- 1Sắc lệnh số 13 về việc tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 2Sắc lệnh số 69/SL về việc những bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bào chữa cho, trước các toà án thường và toà án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- 3Luật đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân 1957
- 4Nghị định 99-HCTP năm 1957 sửa đổi Nghị định 12-NĐ/VHC về ấn định cấp phí cho bào chữa và Nghị định 58-HCTP về ấn định cấp phí cho Hội thẩm nhân dân do Bộ trưởng Bộ Tư pháp-Bộ trưởng Bộ Nội vụ-Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TƯ PHÁP | VIỆT |
Số: 101/HCTP | Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 1957 |
VỀ VIỆC TỔ CHỨC BÀO CHỮA VIÊN NHÂN DÂN
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Kính gửi: | -Các Uỷ ban Hành chính |
Thi hành thông tư số 2225-HCTP ngày 24 tháng 10 năm 1956 về “Chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị can”, các toà án đều đảm bảo quyền tự bào chữa của bị can trong công tác điều tra cũng như xét xử, một số tòa án cũng đã cố gắng cử người bênh vực cho bị can trong một số vụ án quan trọng. Nói chung, trong thời gian vừa qua, các tòa án đều có ý thức coi trọng quyền tự do bào chữa của bị can; nhưng việc thực hiện quyền ấy cũng còn nhiều thiếu sót:
- Ở nhiều nơi không có tổ chức bào chữa viên, các tòa án gặp khó khăn mỗi khi cần cử người bào chữa, cho nên nhiều trường hợp bị can không có người bào chữa tuy luật có quy định trong những trường hợp ấy bị can phải được cử người bào chữa cho họ.
- Việc cử người bào chữa cho bị can có khi còn hình thức hoặc ít tác dụng vì người được cử ra bệnh vực cho bị can chưa được học tập, chưa nhận thức rõ được nhiệm vụ của mình.
để thực hiện được đầy đủ và thiết thực hơn quyền bào chữa của bị can, bảo đảm chế độ pháp trị dân chủ của ta, các tòa án trong thời gian tới cần chú trọng tổ chức công tác bào chữa trước các phiên tòa. Sau đây Bộ đề ra mấy ý kiến:
1) Những trường hợp cần phải cử người bào chữa cho bị can:
Sắc lệnh 13 ngày 24-1-1946 tổ chức các tòa án có quy định:
“Trong các việc đại hành, nếu bị can không có ai bênh vực thì ông Chánh án sẽ cử một luật sư bào chữa cho bị can”.
Sắc lệnh 69 ngày 18-6-1949 nhằm đảm bảo hơn nữa quyền bào chữa của bị can có quy định việc cử người bào chữa cho bị can một cách rộng rãi hơn, không chỉ trong việc đại hình mà trong bất cứ việc nào, “nếu bị can không có ai bênh vực, ông Chánh có thể tự mình hoặc theo lời yêu cầu của bị can, cử một người bào chữa cho bị can”.
Hiện nay vì hoàn cảnh tổ chức bào chữa của ta còn thiếu chưa thực hiện được rộng rãi việc cử người bào chữa cho bị can đúng với tinh thần sắc lệnh 63 nói trên, nhưng ít nhất trong những việc “đại hình” phải có người bào chữa cho bị can như sắc lệnh 13 đã quy định. Nay có thể coi như loại việc “đại hình” cần phải có người bào chữa cho bị can, các vụ phạm đến an toàn Nhà nước (tức các vụ án về chính trị) và những vụ thường phạm mà luật lệ quy định hình phạt trên 5 năm tù, nói ở đạo luật mới ngày 24 tháng 1 năm 1957 về bảo đảm quyền tự do thân thể.
2) Lập danh sách bào chữa viên:
Trong lúc chưa có sự sửa đổi gì về chế định bào chữa của nhân dân ta, thì vẫn phải thi hành các sắc lệnh 69 ngày 18 tháng 6 năm 1949 và nghị định 1/NĐ-VY ngày 12 tháng 1 năm 1950 tổ chức bào chữa viên nhân dân.
Theo nghị định này, hằng năm Ủy ban Hành chính tỉnh hay thành phố và ông Chánh án lập ra một danh sách các người trong tỉnh có đủ điều kiện và bằng lòng đứng ra bào chữa trong các phiên Tòa.
Gần đây, theo kinh nghiệm của một số Tòa án, muốn cho việc tổ chức bào chữa viên được kết quả thì Tòa án với sự giúp đỡ của Ủy ban Hành chính, đặt kế hoạch vận động một số cán bộ tình nguyện ghi tên làm bào chữa viên, đồng thời trình bày cho các đoàn thể nhân dân nhận rõ nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng tổ chức bào chữa nhân dân để các đoàn thể nhân dân sẵn sàng cử một số cán bộ có đủ khả năng làm bào chữa viên. Tuỳ tình hình công việc xét xử ở mỗi nơi nhiều hay ít mà lấy một số bào chữa viên từ 5 đến 10 người hoặc được nhiều hơn nữa thì việc chỉ định người bào chữa trước các phiên Tòa càng bớt khó khăn. Để cho các người tình nguyện hoặc do cơ quan đoàn thể giới thiệu làm bào chữa viên có trách nhiệm rõ ràng thì Ủy ban Hành chính, và ông Chánh án lập thành danh sách công nhận, cho yết tại trụ sở Tòa án sở quan, và nên công bố cho nhiều người được biết.
Lại cần làm cho các đoàn thể chú trọng đến việc cử cán bộ của đoàn thể mình đứng ra bênh vực giúp đỡ cho những đoàn viên của mình bị truy tố trước các Tòa án hoặc trong các việc kiện. Việc đó sẽ có lợi cho công tác củng cố đoàn thể, tăng cường tinh thần tương trợ đoàn kết trong nội bộ.
Ở những nơi không có tổ chức luật sư và trong lúc chưa có danh sách bào chữa viên, Ủy ban Hành chính sẽ giúp Tòa án cử người bào chữa cho bị can trong những trường hợp cần thiết.
Số việc xử sơ thẩm ở các tỉnh cần có người bào chữa rất nhiều. Vậy trước hết cần chú ý lập danh sách bào chữa viên ở các tỉnh. Nếu có chống án họ có thể tiếp tục bào chữa ở Tòa án Phúc thẩm.
(Về cấp phí cho bào chữa viên, vừa có Nghị định Liên bộ Tư pháp-Tài chính- Nội vụ số 99-HCTP ngày 28-8-1957 cho cán bộ chính quyền và đoàn thể nhân dân đã có lương hàng tháng được mời ra bào chữa được hưởng thù lao để bồi dưỡng và khuyến khích họ cố gắng nhận thêm nhiệm vụ bào chữa và làm tốt nhiệm vụ đó).
B- TỔ CHỨC HỌC TẬP CHO BÀO CHỮA VIÊN
Sau khi đã có danh sách, Tòa án với sự giúp đỡ của Ủy ban Hành chính sẽ tổ chức học tập ngắn hạn cho các bào chữa viên. Cuối cuộc học tập, Tòa án và các bào chữa viên thảo luận để quy định lề lối làm việc giữa Tòa án với bào chữa viên và sự phân công giữa các bào chữa viên v.v. .(Tài liệu học tập cho bào chữa viên sẽ do Bộ cung cấp). Tòa án cần chú ý theo dõi giúp đỡ ý kiến để các bào chữa viên phục vụ được tốt trong phạm vi nhiệm vụ của mình, và tiếp tục thường xuyên bồi dưỡng bào chữa viên về nghiệp vụ cũng như về lập trường bằng những cuộc kiểm điểm về công tác bào chữa sau mỗi phiên Tòa; bằng cách học tập hoặc phổ biến những tài liệu, văn bản về tư pháp cần thiết cho các công tác của bào chữa viên: mời dự các cuộc hội nghị quan trọng về tư pháp cũng như đối với Hội thẩm nhân dân v.v…
Các tòa án sẽ gửi cho Bộ một bản danh sách bào chữa viên để theo dõi và báo cáo cho Bộ biết những kinh nghiệm vận động, lựa chọn và huấn luyện bào chữa viên…Gặp khó khăn trở ngại hoặc có ý kiến gì về việc xây dựng tổ chức bào chữa thì cũng cho Bộ biết.
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
- 1Thông tư 2225-HCTP năm 1956 về chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị can do Bộ Tài chính ban hành
- 2Sắc lệnh số 13 về việc tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 3Sắc lệnh số 69/SL về việc những bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bào chữa cho, trước các toà án thường và toà án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành
- 4Sắc lệnh số 144/SL về việc mở rộng quyền bào chữa cho các bị cáo trước các toà án do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành
- 5Luật đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân 1957
- 6Nghị định 99-HCTP năm 1957 sửa đổi Nghị định 12-NĐ/VHC về ấn định cấp phí cho bào chữa và Nghị định 58-HCTP về ấn định cấp phí cho Hội thẩm nhân dân do Bộ trưởng Bộ Tư pháp-Bộ trưởng Bộ Nội vụ-Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 101/HCTP năm 1957 về việc tổ chức bào chữa viên nhân dân do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 101/HCTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/08/1957
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Vũ Đình Hoè
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 38
- Ngày hiệu lực: 13/09/1957
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định