Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2019/TT-BYT | Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2019 |
Căn cứ Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
Thông tư này quy định về nội dung, chương trình, tài liệu, thời gian, hình thức bồi dưỡng và việc cấp Chứng chỉ bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dạy - học lâm sàng là dạy - học cho học sinh, sinh viên, học viên (sau đây viết tắt là người học) khối ngành sức khỏe phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề của người bệnh (khám bệnh, tư vấn, điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dựa trên các bằng chứng y học.
2. Cơ sở bồi dưỡng người giảng dạy thực hành là các cơ sở giáo dục thuộc khối ngành sức khỏe, các cơ sở đào tạo nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Yêu cầu đối với giảng viên bồi dưỡng cho người giảng dạy thực hành
1. Có trình độ đại học trở lên thuộc ngành, chuyên ngành trong khối ngành sức khỏe.
2. Có kinh nghiệm giảng dạy lâm sàng thuộc chuyên ngành tương ứng tối thiểu 05 năm, tính đến thời điểm tham gia bồi dưỡng cho người giảng dạy thực hành.
3. Có chứng chỉ phương pháp dạy - học (Nghiệp vụ sư phạm và Sư phạm y học cơ bản hoặc phương pháp sư phạm y học) hoặc đã dạy môn học Phương pháp giảng dạy đại học trong khối ngành sức khỏe từ 05 năm trở lên.
1. Khái quát về dạy - học lâm sàng và nội dung thực hành lâm sàng trong chương trình đào tạo thực hành theo ngành, chuyên ngành khối ngành sức khỏe.
2. Dạy - học theo mục tiêu và dạy - học dựa trên năng lực.
3. Các kỹ năng cần có của người giảng dạy thực hành.
4. Phương pháp dạy - học lâm sàng có sự tham gia của người bệnh và không có sự tham gia của người bệnh.
5. Lượng giá, đánh giá lâm sàng.
6. Xây dựng kế hoạch bài dạy - học lâm sàng và giám sát học lâm sàng.
Điều 5. Thời gian và hình thức bồi dưỡng
1. Thời gian bồi dưỡng: 40 tiết học
2. Hình thức bồi dưỡng: Tập trung
Điều 6. Chương trình và tài liệu bồi dưỡng
1. Trên cơ sở nội dung bồi dưỡng quy định tại
2. Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cho người giảng dạy thực hành xây dựng, thẩm định và ban hành tài liệu đào tạo trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng đã được Bộ Y tế ban hành trước khi tổ chức bồi dưỡng.
1. Người học được cơ sở bồi dưỡng cấp Chứng chỉ phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe khi hoàn thành Chương trình bồi dưỡng và đạt yêu cầu của khóa học.
2. Mẫu Chứng chỉ phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc quản lý, sử dụng phôi và chứng chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Kinh phí bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2019.
Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp
1. Người có một trong các chứng chỉ dưới đây trước ngày Thông tư này có hiệu lực được công nhận tương đương với Chứng chỉ phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe:
a) Giảng viên của các cơ sở giáo dục thuộc khối ngành sức khỏe đã có chứng chỉ “Sư phạm Y học cơ bản” hoặc “Phương pháp sư phạm y học” mà trong chương trình đào tạo đã có nội dung về phương pháp dạy - học lâm sàng theo Chương trình được Bộ Y tế ban hành và do các cơ sở được Bộ Y tế công nhận đào tạo.
b) Các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là giảng viên thỉnh giảng có kinh nghiệm giảng dạy từ 05 năm và kinh nghiệm lâm sàng từ 03 năm liên tục trở lên và đã có chứng chỉ “Sư phạm y học cơ bản” hoặc “Phương pháp sư phạm y học” mà trong chương trình đào tạo có nội dung về phương pháp dạy - học lâm sàng.
c) Giảng viên đã có chứng chỉ “Phương pháp dạy - học lâm sàng” (40 tiết) theo chương trình do Bộ Y tế ban hành tại Công văn số 689/BYT-K2ĐT ngày 16 tháng 02 năm 2012.
d) Giảng viên đã có chứng chỉ “Nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học thuộc khối ngành Khoa học sức khỏe” mà trong chương trình đào tạo đã có nội dung về phương pháp dạy - học lâm sàng.
2. Đối với các cơ sở đào tạo đang thực hiện các chương trình bồi dưỡng để cấp chứng chỉ quy định tại điểm a, điểm d Khoản 1 Điều này được tiếp tục thực hiện và được công nhận tương đương với Chứng chỉ phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe cho đến khi Chương trình bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng quy định tại
1. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
b) Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chương trình bồi dưỡng theo quy định tại
2. Cơ sở bồi dưỡng người giảng dạy thực hành có trách nhiệm:
a) Bảo đảm nguồn lực để tổ chức việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư này.
b) Phối hợp với cơ sở thực hành để triển khai kế hoạch bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành.
c) Báo cáo về Bộ Y tế (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo) định kỳ tháng 12 hằng năm về kết quả các khóa bồi dưỡng, số khóa học, số lượng người học, số lượng chứng chỉ đã cấp, công tác tổ chức quản lý đào tạo.
3. Cơ sở thực hành có trách nhiệm:
a) Phối hợp với cơ sở bồi dưỡng người giảng dạy thực hành triển khai kế hoạch bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành theo quy định tại Thông tư này.
b) Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người giảng dạy thực hành tham gia khóa bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Y tế (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo) để xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU CHỨNG CHỈ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC LÂM SÀNG CHO NGƯỜI GIẢNG DẠY THỰC HÀNH TRONG ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2019/TT-BYT ngày tháng năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /CC-(1) |
|
CHỨNG CHỈ
Phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe
Cấp cho ông/bà: .............................................................................................
Sinh ngày: ......................................................................................................
Nơi sinh: .........................................................................................................
Đã hoàn thành Chương trình bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
Thời gian học: Từ ngày …..tháng.....năm 20….., đến ngày……tháng….. năm 20...
Tổng số: 40 tiết học (bằng chữ: Bốn mươi tiết học).
PHỤ TRÁCH KHÓA HỌC | (2), ngày…..tháng…..năm 20... THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO |
Ghi chú:
(1) Mã cơ sở đào tạo.
(2) Địa danh nơi cơ sở đào tạo có trụ sở.
Kích thước chứng chỉ: 19 x 27 cm - khổ ngang.
- 1Công văn 1981/BGDĐT-NGCBQLGD thay đổi thời gian tập huấn, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cho giáo viên trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông 2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 7011/BGDĐT-GDTH về đánh giá thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học và Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH năm 2014 hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Công văn 1981/BGDĐT-NGCBQLGD thay đổi thời gian tập huấn, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cho giáo viên trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông 2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 7011/BGDĐT-GDTH về đánh giá thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học và Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH năm 2014 hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Nghị định 75/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 5Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe
Thông tư 11/2019/TT-BYT quy định về bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 11/2019/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/06/2019
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Trường Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra