Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

Số:106/2003/TT-BTC

Hà Nội, ngày07 tháng11 năm2003

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 106/2003/TT-BTC NGÀY 07 THÁNG 11 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC XÃ, THỊ TRẤN

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 đã được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ II thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc xã, thị trấn như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này áp dụng cho các dự án đầu tư của xã, thị trấn quản lý (sau đây gọi chung là xã) để xây mới, cải tạo, nâng cấp các công trình phúc lợi (trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao,...), công trình hạ tầng (cầu cống, đường giao thông, công trình thoát nước công cộng, vỉa hè,...) bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước được Hội đồng nhân dân xã thông qua. Các nguồn vốn khác quy định tại điểm 1.2; 1.3, Mục II dưới đây khuyến khích vận dụng theo Thông tư này.

2. Các dự án đầu tư do cấp xã quản lý phải có trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội của xã, có đầy đủ thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Nghiêm cấm việc triển khai dự án khi chưa có nguồn vốn đảm bảo. Các khoản đóng góp bằng tiền của các tổ chức, cá nhân; vốn hỗ trợ của các tổ chức trong nước; vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân ngoài nước để đầu tư cho các dự án do xã quản lý phải gửi vào tài khoản ngân sách xã.

4. Chủ tịch UBND xã thực hiện việc quản lý vốn đầu tư phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, dân chủ công khai, minh bạch; chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính - đầu tư - xây dựng của Nhà nước và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

5. Ban Tài chính xã giúp chủ đầu tư thực hiện quản lý chi phí của các dự án thuộc xã quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định cụ thể của Thông tư này.

6. Cơ quan tài chính các cấp, cơ quan quản lý đầu tư và xây dựng cấp trên, Kho bạc nhà nước nơi trực tiếp kiểm soát chi theo chức năng nhiệm vụ được giao tạo điều kiện hướng dẫn các xã tổ chức triển khai các dự án đầu tư do xã quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định cụ thể của Thông tư này.

7. Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng quản lý của chính quyền xã, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc phân cấp quản lý dự án đầu tư của xã cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

II. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN DO CẤP XÃ QUẢN LÝ:

1. Nguồn vốn NSNN đầu tư các dự án do cấp xã quản lý bao gồm:

1.1. Vốn ngân sách nhà nước:

+ Vốn ngân sách nhà nước cấp xã dành cho đầu tư;

+ Vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước cấp trên cho các dự án do cấp xã quản lý.

+ Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể được Hội đồng nhân dân xã thông qua và được đưa vào ngân sách xã để quản lý;

1.2. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân trong nước để đầu tư cho các dự án do cấp xã quản lý;

1.3. Các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ngoài nước để đầu tư cho các dự án do cấp xã quản lý;

2. Việc quản lý nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân trong xã, nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức các nhân trong nước (1.2), nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ngoài nước (1.3) để đầu tư cho các dự án do cấp xã quản lý được thực hiện như sau:

2.1. Trường hợp đóng góp bằng tiền: Ban Tài chính thực hiện thu và nộp vào tài khoản của ngân sách xã mở tại Kho bạc nhà nước.

2.2. Trường hợp đóng góp bằng hiện vật:

+ Đối với khoản đóng góp bằng vật tư, công lao động của nhân dân trong xã: căn cứ vào số lượng vật tư, công lao động mà người dân đã đóng góp, UBND xã giao cho Ban Tài chính xã xác định thành tiền theo giá cả vật tư, giá trị ngày công lao động công ích tại địa phương để ghi chi xây dựng cơ bản cho dự án.

+ Đối với hiện vật của tổ chức, cá nhân ngoài nước để đầu tư cho xã, UBND xã thành lập Hội đồng xác định giá trị hàng viện trợ để giao cho Ban quản lý dự án (đối với dự án có thành lập ban quản lý), Ban Tài chính xã (đối với dự án không thành lập ban quản lý) quản lý; đồng thời ghi chi xây dựng cơ bản cho dự án .

III. LẬP KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ XDCB:

1. Lập kế hoạch năm:

- Hàng năm, căn cứ vào chủ trương đầu tư đã được Hội đồng nhân dân xã thông qua (đối với các dự án mới), căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án (đối với các dự án chuyển tiếp), Ban Tài chính xã lập kế hoạch chi đầu tư XDCB cùng với lập dự toán ngân sách xã. Căn cứ vào khả năng ngân sách xã, UBND xã xem xét và trình HĐND xã thông qua kế hoạch vốn đầu tư XDCB của xã (theo biểu số 01 BC/KHĐT). Kế hoạch vốn đầu tư XDCB của xã phải đảm bảo các nội dung sau:

+ Tổng mức vốn đầu tư trong năm có chia theo từng dự án và từng nguồn vốn (nguồn vốn ngân sách xã, nguồn vốn huy động của các tổ chức cá nhân, nguồn vốn huy động của các tổ chức quốc tế, viện trợ; nguồn vốn từ ngân sách cấp trên hỗ trợ);

+ Khối lượng thực hiện từ khởi công đến 31/12 năm báo cáo;

+ Khối lượng thực hiện của các dự án, công trình đã có đủ điều kiện thanh toán nhưng chưa có nguồn đảm bảo;

+ Kiến nghị.

- Việc lập kế hoạch XDCB của UBND xã được thực hiện theo quy trình lập dự toán ngân sách quy định tại Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về việc quản lý ngân sách xã và hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

- Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư của các xã, phòng Tài chính huyện tổng hợp (theo biểu số 02/BC/THKHX), đề xuất phương án báo cáo Chủ tịch UBND huyện để giải quyết theo thẩm quyền.

2. Lập kế hoạch chi hàng quý:

Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư đã được chủ tịch UBND xã quyết định và khối lượng thực hiện của các dự án, Ban quản lý dự án (đối với dự án có thành lập ban quản lý), Ban Tài chính xã (đối với dự án không thành lập ban quản lý) lập kế hoạch chi đầu tư XDCB quý trình chủ tịch UBND xã. Căn cứ vào nguồn thu của xã, nguồn vốn huy động, nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cấp trên..., Ban Tài chính xã tổng hợp xác định mức chi hàng quý cho các dự án, công trình XDCB, trình chủ tịch UBND xã quyết định, thông báo cho Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản để làm căn cứ kiểm soát thanh toán.

IV. TẠM ỨNG, THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB:

1. Tạm ứng:

1.1. Hồ sơ ban đầu của dự án để tạm ứng:

1.1.1. Đối với dự án có mức đầu tư dưới 100 triệu đồng:

- Quyết định phê duyệt thiết kế - dự toán hoặc Dự toán chi tiết được phê duyệt,

- Quyết định chỉ định thầu,

- Hợp đồng kinh tế giữa ban quản lý dự án và nhà thầu.

1.1.2. Đối với dự án có mức đầu tư từ 100 triệu đồng trở lên:

- Quyết định đầu tư kèm theo báo cáo đầu tư,

- Quyết định phê duyệt thiết kế - dự toán,

- Quyết định chỉ định thầu, hoặc quyết định trúng thầu,

- Hợp đồng kinh tế giữa ban quản lý dự án và đơn vị nhận thầu,

- Dự toán chi tiết được phê duyệt.

1.2. Mức tạm ứng:

1.2.1. Mức tạm ứng đối với khối lượng xây lắp bằng 30% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn năm ghi cho công tác xây lắp .

Vốn tạm ứng được thu hồi khi dự án, công trình có khối lượng xây lắp hoàn thành được thanh toán; số vốn tạm ứng được thu hồi hết khi dự án, công trình được thanh toán tới 80% giá trị của hợp đồng xây lắp .

1.2.2. Mức tạm ứng đối với khối lượng thiết bị là số tiền mà chủ đầu tư phải thanh toán theo hợp đồng nhưng nhiều nhất không vượt quá kế hoạch vốn trong năm bố trí cho gói thầu. Vốn tạm ứng được thu hồi vào từng lần thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành.

1.2.3. Mức tạm ứng đối với chi phí khác:

- Đối với hợp đồng tư vấn tạm ứng 50% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch năm cho nội dung công việc tư vấn.

- Đối với chi phí ban quản lý tạm ứng theo nhu cầu của công tác quản lý dự án nhưng không vượt tỷ lệ trích theo quy định về chi phí ban quản lý.

- Đối với chi phí khác của dự án tạm ứng theo yêu cầu công việc và theo dự toán được duyệt.

1.3. Thủ tục tạm ứng: Căn cứ hồ sơ tạm ứng của Ban quản lý (đối với dự án có thành lập Ban quản lý) hoặc hồ sơ dự án (đối với dự án không thành lập Ban quản lý), Ban Tài chính xã kiểm tra và có giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư gửi KBNN nơi mở tài khoản. Căn cứ hồ sơ tạm ứng của xã, trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu nêu trên, Kho bạc nhà nước thực hiện việc tạm ứng vốn để xã tổ chức triển khai dự án.

2. Thanh toán vốn đầu tư:

2.1. Thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành:

- Khối lượng xây lắp hoàn thành theo hợp đồng được thanh toán là giá trị khối lượng được nghiệm thu theo giai đoạn, đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật và dự toán được duyệt, đảm bảo chất lượng yêu cầu của công trình.

- Khi có khối lượng xây lắp hoàn thành theo hợp đồng đủ điều kiện thanh toán, Ban quản lý (đối với dự án có thành lập Ban quản lý), Ban Tài chính (đối với dự án không thành lập Ban quản lý) lập các hồ sơ sau:

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành kèm theo bản tính giá trị khối lượng,

+ Phiếu giá thanh toán,

+ Chứng từ rút vốn đầu tư ,

+ Văn bản giải trình khối lượng phát sinh tăng, giảm so với nội dung hợp đồng .

- Căn cứ hồ sơ do Ban quản lý (đối với dự án có thành lập Ban quản lý) hoặc hồ sơ dự án (đối với dự án không thành lập Ban quản lý), Ban Tài chính xã kiểm tra và có giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư gửi KBNN nơi mở tài khoản. Căn cứ hồ sơ thanh toán của xã, trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu nêu trên, Kho bạc nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán cho nhà thầu; đồng thời thu hồi tạm ứng.

2.2. Thanh toán khối lượng thiết bị:

- Khối lượng thiết bị hoàn thành được thanh toán phải đảm bảo các điều kiện: danh mục thiết bị phải đúng quyết định đầu tư được phê duyệt, có trong kế hoạch đầu tư được giao, có trong hợp đồng kinh tế giữa ban quản lý và nhà cung cấp.

- Để được thanh toán giá trị hợp đồng thiết bị, Ban quản lý (đối với dự án có thành lập Ban quản lý), Ban Tài chính xã (đối với dự án không thành lập Ban quản lý) lập các hồ sơ sau:

+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho,

+ Biên bản nghiệm thu, biên bản giao nhận giữa ban quản lý và nhà cung cấp,

+ Chứng từ rút vốn.

- Căn cứ hồ sơ do Ban quản lý (đối với dự án có thành lập Ban quản lý) hoặc hồ sơ dự án (đối với dự án không thành lập Ban quản lý), Ban Tài chính xã kiểm tra và có giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư gửi KBNN nơi mở tài khoản. Căn cứ hồ sơ thanh toán của xã, trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu nêu trên, Kho bạc nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán cho nhà thầu; đồng thời thu hồi tạm ứng.

2.3. Thanh toán chi phí khác đối với hợp đồng tư vấn:

- Đối với báo cáo đầu tư đã phê duyệt: Được thanh toán 100% theo giá trị hợp đồng đã ký phù hợp với định mức chi phí tư vấn theo quy định của Nhà nước.

- Đối với thiết kế kỹ thuật và dự toán: Chi phí thiết kế, lập dự toán được thanh toán sau khi nghiệm thu đảm bảo tiêu chuẩn về thiết kế theo quy định hiện hành của Nhà nước, có trong hợp đồng kinh tế, có trong kế hoạch năm.

Khi có khối lượng hoàn thành của hợp đồng tư vấn, Ban quản lý (đối với dự án có thành lập Ban quản lý), Ban Tài chính xã (đối với dự án không thành lập Ban quản lý) lập các hồ sơ sau:

+ Biên bản nghiệm thu,

+ Phiếu giá thanh toán,

+ Chứng từ rút vốn.

2.4. Thanh toán chi phí khác, như: Lệ phí cấp đất, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí thẩm định thiết kế, dự toán, chi phí bảo hiểm... Ban quản lý (đối với dự án có thành lập Ban quản lý), Ban Tài chính xã (đối với dự án không thành lập Ban quản lý) lập bảng kê nội dung chi tiết kèm theo chứng từ có liên quan.

- Căn cứ hồ sơ do Ban quản lý (đối với dự án có thành lập Ban quản lý) hoặc hồ sơ dự án (đối với dự án không thành lập Ban quản lý), Ban Tài chính xã kiểm tra và có giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư gửi KBNN nơi mở tài khoản. Căn cứ hồ sơ thanh toán của xã, trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu nêu trên, Kho bạc nhà nước thực hiện việc kiểm soát thanh toán cho xã; đồng thời thu hồi tạm ứng.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, QUYẾT TOÁN, KIỂM TRA:

1. Chế độ báo cáo:

- Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, hàng năm, UBND xã lập báo cáo tình hình thực hiện khối lượng và cấp phát vốn đầu tư gửi HĐND xã và Phòng Tài chính huyện (theo biểu số 03 BC/TH). Báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng gửi vào ngày 5 tháng đầu quý sau, báo cáo năm gửi vào ngày 10 tháng 01 năm sau. Báo cáo phải phân tích, đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả đầu tư trong kỳ, tình hình sử dụng vốn, các vấn đề tồn tại, kiến nghị các biện pháp xử lý.

- Ban Tài chính xã có trách nhiệm báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý định kỳ 6 tháng, một năm gửi HĐND xã, Ban Kiểm soát xã, Phòng Tài chính huyện theo Mẫu số 02/THQTX kèm theo; chậm nhất vào ngày 10/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 15/01 năm sau đối với báo cáo cả năm.

- Căn cứ vào báo cáo tình hiện thực hiện đầu tư của xã, Phòng Tài chính huyện chịu trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp gửi UBND huyện và kiến nghị phương án xử lý các vấn đề tồn tại (theo biểu số 04 BC/THKHX).

2. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:

2.1. Tất cả các dự án đầu tư do xã quản lý khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đều phải lập báo cáo quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

2.2. Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành gồm có:

- Các biểu báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo mẫu số 01/QTDAX, 02/QTDAX của Phụ lục kèm theo Thông tư này .

- Các văn bản pháp lý có liên quan gồm có: Quyết định đầu tư, thiết kế dự toán - dự toán, Quyết định chỉ định thầu (hoặc trúng thầu nếu có) và các văn bản bổ sung (nếu có).

- Các bản quyết toán khối lượng A-B của từng gói thầu kèm theo: Hợp đồng kinh tế, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật, các biên bản nghiệm thu khối lượng thanh toán theo giai đoạn, biên bản thanh lý hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu, các đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện dự án.

- Hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công (nếu có);

- Dự toán thiết kế được duyệt, dự toán dự thầu (nếu có);

Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được lập thành một bộ gốc, lưu giữ tại Văn phòng UBND xã theo chế độ lưu trữ hồ sơ hiện hành.

2.3. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán:

2.3.1. Khi dự án, công trình xây dựng hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, chậm nhất sau 02 tháng, Ban quản lý dự án (đối với dự an có thành lập ban quản lý), Ban Tài chính xã (đối với dự án không thành lập ban quản lý) phải lập xong báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi Ban Tài chính xã để thẩm tra quyết toán. Chậm nhất sau 01 tháng, Ban Tài chính xã phải hoàn thành công tác thẩm tra báo cáo quyết toán, trình chủ tịch UBND xã phê duyệt.

2.3.2. Nội dung thẩm tra (kiểm toán) và nội dung Báo cáo kết quả thẩm tra (Báo cáo kết quả kiểm toán) quyết toán vốn đầu tư theo Phụ lục đính kèm.

2.4. Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được gửi cho các cơ quan, đơn vị sau:

- Ban quản lý dự án,

- Ban Tài chính xã,

- Kho bạc nhà nước huyện,

- Phòng Tài chính huyện,

- Ban Kiểm soát nhân dân xã.

2.5. Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được tính bằng 0,15% tổng mức đầu tư của dự án (mức thấp nhất là 100.000 đồng) và được tính vào chi phí khác trong tổng giá trị quyết toán vốn đầu tư của dự án .

3. Kiểm tra: Định kỳ hoặc đột xuất, Phòng Tài chính huyện trực tiếp tổ chức kiểm tra hoặc chỉ đạo Ban Kiểm soát xã kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư các dự án do xã quản lý; đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN:

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chỉ đạo UBND huyện, các cơ quan chức năng trong tỉnh tổ chức hướng dẫn UBND xã quản lý các dự án đầu tư .

- Thực hiện việc phân cấp đầu tư đối với xã theo điều kiện cụ thể của địa phương về trình độ, năng lực của cán bộ quản lý cấp xã.

- Chỉ đạo ngành tài chính tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý của cán bộ cấp xã.

2. Uỷ ban nhân dân huyện: Thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư; chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý các dự án đầu tư theo quy định hiện hành của nhà nước và các quy định của Thông tư này.

3. Phòng Tài chính huyện: Có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo Ban Tài chính xã, Ban quản lý dự án thực hiện chức năng quản lý tài chính dự án theo đúng chế độ quy định.

4. Uỷ ban nhân dân xã: Thực hiện quản lý dự án theo đúng Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

- Thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo đầu tư, thiết kế, dự toán; tổ chức theo dõi chỉ đạo giám sát công trình; quản lý vật tư tài sản, tiền vốn đầu tư dự án.

- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của hồ sơ, khối lượng XDCB hoàn thành đề nghị thanh toán.

- Tổ chức tiếp nhận, thanh toán, sử dụng vốn đầu tư đúng quy định.

- Thực hiện chế độ báo cáo và quyết toán vốn đầu tư dự án theo quy định.

5. Ban quản lý dự án: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ giúp việc, việc quản lý dự án được thực hiện theo một trong hai trường hợp sau:

- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, không thành lập Ban quản lý dự án, mà sử dụng cán bộ của các bộ phận chức năng (Ban Tài chính xã, uỷ viên ủy ban,…) của UBND xã để quản lý dự án. Ban Tài chính xã có trách nhiệm quản lý dự án đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

- Chủ tịch UBND xã có quyết định thành lập Ban quản lý dự án để quản lý dự án.

Ban quản lý dự án xã có trách nhiệm quản lý dự án từ khâu lập thiết kế, dự toán cho đến khi kết thúc dự án, bàn giao công trình đưa vào sử dụng, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Ban quản lý dự án thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

6. Ban giám sát công trình: Ban giám sát công trình của xã do dân bầu ra có sự chấp thuận của Hội đồng nhân dân xã, được Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập. Ban giám sát công trình đầu tư của xã có từ 2 đến 3 thành viên hiểu biết về kỹ thuật thực hiện việc giám sát công trình xây dựng.

Ban giám sát công trình có trách nhiệm giám sát toàn diện các khâu của quá trình đầu tư xây dựng công trình, từ khâu chuẩn bị đầu tư cho đến khi kết thúc dự án đưa vào sử dụng; giám sát định mức sử dụng vật liệu; giám sát quá trình sử dụng vốn của công trình .

7. Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản tổ chức thực hiện việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư đúng quy định; xác nhận số vốn đã thanh toán, nhận xét tình hình thanh toán; quyết toán vốn đầu tư hàng năm với xã theo quy định về quyết toán Ngân sách nhà nước.

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo; thay thế Thông tư số 49/2001/TT-BTC ngày 26/6/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộc xã, thị trấn quản lý.

Nguyễn Công Nghiệp

(Đã ký)

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG THẨM TRA, LẬP BIỂU MẪU BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN THUỘC XÃ QUẢN LÝ
(Kèm theo Thông tư số 106/2003/TT-BTC, ngày 07 tháng 11 năm 2003 của Bộ Tài chính)

I. NỘI DUNG THẨM TRA BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ:

Ban Tài chính trực tiếp thẩm tra hoặc tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện (kiểm toán); đồng thời lập báo cáo kết quả thẩm tra (kết quả kiểm toán) quyết toán dự án hoàn thành theo trình tự và nội dung cụ thể như sau:

1. Thẩm tra hồ sơ pháp lý:

- Thẩm tra việc chấp hành trình tự thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư đưa dự án vào sản xuất, sử dụng.

- Thẩm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế do chủ đầu tư ký với các nhà thầu (tư vấn, xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị) để thực hiện dự án.

2. Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án:

- Đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán chủ đầu tư báo cáo với số xác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan; đối chiếu với nguồn vốn theo cơ cấu nguồn được xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

- Thẩm tra sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

3. Thẩm tra chi phí đầu tư:

Thẩm tra chi phí đầu tư đề nghị quyết toán (chi tiết từng hợp đồng): Đối chiếu với dự toán được duyệt, các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan.

Thẩm tra giá trị phát sinh (nếu có): Xác định rõ nguyên nhân tăng giảm, đối chiếu với văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, việc áp dụng các chính sách chế độ quy định liên quan để thanh toán chi phí đầu tư phát sinh.

4. Thẩm tra các khoản chi phí khác:

Thẩm tra chi tiết từng khoản mục chi phí khác so với dự toán được duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định:

- Thẩm tra các khoản chi phí tư vấn thực hiện theo hợp đồng;

- Thẩm tra chi phí do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện;

- Thẩm tra chi phí ban quản lý dự án .

5. Thẩm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản:

Chi phí đầu tư thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm.

6. Thẩm tra việc xác định số lượng, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: Thẩm tra số lượng và giá trị tài sản chi tiết theo nhóm, loại thuộc tài sản cố định và tài sản lưu động; nguyên giá (đơn giá) của từng nhóm (loại) tài sản để bàn giao tài sản đưa vào sản xuất, sử dụng.

7. Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng:

- Các khoản nợ phải thu, phải trả: căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầu tư được quyết toán, tình hình thanh toán cho các nhà thầu của chủ đầu tư để thẩm tra công nợ còn tồn tại của dự án.

- Thẩm tra số lượng, giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng: Căn cứ thực tế tiếp nhận và sử dụng vật tư thiết bị của dự án để xác định số lượng, giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng, đề xuất phương án xử lý.

8. Nhận xét đánh giá, kiến nghị:

- Nhận xét đánh giá về việc chấp hành quy chế của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

- Nhận xét đánh giá về việc công tác quản lý chi phí đầu tư, tài sản đầu tư của dự án đối với chủ đầu tư .

- Kiến nghị về giá trị quyết toán vốn đầu tư.

- Kiến nghị về xử lý các vấn đề có liên quan.

II. HƯỚNG DẪN LẬP CÁC BIỂU MẪU BÁO CÁO:

1. Biểu mẫu số 01/QTDAX:

Điểm 1- Các văn bản pháp lý có liên quan, cột Tên văn bản: Ghi theo trình tự thời gian và trình tự đầu tư của các văn bản có liên quan đến toàn bộ quá trình đầu tư của dự án, từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán, ...

Điểm 2- Nguồn vốn đầu tư của dự án, cột (b) tên các nguồn vốn, ghi tất cả những nguồn vốn trực tiếp tham gia đầu tư vào dự án, nguồn nào không có thì không ghi . Cột (1) theo kế hoạch được duyệt, ghi theo số liệu trong quyết định đầu tư của dự án. Cột (2) đã thực hiện, ghi theo số liệu của bảng đối chiếu số liệu sử dụng nguồn vốn đầu tư (mẫu số 02/QTDAX).

Điểm 3- Vốn đầu tư đề nghị quyết toán là tổng cộng toàn bộ các chi phí của dự án sau khi Ban Tài chính xã đối chiếu, rà soát tất cả các bản quyết toán với từng nhà thầu tham gia thực hiện dự án và phân theo cơ cấu: Xây lắp, thiết bị, chi phí khác để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điểm 4, Điểm 5- ghi tổng giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư, tổng giá trị vốn lưu động (nếu có) của dự án theo quy định về phân loại tài sản hiện hành.

Điểm 6- Thuyết minh ngắn gọn, ghi các ý kiến nhận xét và những kiến nghị quan trọng.

2. Biểu mẫu số 02/QTDAX:

Điểm 1- Nguồn vốn đầu tư đã thực hiện đến ngày bàn giao: Tổng hợp toàn bộ số vốn đã tạm ứng, thanh toán cho các đơn vị, cá nhân thực hiện dự án tính đến ngày bàn giao, khoá sổ để lập báo cáo quyết toán. Cột (1) do Ban quản lý dự án (đối với dự án có thành lập Ban quản lý), Ban Tài chính (đối với dự án không thành lập Ban quản lý) ghi. Cột (2) do người trực tiếp quản lý, kiểm soát thanh toán của KBNN, Ban Kiểm sát xã ghi, yêu cầu ghi đúng số vốn đã thanh toán cho dự án trên sổ sách theo dõi.

Dòng 5- Nguồn vốn đóng góp của nhân dân:

Mục bằng hiện vật quy ra tiền phải kèm theo bảng tính chi tiết: Số lượng hiện vật đóng góp nhân với đơn giá (lấy theo thị trường địa phương tại thời điểm đóng góp) để quy thành tiền, có xác nhận của Ban Kiểm sát xã.

Mục bằng công lao động quy ra tiền tính theo công thức:

Công lao động quy ra tiền = Tổng số công đóng góp x Đơn giá 1 công lao động công ích theo quy định của địa phương.

3. Biểu mẫu số 01/THQTX:

Điểm 1- Dự án đã phê duyệt quyết toán:

Cột 3: Ghi tổng số vốn thuộc ngân sách xã đầu tư cho các dự án .

Cột 4: Ghi tổng số vốn thuộc ngân sách cấp trên hỗ trợ cho đầu tư .

Cột 5: Ghi tổng số vốn từ các nguồn khác 2 nguồn nói trên để đầu tư như: Tài trợ, đóng góp.

Điểm 3: Ghi tổng số dự án chưa lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư, nêu rõ nguyên nhân trong Điểm 5.

* Lưu ý: Tất cả các Biểu báo cáo trên đây khi lập phải ghi rõ ngày tháng năm lập báo cáo, có đầy đủ các chữ ký, họ tên, chức vụ và đóng dấu theo đúng quy định.

BIỂU MẪU SỐ 01/QTDAX

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN HOÀN THÀNH

UBND xã, thị trấn:

Tên dự án:

1. Các văn bản pháp lý có liên quan:

TT

Tên văn bản

Ký hiệu, ngày tháng năm ban hành

Chức danh người ký

Giá trị đượcduyệt (Nếu có)

a

b

1

2

3

1

2

...

2. Nguồn vốn đầu tư của dự án:

Đơn vị tính: đồng

TT

Tên các nguồn vốn

Theo kế hoạch được duyệt

Đã thực hiện

Ghi chú

a

b

1

2

3

1

Ngân sách xã

2

Ngân sách cấp trên hỗ trợ

3

Nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân nước ngoài

4

Nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân trong nước

5

Nguồn đóng góp của nhân dân:

Trong đó:

+ Bằng tiền mặt

+ Bằng hiện vật quy ra tiền

+ Bằng công lao động quy ra tiền

Tổng cộng 1+2+3+4+5

3. Vốn đầu tư đề nghị quyết toán:

Đơn vị tính: đồng

Nội dung chi phí

Dự toán được duyệt

Giá trị đề nghị quyết toán

Tổng cộng:

+ Xây lắp

+ Thiết bị

+ Chi phí khác

4. Giá trị tài sản cố định mới tăng:

5. Giá trị tài sản lưu động đưa vào sử dụng:

6. Thuyết minh, nhận xét, kiến nghị:

Ngày....... tháng......... năm.......

Người lập báo cáo

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng ban quản lý dự án

(HoặcTrưởng ban Tài chính trong trường hợp không thành lập BQLDA - Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

BIỂU MẪU SỐ 02/QTDAX

BẢNG ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

UBND xã, thị trấn:

Tên dự án:

1. Nguồn vốn đầu tư đã thực hiện đến ngày bàn giao:

TT

Tên các nguồn vốn

Số liệu báo cáo của Ban quản lý

Số liệu đối chiếu của cơ quan quản lý, thanh toán

a

b

1

2

1

Ngân sách xã

2

Ngân sách cấp trên hỗ trợ

3

Nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân nước ngoài

4

Nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân trong nước

5

Nguồn đóng góp của nhân dân:

Trong đó:

+ Bằng tiền mặt

+ Bằng hiện vật quy ra tiền

+ Bằng công lao động quy ra tiền

Tổng cộng 1+2+3+4+5

2. Nhận xét, kiến nghị: ý kiến nhận xét, kiến nghị đối với cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của cơ quan quản lý, thanh toán vốn đầu tư; nêu những nguyên nhân chênh lệch và kiến nghị xử lý (Nếu có):

Ngày.... tháng... năm.... Ngày.... tháng.... năm.....

Người lập báo cáo

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng Ban QLDA

(Hoặc trưởng Ban TC xã trong trường hợp không có BQL - ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Trưởng BKS xã

(Ký, ghi rõ họ tên)

Giám đốc KBNN huyện

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

BIỂU MẪU SỐ 01/THQTX

BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN HOÀN THÀNH

Sáu tháng đầu năm (hoặc cả năm)/năm 200...

Đơn vị báo cáo: UBND xã, thị trấn.....

Huyện:.......

Tỉnh, TP:...

1. Dự án đã phê duyệt quyết toán:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Giá trị quyết toán được duyệt

TT

Danh mục

Giá trị đề

Tổng số

Chia theo nguồn

Chênh

Tỷ lệ

nghị QT

Nguồn Đầu tư của xã

Ngân sách cấp trên

Nguồn huy động

lệch

(%)

a

b

1

2

3

4

5

6

7

Tổng số:

1

2

...

2. Dự án đã lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư, chưa phê duyệt quyết toán:

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Danh mục

Tổng dự toán được duyệt

Tổng giá trị đề nghị phê duyệt

Ghi chú

Tổng số:

1

2

...

3. Dự án chưa lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư :

4. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị về công tác quyết toán vốn đầu tư:

Ngày.... tháng.... năm....

Người lập báo cáo

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch UBNN xã, thị trấn

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)




UBND Xã, thị trấn.......

Số............ BC/ KHĐTX

MẪU SỐ 01 BC/KHĐTX

(Kèm theo TT số 106/2003/TT-BTC ngày 07 tháng 11 năm 2003 của Bộ Tài chính)

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NĂM 200...

(Kèm theo công văn số.... ngày... tháng.... năm 200... của UBND Xã (Thị trấn)

ĐV: 1000 đồng

Kế hoạch

Địa

Tổng dự

Kế hoạch

Khối lượng thực hiện đến 31/12 năm trước

Dự kiến số vốn được

thanh toán

Dự kiến kế hoạch năm 200...

Ghi

TT

điểm

toán

năm

Luỹ kế

Trong

Luỹ kế

Trong năm

kế hoạch

Tổng

Trong đó

chú

Tên dự

xây

được

báo cáo

từ khởi

năm kế

từ khởi

Tổng

Trong

đó

số

Vốn đầu

Vốn NS

Vốn huy

án

dựng

duyệt

công

hoạch

công

số

Vốn NS

Vốn huy động

tư xã

cấp trên

động

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

TỔNG SỐ:

I

Dự án A1

1

Xây lắp

2

Thiết bị

3

Chi phí khác

I

Dự án A2

1

Xây lắp

2

Thiết bị

3

Chi phí khác

III

Dự án A3

...

Người lập biểu

(Ghi rõ họ, tên)

Ngày...... tháng.......năm 200..

Chủ tịch UBND Xã (Thị trấn)

(Ký tên, đóng dấu)

UBND huyện......

Phòng Tài chính

Số:..... BC/TH KHX

MẪU SỐ 02 BC/ THKHX

(Kèm theo TT số 106/2003/TT-BTC ngày 07 tháng 11 năm 2003 của Bộ Tài chính)

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XDCB CỦA CÁC XÃ, THỊ TRẤN NĂM 200...

Đơn vị: 1000 đồng

Kế hoạch năm 200... của xã (thị trấn)

Dự kiến kế hoạch năm 200... đối với các xã (thị trấn) do phòng tài chính huyện đề xuất

TT

Tên dự án

Địa điểm

Tổng dự toán

Trong đó

Trong đó

Ghi chú

xây dựng

được duyệt

Tổng số

Vốn đầu tư

của xã

Vốn ngân sách cấp trên

Vốn huy động

Tổng số

Vốn đầu tư của xã

Vốn ngân sách cấp trên

Vốn huy động

A

B

c

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

TỔNG SỐ:

I

Xã A

1

Dự án A1

2

Dự án A2

II

Xã B

1

Dự án B1

2

Dự án B2

...

Người lập biểu

(Ghi rõ họ, tên)

Ngày...... tháng ..... ..năm 200..

Trưởng phòng tài chính

(Ký tên, đóng dấu)

( Ký tên, đóng dấu)


UBND Xã, thị trấn...

Số:......... BC/THKHX

MẪU SỐ 03 BC/ THKHX

(Kèm theo TT số 106/2003/TT-BTC ngày 07 tháng 11 năm 2003 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
3 THÁNG (6 THÁNG, 9 THÁNG, CẢ NĂM) CÁC DỰ ÁN XÃ, THỊ TRẤN

ĐV: 1000 đồng

TT

Tên dự án

Địa điểm xây dựng

Tổng dự toán được duyệt

Kế hoạch Vốn ĐT năm 200..

Khối lượng thực hiện đầu kỳ

báo cáo

Số vốn được thanh toán

Giá trị KLTH để xã cấp vốn nhưng chưa có khối lượng thanh toán

Ghi chú

Luỹ kế từ khởi công

Trong kỳ kế hoạch

Luỹ kế từ khởi công

Trong kỳ kế hoạch

Luỹ kế từ khởi công

Trong kỳ kế hoạch

Tổng số

Trong đó

Tổng số

KLTH trong kỳ KH

Vốn đầu tư xã

Vốn NS cấp trên

Vốn huy động

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

TỔNG SỐ:

I

Dự án A1

1

Xây lắp

2

Thiết bị

3

Chi phí khác

I

Dự án A2

1

Xây lắp

2

Thiết bị

3

Chi phí khác

...

Xác nhận của KBNN

(ghi số liệu thực thanh toán so với biểu mẫu)

(Ký tên, đóng dấu)

Người lập biểu

(Ghi rõ họ, tên)

Ngày...... tháng ......năm 200..

Chủ tịch UBND Xã, Thị trấn

(Ký tên, đóng dấu)



UBND huyện......

Phòng Tài chính

Số:..... BC/TH KHX

MẪU SỐ 04 BC/THKHX

(Kèm theo TT số 106/2003/TT-BTC ngày 07 tháng 11 năm 2003 của Bộ Tài chính)

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
3 THÁNG (6 THÁNG, 9 THÁNG, CẢ NĂM) CỦA CÁC XÃ (THỊ TRẤN) NĂM
200...

(Kèm theo văn bản báo cáo của Phòng Tài chính huyện)

ĐV: 1000 đồng

Địa

Tổng dự

Kế hoạch

Khối lượng thực hiện đầu kỳ

báo cáo

Số vốn được thanh toán

Giá trị KLTH để xã cấp vốn nhưng chưa có khối lượng thanh toán

Đề xuất của

TT

Tên dự án

điểm

toán

Vốn ĐT

Luỹ kế

Trong kỳ

Luỹ kế

Trong kỳ kế

hoạch

Luỹ kế từ

Trong kỳ kế hoạch

phòng

xây

được

năm 200..

từ khởi

kế hoạch

từ khởi

Tổng

Trong

đó

khởi

Tổng

KLTH

Tài

dựng

duyệt

công

công

số

Vốn đầu tư xã

Vốn NS cấp trên

Vốn huy động

công

số

trong kỳ KH

chính huyện

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

TỔNG SỐ:

I

Xã A

1

Dự án A1

2

Dự án A2

II

Xã B

1

Dự án B1

2

Dự án B2

...

Người lập biểu

(Ghi rõ họ, tên)

Ngày...... tháng.......năm 200..

Trưởng phòng Tài chính huyện

( Ký tên, đóng dấu )

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 106/2003/TT-BTC hướng dẫn quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc xã, thị trấn do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 106/2003/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 07/11/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Nguyễn Công Nghiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 184
  • Ngày hiệu lực: 28/11/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 10/08/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản