Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2022/TT-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2022 |
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, gồm:
a) Nhóm chức danh đạo diễn nghệ thuật: Đạo diễn sân khấu; đạo diễn điện ảnh; biên đạo múa; huấn luyện múa; sáng tác, chỉ huy âm nhạc; biên kịch.
b) Nhóm chức danh diễn viên: Diễn viên hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mã số các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh
1. Nhóm chức danh đạo diễn nghệ thuật, bao gồm:
a) Đạo diễn nghệ thuật hạng I - Mã số: V.10.03.08
b) Đạo diễn nghệ thuật hạng II - Mã số: V.10.03.09
c) Đạo diễn nghệ thuật hạng III - Mã số: V.10.03.10
d) Đạo diễn nghệ thuật hạng IV - Mã số: V.10.03.11
2. Nhóm chức danh diễn viên, bao gồm:
a) Diễn viên hạng I - Mã số: V.10.04.12
b) Diễn viên hạng II - Mã số: V.10.04.13
c) Diễn viên hạng III - Mã số: V.10.04.14
d) Diễn viên hạng IV - Mã số: V.10.04.15
1. Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh; có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
3. Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với công chúng; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
4. Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
5. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Điều 4. Đạo diễn nghệ thuật hạng I - Mã số: V.10.03.08
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì xây dựng kịch bản, dàn dựng, chỉ huy các tác phẩm, chương trình sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có quy mô lớn;
b) Phát hiện khuynh hướng nghệ thuật mới, xác định khuynh hướng nghệ thuật của chuyên ngành; xác định và chỉ đạo tính thống nhất về phong cách nghệ thuật của đơn vị;
c) Chủ trì tổ chức đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản, chỉ đạo việc xây dựng kịch bản phân cảnh, dàn dựng sân khấu, biên đạo múa, dàn dựng âm nhạc; chọn diễn viên, cộng tác viên; chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan nhằm thống nhất ý tưởng sáng tạo, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm, chương trình;
d) Tổ chức việc xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất; tổ chức sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dàn dựng tác phẩm, chương trình; tổ chức trình duyệt, sửa chữa nâng cao, bàn giao tác phẩm, chương trình;
đ) Theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm, chương trình sau khi đưa ra công chúng để tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm, chương trình; tổng kết kinh nghiệm những tác phẩm, chương trình đã dàn dựng tại đơn vị; tham gia tổng kết kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên ngành.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức đạo diễn nghệ thuật.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Nắm vững kiến thức tổng hợp về các loại hình văn học nghệ thuật; đặc trưng, đặc điểm của các môn nghệ thuật; các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật ở trong và ngoài nước liên quan đến nghiệp vụ;
c) Có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sáng tác, dàn dựng, chỉ huy;
d) Có năng lực chỉ đạo, khả năng nghiên cứu và phối hợp với đồng nghiệp trong tổ chức các hoạt động chuyên môn; có khả năng đề xuất các giải pháp sáng tạo nghệ thuật.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng I:
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II hoặc tương đương có ít nhất 02 tác phẩm, chương trình dàn dựng được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận về chất lượng nghệ thuật hoặc có ít nhất 02 tác phẩm, chương trình dàn dựng được tặng giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc (hoặc c ấp quốc gia).
- Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật.
Điều 5. Đạo diễn nghệ thuật hạng II - Mã số: V.10.03.09
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kịch bản, dàn dựng, chỉ huy các tác phẩm, chương trình sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật; có quy mô lớn và vừa. Đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản: xây dựng ý tưởng đạo diễn, kịch bản phân cảnh, biên đạo, âm nhạc; chọn diễn viên, cộng tác viên;
b) Chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan thống nhất ý tưởng sáng tạo, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm, chương trình;
c) Xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất; sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dàn dựng tác phẩm, chương trình; tổ chức trình duyệt, sửa chữa nâng cao, bàn giao tác phẩm, chương trình;
d) Tổng kết kinh nghiệm những tác phẩm, chương trình đã dàn dựng và khuynh hướng nghệ thuật; xây dựng và hình thành tính thống nhất về phong cách nghệ thuật của đơn vị; theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm, chương trình sau khi đưa ra công chúng để tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm, chương trình.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức đạo diễn nghệ thuật.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Nắm vững các hình thức, phương pháp sáng tác và các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ liên quan;
c) Có kinh nghiệm trong sáng tác, dàn dựng, chỉ huy;
d) Có khả năng nghiên cứu và phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II:
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III hoặc tương đương có ít nhất 01 tác phẩm, chương trình dàn dựng được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận về chất lượng nghệ thuật hoặc có ít nhất 01 tác phẩm, chương trình dàn dựng được tặng giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp (hoặc cấp quốc gia).
- Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật.
Điều 6. Đạo diễn nghệ thuật hạng III - Mã số: V.10.03.10
1. Nhiệm vụ:
a) Tham gia xây dựng kịch bản, dàn dựng, chỉ huy các tác phẩm, chương trình sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật; có quy mô vừa và nhỏ. Đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản: xây dựng ý tưởng đạo diễn, kịch bản phân cảnh; chọn diễn viên, cộng tác viên;
b) Chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan thống nhất ý tưởng sáng tạ o, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm, chương trình được giao;
c) Xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất; sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dàn dựng tác phẩm, chương trình; tổ chức trình duyệt, sửa chữa nâng cao, bàn giao tác phẩm, chương trình;
d) Theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm, chương trình sau khi đưa ra công chúng để tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm, chương trình.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh ”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức đạo diễn nghệ thuật.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Nắm được các hình thức và phương pháp sáng tác;
c) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;
d) Có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao hiệu quả công tác nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III:
Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Điều 7. Đạo diễn nghệ thuật hạng IV - Mã số: V.10.03.11
1. Nhiệm vụ:
a) Triển khai ý tưởng đạo diễn hạng trên về: Phân tích, xử lý kịch bản phân cảnh, âm nhạc, chọn diễn viên, cộng tác viên; sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng kịch bản, âm nhạc, dàn dựng tác phẩm, chương trình;
b) Tham gia xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất; theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm, chương trình sau khi đưa ra công chúng rộng rãi nhằm tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm, chương trình;
c) Tham gia chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan thống nhất ý tưởng sáng tạo, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm, chương trình.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức đạo diễn nghệ thuật.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Nắm được các thành tựu khoa học cơ bản liên quan đến nghiệp vụ;
c) Nắm được các hình thức và phương pháp sáng tác;
d) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
Điều 8. Diễn viên hạng I - Mã số: V.10.04.12
1. Nhiệm vụ:
a) Đảm nhiệm những vai diễn chính, có diễn xuất nội tâm đa chiều, phức tạp của các chương trình, tác phẩm sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao; có quy mô lớn;
b) Thể hiện ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật có những sáng tạo độc đáo cho những nhân vật chính được phân công đảm nhiệm và các nhân vật liên quan trên cơ sở ý tưởng của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc;
c) Nghiên cứu sâu nội dung kịch bản, tác phẩm; thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện sâu sắc chân thực vai diễn, tiết mục;
d) Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức theo sự phân công và thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
đ) Tổng kết kinh nghiệm những vai diễn, tiết mục đã thực hiện; tham gia tổng kết đúc rút kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên môn.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có tài năng nghệ thuật xuất sắc về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, vận dụng có hiệu quả vào việc sáng tạo hình tượng nghệ thuật; hiểu sâu đặc trưng, đặc điểm các môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
d) Có năng lực chỉ đạo, khả năng nghiên cứu và phối hợp với đồng nghiệp trong tổ chức các hoạt động chuyên môn;
đ) Có khả năng đề xuất giải pháp sáng tạo nghệ thuật.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I:
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạn g;
b) Đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II hoặc tương đương có ít nhất 02 giải thưởng diễn viên xuất sắc được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận hoặc có ít nhất 02 vai diễn, tiết mục được giải thưởng cao nhất trong các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc (hoặc cấp quốc gia).
- Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật.
Điều 9. Diễn viên hạng II - Mã số: V.10.04.13
1. Nhiệm vụ:
a) Đảm nhiệm tốt vai diễn được phân công;
b) Tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu sâu nhân vật chính được phân công đảm nhiệm và các nhân vật liên quan, dưới sự giúp đỡ của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc để thể hiện ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật, có những sáng tạo xuất sắc;
c) Thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
d) Thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện sâu sắc, chân thực vai diễn, tiết mục;
đ) Tổng kết kinh nghiệm những vai diễn, tiết mục đã thực hiện.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có tài năng nghệ thuật về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, vận dụng vào việc sáng tạo hình tượng nghệ thuật; đặc trưng cơ bản và đặc điểm của các môn nghệ thuật kết hợp, kiến thức cơ bản về các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
d) Có khả năng nghiên cứu, đề xuất và phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II:
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III hoặc tương đương có ít nhất 01 giải thưởng diễn viên xuất sắc được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận hoặc có ít nhất 01 vai diễn, tiết mục được giải thưởng cao nhất trong các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc (hoặc cấp quốc gia).
- Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật.
Điều 10. Diễn viên hạng III - Mã số: V.10.03.10
1. Nhiệm vụ:
a) Đảm nhiệm vai diễn được phân công;
b) Tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu nhân vật được phân công, đảm nhiệm dưới sự chỉ dẫn của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật có sáng tạo;
c) Thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
d) Thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện chân thực vai diễn, tiết mục.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có năng khiếu về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Nắm được kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, đặc trưng cơ bản của các môn nghệ thuật kết hợp, kiến thức cơ bản về các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
d) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III:
Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV hoặc tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh diễn viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Điều 11. Diễn viên hạng IV- Mã số: V.10.04.15
1. Nhiệm vụ:
a) Đảm nhiệm vai diễn được phân công;
b) Tìm hiểu nội dung kịch bản, nghiên cứu nhân vật được phân công, dưới sự chỉ dẫn của đạo diễn, biên đạo, huấn luyện múa, chỉ huy âm nhạc thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật;
c) Thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ trong luyện tập, sơ duyệt, tổng duyệt và biểu diễn;
d) Thâm nhập thực tế cuộc sống để nâng cao kiến thức, thể hiện chân thực vai diễn, tiết mục.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có năng khiếu về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Có kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành, đặc trưng cơ bản của các môn nghệ thuật;
d) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn.
XẾP LƯƠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN VÀ ĐIỆN ẢNH
1. Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức.
2. Khi bổ nhiệm và xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Đối với chức danh đạo diễn nghệ thuật:
- Chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
- Chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
- Chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
b) Đối với chức danh diễn viên:
- Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
- Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
- Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
2. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh thì thực hiện xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:
a) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III hoặc diễn viên hạng III: xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1;
b) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo thạc sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III hoặc diễn viên hạng III: xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, ngạch viên chức loại A1;
c) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III hoặc diễn viên hạng III: xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1;
d) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng IV hoặc diễn viên hạng IV: xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B;
đ) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng IV hoặc diễn viên hạng IV: xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B.
3. Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
1. Thông tư này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm rà soát các vị trí việc làm của đơn vị; quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo thẩm quyền phân cấp.
3. Các cơ sở, tổ chức, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có thể áp dụng quy định tại Thông tư này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ người làm việc về chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
Điều 15. Điều khoản chuyển tiếp
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh quy định tại Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
2. Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp các hạng viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh để xét chuyển chức danh nghề nghiệp, tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo quy định tại Thông tư này.
Điều 16. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2022.
2. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới đó.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thể dục thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành công tác xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Thông tư 21/2022/TT-BGDĐT về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức thiết bị, thí nghiệm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Thông tư 17/2022/TT-BVHTTDL quy định các mẫu văn bản trong hoạt động điện ảnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Thông tư 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức do Bộ Nội Vụ ban hành.
- 2Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 3Luật viên chức 2010
- 4Nghị định 17/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang
- 5Nghị định 79/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 6Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- 7Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 8Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 9Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 11Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thể dục thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 12Quyết định 2974/QĐ-BVHTTDL năm 2022 về đính chính Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 13Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành công tác xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 14Thông tư 21/2022/TT-BGDĐT về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức thiết bị, thí nghiệm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 15Thông tư 17/2022/TT-BVHTTDL quy định các mẫu văn bản trong hoạt động điện ảnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành
- Số hiệu: 10/2022/TT-BVHTTDL
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/10/2022
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
- Người ký: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/12/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra