Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/2006/TT-BTC

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2006

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN, XỬ LÝ HÀNG CỨU HỘ, CỨU NẠN SAU KHI XUẤT KHO DỰ TRỮ QUỐC GIA

Căn cứ Pháp lệnh Dự trữ quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản Nhà nước;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản, xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn sau khi xuất kho dự trữ quốc gia như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản, xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn sau khi xuất kho dự trữ quốc gia giao cho các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành, địa phương để phục vụ kịp thời công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh.

2. Thông tư này áp dụng đối với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương (sau đây gọi chung là các Bộ, ngành, địa phương) và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản, xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn từ nguồn dự trữ quốc gia.

3. Hàng cứu hộ, cứu nạn tiếp nhận từ nguồn dự trữ quốc gia được quản lý theo Thông tư này và các quy định chung về quản lý tài sản Nhà nước hiện hành; chỉ được sử dụng vào mục đích tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Giao nhận hàng cứu hộ, cứu nạn dự trữ quốc gia.

1.1. Căn cứ xuất hàng:

- Việc xuất hàng cứu hộ, cứu nạn dự trữ quốc gia thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính để phục vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh.

- Trường hợp khẩn cấp phải đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, trong khi chờ quyết định bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc xuất cấp hàng cứu hộ, cứu nạn dự trữ quốc gia, Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia được sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc nhanh nhất để chỉ đạo ngay việc xuất cấp hàng dự trữ quốc gia kịp thời phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh. Sau đó chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày xuất hàng phải hoàn tất các thủ tục xuất hàng theo quy định.

1.2. Bên giao hàng:

Cục Dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm chuẩn bị nguồn hàng, kế hoạch xuất hàng; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong việc phân bổ và tiếp nhận hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Hàng được giao phải đủ số lượng, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng và thời gian thực hiện theo quy định. Việc giao nhận hàng được tiến hành tại cửa kho dự trữ quốc gia trên phương tiện của đơn vị nhận hàng.

Thủ trưởng các đơn vị dự trữ quốc gia trực tiếp xuất cấp hàng phải chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành ở địa phương để nhanh chóng xuất hàng cứu hộ, cứu nạn dự trữ quốc gia; đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Cục Dự trữ quốc gia để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu đáp ứng ngay hàng cứu hộ, cứu nạn phục vụ nhiệm vụ, các đơn vị dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển giao hàng tận nơi cho các đơn vị nhận hàng theo quyết định của Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia.

1.3. Đơn vị nhận hàng:

Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm trực tiếp nhận hàng hoặc phân bổ hàng cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng hàng cứu hộ, cứu nạn. Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị được phân bổ hàng chủ động làm việc ngay với cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia để nhận hàng theo quy định hiện hành.

Các cơ quan, đơn vị được phân bổ hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm liên hệ với các Dự trữ quốc gia khu vực để thống nhất thời gian, địa điểm nhận hàng, bố trí người và phương tiện đến các kho dự trữ quốc gia để tiếp nhận hàng đảm bảo nhanh chóng, kịp thời.

1.4. Hồ sơ, thủ tục giao nhận:

- Đơn vị giao hàng dự trữ quốc gia phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về việc xuất kho dự trữ quốc gia, cụ thể:

+ Lập biên bản giao nhận hàng, trong đó ghi rõ họ tên, chức vụ người nhận hàng, đơn vị nhận hàng, số lượng, tình trạng chất lượng kỹ thuật của từng loại hàng kèm theo phiếu xuất kho.

+ Hàng được giao kèm theo các hồ sơ về kỹ thuật hàng hoá, phiếu kiểm tra chất lượng, đăng kiểm hàng (nếu là hàng có đăng kiểm), hướng dẫn sử dụng (nếu có).

- Đơn vị nhận hàng phải xuất trình bản chính hoặc bản sao y bản chính quyết định của các Bộ, ngành, địa phương về cấp hàng cứu hộ, cứu nạn dự trữ quốc gia. Người nhận hàng phải có giấy giới thiệu đến nhận hàng dự trữ quốc gia (bản chính) của cơ quan và chứng minh thư nhân dân hoặc chứng minh thư quân đội, công an (nếu người đó là quân nhân, công an).

- Trong trường hợp xuất hàng cứu hộ, cứu nạn dự trữ quốc gia khẩn cấp theo điểm 1.1 khoản 1 của Thông tư này thì khi đến cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia làm thủ tục nhận hàng, người nhận hàng phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị và chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân đội, công an. Cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia phải thu giấy giới thiệu của người nhận hàng, lập biên bản giao hàng trong đó ghi rõ số chứng minh thư người nhận hàng, tên đơn vị nhận hàng, số lượng hàng, số biển kiểm soát xe ô tô chở hàng, kèm theo các tài liệu, hồ sơ cho đơn vị nhận hàng.

2. Nhập hàng cứu hộ, cứu nạn tiếp nhận từ kho dự trữ quốc gia.

2.1. Nhập hàng mới tiếp nhận từ kho dự trữ quốc gia.

Hàng cứu hộ, cứu nạn sau khi tiếp nhận từ kho dự trữ quốc gia, đơn vị phải làm ngay thủ tục nhập kho, thực hiện đăng ký tài sản, mở sổ sách theo dõi đầy đủ cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Hồ sơ kèm theo việc nhập hàng vào kho của đơn vị, thực hiện theo quy định tại điểm 1.4 khoản 1 của Thông tư này.

2.2. Nhập lại kho hàng tạm xuất sử dụng.

Hàng tạm xuất sử dụng phục vụ việc cứu hộ, cứu nạn, sau khi hoàn thành nhiệm vụ đơn vị phải thu hồi, nhập lại kho, bảo quản theo quy định tại điểm 4.2 khoản 4 của Thông tư này.

3. Xuất hàng cứu hộ, cứu nạn.

3.1. Thẩm quyền xuất hàng cứu hộ, cứu nạn:

Thủ trưởng Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyết định tạm xuất hàng cứu hộ, cứu nạn trong kho để phục vụ nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh và xuất điều chuyển trong phạm vi địa bàn quản lý, xuất xử lý, thanh lý.

Trong trường hợp khẩn cấp nếu chờ quyết định của cấp có thẩm quyền mới xuất hàng để phục vụ nhiệm vụ thì có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng, khi đó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện hoặc tương đương tại nơi xảy ra thảm hoạ thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh có trách nhiệm báo cáo bằng thông tin liên lạc nhanh với cấp trên có thẩm quyền về xuất hàng và được quyết định tạm xuất hàng để kịp thời ứng cứu, nhưng chậm nhất 02 ngày làm việc sau khi xuất hàng phải báo cáo bằng văn bản đến cấp có thẩm quyền để hoàn tất các thủ tục theo quy định. Việc giao nhận thực hiện theo quy định tại điểm 1.4 khoản 1 của Thông tư này.

3.2. Các trường hợp xuất hàng:

3.2.1. Tạm xuất hàng để phục vụ các nhiệm vụ:

Khi xảy ra thảm hoạ thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, cần phải có hàng cứu hộ, cứu nạn để phục vụ nhiệm vụ, cấp có thẩm quyền quy định tại điểm 3.1 khoản 3 của Thông tư này quyết định tạm xuất hàng để sử dụng.

Đối với hàng cứu hộ, cứu nạn tạm xuất sử dụng được nhập lại, khi cần tạm xuất sử dụng các lần sau thì thủ tục giao nhận hàng như tạm xuất sử dụng lần đầu (có kèm theo hồ sơ về tình trạng kỹ thuật, chất lượng hàng đã qua sử dụng).

3.2.2. Xuất điều chuyển hàng cứu hộ cứu nạn:

a. Điều chuyển nội bộ đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng hàng.

Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng hàng cứu hộ, cứu nạn tổ chức thực hiện việc điều chuyển hàng cứu hộ, cứu nạn trong phạm vi đơn vị các trường hợp sau:

- Phải di chuyển hàng để đảm bảo an toàn hàng hoá khi thiên tai, hoả hoạn xảy ra, phù hợp các điều kiện về kho tàng, bảo quản hàng hoá.

- Do yêu cầu cấp bách cần có hàng dự trữ sẵn sàng tại những điểm xung yếu trong phạm vi địa bàn quản lý để phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong trường hợp khẩn cấp.

b. Điều chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác trong phạm vi Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý.

Do yêu cầu sử dụng hàng cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn rộng để phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, cấp có thẩm quyền xuất hàng quy định tại điểm 3.1 khoản 3 của Thông tư này sẽ quyết định điều chuyển hàng từ đơn vị này sang đơn vị khác trong trường hợp cần thiết.

Các đơn vị liên quan đến việc điều chuyển hàng tự chịu chi phí vận chuyển, bố trí phương tiện vận tải, điểm kho để bảo quản hàng đảm bảo an toàn cả về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ điều chuyển hàng, các đơn vị phải báo cáo cơ quan quản lý cấp có thẩm quyền để tổng hợp, chỉ đạo và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Khi điều chuyển hàng từ đơn vị này sang đơn vị khác, các cơ quan, đơn vị giao, nhận hàng phải làm đầy đủ các thủ tục xuất, nhập kho, biên bản giao nhận, hồ sơ tài liệu kèm theo và ghi giảm, tăng số lượng hàng tồn kho của đơn vị.

3.2.3. Xuất xử lý, thanh lý hàng:

Hàng cứu hộ, cứu nạn đã đầy đủ thủ tục để xử lý, thanh lý quy đinh tại khoản 5 của Thông tư này thì làm thủ tục xuất kho để xử lý, thanh lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền về xuất hàng, ghi giảm số lượng hàng của đơn vị.

4. Công tác bảo quản hàng cứu hộ, cứu nạn tiếp nhận từ dự trữ quốc gia.

4.1. Kho và sắp xếp hàng trong kho:

- Hàng cứu hộ, cứu nạn phải được bảo quản trong kho. Nhà kho bảo quản hàng cứu hộ, cứu nạn phải phù hợp với từng loại hàng, yêu cầu công tác bảo quản và với điều kiện thực tế của đơn vị tiếp nhận, quản lý, bảo quản, sử dụng hàng; thuận tiện trong việc nhập, xuất; chống mưa, nắng, côn trùng, sinh vật hại phá hoại; đảm bảo an toàn chất lượng và số lượng hàng. Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng hàng cứu hộ, cứu nạn tận dụng cơ sở kho tàng hiện có để bảo quản hàng nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kho như trên.

- Bố trí sắp xếp hàng trong kho: tuỳ theo yêu cầu của từng loại hàng cụ thể, công nghệ bảo quản để bố trí sắp xếp hàng trong kho cho phù hợp. Hàng cứu hộ, cứu nạn phải bảo quản trong kho riêng. Trường hợp không có kho riêng phải để chung với hàng hoá khác trong cùng nhà kho thì phải sắp xếp hàng cứu hộ, cứu nạn thành một khu riêng biệt.

Hàng phải được sắp xếp trên giá, kệ riêng cho từng chủng loại, theo phân loại chất lượng để thuận tiện trong việc tổng hợp nhập, xuất, kiểm tra. Đối với những loại hàng dễ bị sinh vật hại, côn trùng phá hoại (các loại phao, nhà bạt) đơn vị bảo quản hàng phải có các biện pháp phòng, chống bảo vệ hàng.

4.2. Bảo quản hàng:

4.2.1. Bảo quản hàng mới tiếp nhận từ dự trữ quốc gia.

- Bảo quản ban đầu: các loại hàng cứu hộ, cứu nạn (các loại phao, nhà bạt, xuồng...) mới nhập kho được vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra, hiệu chỉnh, sắp xếp gọn gàng trên giá, kệ theo từng lô, loại trong kho; hàng phải luôn ở trạng thái sử dụng được ngay.

- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh hàng hoá, kho tàng.

- Định kỳ tiến hành xoay đảo hàng, phát động máy, khởi động xuồng, chống gỉ khung nhà bạt.

- Hàng trong kho phải mở sổ theo dõi công tác bảo quản, ghi chép đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng ban đầu, thông số kỹ thuật, công việc bảo quản đã làm, chất lượng công việc, diễn biến chất lượng hàng, các hư hỏng phát sinh, biện pháp khắc phục.

4.2.2. Bảo quản hàng cứu hộ, cứu nạn đã tạm xuất sử dụng, nhập lại kho.

Trường hợp hàng cứu hộ, cứu nạn đã tạm xuất sử dụng, nhập lại kho để bảo quản yêu cầu phải thực hiện đầy đủ các công việc sau:

- Lập biên bản xác định rõ chất lượng hàng trước khi nhập lại kho bảo quản;

- Sửa chữa toàn bộ những hư hỏng (nếu có), đưa hàng trở lại trạng thái kỹ thuật sử dụng bình thường;

- Triển khai công tác bảo quản hàng:

+ Đối với các loại xuồng cứu hộ cần rửa, lau sạch, thổi khô; thay, bổ sung dầu mỡ (nếu cần);

+ Đối với các loại nhà bạt, phao tròn, phao bè, phao áo yêu cầu làm vệ sinh sạch, hong phơi khô và bao gói lại theo quy định.

+ Sắp xếp hàng trên giá kệ trong kho bảo quản riêng theo chủng loại và chất lượng.

Công tác quản lý chất lượng và bảo quản hàng cứu hộ, cứu nạn phải tuân theo đúng các quy định trên và áp dụng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính ban hành kèm theo các Quyết định số 34/2004/QĐ-BTC, số 35/2004/QĐ-BTC ngày 14/4/2004; Quyết định số 61/2005/QĐ-BTC ngày 08/9/2005.

4.3. Kinh phí phục vụ công tác bảo quản, sửa chữa:

Các Bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hàng cứu hộ, cứu nạn dự trữ quốc gia có trách nhiệm bố trí kinh phí bảo quản, sửa chữa trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, ngành, địa phương mình. Chi phí bảo quản được thực hiện trên cơ sở các định mức bảo quản hàng hoá dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 91/2004/QĐ-BTC ngày 29/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

5. Xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn hư hỏng, bị mất.

5.1. Nguyên tắc xử lý, thanh lý .

Trong quá trình quản lý, sử dụng, bảo quản hàng cứu hộ, cứu nạn, khi phát hiện hàng bị hư hỏng hoặc mất phải được xử lý và báo cáo kịp thời đúng chế độ quy định. Việc xử lý, thanh lý hàng cứu hộ, cứu nạn bao gồm các trường hợp sau:

- Xử lý đối với những tài sản bị mất trong bảo quản, sử dụng.

- Thanh lý đối với những tài sản bị hư hỏng không còn sử dụng được, những tài sản hỏng nếu tiếp tục sử dụng phải chi phí sửa chữa quá lớn.

5.2. Thẩm quyền xử lý, thanh lý hàng cứu hộ, cứu nạn hư hỏng hoặc bị mất:

5.2.1. Thủ trưởng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định xử lý, thanh lý hàng cứu hộ, cứu nạn hư hỏng không còn sử dụng được hoặc bị mất thuộc phạm vi quản lý.

Cơ quan tài chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ hồ sơ đề nghị xử lý, thanh lý hàng cứu hộ, cứu nạn của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc; tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để ban hành quyết định xử lý, thanh lý hàng cứu hộ, cứu nạn bị hỏng, mất.

5.2.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xử lý, thanh lý hàng cứu hộ, cứu nạn hư hỏng không còn sử dụng được hoặc bị mất tại các cơ quan, đơn vị do địa phương quản lý.

Giám đốc Sở Tài chính địa phương căn cứ hồ sơ đề nghị xử lý, thanh lý hàng cứu hộ, cứu nạn của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý; tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định xử lý, thanh lý đối với hàng cứu hộ, cứu nạn hư hỏng hoặc bị mất.

5.3. Trình tự, thủ tục xử lý, thanh lý hàng cứu hộ, cứu nạn bị hư hỏng không còn sử dụng được hoặc bị mất:

5.3.1. Hàng cứu hộ, cứu nạn khi bị hư hỏng hoặc bị mất cần xử lý, thanh lý, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng hàng cứu hộ, cứu nạn đó báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm 5.2 khoản 5 của Thông tư này ra quyết định thanh lý, xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn bị hư hỏng không còn sử dụng được hoặc bị mất.

5.3.2. Hồ sơ đề nghị xử lý, thanh lý hàng cứu hộ, cứu nạn hư hỏng hoặc bị mất của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý bao gồm:

- Văn bản đề nghị xử lý, thanh lý hàng cứu hộ, cứu nạn bị hư hỏng hoặc bị mất.

- Biên bản đánh giá chất lượng thực tế còn lại của hàng cứu hộ, cứu nạn bị hỏng, xác định số lượng hàng bị mất của Hội đồng xử lý, thanh lý của cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng.

- Bảng tổng hợp danh mục hàng cứu hộ, cứu nạn bị hư hỏng hoặc bị mất đề nghị xử lý, thanh lý theo Biểu số 01/BC-XLTL kèm theo các hồ sơ liên quan gồm: Biên bản kiểm tra, xác định số lượng hàng cứu hộ, cứu nạn bị mất trong quá trình sử dụng, bảo quản của Hội đồng thanh lý, xử lý của cơ quan, đơn vị (nếu hàng đang trong kho bảo quản bị mất phải có xác nhận của cơ quan công an và chính quyền địa phương nơi mất hàng).

5.3.3. Hội đồng xử lý, thanh lý hàng cứu hộ, cứu nạn bị hư hỏng hoặc bị mất do Thủ trưởng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.

- Thành phần Hội đồng bao gồm:

+ Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp dưới trực tiếp của Bộ, ngành, địa phương đang quản lý, sử dụng hàng cứu hộ, cứu nạn - Chủ tịch Hội đồng.

+ Lãnh đạo bộ phận tài chính kế toán của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng hàng cứu hộ, cứu nạn - Ủy viên thường trực.

+ Lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng hàng cứu hộ, cứu nạn - Ủy viên.

+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của hàng cứu hộ, cứu nạn - Ủy viên.

+ Đại diện cơ quan tài chính Bộ, ngành, địa phương - Uỷ viên.

- Nhiệm vụ của Hội đồng:

+ Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc quản lý, sử dụng hàng cứu hộ, cứu nạn lập hồ sơ đề nghị xử lý, thanh lý hàng cứu hộ, cứu nạn bị hư hỏng hoặc bị mất.

+ Đánh giá, xác định chất lượng, số lượng hàng cứu hộ, cứu nạn bị hư hỏng hoặc số lượng hàng bị mất cần xử lý, thanh lý; xác định giá bán thanh lý, giá trị hàng bị mất phải bồi thường.

+ Xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, giá trị vật chất của hàng cứu hộ, cứu nạn bị hư hỏng hoặc bị mất và trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan.

+ Tổng hợp hồ sơ, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh lý, xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn bị hư hỏng hoặc bị mất.

+ Tổ chức bán thanh lý, xử lý, tiêu huỷ hàng cứu hộ, cứu nạn khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và lập biên bản kèm theo.

Số tiền thu được từ bán thanh lý hàng cứu hộ, cứu nạn, tiền bồi thường tổn thất (nếu có) phải nộp toàn bộ vào Ngân sách Nhà nước sau khi trừ các chi phí xử lý có liên quan.

5.3.4. Trường hợp hàng cứu hộ, cứu nạn bị hư hỏng hoặc bị mất được xác định do nguyên nhân chủ quan phải làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, xác định giá trị vật chất bị thiệt hại; căn cứ vào giá thị trường của mặt hàng cùng loại, cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền xử lý quy định tại điểm 5.2 khoản 5 của Thông tư này quyết định mức bồi thường và xử lý theo quy đinh của pháp luật.

6. Chế độ báo cáo.

6.1. Hình thức báo cáo:

6.1.1. Báo cáo theo định kỳ: các cơ quan, đơn vị thực hiện báo cáo 6 tháng (đến 30/6) và báo cáo năm (đến 31/12).

6.1.2. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu báo cáo đột xuất, Thủ trưởng các Bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý, sử dụng, bảo quản hàng thực hiện báo cáo theo quy định.

6.2. Trách nhiệm báo cáo.

- Các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng, bảo quản hàng cứu hộ, cứu nạn tiếp nhận từ nguồn dự trữ quốc gia có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo Biểu số 01/BCTS.

+ Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 15 tháng 7.

+ Báo cáo năm gửi trước ngày 15 tháng 01 năm sau.

- Các Bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hàng cứu hộ, cứu nạn dự trữ quốc gia do Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn phẩn bổ, cấp phát thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để Uỷ ban tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đồng gửi Bộ Tài chính.

- Các Bộ, ngành, địa phương được tiếp nhận hàng cứu hộ, cứu nạn dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm tổng hợp báo cáo với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đồng gửi Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn theo Biểu số 02/BCTS.

+ Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 25 tháng 7.

+ Báo cáo năm gửi trước ngày 25 tháng 01 năm sau.

- Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình quản lý, sử dụng hàng cứu hộ, cứu nạn dự trữ quốc gia; đề xuất biện pháp xử lý về các trường hợp không thực hiện đúng quy định công tác quản lý, sử dụng, bảo quản hàng cứu hộ, cứu nạn đã xuất khỏi kho dự trữ quốc gia.

7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Thủ trưởng Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh tổ chức chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản, xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn thuộc phạm vi và xử lý theo thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản, xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn dự trữ quốc gia phục vụ nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh chịu trách nhiệm thi hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh kịp thời với Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Huỳnh Thị Nhân


TÊN CƠ QUAN , ĐƠN VỊ: ….

THUỘC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

Biểu số: 01/BC-XLTL

BÁO CÁO HÀNG CỨU HỘ, CỨU NẠN TỪ NGUỒN DỰ TRỮ QUỐC GIA

BỊ HƯ HỎNG HOẶC BỊ MẤT ĐỀ NGHỊ XỬ LÝ, THANH LÝ

Số

Năm

Năm

Đơn vị

Số

Tỷ lệ %

Giá bán thu

Nguyên nhân

Hình thức

Ghi

TT

Tên hàng hóa

sản xuất

sử dụng

tính

lượng

còn lại

hồi tối thiểu

xử lý

xử lý

chú

thực tế

( nếu có )

(Ghi chi tiết)

Chi tiết theo từng

chủng, loại

CỘNG

Ngày tháng năm

NGƯỜI LẬP BIỂU

CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

CƠ QUAN TÀI CHÍNH

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ, tên)

(Ký, ghi rõ họ, tên)

(Ký, ghi rõ họ, tên)

(Ký, ghi rõ họ, tên)

TÊN CƠ QUAN , ĐƠN Vị: ….

Biểu số 01/BCTS

THUỘC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN HÀNG CỨU HỘ CỨU NẠN
TIẾP NHẬN TỪ NGUỒN DỰ TRỮ QUỐC GIA
Kỳ báo cáo……. năm…..

STT

Tên hàng cứu hộ cứu nạn sau khi xuất kho dự trữ quốc gia

Đơn vị tính

Tồn đầu kỳ

Nhập trong kỳ

Xuất trong kỳ

Tồn cuối kỳ

Ghi chú

Tổng
số

Chưa
sử dụng

Đã
sử dụng

Tổng
số

Nhập mới

Nhập khác

Tổng
số

Xuất
sử dụng

Xuất khác

Tổng
số

Chưa
sử dụng

Đã
sử dụng

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

I

Xuồng các loại

1

2

3

II

Nhà bạt các loại

1

2

3

III

Phao áo

IV

Phao tròn

V

Phao bè

….

……….

Ghi chú: Mẫu này do các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng, bảo quản hàng cứu hộ, cứu nạn lập

* Tồn đầu kỳ: xác định số lượng từng loại hàng cứu hộ, cứu nạn hiện có của cơ quan , đơn vị có đến đầu kỳ báo cáo.

* Nhập trong kỳ: phản ánh số lượng hàng cứu hộ, cứu nạn được trang bị mới từ nguồn dự trữ quốc gia (nhập mới) hoặc nhập lại kho sau khi tạm xuất sử dụng tại cơ quan đơn vị (nhập hàng đã tạm xuất), nhập khác (nhập điều chuyển…) trong kỳ hoặc trong năm báo cáo.

* Xuất trong kỳ: phản ánh số lượng hàng cứu hộ, cứu nạn xuất sử dụng hoặc xuất khác (xuất thanh lý, xuất điều chuyển…) trong kỳ hoặc trong năm báo cáo.

* Tồn kho cuối kỳ: xác định số lượng hàng cứu hộ, cứu nạn hiện có của cơ quan , đơn vị có đến cuối kỳ báo cáo.

Ngày tháng năm

NGƯỜI LẬP BIỂU

PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký tên và đóng dấu)

TÊN BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG:

Biểu số 02/BCTS

TỔNG HỢP BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN HÀNG CỨU HỘ CỨU NẠN
TIẾP NHẬN TỪ NGUỒN DỰ TRỮ QUỐC GIA
Kỳ báo cáo……. năm…..

STT

Tên hàng cứu hộ cứu nạn sau khi xuất kho dự trữ quốc gia

Đơn vị tính

Tồn đầu kỳ

Nhập trong kỳ

Xuất trong kỳ

Tồn cuối kỳ

Ghi chú

Tổng
số

Chưa
sử dụng

Đã
sử dụng

Tổng
số

Nhập mới

Nhập khác

Tổng
số

Xuất
sử dụng

Xuất khác

Tổng
số

Chưa
sử dụng

Đã
sử dụng

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

I

Xuồng các loại

1

2

3

II

Nhà bạt các loại

1

2

3

III

Phao áo

IV

Phao tròn

V

Phao bè

….

……….

Ghi chú:Mẫu này do Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn lập

* Tồn đầu kỳ: xác định số lượng từng loại hàng cứu hộ, cứu nạn hiện có của cơ quan , đơn vị có đến đầu kỳ báo cáo.

* Nhập trong kỳ: phản ánh số lượng hàng cứu hộ, cứu nạn được trang bị mới từ nguồn dự trữ quốc gia (nhập mới) hoặc nhập lại kho sau khi tạm xuất sử dụng tại cơ quan đơn vị (nhập hàng đã tạm xuất), nhập khác (nhập điều chuyển…) trong kỳ hoặc trong năm báo cáo.

* Xuất trong kỳ: phản ánh số lượng hàng cứu hộ, cứu nạn xuất sử dụng hoặc xuất khác (xuất thanh lý, xuất điều chuyển…) trong kỳ hoặc trong năm báo cáo.

* Tồn kho cuối kỳ: xác định số lượng hàng cứu hộ, cứu nạn hiện có của cơ quan , đơn vị có đến cuối kỳ báo cáo.

Ngày tháng năm

NGƯỜI LẬP BIỂU

PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký tên và đóng dấu)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 09/2006/TT-BTC hướng dẫn tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản, xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn sau khi xuất kho dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 09/2006/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 09/02/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Huỳnh Thị Nhân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 37 đến số 38
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản