Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 106-TTg | Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 1963 |
HƯỚNG DẪN VIỆC ÁP DỤNG ĐIỀU LỆ QUY ĐỊNH VỀ DANH HIỆU VÀ TIÊU CHUẨN THI ĐUA
kính gửi: | - Các ông bộ trưởng, |
Vừa qua Hội đồng chính phủ đã ra nghị định số 104-CP ngày 18 tháng 7 năm 1963 công bố điều lệ quy định về danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua.
Thông tư này hướng dẫn việc áp dụng điều lệ đó.
I. NẮM VỮNG NỘI DUNG CỦA CÁC TIÊU CHUẨN THI ĐUA
a) Hội đồng chính phủ ban hành bản điều lệ quy định về danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua nhằm mục đích động viên mọi người lao động và mọi tập thể lao động hăng hái thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, ra sức tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động, hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước, ra sức nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, phấn đấu trở thành người lao động mới, tập thể lao động mới. Do đó, những tiêu chuẩn thi đua được nêu trên bản điều lệ, tuy có những yêu cầu và mức độ khác nhau, nhưng nói chung đều xoay quanh hai yêu cầu cơ bản:
- Nâng cao năng suất lao động, hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước.
- Xây dựng con người mới, tập thể lao động mới.
Hoàn thành kế hoạch Nhà nước là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó là thước đo chính xác nhất sự cống hiến của mỗi người lao động và mỗi tập thể lao động đối với sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng khi xét thành tích hoàn thành kế hoạch Nhà nước, không chỉ đơn thuần xét qua các con số tổng kết mà còn cần phải xét đến những khó khăn chủ quan và khách quan, xét đến quá trình phấn đấu khắc phục khó khăn để hoàn thành kế hoạch, thể hiện ở tinh thần tích cực lao động, ý thức cần kiệm xây dựng nước nhà, tinh thần sáng tạo, phát huy nhiều sáng kiến, tinh thần tích cực tham gia những cuộc vận động lớn hiện nay củaĐảng và Nhà nước v.v …
Xây dựng con người mới và tập thể lao động mới cũng là yêu cầu rất quan trọng vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa. Người lao động xã hội chủ nghĩa là người giác ngộ chính trị, có năng lực kỹ thuật, có năng suất cao trong sản xuất và công tác, hoàn thành vượt mức mọi nhiệm vụ, kế hoạch của Đảng và Nhà nước giao cho.
Hai yêu cầu trên là phương hướng phấn đấu của mỗi người lao động và mỗi tập thể lao động, đồng thời là căn cứ để đánh giá thành tích thi đua.
b) Hội đồng Chính phủ quy định hai mức phấn đấu khác nhau (mức tiên tiến và mức lao động xã hội chủ nghĩa) nhằm khuyến khích kịp thời những nhân tố mới của phong trào thi đua, làm cho phong trào thi đua ngày càng có tính chất quần chúng rộng rãi, có tác dụng tích cực thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Hai mức phấn đấu đó thể hiện những thành tích cao, thấp khác nhau nhưng nói chung đều là những thành tích xuất sắc trong quá trình phấn đấu thực hiện hai yêu cầu cơ bản đã nói ở trên. Cần nắm vững mức độ khác nhau đó để tổ chức việc lựa chọn chính xác những người và tập thể lao động xuất sắc.
Đối với người lao động tiên tiến và tổ tiên tiến, yêu cầu là phải hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước và có những tiến bộ về mặt rèn luyện đạo đức mới. Nhưng đối với chiến sĩ thi đua và tổ lao động xã hội chủ nghĩa thì cần có thành tích xuất sắc hơnvề nhiều mặt, hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước, đồng thời có những nét nổi bật về việc rèn luyện đạo đức mới, có tác dụng dẫn đầu và làm nòng cốt trong phong trào thi đua của đơn vị. Tác dụng dẫn đầu và làm nồng cốt đó thể hiện ở tinh thần trách nhiệm cao đối với việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, ở tinh thần lao động dũng cảm và sáng tạo, ở công tác quản lý có những tiến bộ rõ rệt.
Đối với đơn vị tiên tiến, yêu cầu là phải hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước. Đó là yêu cầu không thể thiếu được do tính chất quan trọng của mỗi xí nghiệp, hợp tác xã đối với nền kinh tế quốc dân. Đó là điều khác so với tổ tiên tiến, chỉ yêu cầu hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước.
Đối với đơn vị lao động xã hội chủ nghĩa, yêu cầu là phải hoàn thành toàn diện kế hoạch Nhà nước với mức phấn đấu cao và là đơn vị có phong trào tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh. Hiện nay, mục tiêu trước mắt của các đơn vị là phấn đấu trở thành đơn vị tiên tiến, cho nên Nhà nước mới chỉ quy định tiêu chuẩn chung của đơn vị lao động xã hội chủ nghĩa, còn tiêu chuẩn cụ thể áp dụng đối với từng ngành sẽ được quy định sau.
Đó là tiêu chuẩn chung cho mỗi loại danh hiệu. Khi áp dụng đối với từng ngành, cần chú ý những điểm sau đây:
- Trong các ngành công nghiệp, chiến sĩ thi đua và tổ lao động xã hội chủ nghĩa đều phải hoàn thành kế hoạch Nhà nước do đơn vị giao cho với mức phấn đấu cao, nghĩa là hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước với tỷ lệ cao so với những người trong tổ và so với tổ bạn cùng điều kiện vật chất và kỹ thuật tương tự. Quá trình phấn đấu để đạt kết quả đó phải thể hiện được tinh thần dũng cảm lao động, tinh thần lao động sáng tạo, phát huy được những sáng kiến hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật có giá trị về kinh tế hoặc về khoa học, kỹ thuật, ảnh hưởng nhiều đến việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ. Đồng thời quá trình phấn đấu đó phải thể hiện được ý thức làm chủ tập thể và tinh thần tích cực thực hiện cuộc vận động “ba xây ba chống”;
- Trong ngành nông nghiệp, lao động tiên tiến, chiến sĩ thu đua, đội tiên tiến và hợp tác xã đều phải hoàn thành vượt mức nhữngchỉ tiêu về sản xuất cả năm, mức ba khoán, năng suất lao động, tổng sản lượng v.v… do tích cực lao động, tích cực cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật… Đối với vùng bị thiên tai, tình hình sản xuất gặp khó khăn, thì cá nhân và tập thể tiên tiến ở đó ít nhất cũng phải đạt mức kế hoạch; quá trình phấn đấu đạt mức kế hoạch đó của các cá nhân và tập thể tiên tiến, đặt biệt là của chiến sĩ thi đua và hợp tác xã tiên tiến phải thể hiện được tinh thần dũng cảm lao động, quyết tâm khắc phục khó khăn, ý thức cần kiệm xây dựng hợp tác xã, tinh thần tích cực tham gia cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật của hợp tác xã.
- Trong ngành nông nghiệp và thủ công nghiệp, chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho tổvà đội lao động xã hội chủ nghĩa vì điều kiện hiện nay chưa chín muồi. Qua cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật và qua phong trào tổ tiên tiến, hợp tác xã tiên tiến, sẽ nghiên cứu định ratiêu chuẩn và từng bước mở rộng phong trào phấn đấu trở thành tổ và lao động xã hội chủ nghĩa.
- Trong các ngành thương nghiệp, sự nghiệp và hành chính, cần lấy năng suất và chất lượng công tác, lấy kết quả phục vụ sản xuất và phục vụ nhân dân, lấy thành tích tham gia phong trào thi đua “ba cải tiến” mà đánh giá thành tích thi đua. Đểviệc lựa chọn những người và tập thể lao động xuất sắc trong các cán bộ, nhân viên ở cơ quan được chính xác cần thực hiện chế độ làm việc có kế hoạch: cá nhân có kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng; tổ và đơn vị có kế hoạch tháng, quý và cả năm; căn cứ vào kế hoạch đó, tiến hành kiểm điểm sau mỗi đợt công tác để việc đánh giá năng suất và chất lượng công tác được chính xác.
Trên đây giải thích rõ thêm các tiêu chuẩn thi đua và phân biệt rõ một số điểm khác nhau về mức độ giữa các tiêu chuẩn thi đua. Căn cứ vào nội dung trên, các ngành, các địa phương quy định những yêu cầu cụ thể cho các đơn vị thuộc ngành và địa phương mình; các đơn vị căn cứ vào kế hoạch Nhà nước được cấp trên giao cho, quy định thành những chỉ tiêu cụ thể, động viên quần chúng ra sức phấn đấu thực hiện và lấy đó làm căn cứ đánh giá thành tích thi đua.
II. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN NHỮNG CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ LAO ĐỘNG XUẤT SẮC ĐỂ TẶNG CÁC DANH HIỆU THI ĐUA.
- Việc lựa chọn các cá nhân và tập thể lao động xuất sắc để tặng các danh hiệu thi đua nhất thiết phải tiến hành theo nguyên tắc dân chủ, công khai và so sánh trong hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu quần chúng, có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng ủy, Thủ trưởng và Công đoàn nơi đó. Phải nắm vững những tiêu chuẩn quy định, tránh tình trạng nhân nhượng dẫn tới hạ thấp mục tiêu phấn đấu và đề phòng hiện tượng máy móc; cầu toàn, dẫn tới hạn chế tác dụng động viên thi đua;
- Phải tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và cơ quan chính quyền địa phương đối với việc lựa chọn cá nhân và tập thể lao động xuất sắc. Trong khu vực kinh tế quốc doanh và trong các cơ quan Nhà nước, thủ trưởng đơn vị và Ủy ban hành chính địa phương phải cùng với Công đoàn cùng cấp, căn cứ vào ý kiến của quần chúng và sự đánh giá kết quả sản xuất và công tác của cá nhân và tập thể, để lựa chọn cho chính xác, nhằm đẩy mạnh hơnnữa phong trào thi đua trong đơn vị và địa phương. Đối với việc lựa chọn các tổ và đội lao động xã hội chủ nghĩa, các đơn vị tiên tiến thuộc các xí nghiệp, công trường do trung ương quản lý, Ủy ban hành chính địa phương, cần có sự nhất trí với ngành chủ quản; trong trường hợp không nhất tríđượcthìỦy ban hành chính địa phương báo cáo lên Phủ Thủ tướng xét;
- Để nâng cao tinh thần tự giác thi đua của quần chúng, đồng thời tăng cường trách nhiệm kiểm tra và bồi dưỡng của cấp lãnh đạo, cần thực hiện chế độ ghi tên thi đua đối với các tập thể phấn đấu trở thành tổ và đội lao động xã hội chủ nghĩa, đơn vị tiên tiến và đơn vị lao động xã hội chủ nghĩa. Điều kiện ghi tên phấn đấu là:
- Kế hoạch sản xuất và công tác đã được cấp trên duyệt;
- Có chương trình hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật;
- Nền nếp quản lý tương đối khá;
- Tình hình tư tưởng và trình độ lãnh đạo tương đối tốt.
Khi ghi tên phấn đấu, chỉ cần có một bản giao ước thi đua, ngoài ra không làm giấy tờ gì khác. Hàng tháng, Ủy ban hành chính tỉnh, thành ra thông báo quyết định công nhận những tập thể được ghi tên phấn đấu trở thành tổ và đội lao động xã hội chủ nghĩa, trở thành đơn vị tiên tiến, đơn vị lao động xã hội chủ nghĩa. Đối với cơ quan trung ương thì do Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng công nhận.
a) Lựa chọn lao động tiên tiến:
- Hội nghị tổ sản xuất, tổ công tác lựa chọn sáu tháng một lần.
- Thủ trưởng đơn vị công nhân (giám đốc, xí nghiệp, công trường, thủ trưởng cơ quan cấp vụ, cục, sở, ty và các cấp tương đương). Đối với các cơ quan ở huyện thì do Ủy ban hành chính huyện công nhận. Nơi nào có công đoàn, thủ trưởng đơn vị cần có sự nhất trí với Ban chấp hành công đoàn.
Đối với xã viên hợp tác xã nông nghiệp, thì do Ủy ban hành chính xã công nhận. Đối với xã viên hợp tác xã thủ công nghiệp, thì do Ủy ban hành chính xã hay khu phố công nhận.
b) Lựa chọn chiến sĩ thi đua:
Hội nghị tổ sản xuất, tổ công tác lựa chọn một năm một lần;
- Thủ trưởng đơn vị và công đoàn cơ sở (nếu có) cùng đề nghị;
- Ủy ban hành chính tỉnh, thành công nhận. Đối với cơ quan ở trung ương thì do Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng và các cấp tương đương công nhận.
c) Lựa chọn tổ và đội tiên tiến:
- Thủ trưởng đơn vị và công đoàn cơ sở (nếu có) đề nghị sáu tháng một lần.
- Ủy ban hành chính cấp tỉnh công nhận. Đối với cơ quan trung ương thì do Bộ trưởnghoặc Tổng cục trưởng công nhận.
d) Lựa chọn tổ và đội lao động xã hội chủ nghĩa:
- Sau một thời gian phấn đấu, nếu xét tổ đạt tiêu chuẩn của một tổ lao động xã hội chủ nghĩa, Ủy ban hành chính tỉnh, thành, sau khi đã thống nhất ý kiến với Liên hiệp công đoàn và với ngành chủ quan (nếu là cơ sở do trung ương quản lý), báo cáo lên Phủ Thủ tướng. Đối với cơ quan ở trung ương thì do Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng báo cáo lên Phủ Thủ tướng sau khi thống nhất ý kiến với Công đoàn cùng cấp.
- Hội đồng chính phủ xét và công nhận một năm một lần. Riêng đối với ngành giáo dục, sẽ xét công nhận vào dịp kết thúc một năm học, sau khi Bộ giáo dục đã thống nhất ý kiến với Ủy ban hành chính các địa phương và Công đoàn giáo dục Việt-nam.
e) Lựa chọn đơn vị tiên tiến:
- Vào dịp tổng kết thành tích cuối năm, nếu xét đơn vị đạt tiêu chuẩn của một đơn vị tiên tiến thì thủ trưởng đơn vị và công đoàn (nếu có) đề nghị.
- Ủy ban hành chính tỉnh, thành công nhận. Đối với cơ quan ở trung ương thì do Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng công nhận.
g) Lựa chọn đơn vị lao động xã hội chủ nghĩa:
- Ủy ban hành chính tỉnh, thành đề nghị, sau khi đã thống nhất ý kiến với Liên hiệp công đoàn và với ngành chủ quản (nếu là cơ sở do trung ương quản lý). Đối với cơ quan ở trung ương thì do Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng đề nghị.
- Hội đồng Chính phủ xét và công nhận một năm một lần.
h) Việc xét tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” cho các đơn vị quân đội nhân dân Việt-nam, công an nhân dân vũ trang và dân quân, tự vệ, do bộ Quốc phòng đề nghị, Hội đồng Chính phủ xét và công nhận.
Riêng đối với các đơn vị thuộc sở và ty công an, thành đội và tỉnh đội, việc xét tặng các danh hiệu thi đua do cơ quan chủ quản đề nghị và Ủy ban hành chính tỉnh, thành công nhận.
- Danh hiệu “ tổ và đội ” dùng trong bản điều lệ này chỉ các tổ chức sản xuất thấp nhất của một xí nghiệp hoặc hợp tác xã như: tổ tiện, tổ nề, tổ xe ô-tô vận tải gồm một vài xe, các ga và trạm nhỏ. Trong điều kiện hiện nay, số người trong tổ sản xuất nên vào khoảng từ 10 đến 20 người là vừa, không nên dưới ba người và cũng không nên quá đông. Nơi nào có cả tổ và đội, mà độigồm nhiều tổ thì ở đó, tổ sản xuất là tổ chức thấp nhất, còn đội coi ngang phân xưởng trong nhà máy hoặc coi ngang đơn vị.
Trong các ngành thương nghiệp, sự nghiêp và hành chính, tổ công tác chỉ các cửa hàng nhỏ, các tổ giáo viên cùng lớp hoặc cùng môn dạy, các nhân viên y tế trong cùng khoa hoặc cùng phòng bệnh, các tổ công tác trong một vụ hay cục, các phòng nghiệp vụ…
- Danh hiệu “ đơn vị ” chỉ các tổ chức cơ sở độc lập về kinh doanh, sản xuất hoặc công tác như: nhà máy, công trường, hợp tác xã nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp, các cục, vụ, viện, sở, ty, bệnh viện, trường học, cửa hàng vừa và lớn… Thủ trưởng đơn vị là Giám đốc, Trưởng ban chỉ huy công trường, chủ nhiệm ban quản trị hợp tác xã…
Riêng đối với những cơ sở lớn như nhà máy liên hợp dệt Nam định, khu gang thép Thái nguyên, công ty than Hồng gai, danh hiệu “Đơn vị” dùng để chỉ những nhà máy dệt, sợi, cơ khí, điện… trong nhà máy dệt liên hợp; các mỏ, các nhà máy điện, cơ khí, đoàn xe… trong khu gang thép; các mỏ, các đoàn xe nhà máy sữa chữa, các bến… trong công ty than Hồng gai. Đồng thời nhà máy liên hợp dệt Nam định, khu gang thép Thái nguyên và công ty gang Hồng gai v.v… cũng tính là một đơn vị.
Nhận được thông tư này, các ngành, các địa phương cùng với Công đoàn tiến hành hướng dẫn kịp thời cho công nhân, xã viên hợp tác xã, cán bộ, viên chức nghiên cứu học tập bản điều lệ quy định về danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua. Cuối năm nay, phải căn cứ vào những tiêu chuẩn này mà đánh giá thành tích và lựa chọn những người và tập thể lao động xuất sắc. Đồng thời căn cứ vào những tiêu chuẩn đó, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các chỉ tiêu khác làm mục tiêu phấn đấu thi đua trong những năm sau.
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 606-NT-1965 quy định việc tặng danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn thi đua và khen thưởng thi đua đối với các cơ sở hợp tác xã mua bán xã và đối với cán bộ, nhân viên của các cơ sở đó do Bộ Nội thương ban hành
- 2Nghị định 104-CP năm 1963 ban hành điều lệ quy định các danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 1Thông tư 606-NT-1965 quy định việc tặng danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn thi đua và khen thưởng thi đua đối với các cơ sở hợp tác xã mua bán xã và đối với cán bộ, nhân viên của các cơ sở đó do Bộ Nội thương ban hành
- 2Nghị định 104-CP năm 1963 ban hành điều lệ quy định các danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
Thông tư 106-TTg năm 1963 hướng dẫn áp dụng Điều lệ về danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 106-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/10/1963
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 38
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra