PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 106-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 1957 |
Kính gửi: Các ông Chủ tịch Ủy ban Hành chính các liên khu, khu, thành phố và tỉnh
Để đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ điều tra vụ thống kê của Nhà nước và để giúp chính quyền các cấp trước hết là chính quyền xã có số liệu theo dõi việc thực hiện kế hoạch Nhà nước trong xã, nay cần xúc tiến thành lập bộ máy thống kê xã. Bản điều lệ tổ chức thống kê số 695-TTg ngày 20 tháng 02 năm 1956 của Thủ tướng phủ đã quy định nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thống kê ở xã, nhưng đến nay hầu hết các xã chưa thành lập bộ máy đó. Thông tư này quy định thêm một số điểm cụ thể về nhiệm vụ và tổ chức của bộ máy thống kê xã như sau:
I. NHIỆM VỤ CỦA BAN THỐNG KÊ XÃ
Tổ chức thống kê xã gõi là Ban thống kê xã, Ban thống kê xã có nhiệm vụ:
1) Thực hiện những nhiệm vụ điều tra thống kê do cơ quan thống kê cấp trên giao cho; gửi các tài liệu điều tra thống kê (đã được Ủy ban Hành chính xã duyệt) cho Phòng thống kê huyện, châu, (qua Ủy ban Hành chính huyện, châu)
2) Sưu tầm, thu nhập và chỉnh lý các tài liệu thống kê cơ bản về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội trong xã, chủ yếu là về nông nghiệp; theo dõi trên số liệu tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước trong xã, cung cấp tài liệu điều tra thống kê cho Ủy ban Hành chính xã.
Do tình hình nông thôn của ta hiện nay chưa thể tổ chức bộ máy thống kê ở khắp các xã được nên chỉ tổ chức Ban thống kê xã ở những xã thuộc vùng đồng bằng, vùng trung du và ở một số xã miền núi có nhiều người biết chữ.
1) Ban thống kê xã, tùy theo xã nhỏ hay lớn, có từ ba đến năm người (trường hợp cần thiết có thể thêm một hoặc hai người). Trưởng ban thống kê xã phải chuyên trách về công tác thống kê và không nhất thiết phải là ủy viên Ủy ban Hành chính xã.
Các nhân viên trong Ban thống kê xã phân công mỗi người phụ trách một số xóm nhất định. Ở các xóm có nhân viên thống kê xóm, trung bình mỗi người phụ trách công tác thống kê từ 20 đến 30 hộ.
Ban thống kê xã chịu sự lãnh đạo của Ủy ban Hành chính xã và do chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban Hành chính xã (hiện phụ trách kế hoạch ) phụ trách, đồng thời về nghiệp vụ Ban thống kê xã chịu sự chỉ đạo của Phòng thống kê huyện, châu.
2) Ở các xã miền núi ít người biết chữ thì chưa thành lập Ban thống kê xã, tạm thời công tác thống kê sẽ do thư ký văn phòng Ủy ban Hành chính xã chịu trách nhiệm, còn ở xóm thì do các trưởng xóm chịu trách nhiệm thu thập tài liệu báo cáo lên xã.
III. ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC TUYỂN LỰA CÁN BỘ THỐNG KÊ XÃ, XÓM
Cần chú ý lựa chọn cán bộ thống kê, xã, xóm trong những người thuộc thành phần nông dân lao động:
- Am hiểu tình hình nông thôn
- Có quan hệ tốt với quần chúng nhân dân
- Biết ghi chép và làm những phép tính thông thường
Trưởng Ban thống kê xã do Ủy ban Hành chính huyện đề nghị và Ủy ban Hành chính tỉnh duyệt.
Các nhân viên thống kê xã do Ủy ban Hành chính huyện duyệt theo đề nghị của Ủy ban Hành chính xã.
Các nhân viên thống kê xóm do Ủy ban Hành chính xã chỉ định
Cán bộ thống kê xã, xóm đều không được thoát ly sản xuất
Mong Ủy ban Hành chính các cấp thi hành tốt thông tư này.
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 1865-BCNN-CBLĐ năm 1963 ban hành điều lệ tạm thời về công tác thống kê của bộ Công nghiệp nhẹ do Bộ Công gnhiệp ban hành
- 2Điều lệ số 695– TTg về tổ chức cục thống kê trung ương, các cơ quan thống kê địa phương và các tổ chức thống kê của bộ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 106-TTg năm 1957 về việc thành lập Ban thống kê xã do Phủ Thủ Tướng ban hành
- Số hiệu: 106-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/03/1957
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phan Kế Toại
- Ngày công báo: 03/04/1957
- Số công báo: Số 12
- Ngày hiệu lực: 09/04/1957
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định