Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 113/2009/TT-BQP | Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2009 |
Căn cứ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 127/2008/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 3740/LĐTBXH-VL ngày 05 tháng 10 năm 2009, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Công văn số 3628/BHXH-CSXH ngày 08 tháng 10 năm 2009;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,
THÔNG TƯ:
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP về đối tượng áp dụng; thời gian, hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp; mức đóng, căn cứ đóng, phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp; các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là đơn vị) trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
1. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
a. Đối với đơn vị dự toán: Lao động hợp đồng có chỉ tiêu của Bộ Tổng Tham mưu; lao động hợp đồng do các đơn vị giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ mười hai (12) tháng đến ba mươi sáu (36) tháng và hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
b. Đối với đơn vị hạch toán: Người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với các đơn vị.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là các đơn vị trong quân đội sử dụng từ mười (10) lao động trở lên (số lao động bao gồm: người lao động hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và số quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng đang làm việc tại đơn vị).
3. Người lao động đang hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 3. Thời gian, hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian giam gia bảo hiểm thất nghiệp
a. Trong thời hạn 30 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người sử dụng lao động có đủ điều kiện theo quy định phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
b. Thời điểm tính số lao động hàng năm của các đơn vị để thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là ngày 01 tháng 01 theo dương lịch. Trường hợp trong năm đơn vị đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp mà số lao động giảm đến dưới 10 lao động thì đơn vị vẫn phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm đó.
Ví dụ 1: Đơn vị A thuộc Bộ Tổng Tham mưu đang sử dụng 15 lao động, trong đó có 4 quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), 3 công nhân viên chức quốc phòng, 5 hợp đồng lao động 6 tháng và đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 3 hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên. Đến 01/7/2009, đơn vị chấm dứt hợp đồng lao động đối với 5 người có hợp đồng lao động 6 tháng, 2 QNCN nghỉ việc hưởng lương hưu (số lao động của đơn vị còn lại là 8 người). Theo quy định, đơn vị A vẫn phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 3 lao động có hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên đến hết năm 2009.
c. Trường hợp vào các thời điểm khác trong năm, người sử dụng lao động sử dụng từ đủ 10 lao động trở lên thì đơn vị phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01 của tháng tiếp theo theo năm dương lịch cho số người lao động đủ điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Ví dụ 2: Vẫn đơn vị A của ví dụ 1 nêu trên, các điều kiện về người lao động không thay đổi thì từ ngày 01/01/2010, đơn vị A không thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đến tháng 4/2010, đơn vị A tuyển dụng thêm 4 lao động hợp đồng 6 tháng (số lao động của đơn vị lên 12 người); theo quy định từ ngày 01/5/2010, đơn vị A phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 3 lao động có hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
2. Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động và người sử dụng lao động thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại điểm 1.3 khoản 1 Mục III Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH).
3. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện về trình tự, thủ tục nộp và nhận hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với các đơn vị trong quân đội, phù hợp với đặc điểm tổ chức, hoạt động của Bộ Quốc phòng.
Điều 4. Mức đóng, căn cứ đóng và phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP.
Đối với các đơn vị hưởng lương từ ngân sách, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động theo mức quy định và bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành; khoản kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị sử dụng lao động được hạch toán, quyết toán vào loại, khoản, mục và tiểu mục theo quy định của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Đối với các đơn vị hạch toán, đơn vị sử dụng lao động tự bảo đảm nguồn kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; khoản kinh phí đóng bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
2. Căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại điểm 2.2 khoản 2 Mục III Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH.
3. Phương thức đóng bảo hiểm thất nghiệp
a. Đối với các đơn vị dự toán:
- Đối với lao động hợp đồng có chỉ tiêu của Bộ Tổng tham mưu: Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đơn vị trích 1% tiền lương của người lao động để đóng cùng với bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
- Đối với hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc do đơn vị giao kết: Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đơn vị trích 1% tiền lương, tiền công của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; đồng thời đóng 1% trên tổng quỹ tiền lương, tiền công của số người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp để đóng cùng với bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
b. Đối với các đơn vị hạch toán:
Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đơn vị trích 1% tiền lương, tiền công của người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; đồng thời đóng 1% trên tổng quỹ tiền lương, tiền công của số người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp để đóng cùng với bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế (nếu người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm y tế trong Bộ Quốc phòng) vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
c. Việc đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện bằng hình thức chuyển khoản. Trường hợp đơn vị đóng bằng tiền mặt, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng hướng dẫn thủ tục để đơn vị nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng. Nếu trực tiếp nộp tiền mặt, thì chậm nhất sau 3 ngày làm việc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng phải nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
4. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện về trình tự, thủ tục đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
5. Việc quản lý thu, nộp bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm: Lập kế hoạch thu bảo hiểm thất nghiệp; quy trình thu bảo hiểm thất nghiệp và thanh toán tiền thu bảo hiểm thất nghiệp thực hiện tương tự theo hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6, Điều 8 Thông tư số 42/2009/TT-BQP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 5. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm: trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tìm việc làm; bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH, Điều 1 Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH.
Việc thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp nêu trên do bảo hiểm xã hội tỉnh, bảo hiểm xã hội huyện (nơi người lao động về cư trú hoặc đăng ký) thực hiện chi trả trực tiếp hoặc hợp đồng với đại diện chi trả xã để chi trả cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Điều 6. Trách nhiệm của các đơn vị và các cơ quan chức năng trong Bộ Quốc phòng
1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng
a. Tổ chức phổ biến, quán triệt chính sách bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH và hướng dẫn của Thông tư này đến các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thuộc quyền quản lý.
b. Lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai tổ chức thực hiện về tham gia bảo hiểm thất nghiệp; đóng bảo hiểm thất nghiệp; xuất trình tài liệu, hồ sơ, cung cấp thông tin liên quan khi có kiểm tra, thanh tra bảo hiểm thất nghiệp; hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động và báo cáo tình hình theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng
a. Cục Chính sách/ Tổng cục Chính trị
Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp; có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; đồng thời chủ trì phối hợp giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
b. Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị; Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu
Phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với các đối tượng và giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi hành Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH và hướng dẫn tại Thông tư này.
c. Cục Tài chính/ Bộ Quốc phòng
Phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thu nộp, quản lý thu nộp bảo hiểm thất nghiệp và tổ chức thực hiện các chính sách khác về bảo hiểm thất nghiệp đối với các đối tượng, giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi hành Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH và hướng dẫn tại Thông tư này.
d. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng
Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thu bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp; lập, cấp sổ bảo hiểm xã hội và xác nhận thời gian, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và theo hướng dẫn về nghiệp vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH và Thông tư này, nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách) để xem xét, giải quyết.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về bảo hiểm thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 139/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp trong Bộ Quốc phòng
- 3Quyết định 1316/QĐ-BQP năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 127/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
- 2Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 127/2008/NĐ-CP hướng dẫn một số điều Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 34/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định 127/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về bảo hiểm thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 113/2009/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 127/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 113/2009/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/12/2009
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Nguyễn Văn Được
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2010
- Ngày hết hiệu lực: 01/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra