Hệ thống pháp luật

BỘ THƯƠNG MẠI
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 10/TM-QLTT

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1995

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 23/1/1995, Chính phủ ban hành nghị định số 10/CP về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường. Thi hành điều 10 nghị định nói trên, Bộ Thương mại sau khi thống nhất với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (công văn số 68/TCCP-TC ngày 18/4/1995) hướng dẫn cụ thể về tổ chức chi cục quản lý thị trường và đội quản lý thị trường ở địa phương như sau:

I- VỀ TỔ CHỨC

1. Tổ chức chi cục quản lý thị trường:

a) Nghị định số 10/CP quy định thành lập chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại trên cơ sở tổ chức lại bộ máy chuyên trách của ban chỉ đạo quản lý thị trường tỉnh, thành phố hiện có. căn cứ quy định trên và thông tư này các tỉnh, thành phố quyết định cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của chi cục quản lý thị trường.

Chi cục quản lý thị trường do chi cục trưởng (chức danh phó giám đốc sở) phụ trách, có từ 1 đến 2 phó chi cục trưởng giúp việc được bổ nhiệm và miễn nhiệm theo điều 3 nghị định số 10/CP.

Chi cục quản lý thị trường có con dấu và tài khoản tại kho bạc nhà nước.

+ Tùy theo yêu cầu kế hoạch, kiểm tra kiểm soát đã được duyệt, đội phối hợp với các lực lượng khác hoặc chủ trì sự phối hợp để tiến hành kiểm tra một vụ việc hoặc một công việc trong một thời gian nhất định. không tổ chức đội quản lý thị trường liên ngành. riêng các trạm cố định liên ngành để kiểm tra vận chuyển hàng hóa ra vào vùng biên giới theo quy định riêng.

+ Đội quản lý thị trường do đội trưởng phụ trách và có từ 1 đến 2 đội phó giúp việc do chi cục trưởng đề nghị giám đốc Sở Thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm. Đội quản lý thị trường có trụ sở làm việc, sử dụng con dấu và mở tài khoản tại kho bạc nhà nước.

+ Đội quản lý thị trường không tổ chức bộ máy giúp việc riêng. ngoài một cán bộ chuyên trách làm công tác kế toán của đội, số còn lại đều trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và có thể được đội trưởng giao kiêm nhiệm thêm một số công việc khác ở đội.

II- VỀ NHIỆM VỤ VỠ QUYỀN HẠN

1. Chi cục quản lý thị trường:

Chi cục quản lý thị trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo điều 5 nghị định số 10/CP quy định. Bộ hướng dẫn cụ thể thêm như sau:

a) Về kiểm tra:

- Kiểm tra, kiểm soát việc tuân theo luật đối với các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố để ngăn chăn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm pháp luật.

- Xây dựng các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn theo yêu cầu công tác trong từng thời gian, từng vụ việc theo sự chỉ đạo của sở, của Ủy ban nhân dân và của Bộ Thương mại;

- Trực tiếp điều hành các đội quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát theo các kế hoạch đã được duyệt;

- Được xử phạt hành chính đối với các vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại theo thẩm quyền và luật pháp quy định và chịu trách nhiệm về các quyết định đó.

- Kiến nghị, đề xuất kịp thời với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương về kế hoạch, biện pháp tổ chức thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hóa theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vụ vi phạm trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố.

b) Về tổ chức và quản lý lực lượng:

- Trực tiếp chỉ đạo và quản lý hoạt động của các đội quản lý thị trường trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, xử lý theo đúng các quy định của pháp luật.

- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức thuộc biên chế của chi cục.

c) Về quản lý tài chính:

- Xây dựng các kế hoạch tài chính trong từng thời gian để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Quản lý, phân bổ, sử dụng kinh phí cấp theo đúng quy định của nhà nước.

- Quản lý tài sản, trang bị, ấn chỉ, tài liệu được giao và thực hiện công tác xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường địa phương.

- Theo dõi, kiểm tra việc thu, chi tài chính của các đội quản lý thị trường.

- Quản lý qũi chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật của lực lượng quản lý thị trường địa phương.

d) Giúp giám đốc Sở Thương mại chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ở địa phương có chức năng quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép theo qui chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành.

e) Tổ chức thông tin, xử lý thông tin và thực hiện chế độ báo cáo với giám đốc Sở Thương mại, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Thương mại.

2. Đội quản lý thị trường:

Đội quản lý thị trường là tổ chức trực tiếp kiểm tra, kiểm soát thị trường , chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn quận, huyện hoặc liên huyện. theo sự điều hành của chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường, đội quản lý thị trường có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành pháp luật nhà nước trên địa bàn phân công phụ trách.

- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

- Phối hợp với các cơ quan ở quận, huyện và các lực lượng có chức năng khác để xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn huyện.

- Quản lý lao động và tài sản, trang bị, hồ sơ, tài liệu và các ấn chỉ của đội.

- Thống kê, báo cáo công tác với chi cục và ủy ban nhân dân quận, huyện sở tại.

Thẩm quyền xử phạt hành chính của đội quản lý thị trường sẽ quy định văn bản riêng. trong khi chưa có quy định mới về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của qủan lý thị trường các cấp, đội quản lý thị trường áp dụng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hiện hành.

III- VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, QUAN HỆ CÔNG TÁC

Để thống nhất sự quản lý và chỉ đạo hệ thống tổ chức quản lý thị trường ở địa phương, Bộ Thương mại cụ thể hóa việc phân cấp quản lý lực lượng quản lý thị trường ở địa phương như sau:

1. Bộ Thương mại chỉ đạo và quản lý thống nhất lực lượng quản lý thị trường về: tổ chức, nghiệp vụ, tiêu chuẩn công chức, trang bị. cơ quan trực tiếp giúp bộ trưởng bộ thương mại thực hiện việc này là cục quản lý thị trường trực thuộc bộ.

Cục quản lý thị trường có trách nhiệm giúp bộ theo dõi, quản lý tổ chức, tiêu chuẩn công chức, chế độ trang phục; ấn chỉ; hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ; thanh tra, kiểm tra hoạt động; cấp thẻ kiểm soát thị trường đối với lực lượng quản lý thị trường ở địa phương.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ về công tác quản lý thị trường tại địa phương. Vì vậy chi cục quản lý thị trường chịu sự quản lý và chỉ đạo, kiểm tra của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trên các mặt thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý thị trường xây dựng lực lượng quản lý thị trường và thực hiện các chế độ, chính sách đối với lực lượng quản lý thị trường địa phương. Cơ quan trực tiếp giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện việc này là sở thương mại.

Giám đốc Sở Thương mại quản lý trực tiếp chi cục quản lý thị trường về tổ chức, biên chế, kế hoạch hoạt động của chi cục, công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm của lực lượng quản lý thị trường ở địa phương, thực hiện chế độ chính sách đối với lực lượng quản lý thị trường ở địa phương.

3. Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện việc quản lý nhà nước đối với thị trường trên địa bàn quận, huyện có trách nhiệm phối hợp với sở thương mại tham gia quản lý giám sát hoạt động của đội quản lý thị trường đóng trên địa bàn quận, huyện và tạo điều kiện để đội quản lý thị trường thực hiện tốt nhiệm vụ kỉêm tra , kiểm soát trên địa bàn huyện.

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường ở địa phương, chi cục quản lý thị trường, đội quản lý thị trường phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan ở quận, huỵên, thị xã trên các mặt công tác sau:

- Xây dựng phương án, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn quận, huyện.

- Tổ chức kỉêm tra, phát hiện, ngăn chăn và xử lý các vụ vi phạm.

- Quản lý công chức, viên chức và giải quyết các điều kiện vật chất cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng quản lý thị trường địa phương.

- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã về tổ chức quản lý thị trường thuộc địa bàn .

IV- VỀ CHẾ ĐỘ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

1. Biên chế quản lý thị trường địa phương thuộc biên chế quản lý nhà nước. Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, giám đốc Sở Thương mại và Trưởng ban tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân quyết định biên chế của quản lý thị trường địa phương, trong tổng số biên chế được giao, chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường bố trí sắp xếp biên chế của chi cục và các đội quản lý thị trường đảm bảo hiệu qủa công tác và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh, thành phố.

2. Lực lượng quản lý thị trường ở địa phương có kinh phí hoạt động riêng do ngân sách nhà nước cấp. Chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường có trách nhiệm phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí được cấp theo đúng quy định của nhà nước.

Chi cục quản lý thị trường được trích lập qũi chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật của quản lý thị trường địa phương theo quy định của chính phủ. Các khoản thu được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của chi cục và đội quản lý thị trường ở địa phương đều nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính tại kho bạc nhà nước.

3. Công chức viên chức quản lý thị trường ở địa phương được hưởng lương theo ngạch công chức do chính phủ quy định. trong thời gian chờ chính phủ ban hành bảng lương các ngạch công chức viên chức quản lý thị trường thì lực lượng quản lý thị trường địa phương vận dụng xếp lương theo hướng dẫn tạm thời của ban tổ chức - cán bộ chính phủ.

Kế toán, kho qũi, lái xe, văn thư, đánh máy, phục vụ thì tuyển dụng, xếp lương theo tiêu chuẩn ngạch bậc công chức, viên chức hành chính tương ứng hiện hành.

4. Công chức quản lý thị trường ở địa phương được trang bị đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu của quản lý thị trường thống nhất trên cả nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại và Bộ Tài chính. Những công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên thị trường được Bộ Thương mại (Cục trưởng Cục quản lý thị trường) cấp thẻ kiểm tra thị trưởng để làm nhiệm vụ.

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ nghị định số 10/CP của Chính phủ và hướng dẫn của thông tư này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có quyết định cụ thể về tổ chức bộ máy chi cục quản lý thị trường và thành lập các đội quản lý thị trường ở địa phương; đồng thời chỉ đạo các Sở Thương mại, Ban chỉ đạo quản lý thị trường, Ban tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố, Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức thực hiện để chi cục và đội quản lý thị trường ở địa phương sớm đi vào hoạt động theo hệ thống tổ chức mới. Khi sắp xếp tổ chức phải đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, không để vịêc kiểm tra , kiểm soát thị trường bị gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở địa phương.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. trong quá trình triển khai tổ chức quản lý thị trường ở địa phương, nếu có vướng mắc sở thương mại trực tiếp báo cáo bộ thương mại để xử lý./.

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Lê Văn Triết

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 10/TM-QLTT-1995 hướng dẫn về tổ chức quản lý thị trường ở địa phương do Bộ Thương mại ban hành

  • Số hiệu: 10/TM-QLTT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 19/04/1995
  • Nơi ban hành: Bộ Thương mại
  • Người ký: Lê Văn Triết
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản