Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 123/2003/TT-BNN

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2003

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 123/2003/TT-BNN NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 11/2002/NĐ-CP NGÀY 22/01/2002 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ QUÁ CẢNH CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ

Thực hiện Điều 30 của Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ về việc quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã (sau đây gọi là Nghị định số 11/2002/NĐ-CP), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết một số điểm như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mẫu vật những loài động vật, thực vật hoang dã được quy định trong Thông tư này, bao gồm:

a) Động vật, thực vật hoang dã được quy định tại Phụ lục I, II, III của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây gọi là Công ước CITES).

b) Động vật, thực vật hoang dã được quy định tại Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định số 48/2002/NĐ-CP) sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ, ban hành theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng và Công văn số 3399/VPCP-NN ngày 21/6/2002 của Văn Phòng Chính phủ đính chính Danh mục động vật, thực vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP.

c) Động vật hoang dã là thiên địch của chuột, quy định tại Chỉ thị số 09/1998/CT-TTg ngày 18/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 140/2000/QĐ-BNN-KL ngày 21/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục một số loài động vật hoang dã là thiên địch của chuột.

d) Động vật hoang dã thông thường (theo khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 11/2002/NĐ-CP).

e) Các bộ phận, sản phẩm hoặc dẫn xuất từ những loài động vật, thực vật hoang dã được quy định tại các điểm a, b, c và d của mục 1 Phần I.

2. Mục đích thương mại là việc giao dịch, lưu thông mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã hoặc thực hiện dịch vụ để sinh lợi, bao gồm thực hiện một hoặc các hành vi thương mại như mua, bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, trưng bày, quảng cáo, môi giới hoặc thực hiện các dịch vụ thương mại khác

3. Mẫu vật tiền Công ước:

a) Là những mẫu vật được quy đinh tại các Phụ lục của Công ước CITES có được một cách hợp pháp trước ngày quốc gia đó trở thành thành viên chính thức của Công ước CITES hoặc trước ngày loài đó được đưa vào các Phụ lục của Công ước CITES.

b) Tổ chức, cá nhân lưu giữ mẫu vật tiền Công ước phải đăng ký với cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để được cấp giấy chứng nhận mẫu vật tiền Công ước và đánh dấu. Thời hạn đăng ký do cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam quy định. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tiền Công ước bao gồm:

- Đơn xin cấp giấy chứng nhận tiền Công ước;

- Các giấy tờ liên quan chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật. Trường hợp không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật, thì người chủ mẫu vật phải trưng cầu tư vấn của cơ quan Thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam.

4. Đối với mẫu vật tạm nhập - tái xuất vì mục đích thương mại, phải trình cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam bản sao giấy phép hoặc giấy chứng nhận CITES do cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES của nước xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu cấp. Hồ sơ cấp giấy phép tái xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 11/2002/NĐ-CP.

5. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh trong Thông tư này là các Chi Cục Kiểm lâm. Đối với các tỉnh không có cơ quan Kiểm lâm, thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành đăng ký và quản lý các trại gây nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã; cấp giấy xác nhận nguồn gốc và giấy phép vận chuyển động, thực vật hoang dã theo Quyết định số 70/2003/QĐ-BNN-KL ngày 23/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý, xác nhận và cấp giấy phép vận chuyển các loài động vật, thực vật hoang dã do gây nuôi ở các tỉnh không có cơ quan Kiểm lâm.

II. VẬN CHUYỂN QUÁ CẢNH ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ

1. Vận chuyển quá cảnh được quy định tại khoản 11 Điều 2 Chương I của Nghị định số 11/2002/NĐ-CP.

2. Trong trường hợp hàng hóa là động vật hoang dã còn sống, thì chủ hàng hoặc người đại diện hợp pháp của chủ hàng phải gửi hồ sơ của lô hàng đến cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam trước 7 (bảy) ngày làm việc để được xem xét cho phép vận chuyển quá cảnh. Hồ sơ của lô hàng gồm:

- Đơn xin phép vận chuyển quá cảnh;

- Bản sao giấy phép xuất khẩu CITES hoặc giấy chứng nhận tái xuất khẩu; Hợp đồng vận chuyển quá cảnh.

3. Chủ hàng chỉ được vận chuyển quá cảnh động vật hoang dã còn sống qua lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi có văn bản cho phép vận chuyển quá cảnh của cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Khi có dấu hiệu vi phạm, cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam phối hợp với cơ quan Hải quan kiểm tra bản gốc giấy phép CITES và các hồ sơ liên quan trong khi làm thủ tục Hải quan.

III. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU MẪU VẬT CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI CÁC PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC CITES

1. Cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển vì mục đích thương mại mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã được quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES khai thác từ tự nhiên.

2. Được xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã được quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES trong các trường hợp sau:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật thực vật hoang dã không vì mục đích thương mại, bao gồm:

- Mục đích ngoại giao: cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các Vườn Động vật, Vườn Thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định, trên cơ sở các chương trình hợp tác đã được Chính phủ, các Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ phê duyệt.

Đối với mẫu vật không có khả năng giám định tại Việt Nam, cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chỉ cấp giấy phép xuất khẩu với mục đích giám định. Số lượng cấp khống chế là 03 (ba) mẫu đồng loại, trừ những trường hợp đặc biệt khi có giải trình khoa học phù hợp. Sau khi giám định, phải gửi trả lại ít nhất 02 (hai) mẫu đã xuất khẩu kèm theo kết quả giám định, đồng thời tổ chức yêu cầu cấp phép phải gửi báo cáo cho cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam về việc tái nhập khẩu mẫu vật nói trên, kèm bản sao tờ khai nhập khẩu Hải quan;

- Tham gia chương trình biểu diễn lưu động ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định, trên cơ sở giấy phép biểu diễn của Bộ Văn hóa - Thông tin và các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật. Sau các chuyến lưu diễn, các cơ quan tổ chức biểu diễn lưu động phải có báo cáo về việc tái nhập khẩu những mẫu vật đã xuất khẩu, kèm bản sao tờ khai nhập khẩu Hải quan gửi đến cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;

- Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chỉ cấp giấy phép tái xuất khẩu không vì mục đích thương mại cho các mẫu vật được nhập khẩu hợp pháp.

b) Hồ sơ xin cấp phép xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang đã không vì mục đích thương mại như sau:

- Mục đích ngoại giao:

+ Đơn xin cấp phép xuất khẩu, tái xuất khẩu (theo mẫu Phụ biểu l);

+ Giấy chứng nhận nguồn gốc mẫu vật do cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh cấp;

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các Vườn Động vật, Vườn Thực vật:

+ Đơn xin cấp phép xuất khẩu, tái xuất khẩu (theo mẫu Phụ biểu 1);

+ Biên bản ghi nhớ hoặc tài liệu dự án, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Giấy chứng nhận nguồn gốc mẫu vật do cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh cấp hoặc bản sao giấy phép CITES nhập khẩu (đối với trường hợp tái xuất khẩu) .

- Biểu diễn lưu động:

+ Đơn xin cấp phép xuất khẩu, tái xuất khẩu (theo mẫu Phụ biểu l)

+ Giấy phép biểu diễn của Bộ Văn hóa - Thông tin và các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật.

c) Hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã không vì mục đích thương mại như sau:

- Mục đích ngoại giao:

+ Đơn xin cấp phép nhập khẩu (theo mẫu Phụ biểu 1);

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các Vườn Động vật, Vườn Thực vật:

+ Đơn xin cấp phép nhập khẩu (theo mẫu Phụ biểu 1)

+ Biên bản ghi nhớ hoặc tài liệu dự án, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Biểu diễn lưu động:

+ Đơn xin cấp phép nhập khẩu (theo mẫu Phụ biểu l);

+ Giấy phép biểu diễn của Bộ văn hóa - Thông tin và các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật.

d) Những mẫu vật thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Bộ Thủy sản hoặc Bộ Y tế thì phải có sự thống nhất bằng văn bản của các Bộ đó.

e) Xuất khẩu, nhập khẩu và tái xuất khẩu mẫu vật tiền Công ước.

- Được phép xuất khẩu mẫu vật tiền Công ước đã được cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp giấy chứng nhận tiền Công ước và được đánh dấu phù hợp;

- Được phép nhập khẩu mẫu vật tiền Công ước đã được Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES của nước xuất khẩu cấp giấy chứng nhận tiền Công ước và được đánh dấu phù hợp (trừ trường hợp pháp luật của nước xuất khẩu có các quy định khác);

- Tái xuất khẩu mẫu vật tiền Công ước phải có giấy phép tái xuất khẩu do cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;

- Mẫu vật tiền Công ước và mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã được quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES khi xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu phải được đánh dấu bằng thẻ, dán nhãn mác theo quy định của Công ước do Ban Thư ký CITES phát hành. Chi phí đánh dấu do chủ hàng chi trả.

3. Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật các loài động vật thực vật hoang dã vì mục đích thương mại:

a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã được quy định tại Phụ lục II, III của Công ước CITES khai thác từ tự nhiên chỉ được phép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu khi có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu CITES do cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Chương VIII của Nghị định số 11/2002/ NĐ-CP.

b) Việc xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã phải phù hợp với Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005.

IV. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU MẪU VẬT CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI CÁC PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC CITES CÓ NGUỒN GỐC GÂY NUÔI SINH SẢN HOẶC TRỒNG CẤY NHÂN TẠO

l. Được phép Xuất khẩu, nhập khẩu và tái xuất khẩu mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã có nguồn gốc gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo từ thế hệ F2 trở đi (đối với các loài được quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES) và từ thế hệ F1 trở đi (đối với các loài được quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES).

2. Trại nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã được quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES phải có các điều kiện tối thiểu sau đây:

a) Diện tích, chuồng trại phù hợp với loài vật nuôi, phù hợp với năng lực sản xuất đã đăng ký;

b) Nhũng loài động vật hoang dã được cơ quan Thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam xác nhận có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong điều kiện nuôi nhốt;

c) Bảo đảm an toàn cho người nuôi và vật nuôi;

d) Có cán bộ chuyên môn để quản lý, chăm sóc vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh;

e) Có xác nhận của cơ quan quản lý môi trường địa phương.

3. Trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã được quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES nhằm mục đích xuất khẩu phải đăng ký với cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES ủy quyền cho cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo, đáp ứng đúng quy định của Công ước CITES và căn cứ năng lực sản xuất của trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo xác định số lượng được phép xuất khẩu cho từng năm để báo cáo với cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam công nhận và trình Ban Thư ký CITES phê duyệt. Trường hợp Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh chưa đủ năng lực xác định số lượng xuất khẩu cho các trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo thì đề nghị cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam hoặc cơ quan Thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam xác định.

a) Hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo những loài thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES được quy định tại Phụ biểu 4-A.

b) Hồ sơ đăng ký các trại nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES được quy định tại Phụ biểu 4-B.

c) Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã được quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES có nguồn gốc gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo khi xuất khẩu phải được đánh dấu.

Thẻ, nhãn mác dùng để đánh dấu do Ban Thư ký CITES phát hành, thông qua cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Chi phí mua thẻ, nhãn mác để đánh dấu do các chủ trại chi trả. Các chủ trại phải đăng ký và đặt mua số lượng thẻ hoặc nhãn mác cần dùng cho năm tiếp theo với cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam trước ngày 31 tháng 10 của năm trước. Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ hủy số thẻ không dùng hết trong năm vào tháng một của năm tiếp theo.

4. Trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES nhằm mục đích xuất khẩu phải đăng ký với cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh. Căn cứ năng lực sản xuất của trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo, cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh xác định số lượng được phép xuất khẩu cho từng năm và báo cáo cho cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam vào quý I hàng năm. Trường hợp cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh chưa đủ năng lực xác định số lượng xuất khẩu cho các trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo thì đề nghị cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam hoặc cơ quan Thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam xác định.

a) Hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo những loài thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của Công ước CITES được quy định tại Phụ biểu 5-A.

b) Hồ sơ đăng ký trại gây nuôi sinh sản những loài động vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của Công ước CITES được quy định tại Phụ biểu 5-B.

5. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ không chấp nhận đăng ký các trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài đã được cơ quan Thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam khẳng định là không có khả năng sinh sản, phát triển trong môi trường có kiểm soát.

6. Trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo không vì mục đích thương mại đều phải đăng ký với cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (đối với các loài thuộc Phụ lục I) hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh (đối với các loài thuộc Phụ lục II, III), nhưng không được phép xuất khẩu vì mục đích thương mại.

7. Số lượng mẫu vật xuất khẩu hàng năm của các trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo phải nằm trong số lượng được phép xuất khẩu đã xác định. Trường hợp không xuất hết thì phải gửi báo cáo tới cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để được xác nhận bảo lưu số lượng đó và được phép xuất khẩu vào năm kế tiếp.

8. Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo số lượng được phép xuất khẩu của các trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo tới Ban Thư ký CITES để thông báo đến các quốc gia thành viên khác.

9. Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chỉ cấp giấy phép CITES tái xuất khẩu đối với các mẫu vật có nguồn gốc nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

V. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU MẪU VẬT CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ QUÝ, HIẾM THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1. Cấm xuất khẩu vì mục đích thương mại mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã khai thác từ tự nhiên sau đây:

a) Động vật, thực vật hoang dã thuộc Nhóm IA và IB trong Danh mục ban hành theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP.

b) Những loài động vật hoang dã là thiên địch của chuột, quy định tại Chỉ thị số 09/1998/CT-TTg ngày18/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 140/2000/QĐ-BNN-KL ngày 21/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục một số loài động vật hoang dã là thiên địch của chuột.

c) Trường hợp cần xuất khẩu không vì mục đích thương mại mẫu vật các loài động vật, thực vật được quy định tại các điểm a và b của mục 1 Phần V phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định.

2. Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại mẫu vật khai thác từ tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã thuộc Nhóm IIA và IIB theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP (trừ các sản phẩm gỗ) mà không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Chương IV, Điều 18 Chương VIII của Nghị định số 11/2002/NĐ-CP và Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005.

3. Xuất khẩu mẫu vật của các loài động vật thực vật hoang dã quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo được thực hiện như sau:

a) Đối với những loài thuộc Nhóm IA và IB theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP (mà không quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES) được áp dụng hồ sơ như những loài được quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES có nguồn gốc gây nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo. Trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo phải đăng ký với cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam ủy quyền cho cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo và căn cứ năng lực sản xuất của trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo xác định số lượng được phép xuất khẩu cho từng năm để báo cáo với cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam công nhận.

b) Đối với những loài thuộc Nhóm IIA (trừ các sản phẩm gỗ) và IIB của Nghị định số 48/2002/NĐ-CP và những loài được quy định là hạn chế khai thác, sử dụng trong các văn bản pháp luật khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (mà không quy định tại các Phụ lục II, III của công ước CITES) được áp dụng hồ sơ như đối với những loài được quy định tại Phụ lục II, III của Công ước CITES. Việc đăng ký trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo và xác định số lượng được phép xuất khẩu cho từng năm do cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh thực hiện:

4. Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chỉ cấp giấy chứng nhận tái xuất khẩu đối với các mẫu vật được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

VI. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU MẪU VẬT CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THÔNG THƯỜNG

1. Các trại nuôi sinh sản động vật hoang dã thông thường đã đăng ký với cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh được phép xuất khẩu mẫu vật có nguồn gốc gây nuôi sinh sản tại các trại nuôi

2. Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chỉ cấp giấy chứng nhận xuất khẩu khi có xác nhận bằng văn bản của Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh về nguồn gốc hợp pháp của lô hàng.

3. Nhập khẩu mẫu vật của các loài động vật hoang dã thông thường, trừ trường hợp mẫu vật sống, được thực hiện theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005. Việc nhập khẩu mẫu vật sống thực hiện theo các quy định tại khoản 1 Điều 18 Chương VIII của Nghị định số 11/2002/NĐ-CP.

4. Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chỉ cấp giấy chứng nhận tái xuất khẩu đối với các mẫu vật sống được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

VII. CƠ QUAN THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CITES VIỆT NAM

1. Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một nước thành viên: liên lạc thường xuyên với Ban Thư ký CITES, các nước thành viên, các tổ chức quốc tế, các Bộ, Ngành trong nước để tổ chức thực thi Công ước CITES tại Việt Nam.

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủy quyền cho Cục trưởng Cục Kiểm lâm làm Giám đốc Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, ký các văn bản liên quan đến Công ước.

3. Văn phòng CITES Việt Nam trực thuộc Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Văn phòng CITES Việt Nam là cơ quan thường trực cho cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để giải quyết các công việc hàng ngày có liên quan đến việc thực thi Công ước CITES ở Việt Nam. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Văn phòng CITES Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

VIII. CƠ QUAN THẨM QUYỀN KHOA HỌC CITES VIỆT NAM

1. Hai cơ quan Thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam được quy định tại Điều 14 Chương VII của Nghị định số 11/2002/NĐ-CP là:

a) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia

Số 18 - Đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04-8360870/04-8360169/04-8361441

Fax: 04- 8361196

Thư điện tử: vucon@ncst.ac.vn/Lxca- nh@ncst.ac.vn.

b. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội)

Số 19 - Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 04-8253506 hoặc 04-8262932

Fax: 04-8232932

Thư điện tử: cres@hn.vnn.vn.

2. Cơ quan Thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam là cơ quan độc lập, tư vấn về khoa học cho Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam:

a) Xác định mức độ quý hiếm, nguy cơ tuyệt chủng, tình trạng phân bố của các loài động vật, thực vật hoang dã để chuyển cho Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam làm căn cứ đề xuất số lượng cho phép xuất khẩu hàng năm vì mục đích thương mại.

b) Thực hiện việc xác định, giám định mẫu vật có liên quan đến Công ước CITES khi có yêu cầu của Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Các tổ chức hoặc cá nhân có yêu cầu xác định, giám định mẫu vật liên quan đến Công ước CITES phải trả các chi phí giám định hoặc định loại mẫu vật cho cơ quan Thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam.

c) Tham gia xác định vùng sinh thái phù hợp để thả các loài động vật hoang dã bị xử lý trong quá trình kiểm tra, kiểm soát

d) Tham gia, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, tuyên truyền giáo dục liên quan đến Công ước CITES. Soạn thảo các tài liệu khoa học, các đề xuất trong việc đề nghị bổ sung, chuyển hạng các loài thuộc Phụ lục I và II của Công ước CITES, đề xuất các loài vào Phụ lục III của Công ước CITES và các đề xuất khác khi thấy cần thiết.

e) Tham dự các cuộc họp do Ban Thư ký CITES mời.

3. Cơ quan Thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm lập dự toán kinh phí hàng năm trình cơ quan chủ quản phê duyệt, để thực hiện những nhiệm vụ đã quy định tại Nghị định số 11/2002/NĐ-CP.

4. Cơ quan Thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản những yêu cầu của Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam liên quan đến việc cấp phép trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu chính thức.

IX. GIẤY PHÉP, GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

1. Về giấy phép, giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Giấy phép, giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp cho từng lô hàng cụ thể;

b) Giấy phép CITES áp dụng đối với mẫu vật của các loài thuộc các Phụ lục của Công ước CITES (Phụ biểu 2-A).

c) Giấy chứng nhận áp dụng đối với mẫu vật của các loài không thuộc các Phụ lục của Công ước CITES (Phụ biểu 2-B).

2. Thời hạn tối đa của giấy phép CITES, giấy chứng nhận xuất khẩu là sáu tháng và không quá một năm đối với giấy phép CITES, giấy chứng nhận nhập khẩu.

3. Bản gốc giấy phép CITES có dán tem bảo đảm CITES do cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam mua qua Ban Thư ký CITES.

4. Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thủy sản, Bộ Y tế thì ngoài các giấy tờ đã quy định tại Điều 18 của Nghị định số 11/2002/NĐ-CP phải có văn bản cho phép xuất khẩu, nhập khẩu của các Bộ quản lý chuyên ngành.

5. Giấy phép CITES và giấy chứng nhận được cấp là Phụ bản gốc duy nhất và luôn đi kèm lô hàng.

6. Không thực hiện việc gia hạn và cấp lại giấy phép CITES và giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp bất khả kháng (ví dụ luật quốc gia nước xuất, nhập khẩu thay đổi, thiên tai, chiến tranh).

7. Khi làm hồ sơ Hải quan cán bộ Hải quan phải có trách nhiệm xác nhận số lượng thực xuất vào giấy phép CITES và giấy chứng nhận xuất khẩu. Giấy phép CITES và giấy chứng nhận xuất khẩu, tái xuất khẩu không có xác nhận của Hải quan thì không có giá trị.

8. Giấy phép CITES, giấy chứng nhận không có giá từ khi bị sửa chữa, tẩy xóa, quá hạn, sang nhượng hoặc là bản sao.

9. Lệ phí cấp phép thực hiện theo pháp luật về phí và lệ phí (Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2000, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính).

10. Hồ sơ xin cấp giấy phép CITES hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển phải được soạn thảo bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (hồ sơ xin cấp phép bằng ngôn ngữ khác phải được dịch và công chứng). Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp phép phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của tài liệu đã cung cấp cho cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.

X. THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1. Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Hải quan cửa khẩu trong việc giám sát các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và quá cảnh động vật, thực vật hoang dã sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng vượt quá mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Lô hàng sẽ bị tịch thu khi hồ sơ, giấy tờ xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã bị phát hiện là không hợp lệ:

4. Hàng năm, cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam phối hợp với cơ quan Thẩm quyền khoa học CITES Việt Nam tổ chức kiểm tra, thanh tra việc đăng ký trại nuôi sinh sản và cơ sở trồng cấy nhân tạo và xuất khẩu mẫu vật của các loài động vật hoang dã gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo. Các trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo chỉ được phép xuất khẩu số lượng động, thực vật gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép, không được mua gom trái phép động, thực vật hoang dã khai thác từ tự nhiên để xuất khẩu. Trường hợp vi phạm sợ bị xử lý theo quy định của pháp luật và bị thu hồi giấy phép đăng ký trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo.

5. Xử lý mẫu vật bị tịch thu:

a) Trong qua trình thu giữ, xử lý các vụ vi phạm pháp luật liên quan tới việc xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh động, thực vật hoang dã, các cơ quan chức năng cần thông báo cho cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam biết. Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, đề xuất và phối hợp với các cơ quan có liên quan; tham gia quá trình xử lý những vật có nguồn gốc nước ngoài bị thu giữ.

b) Mẫu vật bị tịch thu có nguồn gốc trong nước được xử lý theo những quy định hiện hành của pháp luật.

c) Mẫu vật bị tịch thu có nguồn gốc nước ngoài được gửi trả lại nước xuất xứ. Mọi chi phí do cá nhân, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu trái phép hoặc được nhận lại mẫu vật chi trả. Trường hợp nước xuất xứ không nhận lại mẫu vật thì việc xử lý được áp dụng như mẫu vật có nguồn gốc trong nước.

Hình thức xử lý mẫu vật của các loài thuộc Phụ lục I của Công ước CITES tương ứng với hình thức xử lý mẫu vật của các loài thuộc Nhóm I của Nghị định số 48/2002/NĐ-CP; hình thức xử lý mẫu vật của các loài thuộc Phụ lục II và III của Công ước CITES tương ứng với hình thức xử lý mẫu vật của các loài thuộc Nhóm II của Nghị đinh số 48/2002/NĐ-CP; hình thức xử lý mẫu vật của các loài động vật hoang dã không thuộc các Phụ lục của công ước CITES tương ứng với hình thức xử lý mẫu vật của các loài động vật hoang dã thông thường.

d) Mẫu vật bị tịch thu không xác định được chủ sở hữu hoặc không xác định được nguồn gốc xuất xứ thì được xử lý như đối với mẫu vật có nguồn gốc trong nước. Hình thức xử lý được thực hiện như điểm c của mục 5 Phần X.

e) Mẫu vật bị tịch thu là động vật hoang dã còn sống:

- Mẫu vật thuộc các loài quy định tại Danh mục ban hành theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP và tại Quyết định số 140/2000/QĐ-BNN-KL ngày 21/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục một số loài động vật hoang dã là thiên địch của chuột thì xem xét thả lại tự nhiên, chuyển cho các Trung tâm cứu hộ, các Vườn động vật. Nếu mẫu vật bị thương, xét thấy không thể sống sót thì chuyển giao cho các bảo tàng tự nhiên, các cơ sở nghiên cứu, giáo dục và đào tạo để làm tiêu bản. Trường hợp không áp dụng được các biện pháp trên thì xử lý theo các quy định của pháp luật.

- Nếu mẫu vật thuộc các loài động vật hoang dã thông thường thì ngoài việc thả lại tự nhiên những mẫu vật khỏe mạnh, còn được phép bán đấu giá; tiền thu được sung công quỹ Nhà nước.

g) Mẫu vật bị tịch thu là thực vật hoang dã: Nếu thuộc các loài quy định tại Danh mục ban hành theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP và là cây còn sống thì đưa vào các khu nuôi trồng cứu hộ, vườn thực vật hoặc công viên. Nếu là sản phẩm của những loài thực vật quy định tại Danh mục ban hành theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP và thực vật hoang dã thông thường thì bán đấu giá; tiền thu được sung công quỹ Nhà nước.

h) Mẫu vật bị tịch thu là động vật, thực vật hoang dã được xác định là nhiễm dịch bệnh, hoặc có mầm mống gây dịch bệnh thì lập biên bản tiêu hủy theo các quy định hiện hành.

6. Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ thu hồi giấy phép CITES, đồng thời không cấp giấy phép tiếp cho các tổ chức, cá nhân nếu phát hiện những thông tin sai lệch do tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp giấy phép cung cấp. Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ thông báo cho Ban Thư ký CITES biết việc thu hồi giấy phép, đồng thời có thể không cấp phép một năm tiếp theo cho tổ chức, cá nhân vi phạm. Tùy từng mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có thể bị xử phạt theo các quy định của Nhà nước.

7. Đề nghị Tổng cục Hải quan tổ chức lưu trữ và cung cấp thông tin về số lượng thực xuất, thực nhập mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã qua từng cửa khẩu cho cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam vào tháng 5 và tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Chính phủ và Ban Thư ký CITES.

8. Cục Kiểm lâm có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này, tổng hợp tình hình, hàng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan hữu quan phải báo cáo kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét giải quyết.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo Chính phủ

Lê Huy Ngọ

(Đã ký)

Phụ biểu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU - NHẬP KHẨU ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ

Kính gửi: Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam

Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

02 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội

1. Tên đơn vị yêu cầu cấp giấy phép:

(Tên đầy đủ bằng tiếng Việt và tên giao dịch bằng tiếng Anh)

2. Địa chỉ:

3. Nội dung đề nghị:

4. Tên hàng:

+ Tên khoa học: (tên La tinh của mẫu vật)

+ Tên thương mại: (tiếng Anh hoặc tiếng Việt)

5. Nguồn gốc hàng:

6. Số lượng: (con, kg, g)

7. Miêu tả chi tiết hàng hóa: (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm...)

8. Mục đích: (xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển)

9. Tên và địa chỉ của đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu: (tiếng Anh)

10. Thời gian dự kiến: (xuất/nhập)

11. Cửa khẩu xuất/nhập: (nêu rõ cửa khẩu nào, nước nào)

12. Chứng từ đi kèm:

Ngày...... tháng....... năm 200....
Ký tên
(Đóng dấu)

Phụ biểu 2-A: Bản mẫu Giấy phép CITES

Cites permit N0/ Số giấy phép CT-KL

CONVENTION ON
INTERNATIONAL TRADE
IN ENDANGERED
SPECIES OF WILD
FAUNA AND FLORA

Export/Xuất khẩu
Re-Export/Tái xuất khẩu
Import/Nhập khẩu Original/Bản gốc

Other/Khác

2. Valid until/
Thời hạn có giá trị

3. Importer (Name and address)
/Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Tên và địa chỉ)
3a. Country of import/Nước nhập khẩu

4. Exporter/Re-exporter (Name and address)
/Tổ chức, cá nhân xuất khẩu/Tái xuất khẩu (Tên, địa chỉ)

5. Special conditions/Điều kiện đặc biệt
/Đối với động vật sống, giấy phép này chỉ có giá trị khi điều kiện vận chuyển đúng theo hướng dẫn về vận chuyển đúng theo hướng dẫn động vật sống. Nếu bằng đường hàng không phải đúng theo quy định của IATA (Hiệp hội hàng không thế giới)

6. Name, address, national seal/stamp and country of Management Authority
/Quốc huy, tên, địa chỉ của Cơ quan thẩm quyền quản lý

For live animal, this permit of certificate is only valid if the transport conditions conform to the Guidelines for transport of Live Animals or, in the case of air transport, to the IATA Live Animals Regulations

FOREST PROTECTION DEPARTMENT MINISTRY OF
AGRICULTURE AND RURAL
DEVELOPMENT
HA NOI - VIET NAM

5a. Purpose of the transaction (sea reverse)
/Mục đích

5b. Security stamp N0
/Số tem bảo đảm

7/8. Scientific name (genus and species
and Common name of animal or plant

9. Description of spencimens, including identifying marks or numbers (age/sex if live)

10. Appendix No. And source (see/reverse)

11. Quantity (including unit)

11a. Total exported Quota

A

7/8./Tên khoa học và tên thông thường của động vật hoặc thực vật

9./Mô tả mẫu vật, bao gồm cả đặc điểm đánh dấu hoặc số (tuổi, giới tính nếu là mẫu vật sống)

10./Phụ lục và nguồn gốc mẫu vật

11./Số lượng bao gồm cả đơn vị tính

11a./Số lượng đã xuất trên tổng hạn ngạch

12. Country of originơ/Nước xuất xứ

Permit No./Số giấy phép

Date/
Ngày

12a. Country of last re-export/Nước tái xuất khẩu cuối cùng

Certificate No./Số chứng nhận

Date/
Ngày

12b. No of the operationơơ or date of acquisitonơơơ/Số hiệu của trại nuôi hoặc ngày có được mẫu vật

b

7/8. 9. 10 11. 11a.

12. Country of originơ/Nước xuất xứ

Permit No./Số giấy phép

Date/
Ngày

12a. Country of last re-export/Nước tái xuất khẩu cuối cùng

Certificate No./
Số chứng nhận

Date/
Ngày

12b. No of the operationơơ or date of acquisitonơơơ/Số hiệu của trại nuôi hoặc ngày có được mẫu vật

c

7/8.

9.

10.

11a.

12. Country of originơ/Nước xuất xứ

Permit No./Số giấy phép

Date/
Ngày

12a. Country of last re-export/
Nước tái xuất khẩu cuối cùng

Certificate No./Số chứng nhận

Date/
Ngày

12b. No of the operationơơ or date of acquisitonơơơ/Số hiệu của trại nuôi hoặc ngày có được mẫu vật

D

7/8

9.

10.

11.

11a.

12. Country of originơ/Nước xuất xứ

Permit No./Số giấy phép

Date/
Ngày

12a. Country of last re-export/
Nước tái xuất khẩu cuối cùng

Certificate No./Số chứng nhận

Date/
Ngày

12b. No of the operationơơor date of acquisitonơơơ/Số hiệu của trại nuôi hoặc ngày có được mẫu vật

ơ Country in which the speciment were taken from the wild, bred in captivity of artificially propagated (only in case of re-export)
ơơ Only for specimens of Appendix-1 species bred on captivity of artificially propageted for commerical purposes
ơơơ For pre-Convention specimens

13. This permit is issued by: /Giấy phép này được cấp bởi:

Nơi cấp

Ngày cấp

Tem, dấu và chữ ký của cơ quan thẩm quyền

Place

Date

Security stamp, signture and official seal

14. Export endorsement:
/Xác nhận số thực xuất

15. Bill of Lading/Air bill Number
/Số vận đơn hàng biển/hàng không

Block/Mục

Quantity/Số lượng

Cửa khẩu xuất

Ngày xuất

Chữ ký

Chức danh và dấu

A
B
C
D

Port of Export

Date

Signature

Official stamp and title

Phụ biểu 2-B: Bản mẫu giấy chứng nhận

Chứng nhận/CERTIFICATE No/ Số KL – NC

FOREST PROTECTION
DEPARTMENT MINISTRY
OF AGRICULTURE AND
RURAL DEVELOPMENT
HA NOI - VIET NAM

Export/Xuất khẩu
Re-Export/Tái xuất khẩu
Import/Nhập khẩu Original/Bản gốc

Other/Khác

Valid until/
Thời hạn có giá trị

Importer (Name and address)
/Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Tên và địa chỉ)
Country of import

Exporter (Name and address, country)
/Tổ chức, cá nhân xuất khẩu (Tên, địa chỉ và nước)

Purpose of the transation/Mục đích vận chuyển

Common name of animal or plant and scientific name

Description of specimens

Source

Quantity

A

/Tên khoa học và tên thông thường của động, thực vật

/Mô tả mẫu vật

/Nguồn gốc

/Số lượng

B

C

D

This certificate is issued by:
/Giấy chứng nhận này được cấp bởi:

Nơi cấp

Ngày cấp

Chữ ký và dấu của Cơ quan quản lý

Place

Date

Signature and official seal

Export endorsement
Xác nhận số lượng sản xuất

Bill of lading/AirWay bill Number:
/Số vận đơn

Block/
Mục

Quantity/
Số lượng

A

Cửa khẩu xuất

Ngày xuất

Chữ ký

Dấu và chức danh

B

Port of Export

Date

Signture

Official Stamp and title

C

D

Phụ biểu 3.

Hướng dẫn tra cứu các Phụ lục của Công ước CITES

1. Ngày 27/02/2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra Quyết định số 14/2002/QĐ-BNN-KL về việc ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

Bản Danh mục này gồm 2 phần:

a. Phần động vật bao gồm các lớp: Chim, Thú, Bò sát, Ếch nhái, Cá, Côn trùng, Thân mềm và San hô.

b. Phần thực vật, bao gồm các họ thực vật.

2. Bản Danh mục gồm có các cột: Tên khoa học, tên Việt Nam, tên tiếng Anh, Phụ lục quốc gia đề xuất, ngày đăng ký và ghi chú.

a. Tên khoa học: Cột đầu tiên ghi tên khoa học của các loài thuộc Phụ lục CITES với nhiều mức độ phân loại như Bộ, Họ, Giống (Chi), Loài và Loài phụ. Chữ viết hoa in đậm cỡ lớn là tên Bộ, chữ viết hoa in đậm cỡ nhỏ hơn là tên Họ.

b. Phụ lục CITES: Đối chiếu tên loài với cột Phụ lục để xác định loài đó thuộc Phụ lục nào của Công ước CITES mà tuân thủ các quy định của Nghị định số 11/2002/NĐ-CP.

Một số ký hiệu được hiểu như sau:

- Ký tự 'r' = để xác định việc đưa loài này vào Phụ lục CITES đã có hiệu lực;

- Ký tự ‘w’ = để chỉ loài này đã đưa ra khỏi việc bảo tồn;

- Từ 'Del' = để chỉ loài này đã được đưa ra khỏi Phụ lục đó;

- p.e = có thể bị tuyệt chủng;

Syn = từ đồng nghĩa

- I ** = một hoặc hai quần thể cách biệt nhau về mắt địa lý;

- 0 - II = bổ sung vào Phụ lục II;

- I - II = chuyển từ Phụ lục I sang Phụ lục II;

- II - I = chuyển từ Phụ lục II sang Phụ lục I.

c. Ngày đăng ký: ghi rõ ngày, tháng, năm đưa loài đó vào Phụ lục CITES

d. Ghi chú: ghi những thông tin cần thiết có liên quan đến loài đó.

Phụ biểu 4-A

Hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo những loài thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITE5 và Nhóm IA của Nghị định số 48/2002/NĐ-CP

Chủ các cơ sở trồng cấy nhân tạo phải cung cấp cho Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam những thông tin sau đây:

1. Tên và địa chỉ của cơ sở, người chủ hoặc người quản lý của cơ sở:

2. Ngày thành lập cơ sở:

3. Loài được trồng cấy nhân tạo:

4. Thông tin về số lượng, độ tuổi và loài được trồng cấy nhân tạo:

5. Mô tả nguồn giống của những loài được quy định tại Phụ lục I có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm số lượng và tài liệu chứng minh loài đó được khai thác hoặc nhập khẩu hợp pháp:

6. Miêu tả phương thức trồng cấy nhân tạo:

7. Mô tả điều kiện hạ tầng cơ sở:

8. Lịch sử chi tiết của cơ sở:

9. Số lượng mẫu vật có thể xuất khẩu trong tương lai gần:

10. Các cơ sở trồng cấy nhân tạo những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 123/2003/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 11/2002/NĐ-CP về quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã do Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 123/2003/TT-BNN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 14/11/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Lê Huy Ngọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 191
  • Ngày hiệu lực: 10/12/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản