dụng thương mại điện tử là hộ sản xuất kinh doanh cá thể thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện sau:
- Có tài khoản bán hàng và gian hàng trên ít nhất một sàn thương mại điện tử (hoặc trang mạng xã hội có tính chất sàn thương mại điện tử) đang hoạt động tại Việt Nam;
- Có phát sinh doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử trong vòng tối đa 01 tháng tính đến thời điểm quan sát.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Công thương.
0410. Tỷ lệ hợp tác xã sử dụng thương mại điện tử
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ hợp tác xã sử dụng thương mại điện tử là số phần trăm hợp tác xã sử dụng thương mại điện tử so với tổng số hợp tác xã trong kỳ báo cáo.
Hợp tác xã sử dụng thương mại điện tử là hợp tác xã thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện sau:
- Có tài khoản bán hàng và gian hàng trên ít nhất một sàn thương mại điện tử (hoặc trang mạng xã hội có tính chất sàn thương mại điện tử) đang hoạt động tại Việt Nam;
- Có phát sinh doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử trong vòng tối đa 01 tháng tính đến thời điểm quan sát.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
0411. Số thương nhân có giao dịch thương mại điện tử
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số thương nhân có giao dịch thương mại điện tử là toàn bộ số lượng thương nhân tiến hành một phần hay toàn bộ quy trình của hoạt động giao dịch thương mại thông qua các website thương mại điện tử hoặc qua các ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
- Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua, bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng. Có hai loại hình website thương mại điện tử: Website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
+ Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
+ Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm: Sàn giao dịch thương mại điện tử, website đấu giá trực tuyến, website khuyến mại trực tuyến, các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
- Ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động có nối mạng là ứng dụng được cài đặt trên thiết bị di động cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm ứng dụng bán hàng và ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng khuyến mại trực tuyến và ứng dụng đấu giá trực tuyến).
Công thức tính: |
Trong đó:
Xi: Số thương nhân được khảo sát có giao dịch thương mại điện tử tại tỉnh, thành phố thứ i
Yi: Số thương nhân được khảo sát tại tỉnh, thành phố thứ i
Zi: Tổng số thương nhân tại tỉnh, thành phố thứ i
X: Số thương nhân có giao dịch thương mại điện tử trên cả nước.
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Loại hình kinh tế;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Công thương.
05. Kỹ năng số và nguồn nhân lực kỹ thuật số
0501. Số người tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo máy tính và công nghệ thông tin, truyền thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số người tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo máy tính và công nghệ thông tin, truyền thông là số người có bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo máy tính và công nghệ thông tin, truyền thông từ trung cấp trở lên.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Trình độ đào tạo;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo thu thập thông tin về giáo dục đại học (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ);
- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thu thập thông tin về giáo dục nghề nghiệp (trung cấp, cao đẳng).
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phối hợp: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
0502. Số lao động kinh tế số
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lao động kinh tế số là toàn bộ số lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở thuộc lĩnh vực thông tin truyền thông và số lao động kỹ thuật ICT, công nghệ số, công nghệ AI, điện toán đám mây, tự động hóa, ứng dụng kỹ thuật số, nền tảng số....
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
- Ngành kinh tế;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Tổng cục Thống kê;
- Phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông.
0503. Tỷ lệ người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông là số phần trăm người biết kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông so với dân số trung bình trong năm tương ứng
Tỷ lệ người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông (%) | = | Số người biết kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông | x | 100 |
Dân số trung bình |
Người có kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông (kỹ năng ICT) là người có ít nhất một trong các kỹ năng sau:
a) Biết mở máy, đăng nhập và sử dụng bàn phím, chuột;
b) Biết sao chép, chuyển tệp hoặc thư mục;
c) Biết mở văn bản có sẵn, tạo văn bản mới, lưu, xóa nội dung trong văn bản;
d) Biết gửi thư điện tử có gắn kèm thêm tệp đính kèm (văn bản, hình ảnh, video,...);
e) Biết sử dụng một số ứng dụng phổ biến (ví dụ: Đọc báo điện tử, gọi điện qua mạng Internet, học trực tuyến, hội nghị trực tuyến, khai báo y tế qua mạng,..);
g) Biết mua hàng qua mạng Internet;
h) Biết sử dụng một số công cụ văn phòng phổ biến như bảng tính (excel), phần mềm thuyết trình (power point,..);
i) Đã sử dụng dịch vụ công trực tuyến (thực hiện thủ tục hành chính qua mạng - ít nhất 1 lần);
k) Đã tham gia góp ý kiến cho các dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước qua mạng (luật, nghị định, thông tư,... - ít nhất 1 lần);
l) Biết kết nối và cài đặt các thiết bị mới (ví dụ: Màn hình, máy chiếu, máy in);
m) Biết sử dụng công cụ tìm kiếm, tải xuống, cài đặt và cấu hình phần mềm;
n) Biết chuyển tập tin giữa máy tính và các thiết bị khác (ví dụ: Thẻ nhớ, điện thoại, USB,...);
o) Biết viết chương trình máy tính sử dụng ngôn ngữ lập trình.
Trong đó: Kỹ năng từ a đến g thuộc cơ bản, từ h đến o thuộc kỹ năng nâng cao.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Kỹ năng (cơ bản/nâng cao);
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Vùng.
3. Kỳ công bố: Năm
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Thống kê.
- 1Thông tư 05/2017/TT-BKHĐT về hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Thông tư 06/2018/TT-BKHĐT về hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Thông tư 12/2021/TT-BKHĐT về Hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Quyết định 1044/QĐ-BTTTT năm 2022 về Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 411/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông ban hành
- 5Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- 6Thông tư 9/2022/TT-BNV về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Công văn 1275/BKHĐT-TCTK về cung cấp thông tin phục vụ biên soạn số liệu GDP, GRDP sơ bộ quý IV, cả năm 2022 và ước tính quý I năm 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 1Nghị định 43/2011/NĐ-CP Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- 2Luật thống kê 2015
- 3Nghị định 94/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thống kê
- 4Nghị định 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 5Thông tư 05/2017/TT-BKHĐT về hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Thông tư 06/2018/TT-BKHĐT về hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê 2021
- 8Thông tư 12/2021/TT-BKHĐT về Hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 9Quyết định 1044/QĐ-BTTTT năm 2022 về Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 411/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông ban hành
- 10Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- 11Thông tư 9/2022/TT-BNV về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nội vụ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 12Công văn 1275/BKHĐT-TCTK về cung cấp thông tin phục vụ biên soạn số liệu GDP, GRDP sơ bộ quý IV, cả năm 2022 và ước tính quý I năm 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Thông tư 13/2021/TT-BKHĐT quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế số do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 13/2021/TT-BKHĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/2021
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Nguyễn Chí Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực