BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/1997/NN-TTPTLN-TT | Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 1997 |
Thực hiện Quyết định 786/TTg ngày 24-9-1997 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý gỗ pơ mu tồn đọng, căn cứ vào biên bản cuộc họp liên Bộ, ngành Nông nghiệp và PTNT, Thương mại, Nội vụ, Tổng cục Hải quan có đạ diện Văn phòng Chính phủ ngày 01-10-1997 thoả thuận để Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư hương dẫn thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện như sau:
1.1. Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ xem xét giải quyết số lượng gỗ pơ mu tồn đọng đã có trong Biên bản kiểm kê của Liên ngành tại thời điểm kiểm kê theo công điện số 72 ngày 12-11-1996 và văn bản số 4276-NN-PTLN/CV ngày 13-12-1996 về xác lập lại khối lượng gỗ pơ mu tồn kho.
Mọi trường hợp gỗ tồn rừng đều không được giải quyết.
1.2. Có đầy đủ chứng từ xác nhận về nguồn gốc gỗ hợp pháp của Chi cục Kiểm lâm nơi đưa gỗ vào sản xuất, chế biến.
1.3. Có giấy phép chế biến gỗ, lâm sản hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đúng ngành hàng phù hợp.
Để thực hiện đúng quy định tại Điều 1 của Quyết định 786/TTg; trên cơ sở gỗ đã được chứng minh là hợp pháp, sản phẩm xuất khẩu theo mục a, mục b, mục c được thực hiện như sau:
a. Đối với gỗ nguyên liệu là gỗ tròn, gỗ xẻ, cành ngọn, bìa bắp, bán thành phẩm: Chỉ được tiếp tục chế biến thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm theo quy định của Chính phủ tại công văn số 5986/KTN ngày 26-11-1996 của Văn phòng Chính phủ. b. Đối với các sản phẩm không đúng quy định của Chính phủ tại văn bản 5986/KTN ngày 26-11-1996 của Văn phòng Chính phủ, nhưng đã chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh thì được xem xét giải quyết cho xuất khẩu nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phải là sản phẩm hoàn chỉnh theo đúng tên gọi và công dụng, không phải là sản phẩm trá hình.
+ Có quy cách cụ thể, có tên gọi và có khối lượng đúng như đã ghi tại Biên bản kiểm kê (tại thời điểm kiểm kê nêu trên) của từng Doanh nghiệp.
c. Trường hợp các Doanh nghiệp không chế biến được thành những sản phẩm hoàn chỉnh, thì được phép nhượng bán lại cho các Doanh nghiệp khác theo hợp đồng kinh tế và chỉ được chế biến thành các sản phẩm đúng quy định như đã ghi ở mục a trên đây thì mới được xem xét giải quyết cho xuất khẩu.
3. Việc mua bán, vận chuyển được thực hiện như sau:
3.1. Về mua bán chuyển nhượng:
+ Chỉ có các Doanh nghiệp có giấy phép chế biến gỗ hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đúng ngành hàng mới được mua gỗ để chế biến xuất khẩu (bắt đầu từ thời điểm 24-9-1997).
+ Chỉ được nhượng bán lại trong số lượng đã có theo Biên bản kiểm kê. Đơn vị bên bán phải trừ lùi số lượng và có xác nhận của Chi cục Kiểm lâm sở tại; Đơn vị bên mua phải có hồ sơ gỗ nhập xưởng và xác nhận của của Chi cục Kiểm lâm nơi gỗ đưa vào sản xuất, chế biến.
3.2. Về vận chuyển gỗ và sản phẩm gỗ: Phải thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 11-LN/KL ngày 31-10-1995 của Bộ Lâm nghiệp trước đây nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4.1. Về khối lượng: Không thực hiện việc phân bổ chỉ tiêu gỗ xuất khẩu. Số lượng sản phẩm xuất khẩu được xác định theo Biên bản kiểm kê liên ngành (tại thời điểm kiểm kê nêu trên) và hồ sơ về nguồn gốc gỗ hợp pháp của từng doanh nghiệp.
4.2. Về thủ tục xuất khẩu: Hồ sơ xin xuất khẩu được gửi về Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Phát triển Lâm nghiệp), trên cơ sở công văn xin xuất khẩu sản phẩm kèm theo đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định hiện hành về xuất khẩu sản phẩm gỗ, Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản xác nhận về khối lượng và sản phẩm đúng quy định cho từng Doanh nghiệp. Căn cứ vào văn bản này, cơ quan Hải quan địa phương làm thủ tục xuất khẩu cho Doanh nghiệp và không yêu cầu bất cứ một giấy tờ nào khác.
4.3. Doanh nghiệp được trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu theo quy định hiện hành.
Việc chế biến và xuất khẩu hết số gỗ pơ mu tồn đọng được thực hiện đến ngày 24-3-1998 (là ngày đã mở Tờ khai, kiểm hoá, tính thuế, thông báo thuế và đã kẹp chì Hải quan).
Sau thời hạn trên, không xử lý bất cứ trường hợp nào và không có ngoại lệ.
6. Về trách nhiệm của các bộ ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố:
Để ngăn chặn việc khai thác, buôn lậu gỗ pơ mu tái diễn; việc chỉ đạo và kiểm tra quá trình chế biến, lưu thông, xuất khẩu hết số lượng gỗ pơ mu tồn đọng là thuộc trách nhiệm của mỗi Bộ ngành hữu quan và Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố theo chức năng đã được Thủ tướng Chính phủ quy định.
Bộ Nông nghiệp và PTNT giao trách nhiệm cho Cục Kiểm lâm và các chi cục Kiểm lâm phải thường xuyên theo dõi và phát hiện những sai trái để kịp thời báo cáo cấp trên xem xét, xử lý.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các địa phương đơn vị sẽ tuỳ theo tính chất sự việc và báo cáo kịp thời về Bộ, Ngành chức năng đúng tính chất của sự việc.
Mọi trường hợp phát sinh ngoài các quy định trên, các địa phương đơn vị phải báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Nhận được Thông tư hướng dẫn này, yêu cầu các địa phương đơn vị thông báo kịp thời cho các Doanh nghiệp có gỗ pơ mu tồn đọng trong địa bàn mình quản lý để tổ chức thực hiện, đảm bảo đúng yêu cầu khẩn trưởng, chặt chẽ và dứt điểm.
Nguyễn Văn Đẳng (Đã ký) |
Thông tư 10/1997/NN-TTPTLN-TT hướng dẫn Quyết định 786/TTg-1997 về xử lý gỗ pơ mu tồn động do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10/1997/NN-TTPTLN-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 11/10/1997
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Văn Đẳng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/10/1997
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định