Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LÂM NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12-LSCN | Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 1993 |
Thực hiện Quyết định 327-CT ngày 15-9-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng bãi bồi ven biển, mặt nước;
Tiếp theo Thông tư số 10-KH ngày 9-6-1993 của Bộ Lâm nghiệp hướng dẫn thực hiện Quyết định 327-CT;
Bộ Lâm nghiệp hướng dẫn thêm như sau:
I. LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT, BÁO CÁO KINH TẾ -KỸ THUẬT (LCKTKT-BCKTKT)
Sau khi Dự án được duyệt, các công trình sau đây phải lập LCKTKT hoặc BCKTKT trước khi lập thiết kế dự toán:
1. LCKTKT được lập:
a. Đối với công trình lâm sinh:
- Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
- Xí nghiệp giống, Trung tâm giống, rừng giống, vườn giống thuộc hệ thống giống Quốc gia;
- Vườn thực vật, lâm viên, vườn sưu tập cây mẫu trên 100 ha;
b. Đối với công trình cơ sở hạ tầng
Trên mức quy định phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật nói ở điểm I-2-b dưới đây.
2. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được lập:
a. Đối với công trình lâm sinh:
- Trạm giống phục vụ cho 1 hoặc vài dự án trong vùng;
- Vườn thực vật, lâm viên, vườn sưu tập cây mẫu 50 - 100 ha;
b. Đối với công trình cơ sở hạ tầng:
- Mạng lưới đường ôtô;
- Thủy điện nhỏ 20 - 30kw
- Công trình có mức vốn đầu tư 200 - 300 triệu đồng thuộc các loại sau:
+ Thủy lợi nhỏ;
+ Cầu, đường tràn;
+ Xưởng chế biến;
+ Trụ sở, trường học, trạm xá...
Trường hợp các công trình nói trên đã có luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật được duyệt, nay được bố trí đầu tư tiếp phù hợp với Dự án, thì không phải lập lại luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
1. Lập thiết kế dự toán: thiết kế dự toán được lập sau khi luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật được duyệt. Riêng các công trình dưới mức quy định phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì sau khi có Dự án được duyệt, được phép lập luôn thiết kế dự toán mà không phải qua bước lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc báo kinh tế - kỹ thuật.
2. Các tổ chức được lập thiết kế dự toán:
a. Đối với công trình lâm sinh:
- Các đơn vị có giấy phép thiết kế sau đây được lập thiết kế lâm sinh trong ngành lâm nghiệp:
1- Viện khoa học Lâm nghiệp;
2- Viện điều tra quy hoạch rừng;
3- Trường đại học Lâm nghiệp;
4- Trường Trung học Lâm nghiệp I;
5- Trường Trung học Lâm nghiệp II;
6- Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên;
7- Xí nghiệp quy hoạch, thiết kế rừng của các tỉnh đã được thành lập lại theo Nghị định 388 - HĐBT.
- Các đơn vị thuộc Bộ Lâm nghiệp thuộc loại hình có tên sau đây chỉ được lập thiết kế lâm sinh cho công trình của bản thân, phù hợp với năng lực của mình:
1. Liên hiệp Lâm Nông Công nghiệp (kể cả Liên hiệp Xí nghiệp nguyên liệu giấy và gỗ trụ mỏ);
2. Tổng công ty;
3. Công ty giống phục vụ trồng rừng và các xí nghiệp giống trực thuộc;
4. Vườn Quốc gia;
Các đơn vị này phải bố trí cán bộ có đủ trình độ để làm thiết kế lâm sinh.
- Đối với các lâm trường, đơn vị thuộc tỉnh thì Uỷ ban nhân dân tỉnh xét năng lực cụ thể của từng đơn vị mà cho phép tự thiết kế lâm sinh.
Tất cả các đơn vị có tên trên cần lập hồ sơ xin giấy phép thiết kế lâm sinh gửi về Bộ (nếu thuộc về Trung ương) và tỉnh (nếu thuộc địa phương) theo hướng dẫn cụ thể sau này của Bộ Lâm nghiệp.
b. Đối với công trình cơ sở hạ tầng:
b.1. Chỉ có các tổ chức có giấy phép hành nghề thiết kế xây dựng mới được thiết kế công trình thuộc diện lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc công trình có kỹ thuật phức tạp.
b.2. Dựa vào thiết kế điển hình, thiết kế có sẵn, thiết kế dùng lại..., Chủ dự án hoặc cấp trên trực tiếp của chủ dự án (Liên hiệp, Tổng Công ty, Công ty...) được sử dụng lực lượng bản thân để lập thiết kế dự toán công trình có kỹ thuật giản đơn, thông dụng như:
+ Khai hoang, làm đất;
+ Cống, mương, máng thuỷ nông nhỏ;
+ Đường ô tô lâm nghiệp cấp IV, đường xe thô sơ, sửa chữa đường ô tô;
+ Thuỷ điện nhỏ kiểu gia đình;
+ Nhà cấp IV trở xuống;
+ Công trình phục vụ định canh định cư, giếng đào, bể nước.
3. Xét duyệt thiết kế dự toán:
a. Đối với Dự án thuộc Bộ Lâm nghiệp:
Uỷ quyền cho đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp của Chủ dự án như Liên hiệp, Tổng công ty, Công ty được xét duyệt thiết kế dự toán công trình sau đây (sau khi Bộ đã duyệt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và suất đầu tư):
+ Trồng rừng, khoanh nuôi, làm giầu rừng, chăm sóc, bảo vệ;
+ Công trình cơ sở hạ tầng ghi ở điểm II- 2-b.2.
b. Đối với dự án thuộc tỉnh:
Sở Lâm nghiệp... chịu trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc thẩm tra, xét duyệt thiết kế dự toán công trình lâm sinh.
1. Đối với công trình lâm sinh:
Các tổ chức nói ở điểm II-2-a được tự làm lâm sinh bằng lực lượng bản thân, hộ gia đình cán bộ công nhân viên, hộ dân...
2. Đối với công trình cơ sở hạ tầng:
Chủ dự án là lâm trường v.v... có đủ năng lực thì được tự làm công trình ghi ở điểm II-2-b.2.
Chủ dự án là Lâm trường, Xí nghiệp, Vườn Quốc gia... được sử dụng bộ máy sẵn có và chi phí quản lý dự án cho hoạt động quản lý công trình của mình.
Chỉ thành lập ban quản lý công trình đối với công trình có kỹ thuật phức tạp, suất đầu tư lớn mà Chủ dự án không có khả năng tự quản lý. Trường hợp này, do chủ quản dự án quyết định.
Trần Sơn Thuỷ (Đã ký) |
Thông tư 12-LSCN năm 1993 hướng dẫn về luận chứng kinh tế kỹ thuật, báo cáo kinh tế-kỹ thuật, thiết kế dự toán và thi công dự án lâm nghiệp thuộc quyết định 327-CT do Bộ Lâm nghiệp ban hành
- Số hiệu: 12-LSCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/08/1993
- Nơi ban hành: Bộ Lâm nghiệp
- Người ký: Trần Sơn Thuỷ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/08/1993
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra