Hệ thống pháp luật

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2012/TT-BKHĐT

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2012

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH NỘI DUNG BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN GIỚI CỦA QUỐC GIA; BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN GIỚI CẤP TỈNH, HUYỆN, XÃ

Căn c Luật Tổ chức Chính ph ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính ph quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định s 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 ca Chính ph quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức ca Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Quyết đnh số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Th tướng Chính ph về việc ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới ca quốc gia;

Theo đ nghị của Tổng cục trưng Tổng cục Thống kê;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định nội dung Bộ chỉ tiêu thống kê phát trin giới của quốc gia; Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới cấp tỉnh, huyện, xã như sau:

Điều 1. Nội dung Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia; Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới cấp tỉnh, huyện, xã

Ban hành kèm theo Thông tư này:

1. Nội dung Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia ban hành theo Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới áp dụng đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới cấp tỉnh);

3. Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới áp dụng đối với huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới cấp huyện);

4. Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới áp dụng đối với xã, phường và thị trấn (gọi tắt là bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới cấp xã).

Điều 2. Trách nhiệm thu thập, tổng hợp và công bố thông tin

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Thủ trưởng cơ quan tổ chức cấp Trung ương khác có liên quan có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu phát triển giới của quốc gia được phân công và cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) tổng hợp và công bố.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan khác các cấp ở địa phương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu phát triển giới được phân công và cung cấp cho cơ quan thống kê theo quy định.

3. Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thuộc cơ quan Cục Thống kê, Chi cục Thống kê thực hiện việc thu thập, tổng hợp, công bố thông tin thống kê phát triển giới cấp tỉnh, huyện, xã và báo cáo cho Tổng cục Thống kê.

Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức liên quan khác các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện các quy định của Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (qua hệ thống các cơ quan của Tổng cục Thống kê) để kịp thời có hướng dẫn hoặc bổ sung, sửa đổi./.

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VPBCĐTNV về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Website của Chính phủ; Công báo VPCP: BTCN, các PCN;
- Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, TCTK.

BỘ TRƯỞNG




Bùi Quang Vinh

NỘI DUNG

BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN GIỚI CỦA QUỐC GIA
(Kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BKHĐT ngày 22/10/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê nhằm đảm bảo tính thống nhất trong sản xuất và sử dụng số liệu thống kê trong phạm vi một quốc gia giữa các Bộ, ngành và các địa phương. Nội dung chuẩn hóa bao gồm (i) Mục đích, ý nghĩa của chỉ tiêu thống kê: (ii) Khái niệm, nội dung phương pháp tính của chỉ tiêu thống kê; (iii) Phân tổ chủ yếu của chỉ tiêu thống kê: và (iv) Nguồn số liệu của chỉ tiêu thống kê.

I. CHỈ SỐ TỔNG HỢP

101. Chỉ số phát triển giới (GDI)

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đo lường thành tựu trung bình của một quốc gia hay vùng theo các yếu tố cơ bản về phát triển con người nhưng quan tâm đến sự bất bình đẳng trong việc đạt được giữa nam và nữ. Đây là một trong 5 chỉ tiêu được UNDP sử dụng trong báo cáo phát triển con người hàng năm.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chỉ số phát triển giới (Gender-related Development Index - GDI) là chỉ số tổng hợp (bình quân giản đơn) của ba chỉ số phân bổ công bằng về tuổi thọ văn hóa và thu nhập.

Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố tuổi thọ: Phản ánh độ dài cuộc sống và sức khỏe, đo bằng tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh.

Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố giáo dục: Phản ánh vô tri thức, được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục.

Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố thu nhập: Phản ánh về mức sống, được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tính bằng Đô la Mỹ theo sức mua tương đương (PPP_USD).

GDI nhận giá trị trong khoảng 0 đến 1. Khi GDI càng tiến đến giá trị 0 thì mức độ chênh lệch giữa hai giới càng lớn và ngược lại.

Công thức tính:

Trong đó:

: Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố tuổi thọ; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

: Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố giáo dục; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

: Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố GDP; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

- Công thức chung tính các chỉ số phân bổ công bằng theo các yếu tố:

Trong đó:

: Chỉ số phân bố công bằng theo yếu tố i (tuổi thọ, giáo dục, GDP).

KN: Tỷ lệ dân số nữ.

KNam: Tỷ lệ dân số nam.

Ii_Nữ: Các chỉ số thành phần về từng yếu tố tuổi thọ, giáo dục và GDP của riêng nữ.

Ii_Nam: Các chỉ số thành phần về từng yếu tố tuổi thọ, giáo dục và GDP của riêng nam.

e: Hệ số phản ánh mức độ thiệt hại về phương diện phát triển con người mà xã hội gánh chịu do sự bất bình đẳng về giới.

Trong chỉ số phát triển liên quan đến giới, hệ số e = 2, do vậy công thức tính chỉ số phân bố công bằng trên được biến đổi thành:

- Công thức tính từng chỉ số thành phần theo yếu tố tuổi thọ, tri thức và mức sống của từng giới (Ii) như sau:

Trong đó:

XNữ: Tuổi thọ trung bình của dân số nữ.

XNam: Tuổi thọ trung bình của dân số nam.

27,5: Tuổi thọ trung bình tối thiểu của nữ.

87,5: Tuổi thọ trung bình tối đa của nữ.

22,5: Tuổi thọ trung bình tối thiểu của nam.

82,5: Tuổi thọ trung bình tối đa của nam.

Trong đó:

: Tỷ lệ người lớn nữ biết chữ, được tính bằng công thức:

(Anữ là số người nữ từ 15 tuổi trở lên biết chữ; Bnữ là dân số nữ từ 15 tuổi trở lên).

: Tỷ lệ nữ nhập học các cấp giáo dục, được tính bằng công thức: (CNữ là tổng số học sinh, sinh viên nữ đang học các cấp giáo dục từ tiểu học đến đại học; DN là dân số nữ từ 6 đến 24 tuổi).

: Tỷ lệ người lớn nam biết chữ, được tính bằng công thức:(ANam là số người nam từ 15 tuổi trở lên biết chữ: BNam là dân số nam từ 15 tuổi trở lên).

: Tỷ lệ nam nhập học các cấp giáo dục, được tính bằng công thức: (CNam là tổng số học sinh, sinh viên nam đang học các cấp giáo dục từ tiểu học đến đại học; là dân số nam từ 6 đến 24 tuổi).

Trong đó:

YNữ: Là GDP bình quân đầu người thực tế của nữ tính bằng PPP-USD.

YNam: Là GDP bình quân đầu người thực tế của nam tính bằng PPP-USD.

Các chuyên gia đề nghị sử dụng cách ước lượng GDP bình quân đầu người tính bằng PPP_USD điều chỉnh cho từng giới dựa vào các tiêu chí sau:

- Tỷ trọng dân số là nam và nữ tham gia hoạt động kinh tế.

- Tỷ trọng nam, nữ trong tổng số dân.

- Quan hệ tiền lương trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp của nữ so với nam.

- GDP bình quân đầu người tính bằng PPP_USD có điều chỉnh.

- Các bước tính, ch s phát triển giới:

Bước 1: Tính các chí số thành phần riêng cho từng giới nữ và nam (các Ii).

Bước 2: Tính các chỉ số phân bổ công bằng theo từng yếu tố tuổi thọ, tri thức và mức sống.

Bước 3: Tính chỉ số phát triển giới bằng cách bình quân số học gián đơn giữa 3 chỉ số phân bổ công bằng thành phần.

3. Phân tổ chủ yếu

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Nguồn số liệu

- Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê;

- Kết quả điều tra biến động dân số;

- Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở;

- Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình;

- Kết quả điều tra doanh nghiệp.

102. Chỉ số vai trò phụ nữ (GEM)

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số vai trò phụ nữ đánh giá mức độ trao quyền cho phụ nữ trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chỉ số vai trò phụ nữ GEM (Gender Empowerment Measure) phản ảnh sự bất bình đẳng về cơ hội (hơn là năng lực) của phụ nữ trong ba lĩnh vực chủ yếu sau:

(i) Sự tham gia và quyền được quyết định về chính trị, đo bằng tỷ lệ (%) nam đại biểu quốc hội và nữ đại biểu quốc hội.

(ii) Sự tham gia và quyền được quyết định về kinh tế, do bằng 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ phần trăm nam và nữ giữ các chức vụ: lãnh đạo Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân và Tỷ lệ phần trăm nam và nữ là cán bộ chuyên môn kỹ thuật.

(iii) Quyền đối với nguồn lực kinh tế đo bằng thu nhập của phụ nữ và nam giới (tính theo sức mua tương đương).

Chỉ số phát triển giới được tính theo công thức sau:

Trong đó:

GEM: Chỉ số vai trò phụ nữ

EDEP: Chỉ số phân bổ đồng đều về đại biểu nam và nữ quốc hội;

EDEP2: Chỉ số phân bổ đồng đều về tham gia và quyết định kinh tế;

KDKP3: Chỉ số phân bổ đồng đều về thu nhập:

Các chỉ số KDKP (Equality Distribuied Equivalent Percentage) được tính theo công thức:

EDKPi = {[(Tỷ trọng dân số là nữ) * (Chỉ số phụ nữ)-1] +

[(Tỷ trọng dân số là nam) * (Chỉ số nam giới) -1]} -1

Trong đó:

- i = 1, 3, 21, 22.

- Tỷ trọng dân số là nữ được tính bằng dân số là nữ chia cho tổng dân số; Tỷ trọng dân số là nam tính tương tự.

- Chỉ số phụ nữ trong EDFP1 là tỷ lệ phần trăm nữ đại biểu quốc hội; Chỉ số nam giới tính tương tự.

EDEP2 = (EDEP21 + EDEP22)/2

Trong đó:

+ Chỉ số phụ nữ trong EDEP21 là tỷ lệ phần trăm nữ giữ các chức vụ: lãnh đạo Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân: Chỉ số nam giới tính tương tự.

+ Chỉ số phụ nữ trong EDEP22 là tỷ phần trăm nữ là cán bộ chuyên môn kỹ thuật; Chỉ số nam giới tính tương tự

- Đối với EDEP1 và EDEP2 sau khi tính theo các công thức trên còn phải chia cho 50

- Chỉ số phụ nữ trong EDEP3 được tính theo công thức:

Chỉ số phụ nữ trong EDEP3

=

Thu nhập của nữ (PPP USD) - 100

x 100

(40.000 - 100)

Chỉ số nam giới tính tương tự.

3. Phân tổ ch yếu

Chung cả nước.

4. Nguồn số liu

- Quốc hội,

- Các cơ quan tư pháp,

- Các cơ quan chính phủ,

- Các cuộc điều tra.

0103. Chỉ số khoảng cách giới (GGI)

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số khoảng cách giới đo lường một cách tổng hợp mức độ khác biệt về giới của dân cư một quốc gia trên các khía cạnh sức khỏe, giáo dục, hoạt động kinh tế và quyền lực, giúp đề ra những mục tiêu cụ thể trong quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá hiệu quả các chính sách liên quan đến bình đẳng giới nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chỉ số khoảng cách giới được đo bằng bình quân đơn giản của 4 chỉ số thành phần:

(i) Chỉ số khoảng cách về sức khỏe đo bằng 2 chỉ tiêu: tuổi thọ bình quân và tỷ lệ chết của trẻ em dưới 5 tuổi theo giới.

(ii) Chỉ số khoảng cách về giáo dục đo bằng 2 chỉ tiêu: tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học chung các cấp theo giới.

(iii) Chỉ số khoảng cách về hoạt động kinh tế đo bằng 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ trọng lao động phi nông lâm nghiệp và thủy sản theo giới.

(iv) Chỉ số khoảng cách về quyền lực đo bằng 2 chỉ tiêu: Tỷ trọng đại biểu quốc hội và tỷ trọng lãnh đạo trong các ngành, các cấp theo giới.

Các chỉ số thành phần được tính theo công thức sau:

Trong đó

- GGIk là chỉ số thành phần k (sức khỏe, giáo dục, hoạt động kinh tế, hoặc quyền lực).

- ki là số chỉ tiêu để đo thành phần k

- Xfki là chỉ tiêu về nữ giới ứng với thành phần k, chỉ tiêu i.

- Xmki là chỉ tiêu về nam giới ứng với thành phần k, chỉ tiêu i.

Chỉ số khoảng cách giới sẽ được tính bằng công thức:

Giá trị của chỉ số khoảng cách giới nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Chỉ số nhận giá trị 0 khi có sự bằng nhau tuyệt đối các giá trị đạt được giữa nam và nữ. Chỉ số nhận giá trị 1 khi có sự khác nhau hoàn toàn các giá trị đạt được giữa nam và nữ.

3. Phân t chủ yếu

Chung cả nước.

4. Nguồn số liệu

- Quốc hội,

- Chế độ báo cáo định kỳ và điều tra của Tổng cục Thống kê.

II. DÂN SỐ

0201. Dân số

1. Mục đích, ý nghĩa

Số lượng, cơ cấu và phân bố dân số là một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản, quan trọng đối với việc xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý và điều hành nền kinh tế. Xuất phát từ những đặc trưng, và các yếu tố dân số có thể nghiên cứu và dự báo các vấn đề kinh tế - xã hội khác, số lượng dân số còn là chỉ tiêu cơ bản dùng để tính các chỉ tiêu bình quân theo đầu người về các chỉ tiêu nhân khẩu học khác.

2. Khái niệm chung

Dân số là tất cả những người sống trong phạm vi một địa giới nhất định (một nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính, v.v...) có đến một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong thống kê, dân số được thu thập theo khái niệm "Nhân khẩu thực tế thường trú", khái niệm này phản ánh những người thực tế thường xuyên cư trú tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên và những người mi chuyển đến ở n định tại h, không phân biệt họ đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã/phường/thị trấn đang ở hay chưa. Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm:

a) Những người vẫn thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên.

b) Những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.

c) Những người "tạm vắng" bao gồm:

- Những người đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi công tác, đi du lịch, dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đi chữa bệnh, v.v...;

- Những người đang bị tạm giữ;

- Những người rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến thời điểm thống kê chưa đủ 6 tháng (nếu đã rời gia đình đi m ăn nơi khác tính đến thời điểm thng kê đủ 6 tháng trở lên thì được tính tại nơi đang ở).

Chỉ tiêu "Dân số" được chi tiết hóa theo một số chỉ tiêu cơ bản nhất như sau:

a) Dân số trung bình

· Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Dân số trung bình là số lượng dân số tính bình quân cho cả một thời kỳ, được tính theo một số phương pháp thông dụng như sau:

(1) Nếu chỉ có s liệu ti hai thời điểm (đầu và cui của thời kỳ ngắn, thường là một năm) thì sử dụng công thức sau:

Trong đó:

Ptb - Dân số trung bình;

P0 - Dân số đầu kỳ;

P1 - Dân số cuối kỳ.

(2) Nếu có số liệu tại nhiều thời đim cách đều nhau thì s dụng công thức:

Trong đó:

Ptb - Dân số trung bình:

P0,1,…,n - Dân số ở các thời điểm 0, 1, …, n;

n - Số thời điểm cách đều nhau.

(3) Nếu có s liệu tại nhiều thời đim không cách đều nhau, s dụng công thức:

Trong đó:

Ptb1 - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ nhất:

Ptb2 - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ 2:

Ptbn - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ n;

t2 - Độ dài của khoảng thời gian thứ i.

· Phân t ch yếu

Giới tính, dân tộc (Kinh và khác), tôn giáo, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố

· Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số tiến hành 10 năm một lần;

- Điều tra biến động dân số hàng năm;

- Các dự báo dân số ngắn hạn hoặc dài hạn.

b) Dân s theo giới tính

· Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ số giới tính cho biết có bao nhiêu nam tính trên 100 nữ của tập hợp dân số đã cho. Công thức thường sử dụng để tính sự khác biệt giới tính là "Tỷ số giới tính" như sau:

· Phân t chủ yếu

Độ tuổi/nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, dân tộc, tôn giáo.

· Ngun s liệu

- Tổng điều tra dân số tiến hành 10 năm một lần;

- Điều tra biến động dân số hàng năm;

- Các dự báo dân số ngắn hạn hoặc dài hạn.

c) Dân số theo độ tuổi

· Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tuổi là khoảng thời gian sống của một người tính từ ngày sinh đến một thời điểm nhất định. Trong thống kê dân số, tuổi được tính bằng số năm tròn (không kể số ngày, tháng lẻ) và thường được gọi là "tuổi tròn".

Tuổi tròn được xác định như sau:

Nếu tháng sinh nh hơn (xảy ra trước) tháng điều tra thì:

Tuổi tròn = Năm điều tra - Năm sinh

Nếu tháng sinh lớn hơn (sau) tháng điu tra thì:

Tuổi tròn = Năm điều tra - Năm sinh - 1

· Phân t chủ yếu

Ngoài phân tổ theo từng độ tuổi, cơ cấu dân số theo độ tuổi còn được phân tổ theo nhóm 5 hoặc 10 độ tuổi. Tuy nhiên, khi phân tổ theo nhóm 5 hoặc 10 độ tuổi, người ta vẫn tách riêng nhóm 0 tuổi. Bởi vậy, các nhóm tuổi hình thành như sau:

(1) Theo nhóm 5 độ tui:

- 0 tuổi;

- 1-4 tuổi;

- 5-9 tuổi;

- 10-14 tuổi;

- 75-79 tuổi;

- 80-84 tuổi;

- 85 tuổi trở lên.

- Riêng, nhóm 1-4 tuổi nhiều khi được tách riêng theo từng độ tuổi một.

(2) Theo nhóm 10 độ tuổi:

- 0 tuổi;

- 1-9 tuổi;

- 10-19 tuổi;

- 20-29 tuổi;

- 70-79 tuổi;

- 80-84 tuổi;

- 85 tuổi trở lên.

Đối với các mục đích nghiên cứu chuyên đề về giáo dục-đào tạo, sinh sản của dân số, lao động, kinh tế, người ta còn phân tổ thành các nhóm tuổi phù hợp với việc nghiên cứu độ tuổi đi học, độ tuổi kết thúc các cấp học, độ tuổi có khả năng sinh đẻ, độ tuổi tham gia lao động, v.v...

· Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số tiến hành 10 năm một lần;

- Điều tra mẫu biến động dân số-KHHGĐ hàng năm:

- Các dự báo dân số ngắn hạn hoặc dài hạn.

d) Dân số theo tình trạng hôn nhân

· Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tình trạng hôn nhân là tình trạng của một người liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình hoặc theo phong tục, tập tục của từng địa phương.

· Phân t chủ yếu

- Chưa vợ/chồng, hay chưa bao giờ kết hôn;

- Có vợ/có chồng;

- Goá (vợ hoặc chồng đã chết và hiện chưa tái kết hôn):

- Ly hôn (tòa án đã xử cho ly hôn và hiện chưa tái kết hôn);

- Ly thân (đã kết hôn nhưng không còn sống với nhau như vợ chồng).

· Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số được tiến hành 10 năm một lần;

- Điều tra mẫu biến động dân số -KHHGĐ) hàng năm.

đ) Dân s theo trình độ học vấn

· Khái niệm, nội dung, phương pháp nh

Trình độ học vấn đã đạt được của một người là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học.

Theo Luật Giáo dục hiện hành của nước ta. Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm Hệ thống giáo dục chính quy và Hệ thống giáo dục thường xuyên, bắt đầu từ bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy nghề cho đến các bậc giáo dục chuyên nghiệp.

Ba khái niệm chủ yếu thường được sử dụng khi thu thập các số liệu về trình độ học vấn của dân số như sau:

a) Tình trng đi học: Là hiện trạng của một người đang theo học tại một cơ sở giáo dục trong Hệ thống giáo dục quốc dân được Nhà nước công nhận, như các trường/lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, các trường/lớp dạy nghề và các trường chuyên nghiệp từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên thuộc các loại hình giáo dục- đào tạo khác nhau để nhận được kiến thức học vấn phổ thông hoặc kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống.

b) Biết đọc biết viết: Khả năng của một người có thể đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài.

c) Trình độ học vấn cao nhất đã đạt được bao gồm:

· Học vn phổ thông:

+ Đối với những người đã thôi học, là lớp phổ thông cao nhất đã học xong (đã được lên lớp hoặc đã tốt nghiệp);

- Đối với người đang đi học, là lớp phổ thông trước đó mà họ đã học xong (= lớp đang học - 1).

· Sơ cp nghề: Là những người tốt nghiệp các khóa dạy nghề ngắn hạn (dưới 1 tháng)

· Trung cp nghề: Là những người đã tốt nghiệp (thường đã được cấp bằng) bậc trung cấp nghề.

· Cao đẳng nghề: Là những người đã tốt nghiệp (thường đã được cấp bằng) bậc cao đẳng nghề.

· Trung cp chuyên nghiệp: Là những người đã tốt nghiệp (thường đã được cấp bằng) bậc trung cấp chuyên nghiệp.

· Cao đẳng: Là những người đã tốt nghiệp cao đẳng (thường đã được cấp bằng cử nhân cao đẳng).

· Đại học: Là những người đã tốt nghiệp đại học (thường đã được cấp bằng c nhân đại học).

· Trên đại học: Là những người đã tốt nghiệp (thường đã được cấp học vị) thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học.

· Phân t chủ yếu

a) Tình trạng đi học được phân thành các t sau: Đang đi học, đã thôi học, chưa bao giờ đi học.

b) Trình độ học vn cao nht đã đạt được phân thành các t sau:

Mù chữ (hoặc không biết đọc biết viết); biết chữ (hoặc biết đọc biết viết), chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở, tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp sơ cấp nghề, tốt nghiệp trung cấp nghề, tốt nghiệp cao đẳng nghề, tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cử nhân cao đẳng, cử nhân đại học, thạc sỹ, tiến sỹ/tiến sỹ khoa học.

Trong Tổng điều tra dân số và nhà ở, số liệu về trình độ học vấn phổ thông còn được phân tổ theo lớp: đối với các trình độ dạy ngh hoặc đào tạo chuyên nghiệp (như sơ cấp nghề/trung cấp nghề/cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học) còn được phân tổ theo năm học.

· Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số tiến hành 10 năm một lần;

- Điều tra mẫu biến động dân số-KHHGĐ. Điều tra lao động-việc làm hàng năm hoặc các cuộc điều tra chuyên đề khác.

e) Dân s theo dân tộc

· Khái niệm, nội dung, phương pháp nh

Dân tộc là nhóm người có chung các đặc tính văn minh; chẳng hạn giống nhau về nguồn gốc, phong tục, tập quán, ngôn ngữ,... Trong thống kê dân số, dân tộc được thu thập dựa trên cơ sở tự xác định của đối tượng điều tra. Tên dân tộc của một người thường được quy định theo dân tộc của người cha. Tuy nhiên, đối với một số dân tộc còn theo chế độ mẫu hệ, thì tên dân tộc được ghi theo dân tộc của người mẹ.

· Phân tổ chủ yếu

(1) Các đặc trưng nhân khu học được phân t theo:

- Giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tình hình sinh, chết, di cư...

(2) Các đặc trưng kinh tế - xã hội được phân tổ theo:

Trình độ học vấn, tình trạng hoạt động kinh tế,...

(3) Phân tổ theo vùng địa lý, các đơn vị hành chính.

· Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số tiến hành 10 năm một lần;

- Điều tra mẫu biến động dân Số-KHHGĐ hàng năm, Điều tra lao động-việc làm hoặc các cuộc điều tra chuyên đề khác.

g) Dân số theo tôn giáo

· Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tôn giáo là một tổ chức gồm những người có chung niềm tin vào một giáo lý nhất định. Trong điều tra thống kê, tôn giáo được hiểu theo hai cấp độ khác nhau;

- Th nhất, gồm những người có "niềm tin" hoặc "tín ngưỡng" vào một giáo lý tôn giáo nhất định:

- Th hai, gồm những người đã gia nhập tín đồ của một tôn giáo. Tín đồ khác với tín ngưỡng ở chỗ, ngoài "niềm tin" hoặc "đức tin”, tín đồ còn phải thoả mãn một số tiêu chuẩn và được tổ chức tôn giáo "kết nạp" làm tín đồ của tôn giáo đó. Ví dụ:

- Phật tử của Phật giáo phải "quy y tam bảo" và được cấp "sớ điệp”;

- Tín đồ Tin lành phải "chịu phép bắp têm";

- Tín đồ hồi giáo Ixlam phải "làm lễ xu-nát" đối với nam và "lễ xuống tóc" đối với nữ. Nếu là tín đồ Hồi giáo Bni thì trong nhà phải thờ "Thân Lợn";

- Tín đồ Cao đài phải được cấp "Sớ cầu đạo";

- Tín đồ Phật giáo Hòa hảo phải được cấp "Thẻ hội viên", trong nhà phải thờ "Thần Điều" và treo ảnh Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ;

- v.v...

· Phân tổ chủ yếu

- Giới tính, đơn vị hành chính, danh mục tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) đưa ra.

• Ngun s liệu

- Tổng điều tra dân số tiến hành 10 năm một lần:

- Điều tra mẫu biến động dân Số-KHHGĐ hàng năm hoặc các cuộc điều tra chuyên đề.

0202. Tỷ số giới tính của dân số

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ cân bằng giới tính nam-nữ trong dân số, dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của cân bằng giới tính của dân số đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhân khẩu học của cả nước cũng như của từng vùng, từng địa phương.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ số giới tính của dân số được xác định bằng số nam tính trên 100 nữ của một tập hợp dân số, theo công thức sau:

3. Phân tổ chủ yếu

Thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố dân tộc (Kinh và khác)

4. Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở:

- Điều tra biến động dân số và KHHGD hàng năm.

0203. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh

1. Mục đích, ý nghĩa

Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh (còn gọi là tỷ số giới tính khi sinh) phản ánh sự cân bằng giới tính của số trẻ em mới sinh trong một thời kỳ (thường là một năm lịch). Bình thường, tỷ số này dao động từ 103 đến 107 và ổn định theo thời gian và không gian. Bất kỳ sự thay đổi của tỷ số này chệch khỏi mức dao động bình thường đều phản ánh sự can thiệp có chủ ý ở một mức độ nào đó và làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng giới tính tự nhiên, đe doạ sự mất ổn định dân số.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Trẻ mới sinh (hoặc trẻ sinh ra sống) là khi thai nhi được 22 tuần tuổi trở lên, tách ra khỏi người mẹ có biểu hiện của sự sống như thở, khóc, tim đập, cuống rốn đập, có phản xạ co rút cơ, phân xạ bú mút,...) dù chỉ sau 1 phút đứa trẻ chết.

Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là số bé trai tính bình quân trên 100 bé gái mới được sinh ra trong kỳ, thường là một năm lịch và được tính theo công thức sau:

Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh

=

Tổng số bé trai mới sinh trong kỳ

x 100

Tổng số số bé gái mới sinh trong kỳ

3. Phân tổ ch yếu

Thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố, dân tộc (Kinh và khác).

4. Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở,

- Điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm:

- Số liệu thống kê hộ tịch hoặc tổng hợp từ tài liệu đăng ký dân số;

- Chế độ báo cáo của Bộ Y tế.

0204. Tổng tỷ suất sinh

1. Mục đích, ý nghĩa

Tổng tỷ suất sinh là chỉ tiêu tổng hợp của mức độ sinh, không phụ thuộc vào Cơ cấu tuổi của dân số, dùng để phân tích chế độ tái sinh sản dân số hữu hiệu và dự báo dân số. Tổng tỷ suất sinh là một trong những chỉ tiêu quan trọng của Chiến lược dân số Việt Nam nói riêng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tổng tỷ suất sinh (TFR) là số con đã sinh ra sống tính bình quân trên một phụ nữ (hoặc một nhóm phụ nữ) trong suốt thời kỳ sinh đó nếu người phụ nữ (hoặc nhóm phụ nữ) đó tuân theo các tỷ suất sinh đặc trưng của một năm đã cho trong suốt thời kỳ sinh đẻ (nói cách khác là nếu người phụ nữ kinh qua các tỷ suất sinh đặc trưng của những phụ nữ 15 tuổi, 16 tuổi, 17 tuổi,... cho đến 49 tuổi).

Công thức tính:

Trong đó:

- Bx: Là số trẻ sinh ra sống đã đăng ký trong năm của những bà mẹ (x) tuổi.

- x: Là khoảng tuổi 1 năm;

- Wx: Là số phụ nữ (x) tuổi có đến giữa năm tính toán.

Các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi được cộng dồn từ x = 15 tới x = 49.

Trong thực tế, tổng tỷ suất sinh được tính bằng phương pháp rút gọn hơn. Trong trường hợp tỷ suất sinh đặc trưng được tính cho nhóm 5 độ tuổi chỉ chỉ số (i) biểu thị các khoảng cách 5 tuổi, như: 15-19, 20-21 … 45-49. Khi đó:

Trong đó:

- Bi: Là số trẻ sinh ra sống đã đăng ký trong năm của những bà mẹ thuộc nhóm tuổi (i).

- i: Là khoảng 5 độ tuổi liên tiếp;

- Wi: Là số phụ nữ thuộc cùng nhóm tuổi (i) có đến giữa năm tính toán.

Hệ số 5 trong công thức trên nhằm áp dụng, cho tỷ suất bình quân của nhóm 5 độ tuổi liên tiếp sao cho TFR sẽ tương xứng với tổng các tỷ suất đặc trưng từng độ tuổi nêu trong công thức trên.

3. Phân tổ chủ yếu

Dân tộc (Kinh và khác), thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

- Các cuộc điều tra chọn mẫu (mẫu kết hợp trong Tổng điều tra dân số và nhà ở, điều tra chọn mẫu biến động dân số hàng năm);

- Hồ sơ hành chính (đăng ký hộ tịch, đăng ký dân số).

0205. Tỷ suất chết của người mẹ trong thời gian thai sản

1. Mục đích, ý nghĩa

Tỷ suất chết của người mẹ trong thời gian thai sản (gọi tắt là "tỷ suất chết mẹ") là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ chết, phục vụ đánh giá kết quả chăm sóc sức khoẻ phụ nữ trong quá trình thai sản nói riêng và các chương trình bảo vệ bà mẹ, trẻ sơ sinh nói chung.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số phụ nữ chết do những nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ (không do những nguyên nhân tình cờ như tai nạn, ngộ độc, tự tử...), đã xảy ra trong thời gian từ khi mang thai cho đến 42 ngày sau đẻ tính bình quân trên 100.000 trẻ em sinh ra sống trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch).

Công thức tính:

Trong đó:

MRb- Tỷ suất chết mẹ;

- Số phụ nữ chết do những nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ trong kỳ (năm lịch);

B - Số trẻ em sinh ra sống trong kỳ (năm lịch).

3. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn

- 10 nhóm dân tộc quy mô lớn (trong Tổng điều tra Dân số)

- 2 nhóm dân tộc (Kinh và khác) (trong điều tra mẫu)

4. Nguồn s liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở;

- Điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm.

0206. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi

1. Mục đích, ý nghĩa

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (ký hiệu là IMR) có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, vì: Thứ nhất, chỉ tiêu này phản ánh tình hình cung cấp các dịch vụ và phương tiện chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, đánh giá mức độ tử vong của nhóm dân số có mức độ chết cao và tác động mạnh đến tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh. Th hai, mọi biểu hiện của sự giảm mức độ chết đều ảnh hưởng ngay đến IMR và thông qua đó nó tác động đến phân bố dân số theo độ tuổi. Thứ ba, luôn có mối liên hệ thống kê chặt chẽ giữa IMR và mức độ sinh đẻ, nên việc tăng/giảm IMR có tác động đến sự tăng/giảm của mức độ sinh. Thứ tư, IMR là một trong những chỉ tiêu quan trọng của mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Thế giới và Việt Nam.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em trong năm đầu tiên của cuộc đời. Tỷ suất này được định nghĩa là số trẻ em dưới 1 tuổi chết tính bình quân trên 1000 trẻ em sinh ra sống trong năm.

Công thức tính:

Trong đó:

IMR - Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi:

D0 - Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 1 tuổi trong năm;

B - Tổng số trường hợp sinh ra sống trong năm.

3. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính, dân tộc (Kinh và khác), thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố vùng

4. Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10 năm/lần;

- Điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm.

0207. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi

1. Mục đích, ý nghĩa

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi phản ánh mức độ chết cho cả nhóm 5 độ tuổi đầu tiên của cuộc đời là nhóm dân số có mức độ chết cao, đồng thời cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng của Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Thế giới và Việt Nam.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là số trẻ em dưới 5 tuổi chết tính bình quân trên 1.000 trẻ em sinh ra sống trong năm.

Công thức tính:

Trong đó:

5q0 - Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi;

5D0 - Số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 5 tuổi trong năm;

B - Tổng số trường hợp sinh ra sống trong năm.

3. Phân t chủ yếu

Giới tính, dân tộc (Kinh và khác), thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố, vùng

4. Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10 năm/lần;

Điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm.

0208. Tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư, tỷ suất di cư thuần

1. Mục đích, ý nghĩa

Tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư và tỷ suất di cư thuần được sử dụng để đánh giá tình hình gia tăng dân số do tác động của biến động di cư (nhập cư, xuất cư) giữa các địa phương, vùng lãnh thổ, thành thị và nông thôn .... Đối với dân số của các địa phương và vùng lãnh thổ, do mức độ di cư nội địa thường khá cao nên tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư và tỷ suất di cư thuần là yếu tố quan trọng dùng để tính tổng số dân có đến các thời điểm khác nhau. Đặc biệt, tỷ suất di cư thuần là nguồn thông tin không thể thiếu đối với công tác dự báo dân số theo địa phương và các vùng lãnh thổ.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a) T suất nhập cư

Tỷ suất nhập cư là số người từ đơn vị lãnh thổ khác (nơi xuất cư) nhập cư đến một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó (nơi nhập cư).

Công thức tính:

Trong đó:

IMR- Tỷ suất nhập cư:

I- Số người nhập cư trong năm;

Ptb- Dân số trung bình (hay dân số có đến giữa năm).

b) Tỷ suất xuất cư

Tỷ suất xuất cư là số người xuất cư của một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó.

Công thức tính:

OMR (‰) =

Trong đó:

OMR- Tỷ suất xuất cư;

O - số người xuất cư trong năm:

Ptb - Dân số trung bình (hay dân số có đến giữa năm).

c) T suất di cư thuần

Tỷ suất di cư thuần là hiệu số giữa số người nhập cư và số người xuất cư của một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó.

Tỷ suất di cư thuần được tính theo công thức sau:

NMR (‰) =

Trong đó:

NMR- Tỷ suất di cư thuần;

I: Số người nhập cư trong năm:

O: Số người xuất cư trong năm;

Ptb: Dân số trung bình (hay dân số giữa năm).

Hoặc: NMR = IMR - OMR

Trong đó:

NMR- tỷ suất di cư thuần;

IMR- Tỷ suất nhập cư;

OMR- Tỷ suất xuất cư.

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính, dân tộc (Kinh và khác), thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố, vùng.

4. Nguồn số liu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10 năm một lần;

- Điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm.

0209. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh

1. Mục đích, ý nghĩa

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh do tuổi thọ trung bình của dân số được sử dụng để so sánh giữa các thời kỳ, giữa các vùng các nước; dùng để phân tích và dự báo dân số dài hạn. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia, một vùng hay một địa phương: là một thành tố để tính chỉ số phát triển con người (HDI).

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh là chỉ tiêu thống kê chủ yếu của Bảng sống, biểu thị triển vọng một người mới sinh có thể sống được bao nhiêu năm nêu như mô hình chết hiện lại được tiếp tục duy trì.

Công thức tính:

Trong đó:

e0 - Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh;

T0 - Tổng số người năm của những người mới sinh trong Bảng sống sẽ tiếp tục sống được;

l0 - Số người sống đến độ tuổi 0 của Bảng sống (tập hợp sinh ra sống ban đầu được quan sát).

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh là một trong những chỉ tiêu tổng hợp được tính từ Bảng sống.

Bảng sống (hay còn gọi là Bảng chết) là một bảng thống kê bao gồm những chỉ tiêu biểu thị mức độ chết của dân số ở các độ tuổi khác nhau và khả năng sống của dân số khi chuyển từ độ tuổi này sang độ tuổi khác. Bảng sống cho biết từ một tập hợp sinh ban đầu (cùng một đoàn hệ), sẽ có bao nhiêu người sống được đến 1 tuổi, 2 tuổi, ...,100 tuổi,... trong số đó có bao nhiêu người ở mỗi độ tuổi nhất định bị chết và không sống được đến độ tuổi sau; những người đã đạt được một độ tuổi nhất định sẽ có xác suất sống và xác suất chết như thế nào; tuổi thọ trung bình trong tương lai là bao nhiêu.

Ba phương pháp cơ bản để lập bảng được trình bày tóm tắt như sau:

(1) Phương pháp lp bảng sống dựa trên số liệu v so người chết và phân b dân s theo độ tuổi (t suất chết đặc trưng theo độ tuổi-ASDRx)

Theo phương pháp này, việc lập bảng, sống dựa trên hai loại số liệu: (i) số người chết chia theo từng độ tuổi (hay nhóm tuổi) thu thập được trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là 12 tháng), và (ii) dân số chia theo từng độ tuổi (hay nhóm tuổi) tại thời điểm có liên quan đến thời kỳ thu thập số người chết đó. Từ hai loại số liệu này có thể tính được tỷ suất chết đặc trưng theo từng độ tuổi (hay nhóm tuổi) và xác suất chết theo từng độ tuổi hoặc nhóm tuổi (qx).

- Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi (ASDRX) cho biết bình quân cứ 1000 dân ở độ tuổi x sẽ có bao nhiêu người chết trong năm. Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi được tính theo công thức:

ASDRx = Dx / t.Px

Trong đó:

ASDRX: Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi (x);

Dx: Số người chết trong độ tuổi (x) trong khoảng thời gian t;

Px: Dân số trung bình của độ tuổi (x);

t: Khoảng thời gian tính theo năm.

- Từ tỷ suất chết đặc trưng theo từng độ tuổi (x), có thể tính được xác suất chết trong độ tuổi (x) theo công thức:

Trong đó:

qx: Xác suất chết trong độ tuổi (x);

mx: Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi (x) của bảng sống tương ứng với ASDRX trong thực tế.

- Từ tỷ suất chết đặc trưng theo nhóm tuổi (x, x+n), có thể tính được xác suất chết trong nhóm tuổi (x, x+n) theo công thức:

Trong đó:

nqx: Xác suất chết trong nhóm tuổi (x, x+n);

nmx: Tỷ suất chết đặc trưng theo nhóm tuổi (x, x+n) của Bảng sống tương ứng với nASDRx trong thực tế;

nax: Số năm trung bình mà những người chết ở nhóm tuổi (x, x+n) sống được trong nhóm tuổi đó;

n: Độ dài của nhóm tuổi (x, x+n).

(2) Phương pháp hệ số sống giữa hai cuộc điều tra (sử dụng dân số chia theo độ tuổi ca hai cuộc tổng điều tra dân số gần nht)

Nếu hai cuộc tổng điều tra được tiến hành cách nhau 10 năm, thì dân số ở độ tuổi 10 tuổi của cuộc TDTDS sau sẽ chính là số người ở độ tuổi 0 tuổi của cuộc TĐTDS lần trước còn sống sót. Bởi vậy, từ số liệu của hai cuộc TDTDS, người ta có thể xác định được xác suất sống (và sau đó là xác suất chết) theo độ tuổi và lập được bảng sống trong đó có tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh.

Xác suất sống từ độ tuổi x đến độ tuổi x+t được xác định theo công thức:

tpx = P1x+t / P0x

Trong đó:

tpx: Xác suất sống từ độ tuổi x đến độ tuổi x+t;

P0x: Dân số độ tuổi x của cuộc TĐTDS trước;

P1x+t Dân số độ tuổi x+1 của cuộc TĐTDS sau:

t: Khoảng thời gian giữa hai cuộc TĐTDS gần nhất tính theo năm.

Từ xác xuất sống tPv sử dụng Bảng sống mẫu có thể xác định được xác suất sống trong độ tuổi (x) và các chỉ tiêu còn lại của Bảng sống.

(3) Phương pháp ước lượng gián tiếp qua số liệu về t suất chết ca trẻ em duới 1 tuổi (IMR) và Bảng sống mẫu

Do giá trị của tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh phụ thuộc chủ yếu vào mức độ chết của trẻ em, nhất là tỷ suất chết của trẻ dưới 1 tuổi, nên khi biết tỷ suất chết của trẻ dưới 1 tuổi, người ta có thể lập Bảng sống và ước lượng tuổi thọ trung bình của dân số thông qua Bảng sống mẫu.

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) được tính theo công thức:

IMR = D0/B

Trong đó:

D0: Số trẻ em chết ở độ tuổi 0 tuổi trong năm;

B: Số trẻ em sinh trong năm.

3. Phân t chủ yếu

Giới tính, dân tộc (Kinh và khác), thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10 năm một lần;

- Điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm.

0210. Tỷ lệ phụ nữ có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai

1. Mục đích, ý nghĩa

Tỷ lệ phụ nữ có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai là chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; đồng thời còn là chỉ tiêu đầu vào quan trọng để đánh giá, ước lượng mức sinh của cả nước và từng địa phương.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ phụ nữ có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai là tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong độ tuổi 15-49 tuổi hiện đang có chồng lại thời điểm nghiên cứu đang sử dụng ít nhất một biện pháp tránh thai so với tổng số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại thời điểm đó.

Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai

=

Số phụ nữ trong độ tuổi 15-49 có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai

x 100

Số phụ nữ trong độ tuổi 15-49 có chồng

3. Phân tổ ch yếu

Nhóm tuổi, dân tộc (Kinh và khác), thành thị/nông thôn, vùng, biện pháp tránh thai

4. Nguồn s liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10 năm một lần;

- Điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm;

- Kết quả ghi chép ban đầu của ngành Y tế.

0211. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu

1. Mục đích, ý nghĩa

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu là chỉ tiêu tổng hợp về mức độ kết hôn của dân số. Cũng như một số chỉ tiêu nhân khẩu học tổng hợp khác (tổng tỷ suất sinh, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh,...), tuổi kết hôn trung bình lần đầu không phụ thuộc vào cơ cấu tuổi của dân số nên thuận tiện cho việc so sánh mức độ kết hôn của các tập hợp dân số khác nhau.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tuổi kết hôn trung bình lần dầu (SMAM) của dân số là số năm trung bình mà mỗi người sẽ sống độc thân trong suốt cuộc đời của mình, nếu như thế hệ này có tỷ trọng độc thân theo độ tuổi như tỷ trọng độc thân thu được tại thời điểm điều tra.

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của dân số là một trong những chỉ tiêu cơ bản của Bảng kết hôn, được tính bằng cách lấy tổng số người-năm của một đoàn hệ sống trong tình trạng độc thân (Ts) chia cho tổng số ban đầu của đoàn hệ đó (l0). Sau một số phép biến đổi, phương pháp tính tổng quát trên được rút gọn theo công thức như sau:

SMAM =

Trong đó:

SMAM: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu;

RS2: Số người-năm sống độc thân của đoàn hệ;

RS1: số người-năm sống độc thân của những người chưa bao giờ kết hôn;

RM: Số người đã từng kết hôn của đoàn hệ.

3. Phân t chủ yếu

Giới tính, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố, vùng, dân tộc (Kinh và khác)

4. Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10 năm một lần:

- Điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm.

0212. Tuổi trung bình khi sinh con lần đầu

1. Mục đích, ý nghĩa

Tuổi trung bình khi sinh con lần đầu là chỉ tiêu liên quan đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ và trẻ em, gián tiếp đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe của các bà mẹ sinh đẻ, cũng như một số vấn đề xã hội liên quan.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tuổi trung bình khi sinh con lần đầu của phụ nữ là tuổi trung bình của những phụ nữ khi họ sinh con lần đầu. Chỉ tính các trường hợp sinh con ra sống, nghĩa là khi thai nhi được tách ra khỏi người mẹ có biểu hiện của sự sống như thở, khóc, tim đập, cuống rốn đập, có phản xạ co rút cơ, phản xạ bú mút... mặc dù sau đó đứa trẻ có thể bị chết ngay.

Tuổi trung bình khi sinh con lần đầu của phụ nữ được tính bằng cách lấy tổng số tuổi của những phụ nữ khi họ sinh con lần đầu chia cho số phụ nữ đã từng sinh con:

Tuổi trung bình khi sinh con lần đầu

=

Tổng số tuổi những phụ nữ khi họ sinh con lần đầu

Số phụ nữ đã từng sinh con được khảo sát

3. Phân tổ chủ yếu

Tỉnh/thành phố, thành thị/nông thôn, dân tộc (Kinh và khác).

4. Nguồn số liệu

Số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê.

0213. Số hộ và cấu hộ dân

1. Mục đích, ý nghĩa

Trong Tổng điều tra dân số và nhà ở cũng như trong nhiều cuộc điều tra chọn mẫu về kinh tế - xã hội khác, hộ là một đơn vị thu thập thông tin. Bởi vậy, số lượng và cơ cấu hộ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác chỉ đạo và thu thập thông tin; đồng thời cũng là nguồn thông tin quan trọng đối với việc ước lượng, dự báo hộ và dân số. Do hộ có liên quan chặt chẽ với khái niệm gia đình nên số lượng và cơ cấu hộ cũng là nguồn thông tin quan trọng để đánh giá sự thay đổi theo thời gian về quy mô và cơ cấu hộ cũng như quy mô và cơ cấu gia đình.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Hộ là một đơn vị xã hội. Trong thống kê, hộ là đơn vị điều tra (thu thập thông tin), bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung. Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân; hoặc kết hợp cả hai.

Chỉ tiêu thống kê này chỉ bao gồm loại "hộ dân cư", không tính các loại "hộ đặc thù" (do quân đội, công an hoặc các đơn vị do ngành Lao động-TBXH quản lý theo chế độ riêng,...).

Hộ và gia đình được phân loại như sau:

(1) Hộ một người.

(2) Hộ hạt nhân: Là loại hộ chỉ bao gồm một "gia đình hạt nhân đơn" và được phân tổ thành:

- Gia đình có một cặp vợ chồng:

+ Có (các) con đẻ;

+ Không có (các) con đẻ.

- Bố đẻ cùng với (các) con đẻ;

- Mẹ đẻ cùng với (các) con đẻ.

(3) Hộ m rộng: Là hộ bao gồm một trong các trường hợp sau đây:

- Gia đình hạt nhân đơn và những người có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân. Ví dụ: một người bố đẻ cùng với (các) con đẻ và những người thân khác, hoặc một cặp vợ chồng với (các) người thân khác;

- Hai gia đình hạt nhân trở lên có quan hệ gia đình với nhau mà không có những người khác. Ví dụ: có hai cặp vợ chồng trở lên cùng với (những) đứa con đẻ;

- Hai gia đình hạt nhân trở lên có quan hệ gia đình với nhau cộng với những người có quan hệ gia đình với ít nhất một gia đình hạt nhân. Ví dụ: hai cặp vợ chồng trở lên với (những) người thân khác;

- Hai người trở lên có quan hệ gia đình với nhau, không có ai tạo thành một gia đình hạt nhân.

4) Hộ hn hp: Là hộ gồm các trường hợp sau đây:

- Một gia đình hạt nhân đơn cộng với những người khác, trong đó có một số người có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân và một số người thì không. Ví dụ: mẹ đẻ cùng (các) con đẻ, ở với những người thân và người không phải người thân;

- Một gia đình hạt nhân đơn cộng với những người khác, trong đó không có ai có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân. Ví dụ: bố đẻ cùng (các) con đẻ và những người không có quan hệ gia đình;

- Hai gia đình hạt nhân trở lên có quan hệ gia đình với nhau cộng với những người khác, trong đó có một số người có quan hệ gia đình với ít nhất một gia đình hạt nhân và một số thì không. Ví dụ: hai cặp vợ chồng trở lên với những người thân và không phải người thân khác;

- Hai gia đình hạt nhân trở lên có quan hệ gia đình với nhau cộng với những người khác, trong đó không có ai có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân. Ví dụ: hai cặp vợ chồng trở lên, trong đó có một hay trên một cặp có (các) con đẻ cùng (những) người không phải người thân;

- Hai gia đình hạt nhân trở lên không có quan hệ gia đình với nhau, có hay không có những người khác;

- Hai người trở lên có quan hệ gia đình với nhau nhưng không có ai tạo thành một gia đình hạt nhân, cộng với những người không có quan hệ gia đình:

- Chỉ có những người không có quan hệ gia đình.

Để đơn giản, việc phân loại hộ được tóm tắt như sau:

(1) Hộ một người: Là hộ chỉ có một người đang thực tế thường trú tại địa bàn.

(2) Hộ hạt nhân: Là loại hộ chỉ bao gồm một "gia đình hạt nhân đơn". Nghĩa là:

- Bố và mẹ có hoặc không, có con đẻ ở cùng; hoặc

- Bố hoặc mẹ có ít nhất một con đẻ ở cùng.

(3) Hộ mở rộng: Là loại hộ bao gồm:

- 01 hoặc 02 "gia đình hạt nhân đơn" + (những) người có quan hệ gia đình;

- 02 "gia đình hạt nhân đơn" trở lên có quan hệ gia đình với nhau;

- 02 "gia đình hạt nhân đơn" trở lên có quan hệ gia đình với nhau + (những) người có quan hệ gia đình với ít nhất 01 "gia đình hạt nhân đơn".

- 02 người trở lên có quan hệ gia đình với nhau, không có ai tạo thành một gia đình hạt nhân.

(4) Hộ hn hợp:

Là trường hợp đặc biệt của loại "Hộ mở rộng" khi vế thứ hai có ít nhất 01 người (hoặc 01 gia đình hạt nhân đơn) không có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân (hoặc người) thứ nhất.

3. Phân t chủ yếu

Loại hộ, quy mô hộ, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở;

- Điều tra chọn mẫu về dân số và lao động việc làm;

- Các cuộc điều tra chuyên đề khác lấy hộ làm đơn vị điều tra.

III. LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

0301. Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vai trò và vị thế của phụ nữ trong lãnh đạo kinh tế; phản ánh bình đẳng giới trong việc lãnh đạo, điều hành cơ sở sản xuất.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại được tính bằng số phần trăm nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại so với tổng số giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại tại một thời điểm nhất định.

Công thức tính:

Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại (%)

=

Số nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại

x 100

Tổng số giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại

3. Phân tổ chủ yếu

Loại hình kinh tế, dân tộc, nhóm tuổi, trình độ học vấn.

4. Nguồn số liu

Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê.

0302-303. Lực lượng lao động và T lệ tham gia lực lượng lao động

1. Mục đích, ý nghĩa

Cùng với dân cư, vốn, đất đai và tài nguyên, lao động là một trong những nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia cho phát triển kinh tế xã hội. Chỉ tiêu thống kê về lực lượng lao động có ý nghĩa quan trọng trong công lác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước cũng như của từng địa phương; thông tin về lực lượng lao động là một trong những căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp, càc nhà đầu tư xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).

Có một số chỉ tiêu được dùng để đo lực lượng lao động như sau:

a) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô (tỷ lệ hoạt động thô)

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô là chỉ tiêu tương đối, biểu hiện bằng số phần trăm những người hoạt động kinh tế (lực lượng lao động-LLLĐ) chiếm trong tổng dân số, tỷ lệ này bị ảnh hưởng bởi cấu trúc tuổi của dân số.

Công thức tính:

Tỷ lệ tham gia LLLĐ thô (%)

=

(Số người làm việc + thất nghiệp) trong 7 ngày qua

x 100

Tổng dân số

b) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung (tỷ lệ hoạt động chung)

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung là trường hợp đặc biệt của "Tỷ lệ tham gia LLLĐ thô" khi chỉ tính những người trong độ tuổi có khả năng lao động. Theo Iuật Lao động, giới hạn tuổi tối thiểu là 15 tuổi.

Công thức tính:

Tỷ lệ tham gia LLLĐ chung (%)

=

Dân số 15 tuổi trở lên HĐKT (LLLĐ)

x 100

Dân số 15 tuổi trở lên

Do giới hạn tuổi tối thiểu quy định khác nhau giữa các nước, nên người sử dụng số liệu phải chú ý tới khả năng một số lượng đáng kể trẻ em hoạt động, kinh tế bị loại ra không được thu thập do quy định tuổi giới hạn tối thiểu quá cao.

c) T lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động)

Tỷ lệ tham gia LLLĐ trong độ tuổi lao động (tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động) là số phần trăm những người trong độ tuổi lao động tham gia lao động chiếm trong tổng dân số trong độ tuổi lao động. Luật Lao động hiện hành của Việt Nam quy định "tuổi lao động" bao gồm các độ tuổi từ 15 đến hết 59 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 54 tuổi đối với nữ (theo khái niệm "tuổi tròn"). Số còn lại là "ngoài tuổi lao động".

Công thức tính:

Tỷ lệ tham gia LLLĐ trong độ tuổi lao động (%)

=

Dân số HĐKT (LLLĐ) trong độ tuổi lao động

x 100

Dân số trong tuổi lao động

d) Tỷ lệ tham gia LLLĐ (tỷ lệ hoạt động kinh tế) đặc tng theo giới tính

Cả ba số đo về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế (tỷ lệ hoạt động thô, tỷ lệ hoạt động chung và tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động) thường tính tách riêng cho nam và nữ. Khi đó, các tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ tham gia LLLĐ (tỷ lệ hoạt động kinh tế) đặc trưng theo giới tính.

đ) Tỷ lệ tham gia LLLĐ đặc trưng theo tuổi (tỷ lệ hoạt động kinh tế đặc trưng theo tuổi)

Tỷ lệ tham gia LLLĐ đặc trưng theo tuổi (tỷ lệ hoạt động kinh tế đặc trưng theo tuổi) là tỷ lệ hoạt động tính cho một độ/nhóm tuổi xác định.

Công thức tính:

Tỷ lệ tham gia LLLĐ đặc trưng theo độ/nhóm tuổi (a)

=

Dân số HĐKT độ/nhóm tuổi (a)

x 100

Dân số độ/nhóm tuổi (a)

Trong đó, (a) là một độ tuổi/nhóm tuổi xác định.

Tỷ lệ này có thể tính cho chung cả hai giới và nam, nữ riêng.

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố, dân tộc (Kinh và khác)

4. Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở;

- Điều tra lao động-việc làm.

0304. Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

1. Mục đích, ý nghĩa

Phần lớn số người trong lực lượng lao động là những người đang làm việc. Lực lượng đông đảo này trực tiếp cung cấp sức lao động cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ, là lực lượng chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Do vậy, số liệu về lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng triển khai, đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tầm vĩ mô và vi mô.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Dân số có việc làm/làm việc bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên trong khoảng thời gian tham chiếu (một tuần), thuộc một trong các loại sau đây:

(1) Làm việc được trả lương/trả công:

- Làm việc: những người trong thời gian tham chiếu đã làm một số công việc để được trả lương hoặc trả công bằng tiền hay hiện vật;

- Có việc làm nhưng không làm việc: những người hiện đang có việc làm, nhưng trong khoảng thời gian tham chiếu đang tạm thời nghỉ việc nhưng vẫn có những dấu hiệu còn gắn bó với việc làm của họ (vẫn được trả lương/gia công, được bảo đảm sẽ trở lại làm việc, có thỏa thuận trở lại làm việc sau khi nghỉ tạm thời. v.v...).

(2) Tlàm hoặc làm chủ:

- Tự làm: những người trong thời gian tham chiếu đã tự làm một số công việc để có lợi nhuận hoặc thu nhập cho gia đình, dưới hình thức bằng tiền hay hiện vật;

- Có doanh nghiệp nhưng không làm việc: những người hiện đang làm chủ doanh nghiệp, có thể là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, một trang trại hoặc một cơ sở dịch vụ, nhưng trong thời kỳ tham chiếu họ đang nghỉ việc tạm thời vì một số lý do cụ thể.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quy định, với hoạt động kinh tế hiện tại, thời gian tối thiểu để một người có thể được xem xét có việc làm (làm việc) là trong 07 ngày qua phải có ít nhất 01 giờ làm việc để tạo thu nhập chính đáng.

Xử lý một số trường hợp đặc biệt:

Những người có việc làm được trả lương/trả công nhưng đang nghỉ việc tạm thời vì ốm đau, nghỉ lễ hoặc nghỉ hè; do đình công hoặc dãn thợ; nghỉ tạm thời để học tập, tập huấn; nghỉ theo chế độ thai sản, con ốm hoặc tổ chức lại sản xuất: do thời tiết xấu, máy móc công cụ bị hư hỏng, thiếu nguyên/nhiên liệu. v.v... Tất cả các trường hợp này đều coi như có việc làm/làm việc.

Những người tự làm/làm chủ được xem là "có việc làm" nếu trong thời gian nghỉ việc tạm thời, đơn vị nơi họ làm việc hoặc đơn vị mà họ làm chủ vẫn tiếp tục hoạt động và họ vẫn được tiếp tục làm việc trong thời gian tới.

Những người giúp việc gia đình được trả công cũng được xếp vào nhóm "tự làm/làm chủ", nghĩa là không phân biệt số giờ mà họ đã làm việc trong khoảng thời gian tham chiếu (07 ngày qua).

Những người tập sự hay học nghề được chi tr bằng tiền hay hiện vật được xếp vào nhóm "được trả lương/trả công".

ch tiêu dân số hoạt động kinh tế (hay lực lượng lao động) đã trình bày các chỉ tiêu về hoạt động kinh tế, như: tỷ lệ hoạt động thô, tỷ lệ hoạt động chung, tỷ lệ hoạt động đặc trưng theo tuổi-giới tính, các tỷ lệ này cũng được tính cho lao động có việc làm. Vì vậy, sẽ không định nghĩa lại các tỷ lệ như vậy, mà chỉ đưa thêm hai tỷ lệ sau đây:

a) T lệ có việc làm trên lực lượng lao động

Số người có việc làm tính bình quân trên 100 người trong lực lượng lao động.

Công thức tính:

Tỷ lệ có việc làm trên lực lượng lao động (%)

=

Số người có việc làm/làm việc

x 100

Lực lượng lao động

b) Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động

Biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm tổng số người trong độ tuổi lao động có việc làm/làm việc chiếm trong tổng dân số trong độ tuổi lao động.

Công thức tính:

Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong tuổi LĐ (%)

=

Số người trong độ tuổi LĐ làm việc

x 100

Dân số trong tuổi lao động

3. Phân t chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi, ngành kinh tế, loại hình kinh tế, nghề nghiệp, vị thế việc làm, thành thị nông thôn, tỉnh/thành phố, khu vực chính thức/phi chính thức.

4. Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở;

- Điều tra lao động-việc làm.

0305. T lệ lao động làm việc theo số giờ trong tuần

1. Mục đích, ý nghĩa

Thông tin về số giờ làm việc trong tuần có ý nghĩa quan trọng trong việc giám sát và xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm các chính sách và chương trình việc làm, cơ chế duy trì và nâng cao thu nhập, đào tạo nghề, v.v...

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ trọng lao động làm việc theo số giờ trong tuần là tỷ lệ phần trăm lao động có việc làm/làm việc tính theo số giờ làm việc thực tế trong tuần chiếm trong tổng số lao động đang làm việc.

Công thức tính:

Tỷ trọng lao động có việc làm theo số giờ trong tuần (%)

=

Số lao động của mỗi nhóm giờ làm việc thực tế trong tuần

x 100

Tổng lao động có làm việc

"Số giờ đã làm việc thực tế" bao gồm thời gian đã làm việc tại cơ sở làm việc và thời gian làm các hoạt động phụ trợ cho công việc (lau chùi/sửa chữa/bảo trì công cụ làm việc, chuẩn bị nơi làm việc/hoá đơn chứng từ/báo cáo): thời gian người lao động không làm việc vì những lý do gắn liền với quá trình sản xuất/dịch vụ hoặc tổ chức công việc (ví dụ như thời gian chờ đợi, tháo lắp thiết bị, do tai nạn); thời gian chờ việc lại nơi làm việc (thực tế không có việc song người chủ vẫn phải trả công cho họ theo hợp đồng việc làm đã ký kết). "Số giờ đã làm việc thực tế" còn bao gồm thời gian giải lao ở nơi làm việc (như uống chè, cà phê); nhưng không bao gồm thời gian nghỉ ăn trưa/thời gian đi-về và số giờ được trả công nhưng thực tế không làm việc (như nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ ốm đau/thai sản).

3. Phân t chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi, ngành kinh tế, loại hình kinh tế, nghề nghiệp, vị thế việc làm, thành thị nông thôn, tỉnh/thành phố, khu vực chính thức/phi chính thức

4. Nguồn số liệu

Điều tra lao động-việc làm.

0306. Số giờ làm việc bình quân 1 lao động trong tuần

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh độ dài thời gian làm việc thực tế bình quân của lao động có việc làm/làm việc trong tuần tham chiếu, phục vụ cho việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và đánh giá thực hiện kế hoạch sử dụng lao động của cả nước và từng địa phương. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng trong so sánh quốc tế về việc làm và trả công lao động.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số giờ làm việc bình quân 1 lao động trong tuần là chỉ tiêu tương đối, được tính bằng cách chia tổng số giờ làm việc thực tế của tất cả các loại công việc đã làm trong tuần cho tổng số lao động làm việc trong tuần tham chiếu.

Công thức tính:

Số giờ làm việc bình quân 1 lao động trong tuần (giờ)

=

Tổng số giờ làm việc thực tế của tất cả lao động làm việc trong tuần

Tổng số lao động đã làm việc trong tuần

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính, ngành kinh tế, loại hình kinh tế, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Điều tra lao động-việc làm.

0307. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh chất lượng của lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu mang tính pháp lệnh và được chi trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo là số lao động đang làm việc đã qua đào tạo chiếm trong tổng số lao động đang làm việc tại cùng thời điểm.

Công thức tính:

Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo (%)

=

Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo tại thời điểm (t)

x 100

Tổng số lao động đang làm việc tại thời điểm (t)

Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo bao gồm những người thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây:

(a) Là người lao động đang làm việc trong nền kinh tế (xem Chỉ tiêu 0304: ”Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế"); và

(a) Được đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi, ngành kinh tế, loại hình kinh tế, trình độ chuyên môn, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở;

- Điều tra về lao động-việc làm.

0308. Số người thất nghiệp và t lệ thất nghiệp

1. Mục đích, ý nghĩa

Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp là những chỉ tiêu phản ánh thực trạng, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a) S người thất nghiệp

Số người thất nghiệp là những người từ 15 tuổi trở lên mà trong tuần tham chiếu đã hội đủ các yếu tố sau đây:

(1) Không làm việc nhưng sẵn sàng và mong muốn có việc làm; và

(2) Đang đi tìm việc làm có thu nhập, kể cả những người trước đó chưa bao giờ làm việc.

Số người thất nghiệp còn bao gồm các trường hợp đặc biệt sau:

(i) Những người đang nghỉ việc tạm thời nhưng không có căn cứ bảo đảm sẽ được tiếp tục làm công việc cũ, trong khi đó họ vẫn sẵn sàng làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm mới;

(ii) Những người trong thời kỳ tham chiếu không có hoạt động tìm kiếm việc làm vì họ sẽ được bố trí việc làm mới sau thời gian tạm nghỉ việc;

(iii) Những người đã thôi việc không được hưởng tiền lương/tiền công; hoặc

(iv) Những người không tích cực tiềm kiếm việc làm vì họ tin rằng không thể tìm được việc làm (do hạn chế về sức khỏe, trình độ chuyên môn không phù hợp,...).

b) Tỷ lệ tht nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng lao động (tổng dân số hoạt động kinh tế) trong kỳ.

Công thức nh:

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

=

Số người thất nghiệp

x 100

Dân số hoạt động kinh tế (LLLĐ)

Do đặc trưng của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp của nước ta thường được tính cho khu vực thành thị.

Công thức tính:

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%)

=

Số người thất nghiệp khu vực thành thị

x 100

Dân số hoạt động kinh tế (LLLĐ) khu vực thành thị

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi trình độ chuyên môn, thời gian thất nghiệp, thành thị/nông thôn tỉnh/thành phố, dân tộc (Kinh và khác).

4. Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở.

- Điều tra lao động-việc làm.

0309. Số người thiếu việc làm và t lệ thiếu việc làm

1. Mục đích, ý nghĩa

Số người thiếu việc làm phản ánh tình trạng sử dụng lãng phí năng lực sản xuất và dịch vụ của lực lượng lao động, số liệu thống kê về số người thiếu việc làm là chỉ tiêu bổ sung thêm thông tin về việc làm, thất nghiệp, phục vụ phân tích hiệu quả của thị trường lao động trên phương diện cung cấp đủ việc làm cho tất cả những ai có nhu cầu làm việc. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá sâu quá trình xây dựng, thực hiện các chương trình việc làm, thu nhập và các chính sách xã hội khác.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Người thiếu việc làm bao gồm những người có việc làm mà trong thời gian tham chiếu (7 ngày trước thời điểm điều tra) thỏa mãn cả 3 tiêu chuẩn sau đây:

Th nht, mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là: (i) muốn làm thêm một (số) công việc để tăng thêm giờ; (ii) muốn thay thế một trong số (các) công việc đang làm bằng một công việc khác để có thể làm việc thêm giờ; (iii) muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm, (iv) hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên.

Thứ hai, sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tới (ví dụ trong tuần tới) nếu có cơ hội việc làm thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay.

Th ba, thực tế họ đã làm việc dưới một ngưỡng thời gian cụ thể đối với tất cả các công việc đã làm trong tuần tham chiếu. Giống như các nước đang thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần "ngưỡng thời gian" để xác định tình trạnh thiếu việc làm của nước ta là "đã làm việc dưới 35 giờ trong tuần tham chiếu"

Có hai chỉ tiêu đo lường mức độ thiếu việc làm như sau:

(1) T lệ phần trăm thiếu việc làm so với lực lượng lao động:

Công thức tính:

Tỷ lệ thiếu việc làm so với lực lượng lao động (%)

=

Số người thiếu việc làm

x 100

Lực lượng lao động

(2) Tỷ lệ phần trăm thiếu việc làm so với số người đang làm việc:

Công thức tính:

Tỷ lệ thiếu việc làm so với số người đang làm việc (%)

=

Số người thiếu việc làm

x 100

Tổng số người đang làm việc

Trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của nước ta, tỷ lệ thiếu việc làm được tính toán theo chỉ tiêu thứ hai (Tỷ lệ phần trăm thiếu việc làm so với số người đang làm việc).

3. Phân tổ ch yếu

Giới tính, nhóm tuổi, trình độ chuyên môn, thời gian thiếu việc làm, ngành kinh tế, loại hình kinh tế, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

Điều tra lao động-việc làm.

0310. Số lao động được tạo việc làm

1. Mục đích, ý nghĩa

Số lao động được tạo việc làm phản ánh kết quả tạo việc làm, biểu hiện số lượng người lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng thêm hàng năm. Đây là một trong những chỉ tiêu chính phục vụ giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, chương trình phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và 5 năm: là cơ sở để hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các Bộ, ngành và địa phương.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số lao động được tạo việc làm phản ảnh số lao động có việc làm tăng thêm trong năm, là chênh lệch giữa số lao động có việc làm ở kỳ báo cáo và số lao động có việc làm của kỳ trước.

Số lao động được tạo việc làm trong năm được tính theo công thức sau:

Số lao động được tạo việc làm trong năm

=

Số người có việc làm "tăng" trong năm

-

Số người có việc làm "giảm" trong năm

Hoặc:

Số lao động được tạo việc làm trong năm

=

Số người có việc làm của kỳ báo cáo năm

-

Số người có việc làm của kỳ báo cáo năm trước

3. Phân t chủ yếu

Giới tính, ngành kinh tế, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liu

Chế độ ghi chép thông tin cung, cầu lao động của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

0311. S lao động đi làm việc có thời hạn nước ngoài theo hợp đồng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chương trình hợp tác quốc tế về lao động giữa nước ta với nước ngoài, cung cấp thông tin dùng để tính toán và kiểm tra chất lượng số liệu của một số chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia, phản ánh chuyển nhượng thu nhập giữa trong nước với bên ngoài.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam, đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau:

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa lao động, đi làm việc ở nước ngoài.

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài.

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

- Hợp đồng cá nhân người lao động với chủ có nhu cầu sử dụng lao động.

Công thức tính:

VLxk = VLdnxk + VLnt + VLdnxktt + VLxkcn

Trong đó:

VLxk: là tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

VLdnxk: là số lao động do các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp được phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

VLnt: là số lao động do các doanh nghiệp trúng thầu; các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

VLdnxktt: là số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

VLxkcn: là số lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng cá nhân.

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi, trình độ chuyên môn, khu vực thị trường

4. Nguồn s liệu

- Báo cáo của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

312. Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật

1. Mục đích, ý nghĩa

Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng của lực lượng lao động, yếu tố nâng cao năng suất lao động xã hội.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật bao gồm những người thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây:

(i) Là người nằm trong lực lượng lao động;

(ii) Được đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học.

Công thức tính:

Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật (%)

=

Số lao động tại thời điểm (t) được đào tạo chuyên môn kỹ thuật

x 100

Tổng số người trong lực lượng lao động tại thời điểm (t)

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố, dân tộc (Kinh và khác)

4. Nguồn số liệu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở;

- Điều tra lao động- việc làm.

0313. Thu nhp bình quân một lao động đang làm việc

1. Mục đích, ý nghĩa

Thu nhập từ việc làm vừa là mục đích, vừa là động lực của người lao động. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trên ba phương diện: Thứ nhất, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất của hệ thống thông tin thị trường lao động. Thứ hai, thông tin về mức thu nhập từ việc làm phục vụ việc đánh giá mức sống và các điều kiện làm việc của người lao động. Thứ ba, phục vụ việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các chính sách về thu nhập và tài chính, điều chỉnh lương tối thiểu và thương lượng trả công lao động, ấn định nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội và các phúc lợi khác.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Để thuận tiện cho người đọc, chúng tôi đưa thêm hai khái niệm có liên quan với nhau là "lương" (wage, salary) và "thu nhập từ việc làm" (eamings) như sau:

a) Lương

Lương là khoản tiền được trả cho thời gian làm việc bình thường, bao gồm lương cơ bản, tiền trợ cấp sinh hoạt và các khoản trợ cấp thường xuyên khác. Không tính vào lương các khoản sau: tiền thanh toán làm ngoài giờ, tiền thưởng, tiền trợ cấp gia đình, tiền bảo hiểm xã hội do người chủ đã trả trực tiếp cho người làm công ăn lương và các khoản chi trả có tính cách ân huệ để bổ sung cho tiền lương bình thường,

b) Thu nhập t việc làm

Thu nhập từ việc làm là khoản tiền công dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật trả cho người làm công ăn lương đối với thời gian hoặc công việc đã làm, cùng với khoản tiền trả cho thời gian không làm việc như nghỉ phép hoặc nghỉ hè hàng năm, nghỉ lễ hoặc các thời gian nghỉ khác được trả lương, bao gồm cả những khoản tiền công khác được nhận thường xuyên có tính chất như lương trước khi người chủ khấu trừ [các khon mà người ch đã đóng cho người làm công ăn lương như: thuế, đóng bảo hiểm xã hội, tiền đóng cho chế độ hưu trí, phí bảo hiểm y tế, bo hiểm xã hội trả thay lương (trả cho người lao động trong thời gian ngh việc vì m đau, thai sản, tai nạn lao động), phí đoàn thể và các khon nghĩa vụ khác của người làm công ăn lương]. Không tính vào thu nhập từ việc làm các khoản sau: tiền bảo hiểm xã hội và tiền cho chế độ hưu trí mà người chủ đã đóng cho người làm công ăn lương và những phúc lợi mà người làm công ăn lương đã nhận được từ các khoản này, tiền chi trả cho kết thúc hợp đồng, các khoản phúc lợi không thường xuyên (như tiền thưởng cuối năm, tiền biếu...,).

Lưu ý:

"Bảo hiểm xã hội trả thay lương" không bao gồm số tiền 15% mà cơ quan, đơn vị nộp cho cơ quan bảo hiểm:

"Các khoản thu nhập có tính chất như lương" là các khoản mà cơ quan, đơn vị chi trực tiếp cho người lao động như: các khoản từ nguồn hoạt động dịch vụ của cơ quan, công đoàn; thưởng liên doanh, liên kết, v.v...

Không tính số tiền kiếm được sau đây: thu về lợi tức cổ phần, tiền tiết kiệm gửi ngân hàng, thu nhập về quà biếu, quà tặng, chơi sổ số/lô đề, v.v...

c) Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc

Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc là tổng số tiền thu nhập thực tế tính bình quân một lao động đang làm việc.

Công thức tính:

(1) Thu nhập danh nghĩa bình quân 1 lao động đang làm việc:

Thu nhập danh nghĩa bình quân 1 lao động đang làm việc = SLiWi/SLi

Trong đó:

i - Thời gian tham chiếu (thường là năm) (i);

Li - Số lao động bình quân trong kỳ (i);

Wi - Số tiền kiếm được trong kỳ (i).

Chú ý:

Thu nhập thưởng được tính theo giờ, ngày, tuần, tháng, năm. Trong trường hợp tính theo năm (hoặc theo tháng) phải chỉ rõ số tiền kiếm được chỉ từ một việc làm hay từ tất cả các công việc đã làm trong kỳ tại đơn vị và thu nhập từ các nguồn của đơn vị khác. Theo chế độ báo cáo hiện hành thu nhập của lao động khu vực nhà nước chỉ tính thu nhập của người lao động trong phạm vi một cơ quan/tổ chức/đơn vị hoặc doanh nghiệp chính, không tính các khoản, thu nhập từ các nguồn của đơn vị khác.

(2) Ch s thu nhập danh nghĩa từ việc làm

NRi, (%) = (Wi / W0) * 100

Trong đó:

- NRi, là chỉ số thu nhập danh nghĩa từ việc làm:

- W0 là tổng thu nhập danh nghĩa từ việc làm của năm gốc;

- Wi là tổng thu nhập danh nghĩa từ việc làm của năm (i).

(3) Ch số thu nhập thực tế từ việc làm

Ri (%) = (NRi/ Pi)* 100

Trong đó:

- Ri là chỉ số thu nhập thực tế từ việc làm;

- NRi là chỉ số thu nhập danh nghĩa từ việc làm của năm (i);

- Pi là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của năm (i).

3. Phân t chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, ngành kinh tế, loại hình kinh tế

4. Nguồn số liệu

- Điều tra lao động-việc làm;

- Báo cáo lao động và thu nhập trong khu vực nhà nước.

0314. T lệ nữ vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức.

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình hình đáp ứng nhu cầu vay vốn ưu đãi của phụ nữ thuộc vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số, phục vụ cho việc lập kế hoạch, chính sách, xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ về vốn cho phụ nữ tại các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, giúp họ có vốn để sản xuất nhằm thoát nghèo, từng bước nâng cao đời sống, có điều kiện phát triển, tham gia hoạt động xã hội, nâng cao bình đẳng giới.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Đối tượng là những phụ nữ từ 18 tuổi trở lên trong các hộ nghèo, tại các vùng nông thôn nghèo (các huyện nghèo) theo bình chọn của chính quyền địa phương hàng năm, kể cả trường hợp được bình chọn nhưng chưa được cấp giấy "chứng nhận hộ nghèo" và số phụ nữ 18 tuổi trở lên vùng dân tộc thiểu số.

Công thức tính:

Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu, được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức (%)

=

Số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên thuộc các hộ nghèo và vùng dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức

x 100

Tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên thuộc các hộ nghèo và vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức

3. Phân t ch yếu

Vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc.

4. Nguồn số liệu

- Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Báo cáo từ chương trình xóa đói giảm nghèo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

IV. LÃNH ĐẠO - QUẢN LÝ

0401. T lệ nữ tham gia các cp ủy Đng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia, vai trò của phụ nữ vào hệ thống chính trị của đất nước.

2. Khái niệm, nội dung phương pháp tính

Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng được tính bằng số phần trăm phụ nữ giữ các chức vụ trong cấp ủy Đảng các cấp so với tổng số người tham gia các cấp ủy Đảng.

Công thức tính:

Tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng (%)

=

Số nữ tham gia các cấp ủy Đảng trong nhiệm kỳ xác định

x 100

Tổng số người trong các cấp ủy Đảng cùng nhiệm kỳ

Áp dụng công thức này để tính tương tự cho từng cấp ủy.

Cấp ủy Đảng các cấp bao gồm:

- Cấp tỉnh: Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương

- Cấp huyện: huyện ủy, quận ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh

- Cấp cơ sở: đảng ủy và chi ủy cơ sở

3. Phân t chủ yếu

Cp ủy dân tộc, trình độ học vn tỉnh, thành phố.

4. Nguồn số liệu

Hệ thống báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

0402. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội

Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vai trò của phụ nữ cũng như sự bình đẳng giới trong cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, phản ánh sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng, giám sát việc thực hiện pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội được tính bằng số phần trăm nữ đại biểu Quốc hội so với tổng số đại biểu Quốc hội trong cùng nhiệm kỳ.

Công thức tính:

Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội (%)

=

Số nữ đại biểu Quốc hội khóa k

x 100

Tổng số đại biểu Quốc hội cùng khóa

3. Phân tổ chủ yếu

Dân tộc, nhóm tuổi, trình độ học vấn.

4. Nguồn số liệu

Hệ thống báo cáo của Văn phòng Quốc hội.

0403. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vai trò của phụ nữ cũng như sự bình đẳng giới trong Hội đồng nhân dân ở các cấp địa phương, phản ánh sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng, giám sát việc thực hiện pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.

2. Khái niệm nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh/thành phố, huyện/quận/thị xã, xã/phường/thị trấn) được tính bằng số pnần trăm nữ đại biểu Hội đồng nhân dân từng cấp so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, cùng khóa.

Công thức tính:

Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân (%)

=

Số nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp t khóa k

x 100

Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, cùng khóa

3. Phân tổ chủ yếu

Cấp hành chính, dân tộc, nhóm tuổi, trình độ học vấn.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Nội vụ.

0404. Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vai trò của phụ nữ cũng như sự bình đẳng giới trong việc tham gia lãnh đạo chính quyền ra các quyết định trong hoạt động quản lý nhà nước từ cấp địa phương đến cấp Trung ương, giúp Nhà nước có căn cứ lập kế hoạch đào tạo, quy hoạch, sử dụng cán bộ nữ nhằm thúc đẩy sự bình đẳng giới.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ Lãnh đạo chính quyền được tính bằng số phần trăm nữ tham gia lãnh đạo chính quyền so với tổng số lãnh đạo chính quyền.

Chức vụ lãnh đạo chính quyền gồm lãnh đạo Chính phủ và các thành viên của Chính phủ, lãnh đạo Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp.

- Trung ương: Phó Vụ trưởng và tương đương trở lên.

- Cấp tỉnh: Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND và tương đương; Giám đốc, Phó giám đốc Sở và tương đương.

Cấp huyện, xã: Chủ tịch, Phó chủ tịch huyện, xã và tương đương.

Công thức tính:

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền (%)

=

Số nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền khóa t

x 100

Tổng số lãnh đạo chính quyền cùng cấp, cùng khóa

3. Phân tổ chủ yếu

Cấp hành chính, dân tộc, nhóm tuổi, trình độ học vấn.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Nội vụ.

0405. T lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các t chức chính trị - xã hội

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vai trò và vị thế của phụ nữ trong lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, là cơ sở lập kế hoạch đào tạo và bố trí cán bộ nữ tham gia lãnh đạo nhằm tạo cơ hội thực hiện bình đẳng giới.

2. Khái niệm nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị - xã hội của một cấp được tính bằng số phần trăm nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị - xã hội so với tổng số người giữ các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị - xã hội trong cùng cấp, cùng khóa.

Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu Chiến binh, Hội Nông dân.

Các cấp bao gồm Trung ương, tỉnh, huyện, xã.

Chức vụ chủ chốt gồm cấp trưởng và cấp phó của từng cấp.

Công thức tính:

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị - xã hội (%)

=

Số nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong tổ chức chính trị - xã hội của cấp t khóa k

x 100

Tổng số chức vụ chủ chốt trong tổ chức chính trị - xã hội của cấp t khóa k

3. Phân t ch yếu

Dân tộc, nhóm tuổi, trình độ học vấn.

4. Nguồn số liệu

Hệ thống báo cáo của các tổ chức chính trị - xã hội.

0406. Tỷ lệ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là n.

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vai trò và vị thế của phụ nữ trong lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Lãnh đạo chủ chốt trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là các chức vụ từ Thứ trưởng hoặc tương đương trở lên. Một cơ quan được tính là có cán bộ chủ chốt là nữ khi có ít nhất một lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Công thức tính:

Tỷ lệ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ (%)

=

Số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ

x 100

Tổng số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

3. Phân tổ chủ yếu

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Nội Vụ.

0407. Tỷ lệ y ban nhân dân các cấp có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ

1. Mục đích ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vai trò và vị thế của phụ nữ trong lãnh đạo của Ủy ban nhân dân các cấp

2. Khái niệm, nội dung phương pháp tính

Lãnh đạo chủ chốt của Ủy ban nhân dân bao gồm Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Công thức tính:

Tỷ lệ Ủy ban nhân dân cấp t có lãnh đạo chủ chốt là nữ (%)

=

Số Ủy ban nhân dân cấp t có lãnh đạo chủ chốt là nữ

x 100

Tổng số Ủy ban nhân dân cùng cấp t

3. Phân tổ chủ yếu

Cấp hành chính.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Nội Vụ.

0408. Tỷ lệ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có từ 30% nữ trở lên có cán bộ chủ chốt là nữ.

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vai trò và vị thế của phụ nữ trong lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH).

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Cơ quan của Đảng bao gồm toàn bộ các đảng bộ, tính từ đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở trở lên. Cán bộ chủ chốt trong các cơ quan của Đảng bao gồm Bí thư và phó Bí thư các đảng bộ. Một cơ quan được tính là có cán bộ chủ chốt là nữ khi có ít nhất 30% thành viên là nữ và có ít nhất một lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Cơ quan Nhà nước bao gồm các cơ quan thuộc hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở cấp trung ương, cán bộ chủ chốt bao gồm Phó Vụ trưởng và tương đương trở lên. Ở cấp tỉnh, cán bộ chủ chốt bao gồm Phó Chủ tịch UBND và tương đương trở lên, Phó Giám đốc Sở và tương đương trở lên, Phó Chủ tịch HĐND trở lên. Ở cấp huyện, cán bộ chủ chốt bao gồm Phó chủ tịch UBND và tương đương trở lên, Phó Chủ tịch HĐND trở lên, Phó các phòng ban cấp huyện và tương đương trở lên. Ở cấp xã, cán hộ chủ chốt bao gồm Phó Chủ tịch UBND và tương đương trở lên.

Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm hệ thống của (i) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (ii) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. (iii) Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, (iv) Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, (v) Hội Cựu Chiến binh và (vi) Hội Nông dân Việt Nam. Cán bộ chủ chốt các tổ chức CT-XH là cấp trưởng và cấp phó của các tổ chức này ở cấp tương ứng từ trung ương đến cấp xã.

Ngoài ra còn có các cơ quan giúp việc cho Quốc hội, gồm: Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; Văn phòng Chủ tịch nước; các cơ quan giúp việc của Đảng, gồm: Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban kiểm tra Trung ương và các Ban của Đảng. Cán bộ chủ chốt của các cơ quan này gồm các vị trí tương đương với các Bộ ngành ở Trung ương.

Tỷ lệ 30% nữ được tính trong số biên chế thực tế và số hợp đồng lao động dài hạn.

Công thức tính:

Tỷ lệ cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH có từ 30 % nữ trở lên có cán bộ chủ chốt là nữ (%)

=

Số cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH có từ 30% nữ trở lên có cán bộ chủ chốt là nữ

x 100

Tổng số cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH có từ 30 % là nữ trở lên

3. Phân t chủ yếu

Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

4. Nguồn s liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Nội Vụ;

Hệ thống báo cáo của Ban tổ chức Trung ương Đảng, các tổ chức CT-XH.

0409. Tỷ lệ n đng viên Đng cộng sản Việt Nam

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị của đất nước.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Công thức tính:

Tỷ lệ nữ đảng viên Đảng CSVN (%)

=

Số nữ đảng viên Đảng CSVN

x 100

Tổng số đảng viên Đảng CSVN

3. Phân tổ chủ yếu

Trung ương, địa phương, tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Hệ thống báo cáo của Ban tổ chức Trung ương Đảng.

V. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

0501. Số giáo viên, giảng viên

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu giáo viên, giảng viên là cơ sở cho công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên các trường sư phạm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục trên phạm vi cả nước và từng vùng.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Giáo viên mầm non là những người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo lứa tuổi tại các trường, cơ sở giáo dục mầm non.

Giáo viên mầm non đạt chuẩn và trên chun là những người có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên.

Giáo viên mầm non bao gồm giáo viên nhà trẻ và giáo viên mẫu giáo.

- Giáo viên nhà trẻ là những người đang trực tiếp nuôi, dạy trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi ở trong các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non và nhóm trẻ độc lập.

- Giáo viên mu giáo là những người đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo từ 3 tuổi đến 6 tuổi ở các trường mẫu giáo, trường mầm non và lớp mẫu giáo độc lập.

- Giáo viên ph thông là những người có trình độ, kiến thức theo quy định, làm công tác giảng dạy, giáo dục trong các trường phổ thông, theo từng cấp học phù hợp. Giáo viên phổ thông chia theo cấp học có giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông:

- Giáo viên tiểu học là những giáo viên có bằng tốt nghiệp từ trung cấp sư phạm trở lên; dạy các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 theo chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Giáo viên trung học cơ s là những giáo viên có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở. Giáo viên trung học cơ sở dạy các môn học từ lớp 6 đến lớp 9 theo chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Giáo viên trung học ph thông là những giáo viên có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Giáo viên trung học phổ thông dạy các môn học từ lớp 10 đến lớp 12 chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Giáo viên trung cấp chuyên nghiệp là những người trực tiếp giảng dạy, các tổ trưởng, tổ phó bộ môn, các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa, những người thường xuyên hướng dẫn thực hành trong các trường trung cấp chuyên nghiệp; bao gồm giáo viên cơ hữu (biên chế, hợp đồng dài hạn từ 1 năm trở lên) và những người trong thời gian tập sự nhưng có thời gian giảng dạy trên 50% thời gian làm việc.

Những người có chức vụ quản lý như: hiệu trưởng, hiệu phó, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác, dù có tham gia giảng dạy ít hay nhiều đều không tính là giáo viên giảng dạy.

Trình độ chuyên môn của giáo viên là trình độ theo văn bằng cao nhất được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp, được xếp theo 5 nhóm: tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng và trình độ chuyên môn khác.

- Giảng viên cao đẳng là những người trực tiếp giảng dạy, các tổ trưởng, tổ phó bộ môn, các chủ nhiệm khoa, phó chủ nhiệm khoa tại các trường cao đẳng, có bằng đại học trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bao gồm giảng viên cơ hữu (biên chế và hợp đồng dài hạn từ 1 năm trở lên) và những người đang trong thời kỳ tập sự và có thời gian giảng dạy trên 50% thời gian làm việc.

Những người có chức vụ quản lý như: hiệu trưởng, hiệu phó, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác, dù có tham gia giảng dạy ít hay nhiều đều không tính là giáo viên giảng dạy.

- Ging viên đại học là những người trực tiếp giảng dạy, các tổ trưởng, tổ phó bộ môn, các chủ nhiệm khoa, phó chủ nhiệm khoa tại các trường cao đẳng, có bằng đại học trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bao gồm giảng viên cơ hữu (biên chế, hợp đồng dài hạn từ 1 năm trở lên) và những người đang trong thời kỳ tập sự và có thời gian giảng dạy trên 50% thời gian làm việc.

Những người có chức vụ quản lý như: hiệu trưởng, hiệu phó, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác, dù có tham gia giảng dạy ít hay nhiều đều không tính là giáo viên giảng dạy.

3. Phân t chủ yếu

Loại hình, cấp học, giới tính, dân tộc, trình độ đào tạo, tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

0502. Số học sinh, sinh viên, học viên.

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu học sinh, sinh viên, học viên, làm cơ sở lập kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học và giáo viên phù hợp. Đây là một trong những chỉ tiêu thống kê quan trọng để đánh giá hiện trạng và tình hình giáo dục, làm căn cứ để tính nhiều chỉ tiêu thống kê có liên quan đến mức độ phổ cập giáo dục trên phạm vi cả nước.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Trẻ em mầm non là trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi đang học tại các nhóm trẻ và các lớp mẫu giáo.

Trẻ em mầm non bao gồm trẻ em nhà trẻ và trẻ em mẫu giáo:

- Trẻ em nhà trẻ bao gồm trẻ em từ 3 tháng đến 3 tuổi ở các nhóm trẻ của các nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, nhóm trẻ ở trường mẫu giáo.

- Tr em mẫu giáo bao gồm trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi ở các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo ở các nhà trẻ.

- Học sinh ph thông là những người đang theo học các lớp từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc các trường phổ thông:

Học sinh phổ thông chia theo cấp học có học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông:

- Học sinh tiểu học là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.

- Học sinh trung hc cơ s là học sinh từ lớp 6 đến lớp 9

- Học sinh trung học ph thông là học sinh từ lớp 10 đến lớp 12.

Tuổi của học sinh được tính theo năm. Nhóm tuổi để tính phổ cập đúng tuổi được quy định như sau:

- Tiểu học: từ 6 tuổi đến 10 tuổi.

- Trung học cơ sở: từ 11 tuổi đến 14 tuổi.

- Trung học phổ thông: từ 15 tuổi đến 17 tuổi.

Học sinh phổ thông chia theo tình trạng học lập và thời gian xác định có học sinh tuyển mới và học sinh lưu ban:

- Học sinh tuyển mới là học sinh bắt đầu vào học ở lớp đầu cấp học (lớp 1, lớp 6, lớp 10) hoặc học sinh mới chuyển đến, hoặc học sinh đã bỏ học ở các lớp khác, nay trở lại học vào kỳ khai giảng tại các trường.

- Hc sinh lưu ban là học sinh sau một năm học không được lên lớp, phải học lại lớp học đó trong năm học tiếp theo.

Học sinh học nghề là những học sinh có tên trong danh sách và đang theo học ở cơ sở dạy nghề.

Học sinh học nghề phân theo tình trạng học lập và thời gian xác định gồm có học sinh tuyển mới, học sinh thời điểm và học sinh tốt nghiệp.

Học sinh tuyển mới là số học sinh mới được tuyển và thực tế nhập học trong năm báo cáo của các cơ sở dạy nghề.

Học sinh học nghề có mặt tại thời điểm 31/12 của các khóa học của năm báo cáo là số học sinh năm trước chưa ra trường còn tiếp tục theo học từ 1/1 của năm sau năm báo cáo cộng với số tuyển mới trong năm báo cáo.

Công thức cụ thể như sau:

Số học sinh học nghề có mặt cuối năm báo cáo

=

Số học sinh có mặt đầu năm báo cáo

+

Số học sinh tuyển mới trong năm báo cáo

-

Số tốt nghiệp trong năm báo cáo

-

Số học sinh bỏ học và chuyển trường trong năm báo cáo

Học sinh tốt nghiệp: là những học sinh đã học hết chương trình, đã dự thi tốt nghiệp và được cấp bằng hoặc chứng chỉ, bao gồm cả học sinh được công nhận tốt nghiệp, học sinh đang chờ cấp bằng.

Học sinh học nghề phân theo trình độ đào tạo nghề có: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng.

Cao đẳng nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 2 đến 3 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông: từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.

Trung cấp nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Sơ cấp nghề có thời gian đào tạo thực hiện từ 3 tháng đến dưới 1 năm đối với người có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học

Học nghề dưới 3 tháng được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được kỹ năng, nghe thích ứng với nhu cầu công việc hiện tại, được cấp giấy chứng nhận.

Đào tạo lại, đào tạo nâng cao đối với những người đi bổ túc thêm hoặc nâng cao tay nghề đều xác định là có thời gian đào tạo ngắn hạn.

Học sinh trung cấp chuyên nghiệp là những người có tên trong danh sách, đang theo học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp.

Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Phân theo trình tự học tập và thời gian xác định có học sinh đầu năm học, học sinh tuyển mới và học sinh tốt nghiệp.

Học sinh có đầu năm học là những học sinh có tại thời điểm đầu năm học (thường là tháng 8 hoặc tháng 9).

Học sinh tuyển mới là số học sinh được tuyển và thực tế nhập học vào năm đầu tiên của khóa học.

Học sinh tốt nghiệp là những học sinh đã học hết chương trình đào tạo, đã dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đề tài và được cấp bằng tốt nghiệp, bao gồm: cả học sinh được công nhận tốt nghiệp, học sinh đang chờ cấp bằng.

Sinh viên cao đẳng là những người có tên trong danh sách, đang theo học tại các trường cao đẳng (hoặc các trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng), được đào tạo trình độ cao đẳng từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp: từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành.

Phân theo trình tự học lập và thời gian xác định có sinh viên đầu năm học, sinh viên tuyển mới và sinh viên tốt nghiệp:

Số sinh viên đầu năm học là những sinh viên theo học tất cả các khóa học theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau tại thời điểm đầu năm học của mỗi trường (thường là tháng 8 hoặc tháng 9 mỗi năm).

Số sinh viên tuyển mới là những sinh viên được tuyển vào năm đầu tiên của khóa học theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau.

Số sinh viên tốt nghiệp là những sinh viên đã học hết chương trình đào tạo và được cấp bằng tốt nghiệp theo chương trình đào tạo đó

Sinh viên đại học là những người có tên trong danh sách, đang theo học tại trường đại học, được đào tạo trình độ đại học từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.

Phân theo trình tự học tập và thời gian xác định có sinh viên đầu năm học, sinh viên tuyển mới, sinh viên tốt nghiệp:

Sinh viên đầu năm học là những sinh viên theo học ở tất cả các khóa theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau tại thời điểm đầu năm học của mỗi trường.

Sinh viên tuyển mới là những sinh viên được tuyển vào đầu năm học của khóa học theo các loại hình, hình thức đào tạo khác nhau

Sinh viên tốt nghiệp là những sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp bằng đào tạo theo chương trình đó, bao gồm cả học sinh được công nhận tốt nghiệp, học sinh đang chờ cấp bằng.

Sinh viên đại học không bao gồm sinh viên cao đẳng ở các trường đại học, học viện có đào tạo trình độ cao đẳng.

3. Phân tổ chủ yếu

Loại hình, cấp học, giới tính, dân tộc, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

0503. Tỷ lệ học sinh đi học ph thông

Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông bao gồm: Tỷ lệ học sinh đi học chung phổ thông và Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi phổ thông

1. Mục đích, ý nghĩa

T lệ học sinh đi học chung phthông là chỉ tiêu phản ánh mức độ đi học chung của học sinh đối với mỗi cấp học phổ thông. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ phổ cập giáo dục hoặc năng lực huy động học sinh của mỗi cấp học phổ thông, cho biết mức độ đi học dưới hoặc trên độ tuổi quy định của mỗi cấp học phổ thông.

Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi phổ thông là chỉ tiêu phản ánh mức độ đi học đúng tuổi của học sinh đối với mỗi cấp học phổ thông. Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ đi học đúng tuổi càng cao. Nó có giá trị tối đa là 100%. Nếu nó nhỏ hơn 100% thì phần thiếu hụt chính là tỷ lệ người không được đi học đúng tuổi đối với một cấp học phổ thông nhất định. Tỷ lệ học sinh đi học chung trừ Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi sẽ bằng tỷ lệ đi học dưới hoặc trên độ tuổi quy định đối với một cấp học phổ thông nhất định.

2. Khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính

Tỷ lệ đi học chung cấp tiểu học là số phần trăm số học sinh đang học cấp tiểu học so với tổng dân số ở độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi.

Công thc tính:

Tỷ lệ đi học chung cấp tiểu học (%)

=

Số học sinh đang học tiểu học trong năm học xác định

x 100

Dân số trong độ tuổi tiểu học 6-10 tuổi trong cùng năm

Tỷ lệ đi học chung cp trung học cơ sở là số phần trăm số học sinh đang học cấp trung học cơ sở so với tổng dân số ở độ tuổi cấp trung học cơ sở từ 11-14 tuổi.

Công thức tính:

Tỷ lệ đi học chung cấp trung học cơ sở (%)

=

Số học sinh đang học trung học cơ sở trong năm học xác định

x 100

Dân số trong độ tuổi cấp trung học cơ sở (11-14 tuổi) trong cùng năm

Tỷ lệ đi học chung cấp trung học phổ thông là số phần trăm số học sinh đang học: cấp trung học phổ thông so với tổng dân số ở độ tuổi cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi.

Công thức tính:

Tỷ lệ đi học chung cấp trung học phổ thông (%)

=

Số học sinh đang học trung học phổ thông trong năm học xác định

x 100

Dân số trong độ tuổi cấp trung học phổ thông (15-17 tuổi) trong cùng năm

T lệ học sinh đi hc đúng tuổi cấp tiểu học là số phần trăm số học sinh tuổi từ 6-10 tuổi đang học cấp tiểu học so với tổng dân số trong độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi.

Công thức tính:

Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học (%)

=

Số học sinh tuổi từ 6-10 tuổi đang học tiểu học trong năm học xác định

x 100

Dân số trong độ tuổi cấp tiểu học (6-10 tuổi) trong cùng năm

T lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ s là số phần trăm số học sinh tuổi từ 11-14 tuổi đang học cấp trung học cơ sở so với tổng dân số trong độ tuổi cấp trung học cơ sở từ 11-14 tuổi.

Công thức tính:

Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp THCS (%)

=

Số học sinh tuổi từ 11-14 tuổi đang học THCS trong năm học xác định

x 100

Dân số trong độ tuổi cấp THCS (11-14 tuổi) trong cùng năm

T lệ học sinh đi học đúng tuổi cp trung học ph thông là số phần trăm số học sinh tuổi từ 15-17 tuổi đang học cấp trung học phổ thông so với tổng dân số trong độ tuổi cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi.

Công thức tính:

Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp THPT (%)

=

Số học sinh tuổi từ 15-17 tuổi đang học THPT trong năm học xác định

x 100

Dân số trong độ tuổi cấp THPT (15-17 tuổi) trong cùng năm

Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông có thể tính tương tự cho từng lớp.

Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.

3. Phân t chủ yếu

Chung/đúng tuổi, cấp học, giới tính, dân tộc, tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Điều tra dân số của Tổng cục Thống kê.

0504. T lệ học sinh phổ thông tốt nghiệp

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ tốt nghiệp, hoàn thành của học sinh phổ thông, là căn cứ đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập của giáo dục phổ thông.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh phổ thông tốt nghiệp là số phần trăm học sinh tốt nghiệp, hoàn thành từng cấp học so với số học sinh dự thi tốt nghiệp, dự xét hoàn thành từng cấp học của một năm học xác định.

Công thức tính tỷ lệ học sinh phổ thông tốt nghiệp từng cấp cụ thể như sau:

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học năm học t (%)

=

Số học sinh được công nhận hoàn thành tiểu học năm học t

x 100

Số học sinh lớp 5 học năm học t

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp THCS năm học t (%)

=

Số học sinh được công nhận hoàn thành THCS năm học t

x 100

Số học sinh dự xét hoàn thành cấp THCS năm học t

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp THPT năm học t (%)

=

Số học sinh tốt nghiệp cấp THPT năm học t

x 100

Số học sinh dự thi tốt nghiệp cấp THPT năm học t

3. Phân t ch yếu

Cấp học, giới tính, tỉnh/thành phố, dân tộc.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

0505-0506. T lệ học sinh hoàn thành cấp học, chuyn cấp

1. Mục đích, ý nghĩa

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học là chỉ tiêu phản ánh khả năng giữ chân học sinh của một hệ thống trường; gián tiếp phản ảnh tỷ lệ bỏ học. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học đánh giá mức độ bền vững của sự biết chữ.

Tỷ lệ học sinh chuyển cấp là chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận các cấp học tiếp theo cao hơn của học sinh; đo sự chuyển động theo chiều hướng tăng giữa các cấp học trong bậc học phổ thông; cho thấy khả năng thu hút học sinh của các cấp học cao hơn, làm căn cứ để phát triển trường, lớp.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

T lệ học sinh hoàn thành cấp tiu học (cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông) năm học t là số phần trăm học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học (cấp trung học cơ sở cấp trung học phổ thông) ở năm học t (mà những học sinh này đã học lớp đầu cấp tương ứng năm học t-4) so với tổng số học sinh học lớp đầu cấp tương ứng đầu năm học t-4 (t-3, t-2).

Trong thực tế, để thuận tiện cho việc tính toán với các số liệu có sẵn mà không gây sai lệch lớn, chỉ tiêu này được tính bằng số phần trăm học sinh được công nhận hoàn thành cấp tiểu học (cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông) năm học t so với số học sinh lớp đầu từng cấp năm học t-4 (t-3, t-2).

Công thức tính tỷ lệ học sinh phổ thông tốt nghiệp theo từng cấp học cụ thể như sau:

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học năm học t (%)

=

Số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học t

x 100

Tổng số học sinh lớp 1 năm học t-4

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở năm học t (%)

=

Số học sinh được công nhận hoàn thành trung học cơ sở năm học t

x 100

Tổng số học sinh lớp 6 năm học t-3

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông năm học t (%)

=

Số học sinh tốt nghiệp cấp trung học phổ thông năm học t

x 100

Tổng số học sinh lớp 10 năm học t-2

T lệ học sinh chuyn cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở năm học t là số phần trăm học sinh tuyển mới lớp 6 (lớp đầu của bậc trung học) năm học t so với số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình cấp tiểu học năm học t-1:

Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở năm học t (%)

=

Số học sinh tuyển mới lớp 6 đầu năm học t

x 100

Tổng số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học t-1

Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông năm học t là số phần trăm học sinh tuyển mới lớp 10 (lớp đầu cấp trung học phổ thông) năm học t so với số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình cấp trung học cơ sở năm học t-1:

Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông năm học t (%)

=

Số học sinh tuyển mới lớp 10 đầu năm học t

x 100

Số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở năm học t-1

3. Phân tổ chủ yếu

Cấp học, giới tính, tỉnh/thành phố, dân tộc.

4. Nguồn s liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

0507-0508. T lệ học sinh ph thông lưu ban, bỏ học

1. Mục đích, ý nghĩa

Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng giáo dục, là căn cứ đề ra chính sách phù hợp nhằm giảm tình trạng lưu ban, bỏ học, đặc biệt đối với các nhóm dân cư đặc thù như nghèo, khuyết tật, dân tộc thiểu số.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh lưu ban năm học t là số phần trăm học sinh lưu ban năm học t trong tổng số học sinh nhập học đầu năm học t.

Tỷ lệ học sinh lưu ban có thể tính theo lớp và theo cấp.

Tỷ lệ học sinh lưu ban lớp n năm học t (%)

=

Số học sinh bị lưu ban lớp n năm học t

x 100

Tổng số học sinh nhập học của lớp n đầu năm học t

Tỷ lệ học sinh lưu ban cấp m trong năm học t (%)

=

Số học sinh bị lưu ban cấp m năm học t

x 100

Tổng số học sinh nhập học của cấp m đầu năm học t

Tỷ lệ học sinh b học năm học t là số phần trăm học sinh bỏ học năm học t trong tổng số học sinh nhập học đầu năm học t.

Tỷ lệ học sinh bỏ học được tính theo lớp và theo cấp.

Tỷ lệ học sinh bỏ học lớp n năm học t (%)

=

Số học sinh bỏ học lớp n năm học t

x 100

Tổng số học sinh nhập học lớp n đầu năm học t

Tỷ lệ bỏ học cấp m trong năm học t (%)

=

Số học sinh bỏ học cấp m năm học t

x 100

Tổng số học sinh nhập học cấp m đầu năm học t

3. Pn tổ ch yếu

Cấp học, giới tính, tỉnh/thành phố, dân tộc.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

0509. T lệ dân số từ 15 tuổi tr lên biết chữ

1. Mục đích, ý nghĩa

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (còn gọi là tỷ lệ biết đọc biết viết) là chỉ tiêu cơ bản phản ánh trình độ học vấn của dân số, phục vụ việc đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, một vùng hay một địa phương; đồng thời còn là nguồn thông tin để tính Chỉ số phát triển con người (HDI) và chỉ số phát triển giới (GDI).

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Là tỷ lệ giữa số người 15 tuổi trở lên tại thời điểm (t) biết chữ (có thể đọc, viết và hiểu được một câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài) so với tổng dân số 15 tuổi trở lên tại thời điểm đó.

Công thức tính:

Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ (%)

=

Số người 15 tuổi trở lên biết chữ

x 100

Tổng số dân số 15 tuổi trở lên

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi, dân tộc (Kinh và khác), thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố.

4. Nguồn s liu

- Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10 năm một lần;

- Điều tra biến động dân số và KHHGĐ hàng năm.

0510. Trình độ học vấn của dân số từ 15 tuổi tr lên

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh trình độ học vấn của dân số từ 15 tuổi trở lên từ đó có thể đánh giá chất lượng dân số về trình độ giáo dục làm căn cứ để lập kế hoạch phát triển giáo dục cũng như sử dụng nguồn lao động một cách hợp lý. Phân tổ theo giới sẽ cho thấy sự khác biệt về trình độ học vấn giữa nam và nữ.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Trình độ học vấn của dân số là trình độ giáo dục cao nhất đạt được của dân số tính theo cấp học được quy định trong Luật giáo dục.

Công thức tính:

Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên có trình độ học vấn cấp i (%)

=

Số người từ 15 tuổi trở lên có trình độ học vấn cấp i

x 100

Dân số từ 15 tuổi trở lên

3. Phân t ch yếu

Giới tính, dân tộc, thành thị/nông thôn tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Điều tra của Tổng cục Thống kê.

0511. Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi tr lên

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh thời gian đi học của dân số, gián tiếp phản ánh sự tiếp cận cũng như trình độ giáo dục đào tạo, đồng thời cũng đánh giá tình hình sử dụng thời gian của một người trong cuộc đời, so sánh số năm đi học để thấy sự khác biệt giữa nam và nữ.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số năm đi học là tổng số năm đi học theo chương trình giáo dục quốc dân. Số năm đi học được tính cộng dồn các năm đi học nếu đi học gián đoạn, không tính số năm học lại, lưu ban.

Công thức tính:

Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên (năm)

=

Tổng số năm đi học của dân số từ 15 tuổi trở lên

Dân số từ 15 tuổi trở lên

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính, dân tộc, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê.

0512. Tỷ lệ nữ thạc sỹ, tiến sỹ

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh trình độ học vấn ở bậc cao của phụ nữ, là cơ sở để phụ nữ tăng cường tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội, nâng cao vị thế, đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ nữ thạc sỹ, tiến sỹ là số phần trăm nữ thạc sỹ, tiến sỹ và tương đương trong tổng số thạc sỹ, tiến sỹ và tương đương.

Tỷ lệ nữ thạc sỹ, tiến sỹ (%)

=

Tổng số nữ thạc sỹ, tiến sỹ và tương đương

x 100

Tổng số thạc sỹ, tiến sỹ và tương đương

3. Phân t ch yếu

Thạc sỹ/tiến sỹ, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố, dân tộc.

4. Nguồn số liệu

Số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê.

VI. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

0601. Số người trong các t chức khoa học và công nghệ

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ ở một thời điểm nhất định, nói lên tiềm lực khoa học và công nghệ, sự đầu tư cho khoa học và công nghệ của một quốc gia. Sự thay đổi về số tuyệt đối của chi tiêu này, đặc biệt là sự tăng lên của những người có học vị, chức danh khoa học hàng năm là điều kiện tiền đề để có sự tiến bộ và thành quả của hoạt động khoa học và công nghệ qua thời gian.

2. Khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính

Người hoạt động trong khu vực khoa học và công nghệ là những người đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên về một lĩnh vực khoa học và công nghệ và làm việc trong một lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.

- Nghiên cu khoa học: là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy: sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

- Phát triển công nghệ: là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm.

- Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới.

- Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới. Sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống

- Dịch vụ khoa học và công nghệ: là các hoạt động, phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ: các dịch vụ về thông tin, tư vấn đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn, bao gồm:

- Dịch vụ thông tin, thư viện, lưu trữ: là hoạt động dịch vụ của thư viện, kho lưu trữ trung tâm thông tin và tư liệu, phòng tra cứu, trung tâm hội nghị khoa học, ngân hàng dữ liệu và các trung tâm xử lý tin.

- Dịch vụ bảo tàng cho khoa học và công nghệ: là hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ của các bảo tàng về khoa học và công nghệ, vườn thực vật, vườn thú và các sưu tầm khoa học và công nghệ khác như: sưu tầm về nhân chứng học, khảo cổ học, địa lý…

- Dịch vụ dịch thuật, biên tập, xuất bản cho khoa học và công nghệ: là hoạt động có tính hệ thống về dịch thuật và biên tập sách, tạp chí khoa học và công nghệ (không kể sách giáo khoa của các bậc học từ phổ thông đến đại học).

- Hoạt động điều tra cơ bản định kỳ, thường xuyên, điều tra về địa hình, địa lý và thủy văn; quan sát thường kỳ về thiên văn, khí lượng và địa chấn; điều tra về đất và cây trồng, các loài và các nguồn sống hoang dại; kiểm nghiệm thường kỳ về đất, không khí và nước: kiểm tra và theo dõi thường kỳ mức độ phóng xạ... Điều tra, thăm dò và các hoạt động có liên quan đến định vị và xác định các nguồn dầu và khoáng chất.

- Thống kê, điều tra xã hội: thu thập thông tin một cách thường kỳ về các hiện tượng văn hóa, kinh tế, xã hội và con người phục vụ chủ yếu cho mục đích thống kê định kỳ, ví dụ: tổng điều tra dân số; thống kê về sản xuất, phân phối và tiêu thụ; nghiên cứu thị trường; thống kê văn hóa-xã hội...

- Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, xét nghiệm: là hoạt động thường kỳ về phân tích, kiểm tra, xét nghiệm bằng các phương pháp đã biết về nguyên liệu, sản phẩm, phương tiện và quy trình, cùng với việc thành lập và duy trì các tiêu chuẩn và chuẩn về đo lường.

+ Dịch vụ tư vấn: hoạt động thường kỳ về tư vấn cho khách hàng về sử dụng thông tin khoa học, công nghệ và quản lý.

+ Dịch vụ sở hữu trí tuệ: liên quan đến quyền tác giả và giấy phép. Hoạt động có tính hệ thống về bản chất khoa học, pháp lý và hành chính của quyền tác giả và các giấy phép do các cơ quan Nhà nước thực hiện.

+ Hoạt động chuyển giao công nghệ

+ Dịch vụ khoa học và công nghệ khác

Người làm nghiên cứu và phát triển bao gồm:

a) Nhà nghiên cứu: là những người làm nghiên cứu chuyên nghiệp có trình độ từ đại học trở lên hoặc thực hiện những công việc tương đương những người có trình độ đại học trở lên, tham gia vào quá trình tạo ra những tri thức, sản phẩm, quá trình, phương pháp, hệ thống mới. Nhóm này bao gồm cả những người làm công tác quản lý trực tiếp hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển.

b) Nhân viên kỹ thuật và tương đương: là những người mà công việc chuyên môn đòi hỏi phải có kinh nghiệm và kiến thức nhất định trong một lĩnh vực khoa học và công nghệ nào đó. Họ tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển qua việc thực hiện những công việc khoa học kỹ thuật có áp dụng các khái niệm và phương pháp dưới sự giám sát của các nhà nghiên cứu.

c) Nhân viên phụ trợ trực tiếp: là những người có hoặc không có kỹ năng nghiên cứu hoặc trợ giúp nghiên cứu, nhân viên hành chính và văn phòng tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển. Nhóm này bao gồm cả những người làm các công việc liên quan đến nhân sự, tài chính nếu chúng trực tiếp phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển của các tổ chức nghiên cứu và phát triển.

Phương pháp tính: Tổng số cán bộ khoa học và công nghệ tại thời điểm báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính, dân tộc, loại hình tổ chức, lĩnh vực khoa học, loại hình kinh tế, lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực đào tạo, trình độ chuyên môn, chức danh.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ.

0602. Số đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học và phát trin công nghệ

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh số lượng các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để đánh giá sự phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có nội dung chủ yếu là nghiên cứu về một chủ đề khoa học và công nghệ. Trong việc xây dựng đề tài, dự án, chương trình phải nêu rõ mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi nghiên cứu. Đề tài, dự án, chương trình được xây dựng dựa trên việc đánh giá khách quan thực trạng phát triển khoa học và công nghệ trong nước và các thành tựu phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới.

Đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đang thực hiện là đề tài đang tiến hành nghiên cứu.

Đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được nghiệm thu là đề tài đã được Hội đồng khoa học và công nghệ các cấp đánh giá nghiệm thu theo quy định của pháp luật.

Đề tài, dự án, chương trình đã được đưa vào ứng dụng là đề tài khoa học mà kết quả nghiên cứu được chuyển giao ứng dụng vào sản xuất và đời sống.

3. Phân tổ chủ yếu

Cấp đề tài, dự án, chương trình, lĩnh vực nghiên cứu, tình trạng tiến hành, nguồn và mức kinh phí thực hiện, giới tính chủ nhiệm đề tài

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ.

0603. Số sáng chế được cp bằng bảo hộ

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh những nỗ lực để bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của các tác giả có các sáng chế. Nó có tác dụng khuyến khích người làm khoa học và công nghệ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sáng chế. Chỉ tiêu này còn phản ánh sự phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (Theo Luật sở hữu trí tuệ).

Sáng chế được cấp bằng bảo hộ là những sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng bảo hộ nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong nước và nước ngoài.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Số sáng chế được cấp bằng bảo hộ được tính bằng số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:

a) Số văn bằng do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp cho người Việt Nam.

b) Số văn bằng do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp cho người nước ngoài.

c) Số văn bằng do các tổ chức, cơ quan nước ngoài cấp cho người Việt Nam.

3. Phân tổ ch yếu

Lĩnh vực khoa học, quốc tịch và giới tính của chủ văn bằng

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ.

0604. Số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, là cơ sở đánh giá trình độ của cán bộ về lĩnh vực khoa học và công nghệ để từ đó Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển phù hợp.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng là những giải thưởng khoa học và công nghệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trao tặng cho các tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cũng như các tổ chức, cá nhân nước ngoài, về thành tích phát triển khoa học và công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Giải thưởng quốc gia bao gồm giải thưởng Hồ Chi Minh, giải thưởng cấp Nhà nước, giải thưởng cấp Bộ, ngành và giải thưởng cấp địa phương.

3. Phân tổ chủ yếu

Loại giải thưởng, lĩnh vực khoa học, cá nhân (giới tính)/tập thể, quốc gia/quốc tế

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ.

VII. VĂN HÓA, THÔNG TIN, THỂ DỤC THỂ THAO

0701. Số huy chương trong các kỳ thi đấu quốc tế

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của thể thao chuyên nghiệp, là căn cứ lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, đẳng cấp vận động viên.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Huy chương vàng, bạc, đồng của vận động viên nước ta đạt được trong các giải thi đấu thể thao quốc tế chính thức trong năm, không bao gồm thành tích của vận động viên đạt được trong các giải mùa tham dự. Các giải thể thao quốc tế chính thức được tổ chức bao gồm: giải Thế giới (Thế vận hội Olimpic, vô địch, vô địch trẻ); giải Châu Á (Á vận hội ASIAD, vô địch, vô địch trẻ), giải Đông Nam Á (SEA Games, vô địch, vô địch trẻ).

3. Phân t ch yếu

Loại huy chương, môn thể thao, tỉnh/thành phố, giới tính người đạt được huy chương.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

0702. Số vn động viên đẳng cấp cao

1. Mục đích:

Chỉ tiêu phản ánh số lượng đội ngũ vận động viên thể thao đạt đẳng cấp cao gồm Kiện tướng (kể cả Đại kiện tướng, kiện tướng quốc tế, kiện tướng FIDE của môn cờ vua) và cấp I, để có kế hoạch quản lý, đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ thể thao. Mặt khác khi phân tổ theo giới tính sẽ đánh giá sự khác nhau về khả năng thể thao đẳng cấp cao giữa nam và nữ.

2. Khái niệm và phương pháp tính

Khái niệm:

Vận động viên cấp kiện tướng và vận động viên cấp 1: Là những vận động viên tham gia thi đấu những giải thể thao chính thức của quốc gia và quốc tế đạt được thành tích, được phong danh hiệu đẳng cấp vận động viên kiện tướng và vận động viên cấp I.

Phạm vi thu thập số liệu:

Tất cả các vận động viên thể thao cấp kiện tướng (kể cả Đại kiện tướng, kiện tướng quốc tế, kiện tướng FIDE của môn cờ vua) và vận động viên cấp 1 của cả nước do ngành Thể dục thể thao và các ngành khác quản lý được phong danh hiệu cấp kiện tướng và vận động viên cấp I trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ ch yếu:

Giới tính, môn thể thao, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

0703. Số chương trình, số giờ chương trình, số giờ phát sóng chuyên mục phụ nữ và chuyên mục bình đẳng giới

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh số chương trình, số giờ chương trình, số giờ phát sóng chuyên mục phụ nữ và chuyên mục bình đẳng giới trong một năm xác định, là căn cứ đánh giá hoạt động tuyên truyền về công tác phụ nữ và bình đẳng giới thông qua chương trình phát thanh và truyền hình góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chương trình chuyên mục phụ n và chuyên mục bình đẳng giới là những chương trình phát thanh hoặc chương trình truyền hình được xây dựng với chủ đề nâng cao vai trò phụ nữ và bình đẳng giới, được phát sóng mang tính định kỳ.

Giờ chương trình chuyên mục phụ nữ và chuyên mục bình đng giới là độ dài của một chương trình phát thanh hoặc chương trình truyền hình được xây dựng với chủ đề nâng cao vai trò phụ nữ và bình đẳng giới.

Giờ phát sóng chuyên mục phụ n và chuyên mục bình đẳng giới là tổng số giờ phát sóng của những lần phát sóng, cho những chương trình phát thanh và truyền hình với chủ đề nâng cao vai trò phụ nữ và bình đẳng giới.

3. Phân tổ chủ yếu

Phát thanh/truyền hình, cấp quản lý, tỉnh/thành phố ngôn ngữ

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Thông tin và Truyền thông.

0704. Tỷ lệ đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới

1. Mục đích, ý nghĩa

Chi tiêu phản ánh các đài phát thanh và truyền hình có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong một năm xác định, là căn cứ đánh giá hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới thông qua chương trình phát thanh và truyền hình góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân.

2. Khái niệm, nội dung phương pháp tính

Chuyên mục, chuyên đề phát thanh/truyn hình nâng cao nhận thức v bình đẳng giới là những chuyên mục, chuyên đề được xây dựng với chủ đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, được phát sóng mang tính định kỳ.

Công thức tính:

Tỷ lệ đài phát thanh, truyền hình có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới (%)

=

Số đài phát thanh, truyền hình có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới

x 100

Tổng số đài phát thanh, truyền hình

3. Phân tổ chủ yếu

Phát thanh/truyền hình, cấp quản lý, tỉnh/thành phố, ngôn ngữ

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Thông tin và Truyền thông.

0705.1. Thời gian làm việc nội trợ bình quân 1 người 1 ngày

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh lượng thời gian làm các công việc nội trợ của dân số, một trong những chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng quỹ thời gian của con người, mặt khác đánh giá bình đẳng giới trong việc chia sẻ công việc gia đình khi tính chỉ tiêu này phân tách theo giới.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Việc nội trợ bao gồm các hoạt động:

- Mua sắm, nấu nướng, chuẩn bị và dọn dẹp liên quan đến ăn uống của các thành viên trong gia đình.

- Mua sắm và các hoạt động liên quan đến may mặc của các thành viên trong gia đình.

- Mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng và lau chùi các đồ dùng, vật dụng trong gia đình

- Trông nom, chăm sóc các thành viên trong gia đình (người ốm, người già, trẻ nhỏ)

- Chăm sóc vật nuôi, cây cảnh trong gia đình không vì mục đích kinh doanh.

- Các công việc khác trong gia đình (chuẩn bị cho các hoạt động chung của gia đình như đi chơi, nghỉ mát, du lịch, xem kịch, ....)

Công thức tính:

Thời gian làm việc nội trợ bình quân 1 người 1 ngày của dân số 10 tuổi trở lên (phút)

=

Tổng số thời gian làm công việc nội trợ của những người 10 tuổi trở lên trong 1 ngày (phút)

Tổng số người từ 10 tuổi trở lên

3. Phân t chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi, loại hoạt động, tình trạng việc làm, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

Các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê.

0705.2. Thời gian tham gia các hoạt động văn hóa, th thao và giải trí bình quân 1 người 1 ngày

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh lượng thời gian dành cho các hoạt động văn hóa, thể thao và giải trí của dân số, một trong những chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng quỹ thời gian của con người, mặt khác đánh giá bình đẳng giới trong việc hướng dẫn và vui chơi giải trí khi tính chỉ tiêu này phân tách theo giới.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính.

Công thức tính:

Thời gian tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và giải trí bình quân 1 người 1 ngày (phút)

=

Tổng cộng thời gian tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và giải trí của những người 10 tuổi trở lên trong 1 ngày

Tổng số người từ 10 tuổi trở lên

3. Phân t ch yếu

Giới tính, nhóm tuổi, loại hoạt động, tình trạng việc làm, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

Các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê.

VIII. Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

0801. Số nhân lực y tế

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh qui mô, cơ cấu và trình độ đội ngũ nhân lực y tế, là căn cứ để đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng nhân lực y tế cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển y tế trong cả nước. Nó còn làm cơ sở tính một số chỉ tiêu quan trọng như: số bác sỹ bình quân 1 vạn dân, số y sỹ bình quân 1 vạn dân, số dược sĩ bình quân 1 vạn dân, tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có hộ sinh viên hoặc y sĩ sản nhi,...

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Nhân lực y tế là toàn bộ những người hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế (kể cả y tế công và y tế tư nhân) đã đạt được trình độ đào tạo chuyên môn về y tế trong thời gian ít nhất là ba tháng, bao gồm bác sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, hộ lý và dược sĩ, bao gồm cả cán bộ làm công tác kế hoạch hay quản lý ngành y.

Đối với cơ sở y tế nhà nước bao gồm cả cán bộ trong biên chế và hợp đồng.

3. Phân tổ chủ yếu

Loại hình, chuyên ngành, cấp quản lý, loại cơ sở, dân tộc, giới tính, trình độ, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Y tế.

0802. Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đánh giá khả năng về nhân lực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu của xã/phường/thị trấn.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:

Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi (%)

=

Số trạm y tế xã/phường/thị trấn có hộ sinh viên hoặc y sỹ sản nhi tại thời điểm báo cáo

x 100

Tổng số trạm y tế xã/phường/thị trấn tại cùng thời điểm báo cáo

3. Phân tổ chủ yếu

Thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Y tế.

0803. Tỷ lệ mắc/chết mười bệnh cao nhất tính trên 100.000 dân

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh qui mô, cơ cấu người mắc/chết nhiều nhất của mười người bệnh trong năm của dân cư, làm cơ sở để nghiên cứu mô hình và dự báo bệnh tật để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh cho nhân dân.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a) Tỷ lệ mắc mười bệnh cao nht trên 100.000 dân trong năm được xác định theo công thức:

Tỷ lệ mắc bệnh i tại bệnh viện

=

Số lượt bệnh nhân mắc bệnh i tại bệnh viện trong năm xác định

x 100.000

Dân số trung bình trong cùng năm

Bệnh i là một trong 10 bệnh/nhóm bệnh có số lần người mắc cao nhất, được chọn ra từ hơn 312 loại bệnh của những bệnh nhân được ngành Y tế thống kê hàng năm.

Tỷ lệ chết mười bệnh cao nhất: số người chết cao nhất do mắc 10 bệnh/nhóm bệnh của các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tính bình quân trên 100.000 dân trong năm xác định.

Tỷ lệ chết bệnh i tại bệnh viện

=

Số chết do mắc bệnh i tại các bệnh viện trong năm xác định

x 100.000

Dân số trong cùng năm

Bệnh i là một trong 10 bệnh/nhóm bệnh có số người chết cao nhất, được chọn ra từ hơn 312 loại bệnh của những bệnh nhân được ngành Y tế thống kê hàng năm.

3. Phân t chủ yếu

Bệnh, tỉnh/thành phố, giới tính

4. Nguồn số liu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Y tế.

0804. Số trẻ em dưới 15 tuổi mắc/chết do các loại bệnh có vắc xin tiêm chng.

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đánh giá tác động của Chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm hạn chế và giảm số người mắc/chết các bệnh nguy hiểm có liên quan đến vắc xin tiêm chủng ở trẻ em.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Trẻ em dưới 15 tuổi mắc/chết do các loại bệnh có vắc xin tiêm chủng là những trẻ em dưới 15 tuổi mắc/chết do 1 loại bệnh (lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, thương hàn, tả, viêm não, bại liệt, sởi, viêm gan và viêm màng não mủ) có vắc xin phòng ngừa thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng trong một thời kỳ nhất định.

Phạm vi thống kê bao gồm các trường hợp mắc/chết tại các cơ sở y tế thuộc các loại hình (công lập và ngoài công lập) và cả ở ngoài các cơ sở y tế.

3. Phân tổ ch yếu

Bệnh, giới tính, nhóm tuổi, tỉnh/thành phố.

4. Nguồn s liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Y tế.

0805. T lệ tr sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500 gram

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh, chất lượng chăm sóc bà mẹ trước khi có thai và chăm sóc thai nghén.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ trẻ sinh ra có trọng lượng dưới 2.500 gram được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500g (%)

=

Số trẻ sinh ra sống có trọng lượng lúc sinh dưới 2.500 gam trong năm báo cáo

x 100

Tổng số trẻ sinh ra sống được cân trong cùng năm báo cáo

Trẻ sinh ra sống là khi thai nhi được tách ra khỏi người mẹ có biểu hiện của sự sống như thở, khóc, tim dập, cuống rốn đập, có phản xạ co rút cơ, phản xạ bú mút...dù chỉ sau đó một phút đứa trẻ bị chết.

3. Phân t chủ yếu

Thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố, giới tính

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Y tế.

0806. T lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

1. Mục đích, ý nghĩa

Một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng được đo bằng 3 độ đo: cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao.

Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là trẻ em dưới 5 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao là trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng theo chiều cao thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là một nhóm trẻ có sức khoẻ, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường và cân nặng và chiều cao của những trẻ em này được Tổ chức Y tế Thế giới dùng làm chuẩn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của những trẻ em cùng độ tuổi. Quần thể tham khảo năm 2006 của Tổ chức Y tế Thế giới là chuẩn mới thay thế cho quần thể tham khảo cũ trước đây của Hoa Kỳ và của Tổ chức Y tế Thế giới.

Tình trạng dinh dưỡng được phân loại theo các mức sau:

· Bình thường: ≥ - 2SD

· Suy dinh dưỡng (SDD):

Độ I (vừa) < -2SD và ≥ -3SD

Độ II (nặng): < - 3SD và ≥ - 4SD

Độ III (rất nặng): < - 4SD

Trong đó: SD là độ chênh lệch chuẩn

Khái niệm suy dinh dưỡng theo nghĩa rộng cũng bao gồm cả hiện tượng thừa dinh dưỡng, hiện tượng béo phì.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi (%)

=

Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi

x 100

Số trẻ em dưới 5 tuổi được cân

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (%)

=

Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi

x 100

Số trẻ em dưới 5 tuổi được đo chiều cao

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (%)

=

Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao

x 100

Số trẻ em dưới 5 tuổi được cân nặng và đo chiều cao

3. Phân tổ chủ yếu

Mức độ suy dinh dưỡng, giới tính, dân tộc, nhóm tháng tuổi, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Y tế.

0807. Số ca mắc, số người chết do bệnh truyền nhiễm gây dịch

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình hình dân cư bị mắc/chết do các bệnh truyền nhiễm, là căn cứ đề ra các biện pháp để hạn chế hoặc dập tắt trước khi bệnh gây thành dịch, lây lan trên phạm vi rộng.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Ca mắc bệnh dịch là những 1 trường hợp (lần người) bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Một người đã mắc bệnh dịch 1, 2 hoặc 3 lần thì được tính 1, 2 hoặc 3 ca bệnh dịch

Người chết do bệnh dịch là những người bị chết do mắc các bệnh truyền nhiễm gây dịch.

Các bệnh gây dịch gồm: tả, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm não vi rút, viêm gan vi rút, lao...

Phạm vi thống kê số ca mắc, số người chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch trong kỳ báo cáo gồm số ca mắc, số người chết do các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở các cơ sở y tế thuộc các loại hình (công lập và ngoài công lập) và ngoài các cơ sở y tế.

3. Phân tổ chủ yếu

Loại bệnh, giới tính, nhóm tuổi, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Y tế.

0808. Số phụ nữ mang thai từ 15-25 tuổi nhiễm HIV

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh đo lường phụ nữ mang thai từ 15-25 tuổi nhiễm HIV để có biện pháp tuyên truyền hướng dẫn nhằm giảm thiểu sự lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh con và nuôi con của những người trong độ tuổi có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Phụ nữ mang thai từ 15-25 tuổi nhiễm HIV là những người phụ nữ ở độ tuổi từ 15- 25 đang mang thai và được cơ quan y tế phát hiện bị nhiễm HIV virus gây suy giảm miễn dịch ở người).

Số phụ nữ mang thai từ 15-25 tuổi nhiễm HIV được thống kê trong kỳ báo cáo hoặc cộng dồn từ ca đầu tiên đến cuối kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

Tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

0809. T lệ phụ nữ mang thai được tiếp cn dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

1. Mục đích ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình hình phụ nữ khi mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nhằm đánh giá kết quả hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt cho bà mẹ khi mang thai hiểu biết về kiến thức phòng lây nhiễm HIV sang thai nhi và trẻ sau khi sinh. Mặt khác cũng đánh giá tác động của công tác tuyên truyền vận động các bà mẹ để có nhận thức đúng đắn và biết cách phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tiếp cận dịch vụ dự phòng lây truyền từ mẹ sang con là những phụ nữ mang thai được biết đến dịch vụ và được hưởng các dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như: tư vấn về lợi ích của xét nghiệm sớm, dự phòng bằng ARV, sữa ăn thay thế, dự phòng nhiễm trùng cơ hội cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, xét nghiệm khẳng định tình trạng nhiễm,...

Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (%)

=

Tổng số phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

x 100

Tổng số phụ nữ mang thai

3. Phân tổ chủ yếu

Thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố trực.

4. Nguồn số liệu

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của các tỉnh/thành phố. Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

0810. Tỷ lệ vị thành niên có thai

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình hình mang thai sớm của phụ nữ ở tuổi vị thành niên, làm cơ sở cho việc đánh giá nguy cơ sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên. Việc có thai ở tuổi vị thành niên không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân người phụ nữ cũng như đứa trẻ sẽ sinh ra, mà còn liên quan đến một số vấn đề xã hội như vấn đề hôn nhân, khả năng nuôi dạy con cái, cơ hội học tập và cơ hội tham gia của phụ nữ vào hoạt động xã hội. Qua đây cũng thêm cơ sở cho việc tuyên truyền vận động trong nữ vị thành niên.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vị thành niên là người từ 10 đến 19 tuổi.

Số vị thành niên có thai là số nữ từ 10 đến 19 tuổi được phát hiện là có thai trong kỳ. Số này bao gồm tất cả các trường hợp có thai, kể cả nạo phá thai.

Công thức tính:

Tỷ lệ vị thành niên có thai (%)

=

Tổng số nữ vị thành niên có thai được phát hiện

x 100

Tổng số phụ nữ có thai cùng kỳ

3. Phân tổ chủ yếu

Tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Hệ thống báo cáo của Bộ Y tế.

0811. Tỷ lệ phá thai

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình hình phá thai của phụ nữ, nhằm đánh giá yếu tố tác động đến sức khỏe cũng như hạn chế khả năng của người phụ nữ về nhiều lĩnh vực do phá thai, đánh giá tác động của công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình và nhận thức của các bà mẹ về tác hại của nạo, phá thai. Đồng thời có thêm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hoạt động cung cấp nhân lực, thuốc men và dụng cụ tránh thai.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Một trường hợp phá thai là một lần thông qua các biện pháp nghiệp vụ y tế loại bỏ mang thai sau khi thử thai có kết quả dương tính.

Công thức tính:

Tỷ lệ phá thai

=

Tổng số lần phá thai

x 100

Tổng số trẻ đẻ ra sống cùng kỳ

3. Phân tổ chủ yếu

Tỉnh/thành phố, thành thị/nông thôn, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân

4. Nguồn số liệu

Báo cáo định kỳ của Bộ Y tế.

0812. Chỉ số cơ thể

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đo lường chỉ số cơ thể nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người lớn thông qua sự phát triển cân đối giữa trọng lượng và chiều cao của con người từ đó cho thấy tình trạng thiếu cân hoặc béo phì của người lớn.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chỉ số phát triển cơ thể (BMI - Body Mass Index) là một chỉ số giản đơn so sánh giữa trọng lượng với chiều cao để xác định tình trạng thiếu cân, thừa cân hay béo phì ở người lớn. Nó được tính bằng cách chia trọng lượng cơ thể của một người (đơn vị là kilogam) cho bình phương chiều cao (đơn vị là mét).

Công thức tính:

BMI

=

Trọng lượng cơ thể (kg)

Bình phương chiều cao (m)

Phân loại quốc tế về thiếu cân thừa cân và béo phì ở người lớn dựa vào BMI

Phân loại

BMI

Điểm cơ bản

Điểm mở rộng

Thiếu cân

<18.50

<18.50

Rất gầy

<16.00

<16.00

Gầy

16.00-16.99

16.00 - 16.99

Hơi gầy

17.00- 18.49

17.00- 18.49

Bình thường

18.50 - 24.99

18.50 - 22.99

23.00 - 24.99

Thừa cân

25.00

25.00

Béo

25.00-29.99

25.00 - 27.49

27.50 - 29.99

Béo phì

30.00

30.00

Béo phì độ I

30.00 - 34.99

30.00 - 32.49

32.50 - 34.99

Béo phì độ II

35.00 - 39.99

35.00 - 37.49

37.50 - 39.99

Béo pphì độ III

≥ 40.00

≥ 40.00

Nguồn: WHO, 1995, WHO, 2000 và WHO 2004

Chỉ số này dùng chung cho các lứa tuổi của người lớn và cho cả nam và nữ.

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi.

4. Nguồn số liệu

Kết quả điều tra của Bộ Y tế.

0813. Tỷ lệ phụ nữ đẻ/sơ sinh được khám sau sinh trong vòng 42 ngày

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình hình phụ nữ khi đẻ hoặc trẻ sơ sinh do họ sinh ra được cán bộ y tế khám trong vòng 42 ngày sau khi sinh, nhằm đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh cũng như thực hiện chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm hạn chế chết mẹ do thai sản và trẻ sơ sinh.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Trường hợp phụ nữ được chăm sóc sau sinh là trường hợp một phụ nữ trong vòng 42 ngày sau khi sinh được cán bộ y tế khám cho mẹ hoặc cho con hoặc cho cả mẹ và con.

Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ đẻ/sơ sinh được khám sau sinh trong vòng 42 ngày (%)

=

Tổng số bà mẹ đẻ/trẻ sơ sinh trong kỳ báo cáo được chăm sóc sau sinh

x 100

Tổng số trẻ đẻ ra sống trong cùng kỳ

3. Phân tổ ch yếu

Thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

Báo cáo định kỳ của Bộ Y tế

0814. T lệ phụ nữ đẻ được tiêm phòng uốn ván từ 2 mũi tr lên

1. Mục đích ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình hình phụ nữ khi sinh đẻ được tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván nhằm đánh giá công tác phòng ngừa uốn ván cho phụ nữ khi sinh con, một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ do thai sản.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Đối với số phụ nữ 15-35 tuổi nếu trước đây đã được tiêm 3 mũi phòng uốn ván thì nay chỉ cần tiêm thêm một mũi cũng được tính là 2 mũi trở lên.

Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được tiêm phòng uốn ván từ 2 mũi trở lên (%)

=

Số phụ nữ đẻ được tiêm phòng uốn ván từ 2 mũi trở lên

x 100

Tổng số phụ nữ đẻ trong cùng kỳ

3. Phân tổ chủ yếu

Tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo định kỳ của Bộ Y tế.

0815. T lệ phụ n đ được khám thai 3 ln trong 3 thời kỳ

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi của các cơ sở y tế. Việc bà mẹ có thai được khám trong cả 3 thai kỳ có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát hiện sớm những nguy cơ sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, kịp thời can thiệp khi cần thiết. Đây là một biện pháp quan trọng làm giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Nhiều bà mẹ mặc dù đã khám đủ hoặc trên 3 lần nhưng chỉ tập trung trong những tháng cuối cùng nên đã có nhiều trường hợp thai nhi phát triển không bình thường từ trước đến nay can thiệp thì đã muộn, do đó yêu cầu phụ nữ khi mang thai cần được khám thai từ 3 lần trở lên trong ba thời kỳ của thai sản.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Một phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trong 3 thời kỳ là phụ nữ đã sinh đẻ đã được các y, bác sỹ hoặc cán bộ hộ sinh khám từ 3 lần trở lên trong 3 thời kỳ: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trong 3 thời kỳ (%)

=

Tổng số phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trở lên trong 3 thời kỳ

x 100

Tổng số phụ nữ đẻ trong cùng kỳ

3. Phân tổ chủ yếu

Tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Báo cáo định kỳ của Bộ Y tế.

0816. Số người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS, số người chết do AIDS

1. Mục đích, ý nghĩa

Các chỉ tiêu phản ánh số lượng người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS và số người chết do AIDS; là căn cứ đánh giá tình hình lây nhiễm và mức độ phát triển của căn bệnh thế kỷ; đồng thời là căn cứ đánh giá kết quả về công tác tuyên truyền phòng chống HIV.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Người nhiễm HIV là người được cơ quan y tế phát hiện bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

Bệnh nhân AlDS là người bị nhiễm HIV ở giai đoạn cuối.

Người chết do AIDS là người bị nhiễm HIV, sau đó chuyển sang bệnh nhân AIDS và chết do căn bệnh này.

Số người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS, số người chết do AIDS được thống kê trong kỳ báo cáo hoặc cộng dồn từ ca đầu tiên đến ca cuối của kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố

4. Nguồn s liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Y tế.

0817. T lệ nữ từ 15 tuổi tr lên được khám phụ khoa

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Việc khám phụ khoa thường xuyên cho phụ nữ là hết sức cần thiết nhằm phát hiện sớm các bệnh phụ nữ để có giải pháp điều trị kịp thời, đặc biệt là phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ tiền, mãn kinh. Đây cũng làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hoạt động, cung cấp thuốc men và dụng cụ cho các cơ sở y tế phục vụ công tác chăm sóc phụ nữ.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Phụ nữ từ 15 tuổi trở lên được khám phụ khoa là số phụ nữ từ 15 tuổi trở lên được các y, bác sỹ hoặc cán bộ hộ sinh thăm khám nhằm phát hiện các bệnh về phụ khoa.

Công thức tính:

Tỷ lệ phụ nữ từ 15 tuổi trở lên được khám phụ khoa (%)

=

Tổng số lượt phụ nữ từ 15 tuổi trở lên được khám phụ khoa

x 100

Tổng số phụ nữ từ 15 tuổi trở lên

3. Phân tổ chủ yếu

Nhóm tuổi, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo của Bộ Y tế.

0818.a. Tỷ lệ hộ có nước sạch

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đánh giá mức độ tiếp cận nước sạch của hộ dân cư; đánh giá hiệu quả của các chương trình cung cấp nước sạch quốc gia; phản ánh mức sống của các hộ dân cư.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Nước sạch là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, bao gồm các nguồn nước sau:

- Nước máy: là nước được sản xuất theo phương pháp công nghiệp, dẫn tới người sử dụng bằng hệ thống ống dẫn qua các vòi nước. Nước máy có thể là nước máy nhà riêng hoặc nước máy công cộng.

- Giếng đào hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

- Giếng khoan hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người, động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề; nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bê tông (sau khi xả nước bụi bẩn) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng; nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề.

Hộ có nước sạch là hộ có nguồn nước chính sử dụng cho ăn uống là nguồn nước sạch.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ có nước sạch (%)

=

Số hộ có nước sạch

x 100

Tổng số hộ

3. Phân t chủ yếu

Giới tính chủ hộ.

4. Nguồn s liệu

Các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê.

0818. b. Tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ thỏa mãn các điều kiện vệ sinh thiết yếu của các hộ dân cư, đặc biệt đối với những hộ ở vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế kém phát triển; là cơ sở đề ra chính sách, kế hoạch phát triển và cải thiện mức sống dân cư.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Hố xí hợp vệ sinh phải bảo đảm các tiêu chuẩn: không gây ô nhiễm đất bề mặt, không gây ô nhiễm mặt nước và nước ngầm, không có ruồi, không có mùi hôi thối và mất mỹ quan, không tạo khả năng súc vật tiếp xúc với phân.

Hố xí hợp vệ sinh quy định bao gồm: Hố xí tự hoại, bán tự hoại, hố xí thấm dội nước (suilabh) và hố xí hai ngăn.

Công thức tính

Tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh (%)

=

Số hộ có hố xí hợp vệ sinh

x 100

Tổng số hộ

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính chủ hộ.

4. Nguồn s liệu

Các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê.

IX. ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

0901. S nạn nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình trạng bạo lực gia đình, nhằm đưa ra những chính sách phù hợp để giảm thiểu bạo lực gia đình.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Theo Luật phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình và các hành vi bạo lực gia đình được quy định như sau:

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình, các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau;

- Cưỡng ép quan hệ tình dục;

- Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, Iy hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

- Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Hành vi bạo lực đã nêu trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Số nạn nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện là tổng số người là nạn nhân của các hành vi bạo lực gia đình nêu trên được phát hiện bởi các cơ quan chức năng.

3. Phân tổ chủ yếu

Thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố, giới tính, nhóm tuổi, loại hình bạo lực, dân tộc.

4. Nguồn số liệu

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

0902. Tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực gia đình

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ của các hành vi bạo lực gia đình, nhằm đưa ra những chính sách phù hợp để giảm thiểu bạo lực gia đình.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chỉ tính các trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình được phát hiện.

Công thức tính:

Tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực gia đình (%)

=

Số nạn nhân bạo lực gia đình được phát hiện

x 100

Tổng dân số

3. Phân t chủ yếu

Tỉnh/thành phố, giới tính, nhóm tuổi, loại hình bạo lực, mức sống.

4. Nguồn số liệu

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

0903. S nạn nhân bạo lực được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở tr giúp nạn nhân bạo lực gia đình

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ đáp ứng về hỗ trợ tư vấn về mặt pháp lý và chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh và hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm: các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình và các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Số nạn nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình gồm các nạn nhân đã đến các cơ sở nói trên và được tiếp cận ít nhất một dịch vụ trợ giúp.

3. Phân tổ chủ yếu

Thành thị/nông thôn tỉnh/thành phố, loại hình bạo lực, giới tính, nhóm tuổi

4. Nguồn s liệu

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

0904. Số lượng, t lệ người gây bạo lực được phát hiện được tư vn tại các cơ s tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình hình tuyên truyền, tư vấn cho người gây bạo lực gia đình được phát hiện, nhằm hạn chế việc tái bạo lực trong các gia đình.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Người gây bạo lực gia đình là người có hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Chỉ tính các trường hợp gây bạo lực gia đình được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình, không tính trường hợp hòa giải tại gia đình hoặc phê bình góp ý tại cộng đồng.

Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng dân cư để phòng ngừa bạo lực gia đình, tập trung vào nhiều đối tượng, trong đó có người có hành vi bạo lực.

Công thức tính:

Tỷ lệ người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn (%)

=

Số người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn

x 100

Tổng số người gây bạo lực gia đình được phát hiện

3. Phân t chủ yếu

Thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố, loại hình bạo lực, giới tính

4. Nguồn số liệu

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

0905. Tỷ lệ giấy chng nhận s hữu nhà, đất có cả tên vợ và chồng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh bình đẳng quyền lợi kinh tế về giới trong sở hữu nhà, đất. Việc cả hai vợ chồng đều có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong đời sống gia đình cũng như quyền lợi khi một cặp vợ chồng không còn sống chung với nhau nữa.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Một cặp vợ chồng có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đứng tên cả vợ và chồng là một cặp vợ chồng có ít nhất một giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cả vợ và chồng.

Công thc tính:

Tỷ lệ các cặp vợ chồng có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng đất đứng tên cả vợ và chồng (%)

=

Số cặp vợ chồng có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng đất đứng tên cả vợ và chồng

x 100

Tổng số các cặp vợ chồng có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng đất

3. Phân tổ chủ yếu

Thành thị/nông thôn; tỉnh/thành phố

4. Nguồn s liệu

Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Điều tra của Tổng cục Thống kê.

0906. Số cơ s tư vấn, trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình và địa chỉ tin cậy cộng dồng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mạng lưới các cơ sở trợ giúp cho nạn nhân bạo lực gia đình nhằm đánh giá khả năng đáp ứng về trợ giúp và tư vấn cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình, một trong những vấn đề thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình đang diễn ra phức tạp, thường để lại hậu quả nghiêm trọng, không chỉ về thể xác mà còn về tinh thần. Luật phòng, chống bạo lực gia đình nhằm bảo vệ các đối tượng yếu thế, trong đó quy định về cơ sở trợ giúp các nạn nhân khi xảy ra tình trạng bạo lực gia đình.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, chỗ tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết cho nạn nhân bạo lực gia đình, bao gồm:

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chăm sóc y tế theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình:

- Cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho nạn nhân bạo lực gia đình;

- Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình do các tổ chức, cá nhân tự thành lập. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí cho tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ, tư vấn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình. Các cơ sở tư vấn, trợ giúp cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp luật, tâm lý, chăm sóc sức khỏe, bố trí nơi tạm lánh và các điều kiện cần thiết cho nạn nhân bị bạo lực gia đình.

- Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là cá nhân, tổ chức có uy tín, có khả năng và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư, thông báo về việc nhận làm địa chỉ tin cậy với UBXD xã và tùy theo điều kiện và khả năng họ tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết.

3. Phân tổ chủ yếu

Tỉnh/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

0907. Số trường hợp kết hôn dưới tuổi cho phép

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh số trường hợp kết hôn khi chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Kết hôn chưa đủ tuổi một mặt ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, mặt khác phản ánh tình trạng vi phạm pháp luật trong hôn nhân.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số trường hợp kết hôn dưới tuổi cho phép là số trường hợp kết hôn khi mỗi bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tuổi kết hôn cho nam là từ hai mươi tuổi (tròn 19 tuổi 1 ngày) trở lên, nữ từ mười tám tuổi (tròn 17 tuổi 1 ngày) trở lên.

3. Phân t chủ yếu

Giới tính, tỉnh/thành phố, dân tộc.

4. Nguồn s liệu

Bộ Tư pháp.

X. BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ AN TOÀN XÃ HỘI

1001. Số người khuyết tt

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, mức độ người khuyết tật, làm cơ sở đề ra các kế hoạch, chính sách nhằm bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho người khuyết tật hoà nhập cộng đồng.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng làm suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ, giác quan trong một thời gian dài được biểu hiện dưới các dạng khuyết tật và do các rào cản xã hội, thiếu các điều kiện hỗ trợ phù hợp dẫn tới bị cản trở sự tham gia bình đẳng vào hoạt động xã hội.

Người khuyết tật được xác định theo phương pháp tiếp cận dựa vào khung Phân loại quốc tế về thực hiện chức năng (ICF) của Tổ chức Y tế Thế giới, theo đó đánh giá khả năng và mức độ thực hiện các chức năng của cấu trúc cơ thể để từ đó đánh giá khuyết tật.

3. Phân tổ chủ yếu

Dạng tật, mức độ, nguyên nhân, nhóm tuổi, giới tính, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

Điều tra của Tổng cục Thống kê.

1002. Số người khuyết tật được trợ cấp

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đánh giá chính sách xã hội của Nhà nước đối với người khuyết tật.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Những người được xác định là người khuyết tật và thực tế được hưởng trợ cấp thường xuyên hay đột xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các nguồn trợ cấp khác của Nhà nước dành cho đối tượng là người khuyết tật.

3. Phân tổ chủ yếu

Loại hình trợ cấp, giới tính, nhóm tuổi, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

Chế báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

1003. Tỷ lệ dân số hút thuốc

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đánh giá tình hình hút thuốc của người dân, làm cơ sở để có các biện pháp giảm bớt tác hại của việc hút thuốc.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ dân số hút thuốc là số phần trăm dân số 15 tuổi trở lên hút thuốc so với tổng dân số 15 tuổi trở lên

Tỷ lệ dân số hút thuốc (%)

=

Số người dân 15 tuổi trở lên đang hút thuốc trong năm báo cáo

x 100

Dân số trung bình 15 tuổi trở lên trong cùng năm

3. Phân tổ chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi, thành thị/nông thôn, vùng

4. Nguồn số liệu

Điều tra chuyên môn của Bộ Y tế

1004. Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô của tệ nạn ma túy, đánh giá kết quả công tác phòng chống và quản lý nhà nước đối với loại tệ nạn này.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chất ma túy là chất tự nhiên hoặc chất tổng hợp (hóa học) khi đưa vào cơ thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác.

Nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc vào chất ma túy. Người nghiện ma túy là người thường xuyên sử dụng ma túy tới mức tình trạng cơ thể bị phụ thuộc vào các chất gây nghiện như hêrôin, côcain moocphin, cần xa, thuốc phiện hoặc dưới bất kỳ dạng nào khác (bạch phiến, thuốc lắc...).

Người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là người nghiện ma túy đã được cơ quan công an lập hồ sơ nhằm theo dõi, giám sát và giúp đỡ đối tượng này.

3. Phân t chủ yếu

Giới tính, nhóm tuổi, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Công an.

1005. Số người được hỗ trợ xã hội thường xuyên, đột xut

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh số người được hỗ trợ xã hội thường xuyên, đột xuất trên phạm vi cả nước trong năm, trên cơ sở đó cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý và hoạch định các chính sách hỗ trợ xã hội tốt hơn, góp phần cải thiện đời sống chữ các đối tượng được hỗ trợ.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Đối tượng được hỗ trợ xã hội thường xuyên bao gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ những người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo; người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên;

- Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo: người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội;

- Người khuyết tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo;

- Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi:

- Hộ gia đình có từ 02 người trở lên khuyết tật nặng, không có khả năng tự phục vụ;

- Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

Đối tượng được hỗ trợ đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:

- Hộ gia đình có người chết, mất tích;

- Hộ gia đình có người bị thương nặng;

- Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;

- Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;

- Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét;

- Người bị đói do thiếu lương thực;

- Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc;

- Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.

3. Phân t chủ yếu

Nhóm đối tượng, tỉnh/thành phố, giới tính

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1006. Số người phạm tội bị kết án

1. Mục đích, ý nghĩa

Các chỉ tiêu phản ánh số vụ, số người phạm tội đã kết án giúp đánh giá quy mô, mức độ tội phạm và đề ra các biện pháp giáo dục và ngăn chặn kịp thời tội phạm, giữ vững trật tự và an ninh xã hội.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số người, số vụ phạm tội đã kết án bao gồm số vụ và số người phạm tội đã được tuyên án là có tội mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

3. Phân t chủ yếu

Tội danh, tỉnh/thành phố, giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp

4. Nguồn số liệu

Toà án Nhân dân tối cao.

1007. Số lượt người được trợ giúp pháp lý

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của ngành tư pháp với mục tiêu phục vụ nhân dân. Là một trong các chỉ tiêu thể hiện truyền thống đạo lý của dân tộc, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với người nghèo, người có công với cách mạng, người già, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, nạn nhân bị mua bán, người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, giúp những người này có điều kiện tiếp cận và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý chức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong nhân dân.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số lượt người được trợ giúp pháp lý là số lần người được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí.

Ví dụ: trong một kỳ báo cáo, một người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí trong 01 vụ việc thì tính là 01 lần (tức là 01 lượt người), trong 02 vụ việc thì tính là 02 lần (tức là 02 lượt người).

Người được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

+ Người nghèo là người thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ;

+ Người có công với cách mạng là người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Iao động; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng; Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.

+ Người già cô đơn, trẻ em không nơi nương tựa.

Người già được trợ giúp pháp lý là người từ đủ 60 trở lên sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa;

Trẻ em được trợ giúp pháp lý là người dưới 16 tuổi không nơi nương tựa.

+ Người khuyết tật.

Người khuyết tật được trợ giúp pháp lý là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn hoặc là người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV hoặc bị các bệnh khác làm mất năng lực hành vi dân sự mà không có nơi nương tựa:

- Nạn nhân bị mua bán.

+ Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Nếu một người thuộc nhiều đối tượng trợ giúp pháp lý khác nhau thì chỉ thống kê theo đối lượng mà người được trợ giúp pháp lý có giấy tờ chứng minh và cung cấp đầu tiên để lưu trong hồ sơ. (Ví dụ: một người được trợ giúp pháp lý vừa là người nghèo, vừa là người có công cách mạng khi làm đơn đề nghị trợ giúp pháp lý họ xuất trình giấy tờ là Sổ hộ nghèo thì chỉ thống kê họ là người nghèo)

3. Phân t chủ yếu

Đối tượng được trợ giúp, tỉnh/thành phố, giới tính

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê cơ sở của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp.

1008. Số vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em có hồ sơ quản lý

1. Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ tiêu phản ánh tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em. Việc lập hồ sơ quản lý các vụ mua bán phụ nữ và trẻ em nhằm cung cấp thông tin cho công tác hỗ trợ pháp lý, cung cấp dịch vụ đối với các nạn nhân buôn bán trở về hòa nhập với cộng đồng.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính:

Mua bán người và các hành vi có liên quan đến mua bán người bao gồm:

a) Chuyển giao người có nhận tiền, tài sản, lợi ích khác;

b) Chuyển giao người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tiếp nhận người có trả tiền, tài sản, lợi ích khác;

d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

e) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b.

f) Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và đ;

g) Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d và đ;

Đối với việc chuyển giao, tiếp nhận người có nhận và trả tiền, tài sản với tính chất là một khoản thù lao theo quy định của pháp luật thì không phải là hành vi mua bán người.

Tội mua bán người được quy định trong Bộ luật hình sự gồm:

Điều 119. Tội mua bán phụ nữ.

Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.

Các nạn nhân sau khi được giải cứu sẽ được hỗ trợ để tái hòa nhập cộng đồng hoặc được chuyển vào Trung tâm bảo trợ xã hội.

Chỉ tiêu này được tính bằng cách thống kê số vụ mua bán phụ nữ hoặc trẻ em đã bị phát hiện và được lập hồ sơ trong kỳ báo cáo.

3. Phân tổ chủ yếu:

Địa bàn chuyển đến (nước ngoài/trong nước), tỉnh/thành phố, thành thị/nông thôn

4. Nguồn số liệu:

Bộ Công an.

1009. Số phụ n và trẻ em bị buôn bán được phát hiện

1. Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ tiêu phản ánh tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em. Việc lập hồ sơ quản lý mua bán phụ nữ và trẻ em nhằm cung cấp thông tin cho công tác hỗ trợ pháp lý, cung cấp dịch vụ đối với các nạn nhân mua bán trở về hòa nhập với cộng đồng.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính:

Thống kê số phụ nữ và trẻ em bị mua bán là nạn nhân trong các vụ mua bán phụ nữ và trẻ em được phát hiện bởi các cơ quan chức năng trong năm xác định.

3. Phân tổ chủ yếu:

Địa bàn chuyển đến (nước ngoài/trong nước), tỉnh/thành phố, thành thị/nông thôn, giới tính

4. Nguồn số liệu:

Bộ Công an.

1010. Tỷ lệ nạn nhân bị buôn bán tr về được hưng các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng

1. Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ tiêu phản ánh tình hình hỗ trợ cho nạn nhân là phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở về giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng và ổn định cuộc sống.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính:

Các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng gồm:

a. Tại các cơ stiếp nhận, cơ sở h trợ nạn nhân:

- Tư vấn trợ giúp pháp lý (cung cấp thông tin về chính sách, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân).

- Dịch vụ hỗ trợ y tế (khám chữa bệnh miễn phí tư vấn chăm sóc sức khỏe tâm lý).

- Dịch vụ hỗ trợ giáo dục (giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm).

- Dịch vụ hỗ trợ chi phí tàu xe, tiền ăn đường trở về gia đình (riêng đối với trẻ em là nạn nhân được bố trí người đưa về gia đình).

- Dịch vụ được lưu trú tại các cơ sở tiếp nhận nạn nhân (không quá 15 ngày).

- Dịch vụ lưu trú tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân (không quá 30 ngày đối với nạn nhân bình thường và không quá 60 ngày đối với nạn nhân cần hỗ trợ sức khỏe, giáo dục, trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn).

- Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội (nếu nạn nhân là trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa).

b. Tại cộng đng:

Hỗ trợ tâm lý (tư vấn tâm lý).

- Hỗ trợ thủ tục pháp lý (cấp lại hộ khẩu, chứng minh thư, nếu là trẻ nhỏ có thể cấp giấy khai sinh).

- Hỗ trợ học văn hóa, học nghề (hỗ trợ tiền mua sách vở, học phí, học nghề).

- Trợ cấp khó khăn ban đầu (trợ cấp khó khăn, vay vốn).

Nạn nhân bị buôn bán trở về được hưởng các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng là nạn nhân được các cơ quan chức năng phát hiện và được hưởng ít nhất một trợ giúp hòa nhập cộng đồng.

Công thức tính:

Tỷ lệ nạn nhân bị buôn bán trở về được hưởng các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng (%)

=

Số nạn nhân bị buôn bán trở về được hưởng các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng trong năm báo cáo

x 100

Tổng số nạn nhân bị buôn bán trở về cùng kỳ

3. Phân tổ ch yếu:

Giới tính, nhóm tuổi, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố

4. Nguồn số liệu:

Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1011. Số tr em mồ côi không nơi nương tựa, tr em bị b rơi

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội: là cơ sở phục vụ công tác quản lý, lập chính sách và thực hiện các phúc lợi, bảo trợ xã hội đối với nhóm trẻ em này.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.

Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa bao gồm:

+ Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ và mất nguồn nuôi dưỡng;

+ Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng, không còn người thân thích ruột thịt (ông, bà nội ngoại; bố mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa.

Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em bị bố mẹ bỏ không nuôi dưỡng chăm sóc mà không rõ bố mẹ chúng là ai hoặc không biết bố mẹ chúng ở đâu. Trẻ em bị bỏ rơi tính cả trường hợp trẻ em có cha và mẹ, nhưng cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng.

3. Phân t chủ yếu

Giới tính, tỉnh/thành phố, mồ côi cha, mồ côi mẹ, mồ côi cả cha lẫn mẹ

4. Nguồn số liệu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1012. Số phụ n làm mại dâm có hồ sơ qun lý.

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh số lượng phụ nữ hành nghề mại dâm, đối tượng tệ nạn xã hội mà phụ nữ bị xô đẩy vào, bị tổn thương cả về thể xác và tinh thần, cần được sự quan tâm giúp đỡ của xã hội. Phòng chống tệ nạn mại dâm là một nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một xã hội lành mạnh; ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt căn bệnh HIV/AIDS.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Mại dâm, hay bán dâm (trái ngược với mại đâm là mãi dâm tức mua dâm), là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi với nhau về tiền bạc, vật chất hay quyền lợi.

Gái mại dâm, gái làm tiền, gái điếm hay gái đứng đường là những người phụ nữ phục vụ đàn ông thỏa mãn nhu cầu tình dục ngoài hôn nhân để được trả tiền, thường hoặc được hưởng hoặc hứa hẹn sẽ được hưởng các lợi ích vật chất khác.

Phụ nữ làm mại dâm có hồ sơ quản lý là gái mại dâm đủ 14 tuổi trở lên do cơ quan Công an phát hiện và lập hồ sơ để quản lý.

3. Phân t chủ yếu

Tỉnh/thành phố.

4. Ngun s liệu

Báo cáo định kỳ của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (đối tượng đang quản lý tại các Trung tâm của Bộ LĐ-TBXH);

Báo cáo định kỳ của Bộ Công an.

1013. Số người đóng bảo him xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô đầu vào của các đối lượng tham gia đóng bảo hiểm bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp (kể cả bắt buộc và tự nguyện) làm cơ sở để tính tỷ lệ dân số và lao động tham gia thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, phục vụ việc an sinh xã hội.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

(1) Số người đóng bảo hiểm xã hội: số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện.

* Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia, bao gồm các chế độ sau đây: ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất;

* Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Một loại hình bảo hiểm xã hội do người lao động tự nguyện tham gia được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội, bao gồm các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất;

Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc quy định phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

(2) Số người đóng bảo hiểm y tế: số người tham gia thông báo bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện

- Phân theo chế độ bảo hiểm

+ Số người tham gia đóng bảo hiểm y tế bắt buộc là những người lao động trong doanh nghiệp nhà nước, khối hành chính sự nghiệp..;

+ Số người tham gia đóng bảo hiểm y tế tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc diện phải đóng bảo hiểm bắt buộc (học sinh, sinh viên, nhân dân...).

- Phân theo đối tượng tham gia đóng bảo hiểm

* Đối tượng sử dụng lao động: bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Các loại hình doanh nghiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

* Người lao động

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

+ Hạ sỹ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

+ Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

(3) Số người đóng Bảo hiểm thất nghiệp là số người tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:

Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động. Người lao động, phải đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động, bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phân t chủ yếu

Loại bảo hiểm, tỉnh/thành phố, khu vực việc làm chính thức/phi chính thức, giới tính

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thiết kế tổng hợp áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

1014. Số người được hưng bo hiểm xã hội, bảo him y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh kết quả việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

- Số người được hưởng bảo hiểm xã hội là số người đã tham gia bảo hiểm xã hội được nhận tiền bảo hiểm xã hội (tính theo số người, bất kể một người nhận được nhiều loại bảo hiểm xã hội khác nhau)

* Phân theo chế độ trợ cấp:

- Ốm đau;

- Mất sức lao động:

+ Thai sản;

+ Chế độ hưu trí, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, tử tuất có thêm số người nhận hàng tháng và nhận 1 lần.

Riêng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thêm số người chết do tai nạn lao động, chế độ tử tuất có thêm số người nhận trợ cấp mai táng.

- Số người được hưởng bảo hiểm y tế là số người đã tham gia bao hiểm y tế được nhận tiền bảo hiểm y tế (tính theo số người, bất kể số lượt người là bao nhiêu)

- Số người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là số người đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (tính theo số người, bất kể số lượt người là bao nhiêu)

3. Phân t chủ yếu

Loại bảo hiểm, tỉnh/thành phố, giới tính

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

XI. NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

1101. T lệ văn bản quy phạm pháp luật được lồng ghép vn đề bình đẳng giới

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình hình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào các văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.

Ở nước ta vấn đề bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu to lớn của Đảng và Nhà nước ta đã được khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, trong hiến pháp qua các thời kỳ và đã được thể chế hóa trong hầu hết các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội và được nhà nước đảm bảo nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Lồng ghép giới là phương pháp tiếp cận và là một biện pháp mang tính chiến lược nhằm đạt được bình đẳng giới bằng cách đưa yếu tố giới vào các văn bản quy phạm pháp luật. Lý do phải lồng ghép giới vào trong các văn bản quy phạm pháp luật vì phụ nữ và nam giới trải nghiệm cuộc sống khác nhau, có các nhu cầu, nguyện vọng và những ưu tiên rất khác nhau. Họ cũng chịu tác động khác nhau từ cùng một chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy, việc đưa vấn đề giới vào các văn bản quy phạm pháp luật sẽ đảm bảo đáp ứng các nhu cầu khác nhau của phụ nữ và nam giới, đồng thời phân phối lợi ích xã hội một cách bình đẳng. Nói cách khác, lồng ghép giới vào các văn bản quy phạm pháp luật chính là góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.

Một văn bản quy phạm pháp luật được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới là văn bản quy phạm pháp luật đã đề cập đến sự khác biệt cùng như tương đồng về giới.

Công thức nh:

Tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (%)

=

Số văn bản quy phạm pháp luật cần phải lồng ghép BĐG được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới

x 100

Tổng số các văn bản quy phạm pháp luật cần phải lồng ghép BĐG

3. Phân tổ chủ yếu

Loại văn bản, cấp ban hành

4. Nguồn số liệu

Bộ Tư pháp.

1102. Tỷ lệ thành viên ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được tập huấn kiến thức về giới.

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ nhận thức của đội ngũ cán bộ trực tiếp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về kiến thức giới và bình đẳng giới cơ sở cho việc lồng ghép giới vào các văn bản trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Thành viên ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là những người thuộc các cơ quan chức năng chuyên môn dự thảo luật trực tiếp tham gia soạn thảo luật hoặc những người được cơ quan chức năng ra quyết định thành lập các ban, tổ biên tập để dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong những khoảng thời gian nhất định.

Người đã qua tập huấn kiến thức về giới là những người đã tham dự các khóa tập huấn về giới để hiểu được về sự khác biệt, sự tương đồng về giới và giới tính từ đó xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Văn bản quy phạm pháp luật cần phải lồng ghép BĐG là những văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến BĐG hoặc có vấn đề bất BĐG, phân biệt đối xử về giới.

Công thức tính:

Tỷ lệ thành viên ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được tập huấn kiến thức về giới (%)

=

Số thành viên ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần phải lồng ghép BĐG được tập huấn kiến thức về giới

x 100

Tổng số thành viên ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần phải lồng ghép BĐG

3. Phân tổ chủ yếu

Bộ, ngành

4. Nguồn số liệu

Bộ Tư pháp

1103. Số lượng cán bộ làm công tác bình đẳng giới

1. Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ tiêu phản ánh lực lượng cán bộ làm công tác bình đẳng giới nhằm thúc đẩy bình đẳng giới cũng như nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bình đẳng giới.

2. Khái niệm và phương pháp tính:

Cán bộ làm công tác bình đẳng giới là những cán bộ được giao làm công tác bình đẳng giới kiêm nhiệm hoặc chuyên trách ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp: đội ngũ cộng tác viên về bình đẳng giới cấp xã, thôn, bản, cụm dân cư.

3. Phân tổ chủ yếu

Chuyên trách/kiêm nhiệm, cấp quản lý, giới tính

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1104. Tỷ lệ lãnh đạo các Bộ, ngành, t chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương được tiếp cận với kiến thức/chương trình về bình đẳng giới

1. Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ tiêu phản ánh sự nâng cao nhận thức của lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp về giới và bình đẳng giới.

2. Khái niệm và phương pháp tính:

Lãnh đạo bao gồm cấp trưởng và cấp phó của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội; cấp trưởng và phó Ủy ban nhân dân các cấp.

Được tiếp cận với kiến thức hoặc chương trình về bình đẳng giới bao gồm việc được đào tạo về kiến thức giới hoặc được tham gia các chương trình về tiến bộ phụ nữ, bình đẳng giới.

Tỷ lệ lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương được tiếp cận kiến thức/chương trình về giới được tính bằng phần trăm số lãnh đạo của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương được tập huấn nâng cao nhận thức về giới hoặc tham gia các chương trình về bình đẳng giới trên tổng số lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp.

Công thức tính:

Tỷ lệ lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương được tiếp cận kiến thức/chương trình về bình đẳng giới (%)

=

Số lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương được tiếp cận kiến thức/chương trình về bình đẳng giới

x 100

Tổng số lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp

3. Phân t chủ yếu

Cấp quản lý.

4. Nguồn số liệu:

Báo cáo của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - Xã hội, UBND các cấp.

1105. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác BĐG và sự tiến bộ ca phụ n được tp huấn nghiệp vụ

1. Mục đích, ý nghĩa:

Chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị kiến thức cho các cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công tác bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện bình đẳng giới.

2. Khái niệm và phương pháp tính:

Cán bộ được tập huấn nghiệp vụ là những người đã tham dự các khóa đào tạo dành riêng cho những cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, bao gồm cả kiến thức về giới và kỹ năng hoạt động về bình đẳng giới.

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được tập huấn nghiệp vụ được tính bằng phần trăm số cán bộ, công chức, viên chức làm công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ được tập huấn nghiệp vụ cho đối tượng làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên tổng số cán bộ, công chức, viên chức làm công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Công thức tính:

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác BĐG và vì sự tiến bộ phụ nữ được tập huấn nghiệp vụ năm %

=

Số cán bộ, công chức, viên chức làm công tác BĐG và vì sự tiến bộ phụ nữ được tập huấn nghiệp vụ

x 100

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức làm công tác BĐG và vì sự tiến bộ phụ nữ

3. Phân t chủ yếu

Cấp quản lý.

4. Nguồn s liệu:

Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

1106. Tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho các chương trình về giới

1. Mục đích, ý nghĩa

Chi tiêu phản ánh mức độ chi tiêu từ ngân sách Nhà nước cho các chương trình về giới, mục tiêu vì sự tiến độ phụ nữ, nâng cao năng lực và sự tham gia của nữ giới vào mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia nhằm thúc đẩy bình đẳng giới.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chi cho các chương trình về giới chính bao gồm:

- Chi cho việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.

- Chi cho các Chương trình quốc gia về bình đẳng giới.

- Chi thường xuyên cho nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Công thức tính:

Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho các chương trình về giới (%)

=

Chi ngân sách nhà nước cho các chương trình về giới

x 100

Tổng chi ngân sách nhà nước

3. Phân tổ chủ yếu

Tỉnh/thành phố, Bộ, ngành, các tổ chức chính trị- xã hội

4. Nguồn số liệu:

Bộ Tài chính.


BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN GIỚI CẤP TỈNH

(Kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Số thứ tự chỉ tiêu

Số thứ tự lĩnh vực

Tên lĩnh vực/chỉ tiêu

Phân t

Chu kỳ công bố

quan chịu trách nhiệm

Mã s trong Bộ ch tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia

Mã s trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tnh

1

2

3

4

5

6

7

8

I

Chỉ số tổng hợp

1

GT101

Chỉ số phát triển giới (GDl)

2 năm

Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê

101

T0312

II

Dân s

2

GT201

Dân số

Giới tính; thành thị/nông thôn huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Cục Thống kê

201

T0201

Giới tính; dân tộc (10 nhóm); độ tuổi; tình trạng hôn nhân; trình độ học vấn; thành thị/nông thôn; huyện/quận/thị xã/thành phố

5 năm

Giới tính; dân tộc (10 nhóm); tôn giáo độ tuổi; tình trạng hôn nhân; trình độ chuyên môn kỹ thuật; thành thị/nông thôn; huyện/quận/thị xã/thành phố

10 năm

3

GT202

Tỷ số giới tính của dân số

Thành thị/nông thôn

Năm

Cục Thống kê

202

T0204

4

GT203

Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh

Thành thị/nông thôn

Năm

- Chủ trì: Cục Thống kê.

- Phối hợp: Sở Y tế (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình)

203

T0205

5

GT204

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi

Giới tính; thành thị/nông thôn

Năm

Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê.

206

T0209

6

GT205

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi

Giới tính; thành thị/nông thôn

Năm

Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê.

207

T0210

7

GT206

Tỷ suất nhập cư, xuất cư, tỷ suất di cư thuần

Giới tính; thành thị/nông thôn

Năm

Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê.

208

T0212

8

GT207

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh

Giới tính

2 năm

Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê.

209

T0213

9

GT208

Tỷ lệ phụ nữ có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai.

Nhóm tuổi; dân tộc (10 nhóm dân tộc): thành thị/nông thôn.

Năm

- Chủ trì: Sở Y tế.

- Phối hợp: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê.

210

T0215

10

GT209

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu

Giới tính; thành thị/nông thôn.

Năm

- Chủ trì: Sở Tư pháp.

- Phối hợp: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê

211

T0216

11

GT210

Tuổi trung bình khi sinh con lần đầu

Thành thị/nông thôn

Năm

Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê

212

12

GT211

Số hộ và cơ cấu hộ dân cư

Giới tính chủ hộ; quy mô hộ; thành thị/nông thôn: huyện/quận/thị xã/thành phố

2 năm

Cục Thống kê

213

T0202

III

Lao động, việc làm

13

GT301

Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại/chủ nhiệm hợp tác xã

Loại hình kinh tế; dân tộc; nhóm tuổi: trình độ học vấn; huyện/quận/thị xã/thành phố

2 năm

Cục Thống kê

301

T0317

14

GT302

Lực lượng lao động

Giới tính; thành thị/nông thôn

Năm

Cục Thống kê

302

T0301

15

GT303

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

Giới tính: thành thị/nông thôn

Năm

Cục Thống kê

303

16

GT304

Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

Giới tính; ngành kinh tế; loại hình kinh tế; nghề nghiệp; vị thế việc làm; thành thị nông thôn

Năm

Cục Thống kê

304

T0302

17

GT305

Tỷ lệ lao động làm việc theo số giờ trong tuần

Giới tính; ngành kinh tế; loại hình kinh tế; thành thị/nông thôn

Năm

Cục Thống kê

305

T0304

18

GT306

Số giờ làm việc bình quân lao động trong tuần

Giới tính; ngành Kinh tế; loại hình kinh tế; thành thị/nông thôn

Năm

Cục Thống kê

306

T0305

19

GT307

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo

Giới tính; trình độ chuyên môn: thành thị/nông thôn

Năm

Cục Thống kê

307

T0306

20

GT308

Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp

Giới tính; thành thị/nông thôn

Năm

Cục Thống kê

308

T0307

21

GT309

Số người thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm

Giới tính; thành thị/nông thôn

Năm

Cục Thống kê

309

10308

22

GT310

Số lao động được tạo việc làm

Giới tính: ngành kinh tế; thành thị/nông thôn

Năm

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

310

T0309

23

GT311

Số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

Giới tính; nhóm tuổi; trình độ chuyên môn; khu vực thị trường

Năm

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

311

T0310

24

GT312

Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật

Giới tính: thành thị/nông thôn;

Năm

Cục Thống kê

312

25

GT313

Thu nhập bình quân 1 lao động đang làm việc

Giới tính: ngành kinh tế; loại hình kinh tế

Năm

Cục Thống kê

313

T0311

IV

Lãnh đạo - Qun lý

26

GT401

Tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng

Cấp ủy; dân tộc; nhóm tuổi; trình độ học vấn; huyện/quận/thị xã/thành phố

Đầu nhiệm kỳ

Ban Tổ chức tỉnh ủy

401

T0313

27

GT402

Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân

Cấp hành chính; dân tộc; nhóm tuổi; trình độ học vấn

Đầu nhiệm kỳ

Sở Nội vụ

403

T0314

28

GT403

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền

Cấp hành chính; dân tộc; nhóm tuổi; trình độ học vấn

Năm

Sở Nội vụ

404

T0315

29

GT404

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị- xã hội

Dân tộc; nhóm tuổi, trình độ học vấn

Năm

- Chủ trì: Ban tổ chức tỉnh ủy.

- Phối hợp: Mặt trận tổ quốc tỉnh.

405

T0316

30

01405

Tỷ lệ Ủy ban nhân dân các cấp có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ

Cấp hành chính

Năm

Sở Nội vụ

407

31

GT406

Tỷ lệ cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chức chính trị- xã hội có từ 30% nữ trở lên có cán bộ chủ chốt là nữ

Đảng; Nhà nước: tổ chức chính trị - xã hội

Năm

- Sở Nội vụ;

- Ban Tổ chức tỉnh ủy.

- Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

408

32

GT407

Tỷ lệ nữ đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam

Cấp hành chính; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Ban Tổ chức tỉnh ủy

409

V

Giáo dục và Đào tạo

33

CT501

Số giáo viên, giảng viên

Loại hình; cấp học; loại trường; giới tính; dân tộc; trình độ đào tạo: huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

- Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Các trường Cao đẳng, đại học.

501

T1 402, T1405, T1416, T1419, T1422, T1425

34

GT502

Số học sinh, sinh viên, học viên

Loại hình; cấp học; giới tính dân tộc; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

- Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Các trường Cao đẳng, đại học.

502

T1403, T1406, T1407, T1408, T1408, T1413, T1417, T1420, T1423, T1426

35

GT503

Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông

Chung/đúng tuổi; cấp học; giới tính; dân tộc

Năm

- Chủ trì, Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Phối hợp: Cục Thống kê.

503

T1409

36

GT504

Tỷ lệ học sinh phổ thông tốt nghiệp

Cấp học; giới tính; dân tộc; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Giáo dục và Đào tạo

504

T1410

37

GT505

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học

Cấp học; giới tính; dân tộc; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Giáo dục và Đào tạo

505

T1411

38

GT506

Tỷ lệ học sinh chuyển cấp

Cấp học; giới tính; dân tộc; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Giáo dục và Đào tạo

506

T1411

39

GT507

Tỷ lệ học sinh phổ thông lưu ban

Cấp học; giới tính; dân tộc; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Giáo dục và Đào tạo

507

T1412

40

GT508

Tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học

Cấp học; giới tính; dân tộc; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Giáo dục và Đào tạo

508

T1412

41

GT509

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ

Giới tính; thành thị/nông thôn

2 năm

Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê

509

42

GT510

Trình độ học vấn của dân số từ 15 tuổi trở lên

Giới tính; thành thị/nông thôn

2 năm

Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê

510

43

GT511

Số năm đi học trung bình của dân số 15 tuổi trở lên

Giới tính; dân tộc; thành thị/nông thôn.

2 năm

Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê

511

44

GT512

Tỷ lệ nữ thạc sỹ, tiến sỹ

Thạc sỹ/tiến sỹ; thành thị/nông thôn

2 năm

Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê

512

VI

Khoa học và Công nghệ

45

GT601

Số người trong các tổ chức khoa học và công nghệ

Giới tính; dân tộc; loại hình tổ chức, lĩnh vực khoa học; loại hình kinh tế; lĩnh vực hoạt động; lĩnh vực đào tạo; trình độ chuyên môn; chức danh

2 Năm

Sở Khoa học và Công nghệ

601

T1302

46

GT602

Số đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Cấp đề tài: dự án; chương trình; lĩnh vực nghiên cứu; tình trạng tiến hành; nguồn và mức kinh phí thực hiện; giới tính chủ nhiệm đề tài

Năm

Sở Khoa học và Công nghệ

602

T1303

47

GT603

Số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng

Loại giải thưởng; lĩnh vực khoa học; cá nhân (giới tính/tập thể; quốc gia/quốc tế

Năm

Sở Khoa học và Công nghệ

604

VII

Văn hóa, Thông tin, Thể dục Th thao

48

GT701

Số huy chương trong các kỳ thi đấu quốc tế

Cấp quản lý; loại huy chương: môn thể thao; giới tính của người đạt được huy chương

Năm

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

701

T1603

49

GT702

Số chương trình, số giờ chương trình, số giờ phát sóng chuyên mục phụ nữ, bình đẳng giới

Phát thanh/truyền hình; cấp quản lý; huyện/quận/thị xã/thành phố; ngôn ngữ

Năm

Sở Thông tin và Truyền thông

703

T1202

VIII

Y tế

50

GT801

Số nhân lực y tế

Loại hình: chuyên ngành; cấp quản lý; loại cơ sở, dân tộc; giới tính; trình độ; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Y tế

801

T1502

51

GT802

Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi

Thành thị/nông thôn; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Y tế

802

T1505

52

GT803

Tỷ lệ mắc, chết mười bệnh cao nhất tính trên 100.000 người dân

Bệnh; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Y tế

803

53

GT804

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

Bệnh/nhóm bệnh; giới tính

Năm

Sở Y tế

804

T1508

54

GT805

Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2500 gram

Giới tính; thành thị/nông thôn,

2 Năm

Sở Y tế

805

T1509

55

GT806

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

Mức độ suy dinh dưỡng; giới tính; dân tộc; thành thị/nông thôn

Năm

Sở Y tế

806

T1510

56

GT807

Số ca mắc, số người chết do bệnh truyền nhiễm gây dịch

Loại bệnh; giới tính; nhóm tuổi; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Y tế

807

T1511

57

GT808

Số phụ nữ mang thai từ 15-25 tuổi có HIV

Huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Y tế

808

T1516

58

GT809

Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Thành thị/nông thôn

Năm

Sở Y tế

809

59

GT810

Tỷ lệ phá thai

Thành thị/nông thôn

Năm

Sở Y tế

811

60

GT811

Tỷ lệ phụ nữ đẻ/trẻ sơ sinh được khám sau sinh trong vòng 42 ngày

Thành thị/nông thôn

Năm

Sở Y tế

813

61

GT812

Tỷ lệ phụ nữ để được tiêm phòng uốn ván từ 2 mũi trở lên

Huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Y tế

814

62

GT813

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trong 3 thời kỳ

Huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Y tế

815

63

GT814

Số người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS, số người chết do AIDS

Giới tính; nhóm tuổi; thành thị/nông thôn; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Y tế

816

T1515

64

GT815

Tỷ lệ nữ từ 15 tuổi trở lên được khám phụ khoa

Nhóm tuổi; thành thị/nông thôn

Năm

Sở Y tế

817

65

GT816

Tỷ lệ hộ có nước sạch, hố xí hợp vệ sinh

Giới tính chủ hộ

2 năm

Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê

818

IX

Đời sống gia đình

66

GT901

Số nạn nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện

Thành thị/nông thôn; huyện/quận/thị xã/thành phố; giới tính; nhóm tuổi; loại hình bạo lực; dân tộc

Năm

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

901

67

GT902

Tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực gia đình

Huyện/quận/thị xã/thành phố; giới tính; nhóm tuổi; loại hình bạo lực.

Năm

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

902

68

GT903

Số nạn nhân bạo lực được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình

Thành thị/nông thôn; huyện/quận/thị xã/thành phố; loại hình bạo lực; giới tính; nhóm tuổi

Năm

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

903

69

GT904

Số lượng, tỷ lệ người gây bạo lực được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình

Thành thị/nông thôn; huyện/quận/thị xã/thành phố; loại hình bạo lực; giới tính

Năm

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

904

70

GT905

Tỷ lệ giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất có cả tên vợ và chồng

Thành thị/nông thôn; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

905

71

GT906

Số cơ sở tư vấn, trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng

Huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

906

72

GT907

Số trường hợp kết hôn dưới tuổi cho phép

Giới tính: huyện/quận/thị xã/thành phố; dân tộc

Năm

Sở Tư pháp

907

X

Bảo trợ và an toàn xã hội

73

GT1001

Số người khuyết tật

Dạng tật; mức độ; nguyên nhân; nhóm tuổi; giới tính; huyện/quận/thị xã/thành phố

5 năm

- Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Phối hợp: Cục Thống kê

1001

74

GT1002

Số người khuyết tật được trợ cấp

Loại hình trợ cấp; giới tính; nhóm tuổi; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1002

75

GT1003

Số người nghiệm ma túy có hồ sơ quản lý

Giới tính; nhóm tuổi; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Công an tỉnh

1004

76

GT1004

Số người được hỗ trợ xã hội thường xuyên, đột xuất

Nhóm đối tượng; huyện/quận/thị xã/thành phố; giới tính

Năm

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1005

77

GT1005

Số người phạm tội bị kết án

Tội danh; huyện/quận/thị xã/thành phố; giới tính; nhóm tuổi; nghề nghiệp

6 tháng, năm

Tòa án nhân dân tỉnh

1006

78

GT1006

Số lượt người được trợ giúp pháp lý

Đối tượng được trợ giúp; huyện/quận/thị xã/thành phố; giới tính

Năm

Sở Tư pháp

1007

79

GT1007

Số vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em có hồ sơ quản lý

Địa bàn chuyển đến (nước ngoài/trong nước); huyện/quận/thị xã/thành phố; thành thị/nông thôn

Năm

Công an tỉnh

1008

80

GT1008

Số phụ nữ và trẻ em bị buôn bán được phát hiện

Địa bàn chuyển đến (nước ngoài/trong nước); huyện/quận/thị xã/thành phố; thành thị/nông thôn; giới tính

Năm

Công an tỉnh

1009

81

GT1009

Tỷ lệ nạn nhân bị buôn bán trở về trước được hưởng các dịch vụ tái hòa nhập cộng đồng

Giới tính; nhóm tuổi; thành thị/nông thôn; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1010

82

GT1010

Số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi

Giới tính; huyện/quận/thị xã/thành phố; mồ côi cha; mồ côi mẹ; mồ côi cả cha lẫn mẹ

Năm

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1011

83

GT1011

Số phụ nữ làm mại dâm có hồ sơ quản lý

Huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh

1012

84

GT1012

Số người đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Loại bảo hiểm; huyện/quận/thị xã/thành phố; khu vực việc làm chính thức/phi chính thức; giới tính

Năm

Bảo hiểm xã hội tỉnh

1013

85

GT1013

Số người được hưởng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Loại bảo hiểm; huyện/quận/thị xã/thành phố; giới tính

Năm

Bảo hiểm xã hội tỉnh

1014

XI

Năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới

86

GT1101

Số lượng cán bộ làm công tác bình đẳng giới

Chuyên trách/kiêm nhiệm; cấp hành chính; giới tính

Năm

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1103

87

GT1102

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ được tập huấn nghiệp vụ

Cấp hành chính; huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1105

88

GT1103

Tỷ lệ chi ngân sách cho các chương trình về giới

Huyện/quận/thị xã/thành phố

Năm

Sở Tài chính

1106

BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN GIỚI CẤP HUYỆN

(Kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Số thứ tự chỉ tiêu

Số thứ tự lĩnh vực

Tên lĩnh vực/chỉ tiêu

Phân t

Chu kỳ công bố

quan chịu trách nhiệm

Mã s trong Bộ ch tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia

Mã s trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tnh

1

2

3

4

5

6

7

8

I

Dân s

1

GH101

Dân số

Giới tính; thành thị/nông thôn xã/phường/thị trấn

Năm

- Chủ trì: Chi cục Thống kê.

- Phối hợp: Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Công an huyện

GT201

G0103

2

GH102

Số hộ và cơ cấu hộ dân cư

Giới tính chủ hộ, quy mô hộ, thành thị/nông thôn, xã/phường/thị trấn

2 năm

- Chủ trì: Chi cục Thống kê.

- Phối hợp: Công an huyện

GT211

H0104

II

Lao động, việc làm

3

GH201

Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại/chủ nhiệm hợp tác xã

Loại hình kinh tế, dân tộc, nhóm tuổi, trình độ học vấn

2 năm

Cục Thống kê

GT301

H0116

4

GH202

Số lao động được tạo việc làm

Giới tính; ngành kinh tế, thành thị/nông thôn

Năm

Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội

GT310

H0112

III

Lãnh đạo - Quản lý

5

GH301

Tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng

Cấp ủy; dân tộc; nhóm tuổi; trình độ học vấn; xã/phường/thị trấn

Đầu nhiệm kỳ

Ban Tổ chức tỉnh ủy

GT401

H0113

6

GH302

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền

Cấp hành chính; dân tộc; nhóm tuổi; trình độ học vấn

Năm

Phòng Nội vụ

GT403

H0114

7

GH303

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị- xã hội

Dân tộc; nhóm tuổi, trình độ học vấn

Năm

Ban Tổ chức huyện ủy phối hợp với Mặt trận tổ quốc

GT404

H0115

8

GH304

Tỷ lệ nữ đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam

Cấp hành chính, xã/phường/thị trấn

Năm

Ban Tổ chức huyện ủy

GT407

IV

Giáo dục và Đào tạo

9

GH401

Số giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở

Loại hình; loại trường; đạt chuẩn, giới tính; dân tộc; trình độ đào tạo: xã/phường/thị trấn.

Năm

- Phòng Giáo dục và Đào tạo

GT501

H0302, H0305

10

GH402

Số học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở

Loại hình, loại trường, giới tính, dân tộc, xã/phường/thị trấn

Năm

- Phòng Giáo dục và Đào tạo

GT502

H0303, H0306

11

GH403

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học tiểu học, trung học cơ sở

Cấp học, giới tính, xã/phường/thị trấn, dân tộc

Năm

- Phòng Giáo dục và Đào tạo

GT505

H0307

12

GH404

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học tiểu học, trung học cơ sở

Cấp học, giới tính, xã/phường/thị trấn, dân tộc

Năm

Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo

GT506

H0307

13

GH405

Tỷ lệ học sinh phổ thông lưu ban

Cấp học; giới tính; xã/phường/thị trấn, dân tộc

Năm

Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo

GT507

H0308

14

GH406

Tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học

Cấp học; giới tính; dân tộc; xã/phường/thị trấn

Năm

Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo

GT508

H0308

V

Y tế

15

GH501

Số nhân lực y tế

Loại hình: chuyên ngành; cấp quản lý; loại cơ sở, dân tộc; giới tính; trình độ; xã/phường/thị trấn

Năm

Phòng Y tế/Trung tâm Y tế, bệnh viện

GT801

H0312

16

GH502

Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi

Thành thị/nông thôn;

Năm

Phòng Y tế/Trung tâm Y tế

GT802

H0314

17

GH503

Số người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS, số người chết do AIDS

Giới tính; nhóm tuổi; xã/phường/thị trấn

Năm

- Chủ trì: Phòng Y tế/Trung tâm y tế,

- Phối hợp: Công an huyện

GT814

H0319

VI

Đời sống gia đình

18

GH601

Số nạn nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện

Xã/phường/thị trấn, giới tính, nhóm tuổi, loại hình bạo lực, dân tộc

Năm

Phòng Văn hóa - Thông tin

GT901

19

GH602

Số nạn nhân bạo lực được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình

Xã/phường/thị trấn, loại hình bạo lực; giới tính, nhóm tuổi,

Năm

Phòng Văn hóa - Thông tin

GT903

20

GH603

Số lượng, tỷ lệ người gây bạo lực được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình

Xã/phường/thị trấn, loại hình bạo lực; giới tính

Năm

Phòng Văn hóa - Thông tin

GT904

21

GH604

Số cơ sở tư vấn, trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng

Xã/phường/thị trấn

Năm

Phòng Văn hóa - Thông tin

GT906

22

GH605

Số trường hợp kết hôn dưới tuổi cho phép

Giới tính, xã/phường/thị trấn, dân tộc

Năm

Phòng Tư pháp

GT907

VII

Bảo trợ và an toàn xã hội

23

GH701

Số người khuyết tật được trợ cấp

Loại hình trợ cấp; giới tính; nhóm tuổi; xã/phường/thị trấn

Năm

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

GT1002

24

GH702

Số người nghiệm ma túy có hồ sơ quản lý

Giới tính; nhóm tuổi; xã/phường/thị trấn

Năm

Công an huyện

GT1003

25

GH703

Số người được hỗ trợ xã hội thường xuyên, đột xuất

Nhóm đối tượng; xã/phường/thị trấn giới tính

Năm

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

GT1004

26

GH704

Số người phạm tội bị kết án

Tội danh; xã/phường/thị trấn; giới tính; nhóm tuổi; nghề nghiệp

Năm

Tòa án nhân dân huyện

GT1005

27

GH705

Số lượt người được trợ giúp pháp lý

Đối tượng được trợ giúp; xã/phường/thị trấn; giới tính

Năm

Sở Tư pháp

GT1006

28

GH706

Số vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em có hồ sơ quản lý

Địa bàn chuyển đến (nước ngoài/trong nước); xã/phường/thị trấn, thành thị/nông thôn

Năm

Công an huyện

GT1007

29

GH707

Số phụ nữ và trẻ em bị buôn bán được phát hiện

Địa bàn chuyển đến (nước ngoài/trong nước); xã/phường/thị trấn; thành thị/nông thôn; giới tính

Năm

Công an huyện

GT1008

30

GH708

Số trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi

Giới tính; xã/phường/thị trấn, mồ côi cha, mồ côi mẹ, mồ côi cả cha lẫn mẹ

Năm

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

GT1010

31

GH709

Số phụ nữ làm mại dâm có hồ sơ quản lý

Xã/phường/thị trấn

Năm

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh

GT1011

32

GH710

Số người đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Loại bảo hiểm; xã/phường/thị trấn; khu vực việc làm chính thức/phi chính thức; giới tính

Năm

Bảo hiểm xã hội huyện

GT1012

33

GH711

Số người được hưởng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Loại bảo hiểm; xã/phường/thị trấn; giới tính

Năm

Bảo hiểm xã hội huyện

GT1013

VIII

Năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới

34

GH801

Số lượng cán bộ làm công tác bình đẳng giới

Chuyên trách/kiêm nhiệm; cấp hành chính; giới tính

Năm

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

GT1101

BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÁT TRIỂN GIỚI CẤP XÃ

(Kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Số thứ tự chỉ tiêu

Số thứ tự lĩnh vực

Tên lĩnh vực/chỉ tiêu

Phân t

Chu kỳ công bố

Mã s trong Bộ ch tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia

Mã s trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tnh

1

2

3

4

5

7

8

I

Dân số, lãnh đạo quản lý

1

GX101

Dân số

Giới tính, thôn/ấp/bản/tổ dân phố;

Năm

GH101

X0102

2

GX102

Số hộ và cơ cấu hộ dân cư

Giới tính, chủ hộ, quy mô hộ, thôn/ấp/bản/tổ dân phố

2 năm

GH102

X0103

3

GX103

Tỷ lệ nữ đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam

Năm

GH304

II

Giáo dục và Đào tạo, Y tế

4

GX201

Số giáo viên mầm non, tiểu học

Loại hình, cấp học, đạt chuẩn, giới tính, dân tộc, trình độ đào tạo

Năm

GH401

X0301, X0302

5

GX202

Số học sinh mầm non, tiểu học

Loại hình, cấp học, giới tính, dân tộc,

Năm

GH402

X0301, X0302

6

GX203

Số nhân lực, y tế của trạm y tế

Giới tính, trình độ

Năm

GH501

X0303

7

GX204

Số người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS, số người chết do AIDS

Giới tính, nhóm tuổi, thôn/ấp/bản/tổ dân phố

Năm

GH503

X0306

III

Đời sống gia đình, bảo trợ xã hội và an toàn xã hội

8

GX301

Số nạn nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện

Thôn/ấp/bản/tổ dân phố, giới tính, nhóm tuổi, loại hình bạo lực, dân tộc

Năm

GH601

9

GX302

Số trường hợp kết hôn dưới tuổi cho phép

Giới tính, thôn/ấp/bản/tổ dân phố, dân tộc

Năm

GH605

10

GX303

Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý

Giới tính, nhóm tuổi

Năm

GH702

X0305

11

GX304

Số người được hỗ trợ xã hội thường xuyên, đột xuất

Nhóm đối tượng, thôn/ấp/ban/tổ dân phố, giới tính

Năm

GH703

12

GX305

Số phụ nữ làm mại dân có hồ sơ quản lý

Thôn/ấp/ban/tổ dân phố.

Năm

GH709

IV

Năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới

13

GX401

Số lượng cán bộ làm công tác bình đẳng giới

Chuyên trách/kiêm nhiệm, giới tính

Năm

GH801

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 07/2012/TT-BKHĐT quy định nội dung Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia; cấp tỉnh, huyện, xã do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

  • Số hiệu: 07/2012/TT-BKHĐT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 22/10/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Người ký: Bùi Quang Vinh
  • Ngày công báo: 23/11/2012
  • Số công báo: Từ số 661 đến số 662
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2013
  • Ngày hết hiệu lực: 16/09/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản