- 1Văn bản hợp nhất 08/VBHN-NHNN năm 2017 hợp nhất Thông tư quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 26/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất Thông tư quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thông đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2017/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2017 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 06/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 06/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá
1.
“a) Giao nhận tiền mặt trong nội bộ Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với tiền đã qua lưu thông, trừ trường hợp quy định tại điểm c, đ khoản 2 Điều này;
b) Giao nhận tiền mặt theo lệnh điều chuyển giữa kho tiền Trung ương với Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa các kho tiền Trung ương với nhau; giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;”
2. Bổ sung
“d) Giao nhận tiền mặt loại mệnh giá từ 50.000 đồng trở xuống theo lệnh điều chuyển giữa các kho tiền Trung ương với nhau; giữa kho tiền Trung ương với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định và ngược lại;
đ) Giao nhận tiền mặt trong nội bộ kho tiền Trung ương; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định.”
3.
“1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; người đứng đầu đơn vị được giao quản lý kho tiền thuộc trụ sở chính tổ chức tín dụng, Giám đốc chi nhánh tổ chức tín dụng, Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là Giám đốc) chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý, đảm bảo an toàn, bí mật tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và hoạt động của kho tiền tại đơn vị mình, có nhiệm vụ:
a) Trang bị những phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn theo quy định;
b) Chỉ đạo áp dụng những biện pháp cần thiết chống mất mát, nhầm lẫn, đề phòng trộm cướp, cháy nổ, lụt bão, ẩm mốc, mối mọt và các nguyên nhân khác, đảm bảo chất lượng tiền, tài sản bảo quản trong kho tiền;
c) Quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa lớp cánh ngoài cửa kho tiền;
d) Trực tiếp mở, khóa cửa để giám sát việc xuất, nhập, bảo quản tài sản trong kho tiền;
đ) Trực tiếp tham gia kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất.”
4.
“1. Trưởng phòng Kế toán hoặc chức danh tương đương Trưởng phòng Kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là Trưởng phòng Kế toán) chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền, có nhiệm vụ:
a) Tổ chức hạch toán tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo chế độ kế toán - thống kê;
b) Quản lý và giữ chìa khóa một ổ khóa lớp cánh ngoài cửa kho tiền, trực tiếp mở, khóa cửa kho tiền để giám sát việc xuất, nhập và bảo quản tài sản trong kho tiền;
c) Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và sổ quỹ đảm bảo sự khớp đúng;
d) Trực tiếp tham gia kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo sự khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với sổ kế toán và sổ quỹ; ký xác nhận tồn quỹ thực tế trên sổ quỹ, sổ theo dõi từng loại tài sản, sổ kiểm kê, thẻ kho.
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc mở và ghi chép sổ sách của thủ quỹ, thủ kho tiền.”
5.
“Điều 21. Trách nhiệm của Trưởng kho tiền Trung ương; Trưởng phòng Ngân quỹ Sở Giao dịch; Trưởng phòng Tiền tệ - Kho quỹ hoặc Trưởng phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
1. Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ; tổ chức việc thu, chi (xuất, nhập), bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo quy định.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc mở và ghi chép sổ sách của thủ quỹ thủ kho tiền.
3. Tham gia kiểm tra, kiểm kê, bàn giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.”
6.
“2. Cửa kho tiền có khóa mã số, từng thành viên quản lý ổ khóa số tự đặt mã số và ghi lại mã số chính xác, dễ đọc lên giấy; phải ghi hai đến ba mã số để sử dụng hàng ngày và thay đổi thường xuyên. Mã số của từng người được niêm phong trong một phong bì riêng, bảo quản tại két sắt riêng cùng với chia định vị đang dùng. Nếu quên mã số được phép mở niêm phong sau đó tự niêm phong mới để bảo quản. Trường hợp muốn sử dụng mã số khác ngoài các mã số đã được niêm phong, phải có văn bản báo cáo Giám đốc khi được cho phép bằng văn bản phải làm thủ tục mở hộp chìa khóa dự phòng, thay mã số khác và gửi chìa khóa dự phòng cửa kho tiền theo quy định tại Điều 31 Thông tư này.”
7.
“2. Không mang chìa khóa ra ngoài trụ sở cơ quan. Trường hợp chìa khóa két sắt của máy ATM, chìa khóa két sắt của xe chuyên dùng chở tiền tài sản quý, giấy tờ có giá khi sử dụng xong phải mang về bảo quản tại trụ sở cơ quan, đơn vị.”
8.
“9. Cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ tổ chức và bốc xếp, vận chuyển tài sản bảo quản trong kho tiền hoặc được giao nhiệm vụ vào kho tiền để cứu tài sản trong trường hợp khẩn cấp.”
9.
“2. Hội đồng kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành, tài sản quý, giấy tờ có giá tại kho tiền Trung ương thời điểm 0 giờ ngày 01 hàng tháng do Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ quyết định thành lập, gồm các thành viên sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ;
b) Các ủy viên: Trưởng phòng Kế toán - Tài vụ, Trưởng Kho tiền, cán bộ kiểm soát.”
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 10 năm 2017./.
| KT. THỐNG ĐỐC |
- 1Hướng dẫn 1454/HD-NHCS năm 2014 về thực hiện chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội
- 2Quyết định 2545/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 13/2017/TT-BTC quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 33/2017/TT-BTC quy định chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 21/2018/NĐ-CP quy định về công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ
- 6Thông tư 04/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 24/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 08/VBHN-NHNN năm 2017 hợp nhất Thông tư quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Văn bản hợp nhất 26/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất Thông tư quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thông đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Thông tư 19/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 2Nghị định 40/2012/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- 3Hướng dẫn 1454/HD-NHCS năm 2014 về thực hiện chế độ giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội
- 4Quyết định 2545/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 6Thông tư 13/2017/TT-BTC quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 33/2017/TT-BTC quy định chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 21/2018/NĐ-CP quy định về công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ
- 9Thông tư 04/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 24/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Thông tư 12/2017/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 12/2017/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/08/2017
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Đào Minh Tú
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 701 đến số 702
- Ngày hiệu lực: 16/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực