Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07-BYT/TT

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 1993

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 07/BYT-TT NGÀY 24/5/1993 VỀ VIỆC BỔ SUNG THÔNG TƯ 11/BYT-TT NGÀY 17/9/1992 CỦA BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 299/HĐBT NGÀY 15/8/1992 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG NAY LÀ CHÍNH PHỦ VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NGÀNH

Căn cứ Nghị định 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế (BHYT).
Căn cứ Quyết định 935/BYT-QĐ ngày 1/9/1992 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai Nghị định 299/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Điều lệ BHYT.
Xét ý kiến đề nghị của BHYT Việt Nam, BHYT tỉnh, Bộ Y tế bổ sung và sửa đổi một số điểm sau đây vào Thông tư 11/BYT-TT ngày 17/9/1992.

1. Về thành phần Hội đồng quản trị (HĐQT) Bảo hiểm y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở điểm 4.1 nay bổ sung thêm.

- Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Bảo hiểm y tế.

- Giám đốc BHYT tỉnh, thành phố là Phó Chủ tịch.

- Hội đồng quản trị BHYT tỉnh, thành phố dưới sự lãnh đạo của UBND quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo các ngành, Sở Y tế để giúp BHYT triển khai Nghị định 299/HĐBT ban hành Điều lệ BHYT của Chính phủ ở địa phương và các ngành.

2. Về cơ cấu bộ máy và biên chế BHYT Việt Nam ở Điều 5.1 nay bổ sung thêm.

a) Tổ chức bộ máy giúp việc cho Giám đốc BHYT Việt Nam có 4 phòng.

- Phòng khai thác BHYT.

- Phòng giám định BHYT

- Phòng tài chính kế toán.

- Phòng tổng hợp gồm các bộ phận (TCCB, HCQT,đào tạo).

Bảo hiểm y tế Việt Nam có trách nhiệm xây dựng chức năng, nhiệm vụ, mô tả công việc cụ thể của từng phòng để trình lãnh đạo Bộ quyết định.

- Mỗi phòng có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, riêng phòng tổng hợp có thể có 2 phó trưởng phòng để giúp trưởng phòng chỉ đạo từng mặt công tác. Giám đốc BHYT Việt Nam bổ nhiệm trưởng, phó phòng sau khi Bộ Y tế đồng ý. Biên chế của BHYT Việt Nam do Giám đốc BHYT đề xuất và được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.

3. Về cơ cấu bộ máy, biên chế của BHYT tỉnh, thành phố và các ngành ở điểm 5 nay bổ sung.

a) Tuỳ thuộc khả năng khai thác BHYT của địa phương và ngành mà BHYT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ngành xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của mình mà báo cáo Giám đốc Sở Y tế trình UBND tỉnh, thành phố hoặc lãnh đạo ngành quyết định sau khi có ý kiến của BHYT Việt Nam.

b) Các đơn vị trực thuộc tỉnh, thành phố, ngành có thể tổ chức chi nhánh BHYT quận, huyện: chi nhánh quận, huyện thực hiện BHYT bắt buộc là đơn vị hạch toán báo sổ. Mọi chi tiêu phải có dự toán sau khi được Giám đốc BHYT tỉnh, thành phố phê duyệt mới thực hiện. Chi nhánh không trực tiếp ký tên đóng dấu của chi nhánh mình vào thẻ BHYT bắt buộc. Việc thực hiện BHYT tự nguyện Bộ sẽ hướng dẫn sau.

Trong quá trình thực hiện Thông tư 11/BYT-TT và Thông tư bổ sung này, BHYT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ngành, nếu có khó khăn đề nghị gì, báo cáo về Bộ Y tế (Vụ TCLĐ, QLSK, BHYT Việt Nam) để xem xét giải quyết.

Lê Ngọc Trọng

(Đã ký)