Hệ thống pháp luật

BỘ NGOẠI GIAO-BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 0998–TT-LB

Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 1956

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

VỀ QUY ĐỊNH TẠM THỜI TIÊU CHUẨN LƯƠNG BỔNG TỐI THIỂU CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG TÁC Ở NƯỚC NGOÀI.

Hiện nay các cán bộ, công nhân viên công tác ở nước ngoài chưa được hưởng một chế độ lương bổng nhất thống nhất và chính thức, mỗi cơ quan thi hành một chế độ riêng như các cơ quan ở Trung quốc theo chế độ cung cấp, đa số các cơ quan khác theo chế độ củ của thang lương 25 bậc. Do đó mà quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chưa được chiếu cố đúng mức, nên có ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng và công tác.

Để giải quyết tình trạng không hợp lý trên, đồng thời để thống nhất việc sắp xếp cán bộ, công nhânviên công tác ở các cơ quan ngoài nước vào các thang lương chung theo tinh thần của nghị định số 650-TTg ngày 30-12-1955 và nghị định số 1042-TTg ngày 8-9-1956 của Thủ tướng Phủ, căn cứ vào tình hình tài chính của nước nhà, theo phương châm: kết hợp tiết kiệm và đảm bảo sự cần thiết công tác, chiếu cố đúng mực đến đời sống ở ngoài và tiến tới thăng bằng hợp lý lương bổng cho các cơ quan ở ngoài nước, Liên Bộ tạm quy định bản tiêu chuẩn lương bổng tối thiểu cho các cán bộ, công nhân viên công tác ở nước ngoài như sau :

I. – CÁCH TÍNH LƯƠNG BỔNG

(1) Vì giá hối đoái cũng như giá sinh hoạt ở mỗi nước một khác nên không thể quy định một số lượng chung bằng tiền nhất định cho các cơ quan ở ngoài mà phải lấy nhu cầu vật chất tối thiểu cần thiết của một nhân viên công tác để định lương tối thiểu. Các cơ quan ở ngoài căn cứ vào giá cả mua những thứ trong bản nhu cầu vật chất dưới đây để tính lương tối thiểu.

Số thứ tự

Các mục

Đơn vị

Tiêu thụ hàng tháng

Ghi chú



1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

A- Ăn tiêu
Xứ lạnh cũng như xứ nóng
Gạo(ở các nước Á châu)
Rau (1)
Thịt(2)
Tiêu vặt, tiền
B.- Quần áo cho xứ lạnh
Bộ rét trung bình
Bộ rét thường để làm việc
Bộ nực trung bình
Bộ nực thường
Bộ quần áo nịt
Áo len dài tay
Khăn quàng
Mũ dạ
Găng tay
Giầy da
Áo- sơ-mi
May ô
Quần đùi
Áo lót dài
Bít tất thường
Bít tất len
Py-da-ma
Chăn
Mùi soa
Màn
C.- Quần áo cho xứ nóng
Bộ rét trung bình
Bộ rét thường
Áo len dài tay
Bộ nực thường
Bộ nực trung bình
Khăn quàng
Mũ dạ
Găng tay
Sơ-mi
Py-da-ma
Giầy da
Mũ nực
Dép da
Bít tất vải
May-ô
Quần đùi
Mùi soa
Chăn
Màn



Kí- lô
-
-


1 bộ
1 –
1 –
1 –
1 –
1 cái
1 –
1 –
1 đôi
1 –
1chiếc
1 –
1 –
1 –
1 đôi
1 –
1 bộ
1chiếc
1 cái
1chiếc

1 bộ
1 –
1 chiếc
1 bộ
1 –
1 chiếc
1 –
1 đôi
1 cái
1 bộ
1 đôi
1 cái
1 đôi
1 –
1 cái
1 –
1 –
1 –
1 –



18
10
25/100


1/36
1/36
1/36
1/36
1/36
1/36
1/36
1/36
1/36
1/6
1/4
1/6
1/6
1/6
1/3
1/6
1/12
1/36
1/4
1/36

1/48
1/48
1/48
1/36
1/36
1/36
1/36
1/36
1/3
1/12
1/12
1/24
1/12
1/3
1/4
1/4
1/4
1/36
1/36



Nếu cơ quan đặt ở Âu Châu thì đổi là 9 cân gạo và 9 cân mì.

Tổng số từ khoản 1 đến khoản 3
Đồ trang phục này là của nhân viên thường nên chất lượng của những món trang phục phải là loại thương

















So với các sứ lạnh thì số quần áo không khác nhau mấy nhưng sức tiêu thụ có khác vì xứ nóng ít mặt quần áo rét hơn , mà mặc quần áo nực lại nhiều hơn, nhất là sơ-mi và quần áo lót.

CHÚ THÍCH: (1) Vì rau có nhiều loại và thời tiết khác nhau nên giá cả có thay đổi, giá rau ở bản kê này là rau loại trung bình và tính theo giá trung bình của mùa nóng và mùa lạnh . Ví dụ: Loại rau trung bình ở Liên xô là cải bắp: Giá một cân cải bắp mùa nực là 5 đồng, và mùa xuân là 10 đồng, thì tính theo giá trung bình 7 đồng 50 một cân.

(2) Loại thịt trung bình là tính theo giá trung bình thịt lợn và bò.

Ở những xứ lạnh cơ quan sẽ thu mua cho mỗi người mượn trong thời gian công tác ở đó nhửng thứ sau đây:

Một áo pa-đờ-suy dạ có bông( có thể tháo bông ra mặc mùa hơi lạnh).

Một mũ lông,

Một đôi giầy bông

Khi về nước những thứ này sẽ trả lại kho của cơ quan.

Những cán bộ ngoại giao từ tham tán trở lên( Những cơ quan ở nước lớn như Liên Xô và Trung Quốc) cần giao thiệp nhiều thì từ bí thư thứ nhất trở lên và mỗi cơ quan co một trưởng đoàn (Đại sứ hay đại diện lâm thời) và một bí thư thì cả đồng chí bí thư đó sẽ được cơ quan may thêm cho những thứ lễ phục sau đây:

Một bộ lễ phục đen

Một đôi giầy đen

Một pa-đờ-suy mùa thu

Riêng ở xứ nóng thì pa-đờ-suy này tuỳ viên trở lên cũng được cơ quan cho mượn.

Việc điều chỉnh bản nhu cầu:

1) Khi nào cần có sự tăng giá cả của những vật phẩm kể trên đây quá 5/100 so với giá cũ thì báo cáo về Bộ và đề nghị mức thay đổi.

Nếu dưới 5/100 thì không cần điều chỉnh.

2) Bản trên đây là nhu cầu cần thiết để tính lương cho nhân viên bậc 17 trong thang lương 17 bậc. Căn cứ vào lương tối thiểu này mà nhân theo chỉ số trong bảng lương 17 bậc để tính lương cho cán bộ và nhân viên bậc cao hơn. Ví dụ: một đồng chí Đại sứ bậc 5 chỉ số là 315 thì nhân số lương tối thiểu đó với 3.15 thành lương của đồng chí Đại sứ đó.

3) Lương bổng của nhân viên người ngoại quốc làm trong các sứ quán và lãnh sự quán ở nước ngoài sẽ trả theo luật lệ của nước mình đặt cơ quan.

4) Những quyền lợi về vật chất khác còn đang nghiên cứu nên tạm thời vẫn giữ nguyên như cũ như phụ cấp con, chế độ bảo mẫu, chế độ bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên khi đau yếu.v.v...

II.- CÁCH THANNH TOÁN ĐỒ TRANG PHỤC DO BỘ HAY CƠ QUAN Ở NGOÀI ĐÃ MAY CHO

Những đồ trang phục mà Bộ đã may cho trước khi đi hoặc cơ quan may thêm khi ở nước ngoài sẽ phải tính để trừ vào tiền lương hàng tháng, theo thể thức dưới đây:

a) Chỉ trừ vào giá trị quần áo, giầy dép từ khi được truy lĩnh lần này tức là ngày 1-7-1955 và trừ dần vào từng tháng cho đến khi hết . Ví dụ: một bộ quần áo rét may ở Liên Xô vào tháng 1-1955 là 1.200đồng theo tiêu chuẩn thì bộ quần áo này mặc trong 3 năm thì hết giá trị, nghĩa là mỗi tháng mặc hết: 1.200 : 36 = 33đồng, từ tháng 1-1955 đến tháng 6-1955 chưa áp dụng chế độ lương mới, nên phải trừ phần giá trị bộ quần áo 6 tháng đó. Còn lại giá trị quần áo hai năm sáu tháng sau trừ dần hàng tháng cho đến khi hết.

b) Những vật phẩm gì đã quá hạn định thì coi như của riêng đồng chí đó dù thứ đó còn dùng được. Ví dụ : cơ quan mua cho đồng chí A một đôi dày da (đồng chí đó tất cả chỉ có một đôi thôi ) từ tháng 1-1955 đến sau ngày 1-7-1955 dù đôi giầy đó coi đi được cũng không phải trừ nữa mà coi là hết giá trị rồi. Nhưng nếu cơ quan mua cho đồng chí B hai đôi giầy từ tháng 1 -1955 thì đến tháng 7-1955 vẫn phải trừ lại cơ quan 6 tháng giá trị của một đôi giầy vì hai đôi đó là tiêu chuẩn cho một năm mà đồng chí đó đã sử dụng hết 6 tháng rồi.

c) Khi được điều động ra công tác ở ngoài , Bộ tạm xuất cho cán bộ đó vay một số tiền may quần áo và các thứ cần thiết , cơ quan mà cán bộ đến công tác sẽ căn cứ vào giá quần áo do đúng đồng chí này đã vay để may trong nước mà trừ dần hàng tháng theo giá ở nước đó vì khi tính mức lương thì tính giá vật phẩm ở nước đó . Ví dụ: Đồng chí A mua 6 vạn ở trong nước may một bộ quần áo để đi công tác ở Liên Xô, sứ quán Liên Xô xem bộ quần áo loại ấy ở Mạc-tư-khoa hết bao nhiêu thì trừ dần hàng tháng.

d) Nếu có trường hợp đặc biệt mà cán bộ công nhân viên về nước công tác sớm hơn hạn ba năm thì tuỳ tình hình lương bỗng ở trong nước lúc đó để giải quyết cho thích hợp.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
THỨ TRƯỞNG




Ung Văn Khiêm

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG




Phạm Văn Bạch

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 0998 –TT-LB năm 1956 quy định tạm thời tiêu chuẩn lương bổng tối thiểu cho cán bộ, công nhân viên công tác ở nước ngoài do Bộ Ngoại Giao- Bộ Nội vụ -Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 0998-TT-LB
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 01/09/1956
  • Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ
  • Người ký: Ung Văn Khiêm, Phạm Văn Bạch
  • Ngày công báo: 19/12/1956
  • Số công báo: Số 42
  • Ngày hiệu lực: 16/09/1956
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản