LIÊN BỘ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1144/TTLB-QP-GDĐT | ngày 15 tháng 6 năm 1995 |
Thi hành Nghị định số 03/CP ngày 16 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ "Quy định việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với học sinh, sinh viên và đối với thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân viên chức nhà nước làm việc ở các khu vực có nhiều khó khăn". Liên Bộ: Quốc phòng - Giáo dục và Đào tạo thống nhất hướng dẫn tổ chức thực hiện việc tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với người đang học ở các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TẠM HOÃN GỌI NHẬP NGŨ
1. Trong thời bình, tạm hoãn gọi nhập ngũ cho nam công dân trong độ tuổi nhập ngũ đang học tại các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp đào tạo chính quy tập trung từ 12 tháng trở lên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, gồm các đối tượng sau:
- Học sinh các trường phổ thông.
- Học sinh các trường dạy nghề (đào tạo nghề).
- Học sinh các trường trung học nghề.
- Học sinh các trường trung học chuyên nghiệp.
- Sinh viên các trường cao đẳng, đại học (kể cả sinh viên dự bị và học viên các lớp tạo nguồn).
- Học viên cao học và nghiên cứu sinh đang học ở các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học.
Các trường nói trên bao gồm các loại hình: công lập, bán công, dân lập, tư thục và phải được Chính phủ hoặc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các ngành Trung ương hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Chỉ tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian của một khóa đào tạo đối với học sinh, sinh viên đang học tại các trường chuyên nghiệp (các trường dạy nghề, trung học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học). Sau khi tốt nghiệp, nếu tiếp tục học các khóa khác, ngành nghề khác hoặc trường khác thì không thuộc diện tạm hoãn nữa, trừ đối tượng tốt nghiệp xuất sắc được tuyển chọn học tiếp cao học, nghiên cứu sinh (chuyển tiếp sinh cao học, chuyển tiếp sinh nghiên cứu sinh).
3. Những học sinh, sinh viên sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ:
- Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại điểm I-1 (như thuộc hệ đào tạo tại chức, hệ đào tạo không tập trung).
- Đang học nhưng do vi phạm kỷ luật mà bị đuổi học.
- Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 12 tháng trở lên.
- Hết thời hạn chính thức được học tại trường đối với hệ đào tạo chính quy tập trung.
- Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường.
1. Nam công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ khi đến trường nhập học nhất thiết phải có phiếu đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự huyện nơi cư trú cấp để nộp cho nhà trường.
2. Hiệu trưởng các trường có trách nhiệm:
- Kiểm tra, tiếp nhận và bàn giao đầy đủ phiếu đăng ký nghĩa vụ quân sự của học sinh, sinh viên cho Ban chỉ huy quân sự huyện nơi trường đóng. Thời gian bàn giao chậm nhất là 1 tháng kể từ khi nhà trường khai giảng.
- Thông báo kịp thời cho Ban chỉ huy quân sự huyện - nơi học sinh, sinh viên cư trú và nơi trường đóng - những người hết thời hạn chính thức được học tại trường đối với hệ đào tạo chính quy tập trung, bị đuổi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập quá thời gian 12 tháng, để đưa ra khỏi danh sách những người thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
- Thông báo (bằng danh sách) cho Ban chỉ huy quân sự huyện nơi trường đóng; danh sách học sinh, sinh viên ra trường trước 4 tháng để bổ sung vào phiếu đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển giao về Ban chỉ huy quân sự huyện nơi học sinh, sinh viên cư trú hoặc nơi làm việc sau khi ra trường.
- Trong vòng 10 ngày đầu tháng 1 hàng năm, báo cáo danh sách nam công dân đủ 17 tuổi trong năm của trường cho Ban chỉ huy quân sự huyện nơi trường đóng theo đúng điều lệ đăng ký nghĩa vụ quân sự.
- Tháng 4 hàng năm, tiến hành việc đăng ký những người sẵn sàng nhập ngũ gồm cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh, sinh viên hệ đào tạo tập trung chính quy của trường với Ban chỉ huy quân sự huyện nơi trường đóng.
3. Ban chỉ huy quân sự huyện nơi công dân cư trú trước khi vào trường có trách nhiệm:
- Cấp phiếu đăng ký nghĩa vụ quân sự cho những người đã trúng tuyển vào các trường để nhà trường tiếp nhận và chuyển giao công tác quản lý, đăng ký nghĩa vụ quân sự cho Ban chỉ huy quân sự huyện nơi trường đóng.
- Tiếp nhận, quản lý, đăng ký nghĩa vụ quân sự cho những nam công dân sau khi đã học xong tại các trường trở về lại nơi cư trú (kể cả số học sinh, sinh viên hết thời hạn chính thức được học tại trường đối với hệ đào tạo chính quy tập trung, số bị đuổi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập đã quá thời gian cho phép).
4. Ban chỉ huy quân sự huyện nơi trường đóng có trách nhiệm:
- Tiếp nhận, quản lý, đăng ký bổ sung phiếu đăng ký nghĩa vụ quân sự của nam công dân trong thời gian học tập tại các trường trên địa bàn quản lý.
- Chuyển giao phiếu đăng ký nghĩa vụ quân sự của những nam công dân đã tốt nghiệp về Ban chỉ huy quân sự huyện nơi công dân cư trú hoặc nơi đến làm việc sau khi ra trường.
- Thông báo, chuyển giao phiếu đăng ký nghĩa vụ quân sự của những học sinh, sinh viên hết thời hạn chính thức được học tập tại trường đối với hệ đào tạo chính quy tập trung, bị đuổi học, tự bỏ học hoặc ngừng học tập quá thời gian cho phép, về Ban chỉ huy quân sự huyện nơi các đối tượng trên cư trú.
- Thực hiện tốt các chế độ đăng ký hàng năm cho những người trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ tại các trường theo đúng quy định của điều lệ đăng ký nghĩa vụ quân sự.
5. Ban chỉ huy quân sự huyện nơi học sinh, sinh viên đến làm việc sau khi ra trường có trách nhiệm:
- Kiểm tra, tiếp nhận, quản lý phiếu đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân là học sinh, sinh viên ra trường đến địa phương cư trú, làm việc.
III. LÃNH ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ Thông tư này, các cơ quan chức năng của hai bộ chỉ đạo hướng dẫn tổ chức thực hiện.
Các quân khu, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ban chỉ huy quân sự các huyện kết hợp chặt chẽ với các nhà trường trong quá trình thực hiện Thông tư, thường xuyên nắm chắc số lượng, chất lượng, di - biến động đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với học sinh, sinh viên trong độ tuổi nhập ngũ, làm cơ sở thực hiện tốt việc tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với người đang học ở các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp và sẵn sàng thực hiện việc gọi nhập ngũ đối tượng này sau khi tốt nghiệp.
Thông tư này thay thế cho Thông tư Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 307/TT-LBQP-GDĐT ngày 13 tháng 3 năm 1991 về hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với những người đang học ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GD&ĐT | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG |
- 1Nghị định 38/2007/NĐ-CP về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ
- 2Thông tư liên tịch 121/2007/TTLT-BQP-BGDĐT hướng dẫn Nghị định 38/2007/NĐ-CP tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ do Bộ Quốc phòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định 38/2007/NĐ-CP về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ do Bộ Quốc phòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Nghị định 38/2007/NĐ-CP về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ
- 2Nghị định 03/CP năm 1995 quy định việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với học sinh, sinh viên và đối với thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước làm việc ở các khu vực có nhiều khó khăn
- 3Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định 38/2007/NĐ-CP về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ do Bộ Quốc phòng - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư 1144/TTLB-QP-GDĐT về hướng dẫn thực hiện nghị định số 03/CP ngày 16 tháng 1 năm 1995 của chính phủ quy định việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với học sinh, sinh viên và đối với thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân viên chức nhà nước làm việc ở các khu vực có nhiều khó khăn của Liên Bộ Quốc phòng - Giáo dục và Đào tạo
- Số hiệu: 1144/TTLB-QP-GDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/06/1995
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng
- Người ký: Đào Đình Luyện, Trần Xuân Nhĩ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/06/1995
- Ngày hết hiệu lực: 17/09/2007
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực