Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2006/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2006 |
10/2006/TT-NHNN HƯỚNG DẪN VIỆC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG VAY ĐỂ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (sau đây viết tắt là Nghị định số 78/2006/NĐ-CP), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như sau:
a) Tổ chức tín dụng được cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
b) Khách hàng vay là các nhà đầu tư quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Điều 2 Nghị định số 78/2006/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 78/2006/NĐ-CP, Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
b) Tự cân đối nguồn vốn, ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
c) Thẩm định dự án đầu tư, các điều kiện vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng vay để quyết định cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
a) Có dự án đầu tư không thuộc Danh mục các lĩnh vực bị cấm, hạn chế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
b) Có đủ các điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và chuyển vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 4, khoản 1 Điều 23 Nghị định số 78/2006/NĐ-CP.
c) Có đủ các điều kiện vay vốn quy định tại Điều 7 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
d) Có vốn chủ sở hữu (bao gồm vốn của chủ sở hữu, các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối) tham gia vào tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài các nhu cầu vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ như sau:
a) Để góp vốn bằng tiền thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
b) Để chi phí, mua các tài sản ở Việt Nam và nước ngoài phục vụ cho dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, bao gồm: máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm và bán thành phẩm; giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ; các tài sản hợp pháp khác.
Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn của khách hàng để chi phí, mua các tài sản mà pháp luật Việt Nam cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài, tài sản mà pháp luật nước tiếp nhận đầu tư cấm hoặc hạn chế giao dịch.
a) Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
b) Trường hợp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của khách hàng vay hoặc bên thứ ba ở nước ngoài, tài sản của pháp nhân được hình thành từ dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thì các bên thực hiện theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam: tổ chức tín dụng nhận bảo đảm bằng tài sản ở nước ngoài phải có khả năng quản lý tài sản trong quá trình cho vay, xử lý được tài sản đó để thu hồi nợ, nếu khách hàng vay không trả được nợ.
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại
7. Thực hiện quy định về ngoại hối
Khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được chuyển số vốn vay ra nước ngoài để góp vốn thực hiện dự án đầu tư và chuyển vốn, lợi nhuận, các khoản thu nhập khác phát sinh từ dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài về Việt Nam để trả nợ vay. Trong quá trình cho vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tổ chức tín dụng và khách hàng vay thực hiện theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản quy phạm pháp luật khác về ngoại hối có liên quan.
Tổ chức tín dụng có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, trên cơ sở báo tài chính, các tài liệu khác có liên quan của khách hàng vay và pháp nhân được hình thành từ dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; kiểm tra trực tiếp tình hình hoạt động của dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tài sản bảo đảm (nếu có). Tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải có thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng về biện pháp kiểm tra, giám sát vốn vay phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm và tính chất khoản vay để bảo đảm an toàn, hiệu quả vốn cho vay.
9. Phân loại nợ, trích lập và xử lý rủi ro
Tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng các khoản cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
10. Áp dụng quy định về cho vay
Các quy định liên quan đến cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mà chưa quy định cụ thể tại Thông tư, các tổ chức tín dụng và khách hàng vay áp dụng quy định tại các văn bản: Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN; Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN; Quyết định số 966/2003/QĐ-NHNN ngày 22/8/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú; các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
a) Thông tư này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
b) Các tổ chức tín dụng căn cứ quy định tại Thông tư này ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phù hợp với điều kiện, đặc điểm hoạt động của mình; gửi các báo cáo về cho vay đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo kế toán và thống kê ngân hàng.
c) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng và khách hàng vay chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. THỐNG ĐỐC |
- 1Thông tư 36/2013/TT-NHNN Quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Thông tư 36/2018/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 210/QĐ-NHNN năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018
- 4Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Thông tư 36/2018/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 210/QĐ-NHNN năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN sửa đổi Khoản 6 Điều 1 Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN bổ sung Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Nghị định 78/2006/NĐ-CP về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
- 4Nghị định 138/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
- 5Quyết định 966/2003/QĐ-NHNN về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 7Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 8Thông tư 36/2013/TT-NHNN Quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Thông tư 10/2006/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 10/2006/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/12/2006
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 5 đến số 6
- Ngày hiệu lực: 16/01/2007
- Ngày hết hiệu lực: 15/02/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra