Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08-NV

Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 1970

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC BỊ THƯƠNGHOẶC CHẾT TRONG KHI LÀM NHIỆM VỤ PHÁT HIỆN, ĐÀO PHÁ BOM ĐẠN ĐỊCH CHƯA NỔ

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Trước đây, tại nghị định số 111/B-CP ngày 20-7-1967, Hội đồng Chính phủ đã quy định: "Công nhân, viên chức Nhà nước bị thương hoặc chết vì trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc vì điều kiện sản xuất, công tác không thể rời vị trícủa mình trong khi địch đến bắn phá thì được coi là bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ và được hưởng chế độ đãi ngộ đối với dân quân, tự vệ bị thương hoặc chết trong khi chiến đấu…."

Bộ Nội vụ đã có thông tư số 01-NV ngày 25-1-1968 hướng dẫn thi hành nghị định nói trên.

Vừa qua, trong chỉ thị số 37-TTg ngày 12-3-1970 về việc phát hiện, đào phá bom đạn địch chưa nổ (điểm 5), Thủ tướng Chính phủ có quy định: "cán bộ, công nhân, viên chức được cấp có thẩm quyền giao công tác phát hiện, đào phá bom đạn địch chưa nổ, chẳng may bị thương vong trong lúc thi hành nhiệm vụ thì được hưởng quyền lợi như khi làm nhiệm vụ chiến đấu". Quy định này bổ sung quy định về điều kiện được hưởng chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức Nhà nước nói trong nghị định số 111/B-CP.

Sau khi trao đổi ý kiến với Văn phòng kinh tế Phủ thủ tướng, Tổng công đoàn Việt nam, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Bộ Nội vụ hướng dẫn thêm một số điểm về việc thi hànhđiểm 5 của chỉ thị số 37-TTg trên đây như sau:

1. Cấp có thẩm quyền giao cho cán bộ, công nhân, viên chức công tác phát hiện, đào phá bom đạn địch chưa nổ nói đây là thủ trưởng (hoặc người được ủy quyền khi thủ trưởng vắng mặt), các cơ quan xí nghiệp trực thuộc các ngành ở trung ương (như vụ, cục, viện, xí nghiệp, trường học…), thủ trưởng (hoặc người được ủy quyền khi thủ trưởng vắng mặt ) các cơ quan cấp khu, thành phố, tỉnh(như sở, ty, ban, chi cục…), hay Ủy ban hành chính cấp huyện, tùy theo cán bộ, công nhân, viên chức làm ở cơ quan, xí nghiệp của trung ương, ở khu, thành phố, tỉnh hayởhuyện.

2. Những trường hợp bị thương vong nói trong chỉ thị này phải là những trường hợp bị thương hoặc chết trong khi đang làm nhiệm vụ phát hiện, đào phá bom đạn địch chưa nổ và phải do bom đạn nổ gây nên.

Còn những trường hợp do làm các công tác khác rồi chẳng may bị thương vong do bom đạn địch chưa nổ, hoặc trường hợp làm công tác phát hiện, đào phá bom đạn địch chưa nổ, nhưng bị thương vong không phải do bom đạn nổ gây nên, thì không hưởng theo quy định của chỉ thị này, mà giải quyết theo Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước.

3. Đối với những lực lượng khác như dân quân, tự vệ, thanh niên xung phong, cán bộ xã, nhân dân….được các cấp có thẩm quyền (cấp có quyền cấp giấy chứng nhận bị thương hoặc giấy chứng nhận hy sinh đã được quy định đối với từng đối tượng) giao công tác phát hiện, đào phá bom đạn địch chưa nổ mà bị thương hoặc chết do bom đạn nổ gây nên, thì giải quyết theo các chế độ hiện hành đã quy định đối với từng đối tượng trong trường hợp trực tiếp tham gia chiến đấu.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thiệp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 08-NV-1970 hướng dẫn thi hành chế độ đối với cán bộ, công nhân, viên chức bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ phát hiện, đào phá bom đạn địch chưa nổ Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 08-NV
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 03/08/1970
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
  • Người ký: Lê Đình Thiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 13
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản