Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2020/TT-BKHĐT | Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020 |
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan;
Căn cứ Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương;
Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Thông tư này quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây gọi là Nghị định số 95/2020/NĐ-CP).[1]
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm hàng hoá thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại
Điều 3. Áp dụng Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá
1. Áp dụng Mẫu hồ sơ mời thầu:
a) Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá số 01 (Mẫu số 01) áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng rãi theo phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ;
b) Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá số 02 (Mẫu số 02) áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng rãi theo phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ.
2. Khi lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu mua sắm hàng hoá, tổ chức, cá nhân phải:
a) Căn cứ vào quy mô, tính chất của từng gói thầu cụ thể để đưa ra các yêu cầu phù hợp trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
b) Căn cứ nhu cầu sử dụng của hàng hoá để đưa ra các yêu cầu về kỹ thuật (đặc tính, thông số kỹ thuật…) bảo đảm đáp ứng về công năng, phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế cũng như điều kiện của thị trường;
c) Trường hợp đấu thầu nội khối, trong hồ sơ mời thầu ghi rõ chỉ cho phép nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các Nước thành viên tham dự thầu. Nước thành viên là nước thỏa mãn các điều kiện sau:
- Ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây gọi là Hiệp định CPTPP) ngày 08 tháng 3 năm 2018;
- Tại thời điểm phê duyệt hồ sơ mời thầu của gói thầu, Hiệp định CPTPP có hiệu lực với nước đó;
d) Không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng như nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hoá, kể cả việc nêu tên nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ gây ra sự phân biệt đối xử, trừ trường hợp đấu thầu nội khối theo quy định tại Điều 4 và Điều 15 của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP và điểm c khoản này; không đưa ra yêu cầu nhà thầu đã từng ký kết thực hiện một hoặc nhiều hợp đồng với cơ quan mua sắm của một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể hoặc nhà thầu phải có kinh nghiệm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong lãnh thổ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó như là tiêu chí để loại bỏ nhà thầu.
Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì có thể nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) mà không được quy định tương đương về xuất xứ;
đ) Trường hợp có chỉnh sửa các quy định nêu trong Mẫu hồ sơ mời thầu thì tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bảo đảm việc chỉnh sửa đó là phù hợp, khoa học, chặt chẽ hơn so với quy định nêu trong Mẫu hồ sơ mời thầu và không trái với quy định của Hiệp định CPTPP. Trong tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu phải nêu rõ các nội dung chỉnh sửa so với quy định trong Mẫu hồ sơ mời thầu và lý do chỉnh sửa để chủ đầu tư xem xét, quyết định.
3. Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá áp dụng hình thức chỉ định thầu, có thể tham khảo, chỉnh sửa các Mẫu hồ sơ mời thầu để áp dụng cho phù hợp.
Điều 4. Giấy phép bán hàng của nhà sản xuất
1. Đối với hàng hóa thông thường, thông dụng, sẵn có trên thị trường, đã được tiêu chuẩn hóa và được bảo hành theo quy định của nhà sản xuất thì không yêu cầu nhà thầu phải nộp Giấy phép hoặc Giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất, đại lý phân phối hoặc Giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương (sau đây gọi chung là Giấy phép bán hàng).
2. Đối với hàng hóa đặc thù, phức tạp cần sự khẳng định của nhà sản xuất, nhà cung cấp để đảm bảo tính khả thi trong việc cung cấp hàng hóa khi nhà thầu trúng thầu và cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như lắp đặt, bảo trì, đào tạo và các dịch vụ liên quan khác, trong hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu tham dự thầu phải cung cấp Giấy phép bán hàng.
Trường hợp trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu không đính kèm Giấy phép bán hàng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu vẫn được tiếp tục xem xét, đánh giá để được xét duyệt trúng thầu. Việc nhà thầu không đính kèm Giấy phép bán hàng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu không phải là lý do loại bỏ nhà thầu. Trường hợp nhà thầu trúng thầu, nhà thầu phải xuất trình được Giấy phép bán hàng trước khi ký hợp đồng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của những tài liệu, thông tin do mình cung cấp. Trường hợp nhà thầu không xuất trình được Giấy phép bán hàng để ký hợp đồng thì mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng.
3. Trường hợp nội dung Giấy phép bán hàng chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu làm rõ về các nội dung này để có đầy đủ thông tin phục vụ việc trao hợp đồng, bao gồm cho phép nhà thầu thay thế hoặc bổ sung thông tin về Giấy phép bán hàng.
4. Trường hợp các nhà sản xuất, đại lý phân phối trong lãnh thổ Việt Nam cố tình không cung cấp cho nhà thầu Giấy phép bán hàng mà không có lý do chính đáng, không tuân thủ các quy định của pháp luật về thương mại và cạnh tranh, dẫn đến tạo lợi thế hoặc tạo sự độc quyền cho nhà thầu khác thì nhà thầu phản ánh đến Bộ Công Thương để kịp thời xử lý.
Điều 5. Yêu cầu về cung cấp hàng mẫu
1. Đối với hàng hóa thông thường, thông dụng, sẵn có trên thị trường, đã được tiêu chuẩn hóa thì không yêu cầu nhà thầu cung cấp hàng mẫu.
2. Trường hợp hàng hóa của gói thầu là đặc thù, phức tạp, chủ đầu tư, bên mời thầu không thể xác định được cụ thể hình dáng, mẫu mã của hàng hóa, cần chế tạo, sản xuất đơn lẻ, riêng biệt thì có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp hàng mẫu để chứng minh thông số kỹ thuật của hàng hóa. Trường hợp yêu cầu nhà thầu cung cấp hàng mẫu, trong tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu phải nêu rõ lý do để chủ đầu tư xem xét, quyết định. Chủ đầu tư, bên mời thầu phải bảo đảm việc yêu cầu cung cấp hàng mẫu không dẫn đến làm tăng chi phí của gói thầu, hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
3. Trường hợp hồ sơ mời thầu có yêu cầu cung cấp hàng mẫu, nhà có thể nộp bổ sung hàng mẫu sau thời điểm đóng thầu.
Điều 6. Yêu cầu về huy động nhân sự thực hiện gói thầu
1. Đối với phần công việc cung cấp hàng hóa, hồ sơ mời thầu không được đưa ra yêu cầu về huy động nhân sự chủ chốt.
2. Đối với hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường, không đòi hỏi nhân sự thực hiện dịch vụ liên quan phải có trình độ cao thì không yêu cầu về nhân sự chủ chốt. Trường hợp các dịch vụ liên quan có yếu tố đặc thù, phức tạp cần thiết phải do nhân sự có hiểu biết, nhiều kinh nghiệm đảm nhận thì có thể đưa ra yêu cầu về huy động nhân sự chủ chốt để thực hiện các công việc đặc thù, phức tạp này. Trường hợp yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt, trong tờ trình phê duyệt hồ sơ mời thầu phải nêu rõ lý do để chủ đầu tư xem xét, quyết định. Chủ đầu tư, bên mời thầu phải bảo đảm việc yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt không dẫn đến làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
3. Trường hợp hồ sơ mời thầu có yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt, trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu phải chứng minh khả năng sẵn sàng huy động các nhân sự chủ chốt đã đề xuất để tham gia thực hiện gói thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Nhân sự chủ chốt có thể thuộc biên chế của nhà thầu hoặc do nhà thầu huy động. Trường hợp nhân sự chủ chốt do nhà thầu đề xuất chưa đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, tổ chuyên gia, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu thay thế nhân sự khác đáp ứng yêu cầu trong khoảng thời gian phù hợp để tiếp tục xem xét, đánh giá mà không loại bỏ ngay hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Trong mọi trường hợp, nhà thầu phải bảo đảm thông tin kê khai về lý lịch, kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt là trung thực.
1. Loại hợp đồng áp dụng chủ yếu cho gói thầu mua sắm hàng hóa là hợp đồng trọn gói. Trường hợp hàng hóa có tính đặc thù, phức tạp, quy mô lớn và thời gian thực hiện hợp đồng trên 18 tháng thì có thể áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Khi áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hồ sơ mời thầu phải quy định rõ công thức điều chỉnh giá; trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp có thay đổi về đơn giá và cần phải điều chỉnh giá hợp đồng thì nhà thầu phải chứng minh được các yếu tố dẫn đến sự thay đổi về đơn giá đó.
2. Hồ sơ mời thầu phải bao gồm Mẫu hợp đồng và quy định chi tiết các điều, khoản của hợp đồng để nhà thầu làm cơ sở chào thầu và để các bên làm cơ sở thương thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
3. Việc chấm dứt hợp đồng tùy ý nêu tại Mục 29.3 Điều kiện chung của Hợp đồng trong Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư này chỉ được thực hiện khi được người có thẩm quyền cho phép với lý do hợp lý.
4. Hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu phải tuân thủ theo Mẫu hợp đồng, các điều kiện hợp đồng quy định trong hồ sơ mời thầu và các hiệu chỉnh, bổ sung do nhà thầu đề xuất được chủ đầu tư chấp thuận trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng nhưng bảo đảm không trái với quy định của pháp luật về đấu thầu, quy định của Hiệp định CPTPP và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.
2. Đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP đã mở thầu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu nhưng phải bảo đảm không trái với quy định của Hiệp định CPTPP.
3. Đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP đã phê duyệt, phát hành hồ sơ mời thầu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng có thời điểm đóng thầu sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và chưa đến thời điểm đóng thầu, trường hợp có nội dung không phù hợp hoặc trái với hướng dẫn nêu tại các Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư này thì phải sửa đổi cho phù hợp. Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, chủ đầu tư, bên mời thầu phải dành cho nhà thầu một khoảng thời gian hợp lý để đủ thời gian cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
4. Đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP đã phê duyệt hồ sơ mời thầu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa phát hành hồ sơ mời thầu thì phải sửa đổi theo các Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Các tổ chức được liệt kê tại phụ lục kèm theo Nghị định số 95/2020/NĐ-CP và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời hướng dẫn./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Quyết định 121/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 456/QĐ-BCT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Bộ Công Thương
- 4Quyết định 25/QĐ-TANDTC-KHTC về công bố công khai điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 (đợt 1) do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5Thông tư 12/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Quyết định 1205/QĐ-BKHĐT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 12/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Quyết định 1205/QĐ-BKHĐT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư kỳ 2019-2023
- 1Luật đấu thầu 2013
- 2Nghị định 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 3Nghị quyết 72/2018/QH14 phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan do Quốc hội ban hành
- 4Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 5Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 121/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 456/QĐ-BCT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Bộ Công Thương
- 8Nghị định 95/2020/NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
- 9Quyết định 25/QĐ-TANDTC-KHTC về công bố công khai điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 (đợt 1) do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Thông tư 09/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 09/2020/TT-BKHĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/11/2020
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Nguyễn Chí Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1131 đến số 1132
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra