- 1Thông tư 12/2012/TT-BNV quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
- 1Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 426/QĐ-BGDĐT năm 2022 công bố các Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2018/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2018 |
Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định Điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định Điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập từ giảng viên (hạng III) lên giảng viên chính (hạng II) và từ giảng viên chính (hạng II) lên giảng viên cao cấp (hạng I).
2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, các trường cao đẳng sư phạm công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học) đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc xét thăng hạng
1. Việc cử viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp và nhu cầu của cơ sở giáo dục đại học công lập.
2. Việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và tuân thủ các quy định pháp luật.
Điều 3. Điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ các Điều kiện sau:
1. Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử đi dự xét.
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 (ba) năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự xét; được thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đánh giá có đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Có đủ tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét theo quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
4. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 đối với viên chức đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02; đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 đối với viên chức đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01.
Điều 4. Nội dung và hình thức xét thăng hạng
1. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thông qua việc xét hồ sơ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề với hạng hiện giữ và thẩm định, quy đổi điểm công trình khoa học.
2. Thẩm định, quy đổi điểm công trình khoa học đối với viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đã đảm bảo yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại
3. Công trình khoa học quy đổi
a) Công trình khoa học quy đổi gồm: Bài báo khoa học; kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đã đăng ký và được cấp bằng độc quyền sáng chế; giải pháp khoa học, công nghệ hữu ích; sách phục vụ đào tạo; báo cáo khoa học được công bố toàn văn trong kỷ yếu của hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế; tác phẩm nghệ thuật, Chương trình biểu diễn, thành tích thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế;
b) Nội dung của các công trình khoa học quy đổi phải phù hợp với ngành, chuyên ngành khoa học đang giảng dạy của viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Các công trình khoa học đã công bố có nội dung trùng lặp từ 30% trở lên chỉ được tính điểm quy đổi một lần. Bài đăng báo và sách phổ biến khoa học, bản tóm tắt kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng kết, tổng quan, nhận xét, đánh giá, dịch thuật không được tính là công trình khoa học quy đổi;
d) Công trình khoa học quy đổi nếu có nhiều tác giả tham gia thì tác giả chính được hưởng 1/3 (một Phần ba) số điểm của công trình, số điểm còn lại được chia đều cho từng người kể cả tác giả chính; trường hợp không thể xác định được tác giả chính thì chia đều cho từng người;
Đối với sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản do tập thể biên soạn thì người chủ biên được tính 1/3 (một Phần ba) số điểm quy đổi của cuốn sách đó; số điểm còn lại được chia theo giá trị đóng góp của từng người tham gia viết, trường hợp không thể xác định được cụ thể đóng góp của mỗi người thì chia đều cho từng người kể cả người chủ biên nếu trực tiếp viết sách.
Các tạp chí khoa học có mã số ISSN được tính điểm áp dụng theo lựa chọn, phân loại của Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước.
4. Cách tính điểm quy đổi
a) Một bài báo khoa học được công bố trên tạp chí khoa học thuộc danh Mục ISI (trong tập hợp SCI, SSCI, AHCI, SCIE) và danh Mục Scopus được tính tối đa 2,0 điểm. Một bài báo khoa học có phản biện và được công bố trên tạp chí có mã số chuẩn quốc tế ISSN, không thuộc hệ thống ISI, Scopus được tính tối đa 1,0 điểm.
Việc tính điểm cho các bài báo khoa học phải căn cứ vào chất lượng khoa học của bài báo, hệ số ảnh hưởng (IF, theo ISI) và/hoặc H-index (theo Scimango) của tạp chí;
b) Mỗi kết quả ứng dụng khoa học, công nghệ được cấp bằng độc quyền sáng chế được tính tối đa 3,0 điểm; mỗi giải pháp khoa học, công nghệ hữu ích được tính tối đa 2,0 điểm; mỗi tác phẩm nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc), Chương trình biểu diễn, thành tích thi đấu thể dục thể thao nếu đạt giải thưởng quốc tế được tính tối đa 2,0 điểm, đạt giải thưởng quốc gia được tính tối đa 1,5 điểm;
c) Sách phục vụ đào tạo được tính điểm công trình khoa học quy đổi phải được Hội đồng khoa học do Hiệu trưởng thành lập thẩm định, sử dụng để đào tạo từ trình độ đại học trở lên, đã được xuất bản có mã số chuẩn quốc tế ISBN. Sách phục vụ đào tạo được nhà xuất bản có uy tín trên thế giới xuất bản thì được cộng thêm 25% số điểm quy đổi của sách đó.
Điểm quy đổi cho 01 (một) cuốn sách phục vụ đào tạo được tính như sau: Sách chuyên khảo có điểm quy đổi là 3,0 điểm; Giáo trình có điểm quy đổi là 2,0 điểm; Sách tham khảo có điểm quy đổi là 1,5 điểm; Sách hướng dẫn có điểm quy đổi là 1,0 điểm; Từ điển chuyên ngành có điểm quy đổi là 1,0 điểm; Tài liệu biên dịch sách hoặc giáo trình bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt có điểm quy đổi là 1,0 điểm;
d) Báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học quốc gia có phản biện, được chọn đăng toàn văn trong tuyển tập công trình khoa học (kỷ yếu) của hội thảo được tính tối đa 0,5 điểm; Báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học quốc tế viết bằng tiếng Anh có phản biện, được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình khoa học (kỷ yếu) của hội thảo được tính tối đa 1,0 điểm. Chỉ tính điểm quy đổi cho các bài báo đăng trong tuyển tập công trình khoa học (kỷ yếu) của hội thảo khoa học đã được xuất bản có mã số chuẩn quốc tế ISBN.
Điều 5. Hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.
2. Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Điều 6. Xác định viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp là viên chức: Được Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp xác định đạt Điều kiện theo quy định tại
2. Trường hợp có từ 02 (hai) người trở lên có kết quả điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng, thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Người có thâm niên công tác lâu hơn;
b) Người được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ có thành tích xuất sắc, tiêu biểu được khen thưởng trong vòng 03 (ba) năm liên tục liền kề với năm tổ chức kỳ xét thăng hạng.
3. Trường hợp vẫn không xác định được viên chức thăng hạng theo thứ tự ưu tiên trên thì Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng sẽ xem xét và quyết định viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
4. Viên chức không được thăng hạng trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này không được bảo lưu kết quả cho các kỳ xét thăng hạng lần sau.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học căn cứ quy định tại Thông tư này theo thẩm quyền được giao cử viên chức tham dự kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, Điều kiện của viên chức tham dự kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 4 năm 2018.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, giải quyết./.
- 1Thông tư 29/2017/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư 34/2016/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 25/2017/TT-BLĐTBXH quy định điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội trong đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Dự thảo Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Thông tư 23/2018/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Kế hoạch 754/KH-BGDĐT về tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng III lên hạng II năm 2018 đối với giáo viên tại các đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 7Công văn 1125/BGDĐT-GDTH năm 2020 về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kì II năm học 2019-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Thông báo 196/TB-VPCP năm 2020 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục đại học công lập và Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống trường sư phạm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Thông tư 03/2021/TT-BTTTT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 11Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12Quyết định 426/QĐ-BGDĐT năm 2022 công bố các Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2021
- 1Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 426/QĐ-BGDĐT năm 2022 công bố các Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2021
- 1Luật viên chức 2010
- 2Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 3Thông tư 12/2012/TT-BNV quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
- 5Thông tư 29/2017/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Thông tư 34/2016/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 8Thông tư 25/2017/TT-BLĐTBXH quy định điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội trong đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Dự thảo Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Thông tư 23/2018/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 11Kế hoạch 754/KH-BGDĐT về tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng III lên hạng II năm 2018 đối với giáo viên tại các đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 12Công văn 1125/BGDĐT-GDTH năm 2020 về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kì II năm học 2019-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13Thông báo 196/TB-VPCP năm 2020 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục đại học công lập và Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống trường sư phạm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 14Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 15Thông tư 03/2021/TT-BTTTT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Thông tư 08/2018/TT-BGDĐT về quy định điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 08/2018/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/03/2018
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Văn Phúc
- Ngày công báo: 11/04/2018
- Số công báo: Từ số 499 đến số 500
- Ngày hiệu lực: 27/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực