Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08-BTC/HCVX | Hà Nội, ngày 08 tháng 2 năm 1991 |
Thi hành Chỉ thị số 439-CT ngày 24-12-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chấn chỉnh công tác quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính và sự nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau:
1. Tất cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng (dưới đây gọi tắt là cơ quan HCSN) từ Trung ương đến địa phương đều phải củng cố hệ thống tài chính, chấn chỉnh công tác kế toán, thống kê theo đúng Pháp lệnh kế toán - thống kê đã ban hành.
2. Các cơ quan HCSN phải lập dự toán thu, chi tài chính hàng quý, năm. Dự toán phản ánh đầy đủ, trung thực toàn bộ các khoản thu trong quý và cả năm, dự toán chi theo mục lục NSNN hiện hành, đính kèm thuyết minh cụ thể phân theo từng quý và cả năm.
3. Việc cấp phát kinh phí cũng như việc chi tiêu của các cơ quan HCSN phải căn cứ vào dự toán chi tiêu được duyệt, định mức chi tiêu và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
Thủ trưởng các cơ quan HCSN phải giám sát việc chi tiêu, bảo đảm có hiệu quả thiết thực, đúng mục đích, tiết kiệm, chống phô trương hình thức.
4. Cơ quan Tài chính các cấp phối hợp với cơ quan thanh tra các ngành, các cấp, cơ quan chủ quản tăng cường kiểm tra việc thực hiện chế độ chi tiêu tài chính của cơ quan HCSN. Những khoản chi không đúng chế độ tài chính hiện hành phải được thu hồi nộp NSNN; người ra quyết định chỉ tiêu không đúng chế độ phải chịu trách nhiệm bồi hoàn cho công quỹ và bị xử lý kỷ luật hành chính cũng như truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm
a) Tiến hành sắp xếp lại bộ máy kế toán tài vụ trong đơn vị, những người có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ, năng lực công tác mới bố trí giữ chức vụ kế toán trưởng. Những người hiện đang giữ chức kế toán trưởng nhưng không hoàn thành nhiệm vụ do yếu kém về trình độ nghiệp vụ phải có kế hoạch đào tạo bồ dưỡng; Những người vi phạm chính sách, chế độ quản lý tài chính phải kiên quyết thay thế người khác có đủ tiêu chuẩn. Các kế toán viên không có đủ trình độ nghiệp vụ, không qua đào tạo phải sắp xếp lại, cho đi đào tạo hoặc chuyển sang công tác ở bộ phận khác. Việc bổ nhiệm và bãi miễn kế toán trưởng phải theo đúng quy định tại Pháp lệnh kế toán - thống kê.
b) Chấn chỉnh công tác hạch toán kế toán trong đơn vị theo đúng Pháp lệnh kế toán - thống kê ban hành ngày 20-5-1988 của Hội đồng Nhà nước và chế độ kế toán đơn vị HCSN ban hành theo Quyết định số 157-TC/CĐKT ngày 1-6-1990 của Bộ Tài chính:
+ Các cơ quan HCSN phải mở các tài khoản kế toán,các loại sổ sách kế toán để ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, lập báo cáo kế toán theo đúng mẫu biểu quy định. Tất cả các chứng từ gốc để ghi chép kế toán phải theo mẫu quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê, có chữ ký của người chịu trách nhiệm và dấu của đơn vị theo tính chất của mỗi loại chứng từ.
+ Các cơ quan hành chính sự nghiệp phải gửi báo cáo kế toán định kỳ (quý, năm) theo đúng thời hạn quy định cho cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính cùng cấp. Trường hợp quá hạn nhận báo cáo kế toán, cơ quan tài chính sẽ tạm đình chỉ cấp phát kinh phí hoặc chỉ giải quyết tiền lương, phụ cấp, học bổng sinh hoạt phí cho đến khi nhận được báo cáo kế toán.
c) Hàng quý, hàng năm các cơ quan HCSN phải lập dự toán thu, chi trên cơ sở chế độ tài chính theo quy định hiện hành.
Dự toán thu phải phản ánh mọi khoản thu theo chệ độ cho phép (nếu có) như: thu về sản xuất, dịch vụ hoạt động theo quyết định số 268 CT ngày 30-7-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thu về học phí, viện phí, viện trợ, đoàn phí, hội phí... và các khoản thu khác theo chế độ cho phép. Các khoản thu nói trên phải thể hiện đầy đủ trong dự toán hàng quý và cả năm.
Dự toán chi theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành, thể hiện triệt để tiết kiệm theo Quyết định số 140-HĐBT ngày 15-9-1987 của Hội đồng Bộ trưởng, tiết kiệm xắng dầu theo Chỉ thị số 338-CT ngày 21-9-1990 và Chỉ thị số 369-CT ngày 19-10-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; tiết kiệm sử dụng xe ô tô con theo đúng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 61-CT ngày 10-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng; chế độ tiết kiệm xăng dầu, ôtô, điện, nước... đã được hướng dẫn cụ thể tại văn bản số 1719-TC/HCVX ngày 06-11-1990 của Bộ Tài chính.
Cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp phải xét duyệt dự toán và thông báo rõ kế hoạch thu, chi hàng quý, năm cho cơ quan HCSN để chủ động tổ chức thực hiện.
d) Hàng năm, cơ quan chủ quản cấp trên tổ chức xét duyệt quyết toán của cơ quan HCSN, xuất toán những khoản chi sai dự toán được duyệt, sai chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để thu hồi nộp ngân sách Nhà nước. Cơ quan tài chính trực tiếp cấp phát kinh phí cho cơ quan chủ quản (hoặc cấp thẳng cho cơ quan HCSN) có trách nhiệm kiểm tra lại quyết toán để xác nhận chính thức. Bộ Tài chính sẽ ban hành chế độ quy định việc xét duyệt quyết toán đối với đơn vị HCSN.
a) Kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc có biện pháp tích cực bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu nộp NSNN được giao nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật thu nộp, bảo đảm nộp đúng, đầy đủ, kịp thời số phải nộp ngân sách trong quá trình thực hiện kế hoạch. Các khoản thu được phép để lại phải sử dụng đúng mục đích theo hướng dẫn của Nhà nước (như các khoản thu học phí, viện phí, thu về sản xuất, dịch vụ sản xuất, viện trợ...).
b) Các khoản chi tiêu phải theo dự toán được duyệt, định mức và chế độ chi tiêu tài chính quy định hiện hành. Riêng đối với các khoản chi tiêu về mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ, chống xuống cấp đã được duyệt và thông báo trong kế hoạch quý, phải quản lý về khối lượng và đơn giá thực hiện, không mua sắm những trang thiết bị nhập ngoại đắt tiền khi trong nước đã sản xuất được.
c) Từ nay trở đi chỉ trong trường hợp thật cần thiết được cấp có thẩm quyền cho phép, cơ quan HCSN mới được tổ chức hội nghị toàn ngành tối đa 1 năm 1 lần, việc tổ chức hội nghị toàn ngành phải tính toán chặt chẽ về các mặt (số người, thời gian, đi lại, ăn ở...) để giảm bớt chi phí.
Việc chi tiêu cho hội nghị toàn ngành phải theo tiêu chuẩn quy định của bộ tài chính, theo đúng dự toán cơ quan tài chính duyệt, không được yêu cầu địa phương và các cơ sở hỗ trợ thêm kinh phí để chi tiêu cho hội nghị.
d) Thực hiện chế độ tiếp khách phải hết sức hạn chế và tiết kiệm; không dùng rượu, bia, thuốc lá để tiếp khách. Trường hợp khách làm việc cả ngày hoặc ở lại làm việc trong một thời gian, cần bố trí ăn, ở cho khách và khách phải thanh toán lại tiền ăn, ở (nếu ở nhà khách, khách sạn có thu tiền) theo đúng chế độ quy định hiện hành. Riêng đối với khách nước ngoài mà ta phải đài thọ kinh phí, việc bố trí ăn, ở, đi lại của khách phải theo đúng tiêu chuẩn quy định. Trong các trường hợp cần thiết có thể phát tiền Việt Nam cho khách tự thu xếp nơi ăn, ở, đi lại cho phù hợp.
Cơ quan HCSN không được dùng tiền công quỹ để mua quà biếu cho khách trong nước đến làm việc. Trong trường hợp cần thiết mua quà biếu cho khách nước ngoài vào nước ta hoặc các đoàn ra nước ngoài phải tính toán chặt chẽ phù hợp và không được vượt quá mức dự toán được duyệt. Riêng quà tặng khách chính phủ do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định. Quà biếu của khách, tổ chức nước ngoài cho cá nhân chỉ được nhận đối với những vật có tính chất kỷ niệm và giá trị nhỏ; đối với quà tặng có giá trị lớn thì báo cáo với thủ trưởng đơn vị để xem xét xử lý bổ sung công quỹ theo quy định chung. Quà biếu của khách, tổ chức nước ngoài cho tập thể phải sung công quỹ theo dõi và quản lý như các tài sản khác.
e) Các hội thảo khoa học, bảo vệ, nghiệm thu các công trình, đề tài khoa học... bằng nguồn kinh phí nhà nước cấp hoặc từ các nguồn do tổ chức quốc tế tài trợ phải chuẩn bị kỹ về nội dung để báo cáo viên dự hội thảo từ nguồn kinh phí trong nước được chi trả phù hợp với khả năng trong phạm vi dự toán được duyệt. Riêng đối với hội thảo do nguồn kinh phí tổ chức quốc tế tài trợ cũng phải tiết kiệm. Trước mắt vẫn thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 19-TC/NTNT ngày 30-5-1998 và Thông tư số 54-TC/TCĐN ngày 22-11-1988 của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính sẽ cùng với các ngành liên quan nghiên cứu để hướng dẫn cụ thể thêm trong thời gian tới có hiệu quả thiết thực, chi tiêu tiết kiệm.
h) Cơ quan HCSN phải xoá bỏ ngay tất cả các quỹ lập trái phép để chi tiêu riêng; quỹ theo chế độ cho phép của cơ quan HCSN phải được mở sổ sách theo dõi, ghi chép phản ánh theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
Các cơ quan HCSN không được tự tiện đặt ra các khoản thu, đóng góp của dân và các khoản lệ phí ngoài quy định của Nhà nước; không được yêu cầu các tổ chức kinh tế trực thuộc đóng góp kinh phí ngoài chế độ quy định để bổ sung chỉ tiêu ngoài dự toán được duyệt hoặc lập quỹ tiền thưởng, quỹ phúc lợi... Riêng đối với các đoàn thể, hội quần chúng, nếu có yêu cầu tổ chức trực thuộc đóng góp kinh phí để chi tiêu thì phải bàn với cơ quan tài chính đồng cấp để thống nhất về mức quy định đóng góp.
Đối với các tổ chức làm kinh tế xét thấy không có hiệu quả phải đình chỉ kinh doanh và thực hiện thanh lý tài sản, công nợ theo chế độ quy định.
1. Để thực hiện điểm 8 Chỉ thị số 439/CT ngày 24-12-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, hàng quý đề nghị các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các tổ chức đoàn thể, Hội quần chúng ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương báo báo kết quả thực hiện các quy định nêu trong Chỉ thị và một số biện pháp cụ thể trong Thông tư hướng dẫn này để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét khen thưởng đơn vị, cá nhân có thành tích và xử lý nghiêm khắc đơn vị, cá nhân cố tình vi phạm những quy định.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì khó khăn vướng mắc, đề nghị các ngành, các cấp, các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét bổ sung cho phù hợp.
Lý Tài Luận (Đã Ký) |
- 1Quyết định 140-HĐBT năm 1987 về triệt để tiết kiệm do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Pháp lệnh Kế toán và thống kê năm 1988 do Chủ tịch Hội đồng nhà nước ban hành
- 3Thông tư 61-CT 1988 hướng dẫn sử dụng xe ô-tô con theo Quyết định 140-HĐBT-1987 về triệt để tiết kiệm do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định 268-CT năm 1990 về việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức làm kinh tế do các cơ quan hành chính và các đoàn thể thành lập do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Chỉ thị 439-CT về chấn chỉnh công tác quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính và sự nghiệp do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Thông tư 54-TC/TCĐN-1989 hướng dẫn chế độ bán ngoại tệ nghĩa vụ cho quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 08-BTC/HCVX năm 1991 hướng dẫn Chỉ thị 439-CT về việc chấn chỉnh công tác quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính sự nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 08-BTC/HCVX
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/02/1991
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Lý Tài Luận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra