Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2022/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2022

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Thủy sản;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9a như sau:

“2. Trước khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật, chủ hàng gửi Cục Thú y 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Thú y (văn bản đề nghị theo Mẫu 19 hoặc Mẫu 20 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này). Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Thú y, có văn bản hướng dẫn kiểm dịch gửi chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia) hoặc gửi thư điện tử (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp).”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 9a như sau:

“3. Trước khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp. Hồ sơ theo quy định tại khoản khoản 2 Điều 45 Luật Thú y (Mẫu 20a Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) và điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP; khoản 2 Điều 29 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

4. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này và khoản 2, khoản 4 Điều 18 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP, Điều 29 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.”

3. Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 3 Điều 19 như sau:

“c) Trường hợp có thống nhất giữa Cục Thú y và cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật điện tử thì sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục, biểu mẫu của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Thay thế Mẫu 20a Giấy đăng ký kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu tại Phụ lục V bằng Mẫu 20a tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bổ sung số thứ tự thứ 5 vào sau thứ tự số 4 Bảng 1 của Phụ lục XI như sau:

1. Bảng 1: Các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật.

TT

Tên bệnh

Loại động vật

Mục đích

5

Dịch tả lợn Châu Phi

Lợn

Làm giống, giết mổ

3. Sửa đổi số thứ tự thứ 9, 14, 15 và bổ sung số thứ tự 21 Bảng 1 và sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú mục I của Phụ lục XII như sau:

1. Bảng 1: Các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật nhập khẩu.

TT

Tên bệnh

Loại động vật

Mục đích sử dụng

9

Dịch tả loài nhai lại nhỏ

Dê, cừu

Làm giống hoặc làm cảnh hoặc giết mổ

14

Dịch tả lợn Châu Phi

Lợn

Làm giống hoặc làm cảnh hoặc giết mổ

15

Cúm gia cầm thể độc lực cao

Gà, vịt, ngan, ngỗng, thiên nga, chim

Làm giống hoặc làm cảnh hoặc giết mổ

21

Viêm da nổi cục

Trâu, bò

Làm giống hoặc làm cảnh hoặc giết mổ

* Ghi chú:

- Căn cứ tình hình dịch bệnh của nước xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn chỉ tiêu bệnh cần xét nghiệm để kiểm dịch.

- Trường hợp phát hiện bệnh mới chưa được quy định tại Bảng 1 mục I của Phụ lục này, Cục Thú y báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định chỉ tiêu kiểm dịch đối với bệnh mới.

- Mẫu được lấy ngẫu nhiên theo lô hàng; số lượng mẫu theo tỷ lệ lưu hành bệnh ước đoán là 5% (theo Bảng 2 của Phụ lục này).

- Căn cứ triệu chứng lâm sàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra tác nhân gây bệnh theo quy định tại Phụ lục III.”

4. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 mục II Phụ lục XII như sau:

“c) Tác nhân gây bệnh:

Loại sản phẩm

Kiểm tra tác nhân gây bệnh

I. Nhóm nguy cơ cao

1. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của trâu, bò, dê, cừu.

Lở mồm long móng, Sảy thai truyền nhiễm

2. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của lợn.

Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi

3. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của gia cầm, chim.

Cúm gia cầm thể độc lực cao, Niu-cát-xơn

4. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của các loài động vật khác không thuộc quy định tại điểm 1, 2 và 3 của nhóm nguy cơ cao.

Chỉ tiêu kiểm dịch theo thỏa thuận giữa Việt Nam và nước xuất khẩu

5. Sữa tươi nguyên liệu.

Lở mồm long móng, Sảy thai truyền nhiễm

6. Trứng gia cầm tươi.

Salmonella spp.

7. Tổ yến chưa chế biến.

Cúm gia cầm thể độc lực cao

II. Nhóm nguy cơ thấp

1. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt chế biến của trâu, bò, dê, cừu.

Lở mồm long móng

2. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt chế biến của lợn.

Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi

3. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt chế biến của gia cầm, chim.

Cúm gia cầm thể độc lực cao, Niu-cát-xơn

4. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt chế biến của các loài động vật khác không thuộc quy định tại điểm 1, 2 và 3 của nhóm nguy cơ thấp.

Chỉ tiêu kiểm dịch theo thỏa thuận giữa Việt Nam và nước xuất khẩu

5. Sữa và sản phẩm sữa chế biến.

Salmonella spp.

6. Trứng và sản phẩm trứng chế biến.

Salmonella spp.

Việc lấy mẫu theo tần suất được áp dụng trên tổng số lô hàng nhập khẩu tính từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 trong cùng 01 (một) năm; lấy mẫu, xét nghiệm tác nhân gây bệnh được áp dụng theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế.

Căn cứ thực trạng hàng hóa, tình hình dịch bệnh động vật của nước xuất khẩu để kiểm tra tác nhân gây bệnh theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.”

5. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 2 mục II Phụ lục XII như sau:

“a) Tác nhân gây bệnh

a1) Đối với sản phẩm động vật trên cạn làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:

STT

Loại sản phẩm

Kiểm tra tác nhân gây bệnh

1

Sản phẩm có nguồn gốc từ loài nhai lại

Lở mồm long móng

2

Sản phẩm có nguồn gốc từ lợn

Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi

3

Sản phẩm có nguồn gốc từ gia cầm

Cúm gia cầm thể độc lực cao, Niu-cát- xơn

a2) Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:

STT

Loại sản phẩm

Kiểm tra tác nhân gây bệnh

1

Động vật, sản phẩm động vật thủy sản

Căn cứ tình hình dịch bệnh của nước xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn chỉ tiêu bệnh cần xét nghiệm theo quy định tại mục A (động vật thủy sản), mục B (sản phẩm động vật thủy sản) Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

b) Tần suất lấy mẫu

b1) Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, thức ăn thủy sản thành phẩm: 05 lô hàng lấy mẫu 01 lô hàng để kiểm tra tác nhân gây bệnh quy định tại điểm a khoản này.

b2) Đối với nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản: lấy mẫu từng lô hàng kiểm tra tác nhân gây bệnh quy định tại điểm a khoản này.

b3) Đối với thức ăn, nguyên liệu quy định tại điểm b1 và b2 khoản này có nhiều thành phần từ sản phẩm của các loài động vật khác nhau, lấy mẫu kiểm tra không quá 02 chỉ tiêu tác nhân gây bệnh tương ứng theo quy định tại điểm a khoản này.

b4) Việc lấy mẫu, xét nghiệm tác nhân gây bệnh được áp dụng theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế.”

6. Bổ sung mục V vào sau mục IV Phụ lục XII như sau:

V. LẤY MẪU XÉT NGHIỆM ĐỂ KIỂM DỊCH

1. Đối với động vật nhập khẩu theo quy định tại Bảng 1 mục I của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này: gộp 05 mẫu đơn thành 01 mẫu để xét nghiệm tác nhân gây bệnh.

2. Đối với sản phẩm động vật nhập khẩu theo quy định tại mục II của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này:

a) Lô hàng có 01 đến 02 mặt hàng: lấy mẫu tất cả các mặt hàng; mỗi mặt hàng lấy 05 mẫu đơn và gộp thành 01 mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh;

b) Lô hàng có từ 03 mặt hàng trở lên: lấy mẫu 03 mặt hàng có số lượng/ khối lượng lớn nhất; mỗi mặt hàng lấy 05 mẫu đơn và gộp thành 01 mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh.

3. Nguyên tắc gộp mẫu xét nghiệm: chỉ gộp mẫu đơn cùng chủng loại, cùng loài động vật, cùng lô hàng, cùng quốc gia, vùng lãnh thổ.

4. Trường hợp không thể gộp mẫu để xét nghiệm theo mẫu gộp, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh theo mẫu đơn.

5. Khi phát hiện lô hàng sản phẩm động vật nhập khẩu không đạt yêu cầu về cảm quan, lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh vật gây hại, tác nhân gây bệnh theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng của Việt Nam, quy định quốc tế.”

7. Bãi bỏ điểm d khoản 1, điểm d khoản 2 mục II Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Bãi bỏ mục III của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.

2. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; kiểm dịch và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng vừa phải kiểm dịch sản phẩm động vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng đã nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ.

3. Bãi bỏ Điều 12 Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Bãi bỏ Điều 2 Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Cục trưởng Cục Thú y và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thú y) để xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Công báo Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra Văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Sở NN& PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị trực thuộc Cục Thú y;
- Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2022/ TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu 20a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

GIẤY ĐĂNG KÝ/KHAI BÁO KIỂM DỊCH VÀ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU

Số:...........................................
(Dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra ghi)

Số:...........................................
(Dành cho cơ quan kiểm tra ghi)

Kính gửi: ...................................................................... .................

1. Bên bán hàng:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Email:

2. Bên mua hàng:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Email:

Số định danh cá nhân/CMND/căn cước (với cá nhân): ngày cấp, nơi cấp

MÔ TẢ HÀNG HÓA

3. Tên hàng hóa:

Nhóm thức ăn chăn nuôi:

4. Số lượng, khối lượng: loại bao bì:

5. Trọng lượng tịnh:

6. Trọng lượng cả bì:

7. Mục đích sử dụng:

8. Mã số công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được cấp phép lưu hành tại Việt Nam (nếu có):

9. Tên cơ sở sản xuất (hãng, nước sản xuất):

10. Xuất xứ hàng hóa:

THÔNG TIN LIÊN QUAN

11. Văn bản hướng dẫn kiểm dịch số ... ngày ...

12. Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu số ngày

13. Cửa khẩu xuất:

14. Cửa khẩu nhập:

15. Hợp đồng mua bán: số ngày

16. Hóa đơn mua bán: số ngày

17. Phiếu đóng gói: số ngày

18. Vận đơn (nếu có): số ngày

19. Thời gian đăng ký lấy mẫu kiểm dịch:

20. Địa điểm đăng ký lấy mẫu:

21. Thông tin người liên hệ:

22. Thời gian đánh giá (chất lượng):

23. Lựa chọn hình thức công bố hợp quy:

24. Đơn vị/Tổ chức đánh giá sự phù hợp:

Chúng tôi xin cam kết: Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và thực hiện việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

..........ngày…….tháng……năm…….
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

DÀNH CHO CƠ QUAN KIỂM TRA

25. Yêu cầu đánh giá chỉ tiêu:

Biện pháp kiểm tra:

Xác nhận của cơ quan kiểm dịch và kiểm tra chất lượng

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm:.............................. để làm thủ tục kiểm dịch và kiểm tra chất lượng vào hồi...... giờ, ngày...... tháng..... năm......

..........., ngày..... tháng...... năm......
Đại diện cơ quan kiểm tra
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của cơ quan hải quan (nếu có)

.......................................... ........................................................................

..........., ngày...... tháng..... năm.......
Hải quan cửa khẩu..........................
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 09/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 09/2022/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 19/08/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Phùng Đức Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 709 đến số 710
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản