Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2023/TT-BYT

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2023

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU THÔNG TƯ SỐ 14/2013/TT-BYT NGÀY 06 THÁNG 5 NĂM 2013 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN KHÁM SỨC KHỎE

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em và Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn khám sức khỏe.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục của Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn khám sức khỏe

1. Sửa đổi Điểm a Khoản 4 Điều 4 như sau:

“a) Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này.”

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 6 như sau:

“3. Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư này.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2023.

2. Phụ lục số 3a của Thông tư này thay thế Phụ lục số 3 tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn khám sức khỏe.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Ủy ban xã hội của Quốc hội (để giám sát);
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Tổng Liên đoàn LĐ VN;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các bộ, ngành;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC; KCB; BMTE(02).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Thuấn

PHỤ LỤC 3a

MẪU SỔ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2023/TT-BYT ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

SỔ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ

Ảnh

(4x6 cm)

1. Họ và tên (chữ in hoa): ………………………………………….......

2. Giới tính: Nam □ Nữ □ Tuổi ……………………………………....

3. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Định danh CD: ………………….......

Cấp ngày …../……/…… Tại ………………………………………......

…………………………………………………………………………

4. Số thẻ BHYT: …………………………5. Số điện thoại liên hệ: ……………………

6. Nơi ở hiện tại: …………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………….

7. Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………

8. Nơi công tác, học tập: …………………………………………………………………

9. Ngày bắt đầu vào làm việc tại đơn vị hiện nay: ………/ ……./……………………

10. Nghề, công việc trước đây (liệt kê công việc đã làm trong 10 năm gần đây, tính từ thời điểm gần nhất):

a) ……………………………………………………………………………………………

thời gian làm việc …….năm ……tháng từ ngày ……/……/……… đến ……/……/……

b) ……………………………………………………………………………………………

thời gian làm việc …….năm ……tháng từ ngày ……/……/……… đến ……/……/……

11. Tiền sử bệnh, tật của gia đình: ……………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

12. Tiền sử bệnh, tật của bản thân:

Tên bệnh

Phát hiện năm

Tên bệnh nghề nghiệp

Phát hiện năm

a)

a)

b)

b)

c)

c)

d)

d)


Người lao động xác nhận
(Ký và ghi rõ họ, tên)

…….ngày ……..tháng……..năm………..
Người lập sổ KSK định kỳ
(Ký và ghi rõ họ, tên)

KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ

I. TIỀN SỬ BỆNH, TẬT
(Bác sỹ khám sức khỏe hỏi và ghi chép)

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

Tiền sử sản phụ khoa (Đối với nữ):

- Bắt đầu thấy kinh nguyệt năm bao nhiêu tuổi: □□

- Tính chất kinh nguyệt: Đều □ Không đều □

Chu kỳ kinh: □□ ngày Lượng kinh: □□ ngày

Đau bụng kinh: Có □ Không □

- Đã lập gia đình: Có □ Chưa □

- PARA: □□□□

- Số lần mổ sản, phụ khoa: Có □□ Ghi rõ: ……………………. Chưa □

- Có đang áp dụng BPTT không? Có □ Ghi rõ: …………………. Không □

II. KHÁM THỂ LỰC

Chiều cao: ……………cm; Cân nặng: ………………Kg; Chỉ số BMI: ………………….

Mạch: ……………………………lần/phút; Huyết áp: …………../ ………………… mmHg

Phân loại thể lực: ………………………………………………………………………………

III. KHÁM LÂM SÀNG

Nội dung khám

Họ tên, chữ ký của Bác sỹ

1.

Nội khoa

a)

Tuần hoàn:

Phân loại:

b)

Hô hấp:

Phân loại:

c)

Tiêu hóa:

Phân loại:

d)

Thận-Tiết niệu:

Phân loại:

đ)

Nội tiết:

Phân loại:

e)

Cơ - xương - khớp:

Phân loại:

g)

Thần kinh:

Phân loại:

h)

Tâm thần:

Phân loại:

2.

Mắt

Kết quả khám thị lực: Không kính: Mắt phải …….. Mắt trái ……………

Có kính: Mắt phải ……… Mắt trái ……………

Các bệnh về mắt (nếu có):

Phân loại:

3.

Tai - Mũi - Họng

Kết quả khám thính lực:

Tai trái: Nói thường ……………….m; Nói thầm…………………m

Tai phải: Nói thường ……………… m; Nói thầm…………………m

Các bệnh về tai mũi họng (nếu có):

Phân loại:

4.

Răng - Hàm - Mặt

Kết quả khám: Hàm trên: ……………………………………………….

Hàm dưới: ……………………………………………….

Các bệnh về răng hàm mặt (nếu có):

Phân loại:

5.

Da liễu

Kết quả khám:

Phân loại:

6.

Phụ sản (Chi tiết nội dung khám theo Danh mục tại Phụ lục 3b)

Kết quả khám: ………………………………………………………………….

Phân loại: ………………………………………………………………………..

II. KHÁM CẬN LÂM SÀNG

Xét nghiệm huyết học/sinh hóa/X.quang và các xét nghiệm khác khi có chỉ định của bác sỹ:

a) Kết quả: …………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

b) Đánh giá: ……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

V. KẾT LUẬN

1. Phân loại sức khỏe1: …………………………………………………………………

2. Các bệnh, tật (nếu có)2: ……………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………ngày ………tháng ………năm ...........
NGƯỜI KẾT LUẬN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 3b

DANH MỤC KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤ SẢN TRONG KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO LAO ĐỘNG NỮ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2023/TT-BYT ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

NỘI DUNG KHÁM

GHI CHÚ

I.

Khám phụ khoa

1.

Khám vùng bụng dưới và vùng bẹn.

2

Khám bộ phận sinh dục ngoài.

3.

Khám âm đạo bằng mỏ vịt kết hợp quan sát cổ tử cung bằng mắt thường.

- Chỉ thực hiện nếu tiếp cận được bằng đường âm đạo và có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.

4.

Khám âm đạo phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay).

5.

Khám trực tràng phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay).

- Chỉ thực hiện nếu không tiếp cận được bằng đường âm đạo hoặc bệnh cảnh cụ thể đòi hỏi phải đánh giá thêm bằng khám trực tràng.

- Chỉ thực hiện nếu có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.

II.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung
Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau:

- Chỉ thực hiện nếu tiếp cận được bằng đường âm đạo và có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.

- Thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

1.

Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Acid Acetic (VIA test)

2.

Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Lugol (VILI test)

3.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung

4.

Xét nghiệm HPV

III

Sàng lọc ung thư vú
Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương vú bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau:

1.

Khám lâm sàng vú

2.

Siêu âm tuyến vú hai bên

3

Chụp Xquang tuyến vú

IV.

Siêu âm tử cung-phần phụ (khi có chỉ định của bác sỹ khám)



1 Phân loại sức khỏe theo quy định tại Quyết định số 1613/BYT-QĐ hoặc phân loại sức khỏe theo quy định của bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đối với trường hợp khám sức khỏe chuyên ngành.

2 Ghi rõ các bệnh, tật, phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu khám chuyên khoa để khám bệnh, chữa bệnh.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 09/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 09/2023/TT-BYT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 05/05/2023
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Trần Văn Thuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản